Các nội quy vô lý trong nhà trường Nhật
Tháng 10 năm 2010, ở Osaka, một nữ sinh trung học đã đâm đơn kiện ban giám hiệu trường trung học quận Osaka đòi bồi thường danh dự. Nguyên nhân là ở trường này, người ta yêu cầu cô nhuộm mái tóc màu hạt dẻ tự nhiên thành màu đen. Đòi hỏi thay đổi đặc điểm bẩm sinh của con người một cách vô lý như vậy liệu có phù hợp với nền tảng giáo dục?
Sẽ kiểm tra nội quy trường học trên cả nước
Trước khi vào trường, người ta đã đề nghị mẹ nữ sinh xác nhận rằng, đó là màu tóc tự nhiên bẩm sinh, nhưng sau đó lại yêu cầu cô bé nhuộm thành màu đen, nếu không thì không được đến trường nữa.
Khách quan mà nói, việc đối xử như vậy đối với học sinh là không bình thường, tuy nhiên, các nội quy vô lý và phi logic như vậy tồn tại không chỉ ở trường phổ thông quận Osaka. Đây là lý do để các cơ quan đấu tranh chống sự chế giễu học sinh phát động phong trào bãi bỏ các nội quy mang tính lăng nhục. Họ đã bắt đầu một đợt kiểm tra đặc biệt các nội quy của nhà trường và tìm kiếm các phương pháp cho phép bãi bỏ những nội quy như vậy.
Tháng 2 năm 2018, họ đã thăm dò ý kiến 2.000 người từ 15 đến 50 tuổi. Bảng thăm dò gồm các câu hỏi về việc những người tham gia đã vấp phải các nội quy nào của nhà trường hồi học THCS và THPT. Như dự đoán, thế hệ những người đến trường THCS và THPT từ giữa những năm 1970 đến 1980, khi xã hội đang đấu tranh với bạo lực học đường và các hiện tượng xã hội khác, đã phải hứng chịu những đòi hỏi nghiêm khắc nhất.
Sau đó là giai đoạn mềm hóa các nội quy, nhưng hóa ra, trong những năm gần đây, số lượng các quy định về chiều dài của váy, màu tóc… lại tăng lên. Thêm vào đó là các quy định về màu của quần áo lót, về cấm nhổ lông mày, sử dụng máy uốn tóc… Có cả những quy định cấm dùng kem chống nắng và kem bảo vệ môi, các loại mỹ phẩm bảo vệ sức khỏe và chăm sóc cơ thể. Người ta thường nói về việc các giáo viên nam kiểm tra độ dài của váy và màu quần áo lót của nữ sinh – “những biện pháp giáo dục” này, rõ ràng, không khác xâm hại tình dục bao nhiêu.
Ông Sunaga Yji, phó giám đốc và một trong những người thành lập dự án “Hãy ngăn chặn sự giễu cợt” kể với chúng tôi rằng, trên trang web của dự án có khoảng 150 người viết về những trải nghiệm của mình liên quan tới các nội quy mang tính lăng nhục của nhà trường. Thông thường đó là những hồi ức buồn, những lời than phiền về những chuyện đã diễn ra gần 30 năm trước. Mọi người trút bỏ sự giận dữ và căm tức của mình.
Những quy định gây căng thẳng
Ông Sunaga Yji nói rằng, vấn đề không chỉ giới hạn trong sự phi logic của các nội quy. Vấn đề còn ở chỗ trên cơ sở của chúng, người ta áp dụng các hình phạt thể chất, thậm chí đôi khi người ta đặt ra cho học sinh những yêu cầu không trực tiếp xuất phát từ các nội quy này, khiến cho học sinh bị căng thẳng thần kinh thêm. Như vậy, các nội quy này đẻ ra những vấn đề loại hai và loại ba.
Ví dụ, chỉ cần một học sinh vi phạm nội quy, là cả lớp phải chịu trách nhiệm, đồng thời có thể bị mắng công khai trước mặt các học sinh khác. Bằng những biện pháp như vậy, họ làm học sinh sợ hãi để không dám vi phạm nội quy của nhà trường, sau đó học sinh lại bắt đầu theo dõi nhau. Điều này đôi khi trở thành nguyên nhân của sự giễu cợt, đã xảy ra nhiều trường hợp học sinh không thể sống trong môi trường căng thẳng như vậy và bỏ học.
Theo ông, một độc giả nữ thú nhận rằng rất lo lắng, không biết cô có vi phạm quy định mặc đồng phục nhà trường không, cô cảm thấy bất an khi các bạn cùng lớp theo dõi nhau nhiều hơn là nội quy đòi hỏi, và đã bỏ học, còn một bạn đọc nam sinh ra trong một cuộc hôn nhân quốc tế giữa công dân Nhật Bản và Mỹ, kể rằng không giáo viên nào hoạnh họe về màu tóc của anh ta cả, nhưng các bạn cùng lớp vốn quen công kích những kẻ khác biệt, đã buộc tội anh ta vi phạm nội quy, vì vậy anh ta phải thôi học.
Ông Sunaga Yji cho rằng, không thể giải quyết vấn đề chỉ bằng mỗi việc phê phán giáo viên và nhà trường. Thực tế, viết bài trên trang web của dự án không chỉ là những học sinh bị các nội quy của nhà trường hành hạ, mà còn có cả các giáo viên, họ lên tiếng kêu cứu. Họ viết rằng chính họ cũng không hiểu cơ sở khoa học của các nội quy đó và không thể giải thích nổi cho học sinh, nhưng buộc phải kiểm tra việc thực hiện của các em.
Cảm nhận được sự phi lý của các nội quy này, nhưng họ không thể làm gì được, vì tại các cuộc họp của cán bộ lãnh đạo nhà trường, ý kiến của các vị lãnh đạo thắng thế, họ có quyền quyết định. Rằng những giáo viên ủng hộ học sinh có thể bị đuổi việc. Như vậy, rõ ràng những vấn đề của các giáo viên bị mắc kẹt giữa hệ thống nhà trường và quyền lợi của học sinh có một ý nghĩa cấp thiết.
Video đang HOT
Tìm kiếm phương pháp tích cực thay cho sự cấm đoán
Những năm gần đây, số lượng các quy định về chiều dài của váy, màu tóc… lại tăng lên. Thêm vào đó là các quy định về màu của quần áo lót, về cấm nhổ lông mày, sử dụng máy uốn tóc… Có cả những quy định cấm dùng kem chống nắng và kem bảo vệ môi, các loại mỹ phẩm bảo vệ sức khỏe và chăm sóc cơ thể. Thậm chí các giáo viên nam được kiểm tra độ dài của váy và màu quần áo lót của nữ sinh – “những biện pháp giáo dục” này, rõ ràng, không khác gì xâm hại tình dục.
Theo ông Sunaga Yji, không nên làm phức tạp hóa tình hình đối với những giáo viên đã bị dồn vào ngõ cụt, và cho rằng hiện nay cần một phương pháp khác, tích cực hơn – làm thế nào để cải thiện tình hình.
Sunaga Yji nói rằng, cho đến nay thực sự chưa có hệ thống đánh giá và kiểm tra hiệu quả các nội quy của nhà trường. Ví dụ, quy định về kiểu tóc của học sinh để làm gì? Việc thực hiện quy định này có mang lại hiệu quả giáo dục không?
Nếu như nó không có hiệu quả thì cần phải được xem xét lại và qua đó giảm bớt gánh nặng cho những người thực hiện lẫn những người giám sát việc thực hiện. Ông nói rằng mục đích của dự án không phải là hủy bỏ một cách bừa bãi tất cả các nội quy, mà cho rằng có thể tìm thấy một phương pháp mới và đề xuất những cách thức cải thiện chúng.
Bản thân ông Sunaga Yji cũng là nạn nhân của các nội quy nghiệt ngã của nhà trường. Hồi học lớp 4, vì bị giễu cợt ông đã phải bỏ học. Đó là một trải nghiệm cay đắng- hơn 2 năm rưỡi ông thậm chí rất khó khăn mỗi lần bước ra khỏi nhà.
Về sau ông vào học “trường tự do” do tổ chức “Tokyo Shure” thành lập và chính trong ngôi trường này ông phục hồi mối liên hệ của mình với xã hội, không vào học trường bình thường nữa. Ông đã thành lập dự án nói trên, bắt đầu đi thuyết giảng khắp nơi trong nước và tích cực đấu tranh với các nghị sĩ trong quá trình xây dựng dự luật chống sự giễu cợt trong nhà trường. Theo ông, một trong nhữngnguyên nhân của tình trạng bi đát nói trên là ở Nhật Bản có quá ít các phương án thay thế nhà trường phổ thông bình thường.
Trần Hậu
Theo Báo Nga
Khi trẻ làm sai, nói KHÔNG sẽ chẳng tác dụng gì đâu, đây mới là những cách nói với con hiệu quả nhất
Thay vì chỉ trích và nói với con "KHÔNG ĐƯỢC" mỗi khi trẻ hành động thiếu kiểm soát, hãy thử những cách sau đây để làm cho trẻ hiểu được hành động của mình.
Trẻ con luôn hiếu động và đôi khi có những hành động mất kiểm soát khiến cha mẹ tức giận và phải răn đe bằng cách nói "không được làm như vậy". Tuy nhiên, đó có phải là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề của trẻ? Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì việc nói "không" theo hướng cấm đoán và răn đe có thể không mang lại hiệu quả như bạn mong đợi. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn những cách nói với con khác để có thể giáo dục con mình một cách hiệu quả hơn mà vẫn kết nối được tình cảm của mình với trẻ thay vì chỉ nói "không" một cách nghiêm khắc.
1. Kết nối với cảm xúc và hành động của con
Lý do lớn nhất để các phụ huynh chọn một câu trả lời khác thay vì nói "không" với trẻ là để kết nối với nhau. Thay vì nói "không được" khi trẻ thực hiện một điều gì đó. Hãy thử nói với trẻ rằng " Mẹ hiểu con. Mẹ cảm nhận được những gì con đang cố gắng làm. Tuy nhiên, mọi thứ đều có giới hạn và nên thực hiện một cách chậm rãi".
Hãy để cho trẻ biết rằng, bạn hiểu được cảm xúc và hành động của trẻ (Ảnh minh họa)
Ví dụ như, trẻ cố đánh lại bạn khi bạn mắng trẻ. Thay vì nói rằng: " Con không được đánh mẹ". Bạn hãy thử ngăn tay của trẻ lại và nói với con: " Con tức giận và đánh mẹ sao? Mẹ có thể cảm nhận được con thất vọng như thế nào, nhưng đó không phải là lý do để con đánh người. Thay vào đó, con hãy nói cho mẹ nghe về những gì con đang cảm thấy, điều đó có thể giúp chúng ta giải quyết được vấn đề".
2. Sử dụng những từ mang nhiều thông tin hơn
Thay vì chỉ nói "không" với trẻ, hãy sử dụng nhiều từ ngữ hơn để giải thích lý do mà trẻ không nên hành xử như vậy. Khi được giải thích rõ, trẻ sẽ hiểu được bản chất của vấn đề và thay đổi cách cư xử.
Ví dụ, trẻ tiến đến bàn ăn và mang theo hàng tá đồ chơi để vừa chơi vừa ăn. Thay vì nói " Con không được làm như vậy", bạn hãy thử nói với trẻ rằng: " Khi ngồi vào bàn ăn, chúng ta sẽ ngồi thật nghiêm chỉnh và không mang theo bất cứ thứ gì như đồ chơi. Cũng giống như bố mẹ sẽ không sử dụng điện thoại và những vật dụng khác vào bữa ăn".
3. Giải thích lý do tại sao
Hãy luôn giải thích cho trẻ lý do tại sao trẻ không được làm một hành động nào đó (Ảnh minh họa)
Trẻ em luôn có những thắc mắc và cũng có những yêu cầu về lý luận cụ thể. Vì vậy, một từ "không" mà bố mẹ nói ra sẽ không thể nào thỏa mãn được trẻ nếu không kèm theo lời giải thích.
Ví dụ khi trẻ cố gắng với lấy một cái bình thủy tinh cắm hoa để làm đồ chơi. Thay vì nói " Không, đừng chạm vào đó". Bạn có thể thử " Đó không phải là đồ chơi của con, vì vậy hãy để nó lên giá. Nó rất dễ vỡ nếu chúng ta chạm vào hoặc sử dụng nó làm đồ chơi".
4. Giữ cho cuộc đối thoại mở
Cho dù là ở tuổi bao nhiêu, thì mỗi khi bị ai đó nghiêm khắc nói không được làm gì thì phản ứng của mỗi cá nhân luôn là dần khép kín lại và có xu hướng nổi loạn hơn. Vì vậy, thay vì để mọi thứ trở nên khó kiểm soát, hãy giữ mọi thứ có xu hướng mở để có thể tiếp cận được suy nghĩ và hành động của cả hai bên.
Hãy cố gắng giữ mọi cuộc đối thoại mở để bạn và trẻ có thể tiếp cận được suy nghĩ và hành động của nhau (Ảnh minh họa)
Ví dụ, khi trẻ xô ngã một người bạn để lấy chỗ đứng. Thay vì nói: " Không được", bạn hãy thử " Con muốn có một chỗ rộng hơn sao? Mẹ hiểu, nhưng như thế là không được. Con có thể nói chuyện với bạn cơ mà. Bây giờ hãy thử hỏi xem bạn ấy có làm sao không?".
5. Thay đổi lời nói cho từng thời điểm cụ thể
Trẻ em có xu hướng bỏ qua lời nói của bạn nếu như bạn nói quá nhiều lần. Điều đó sẽ khiến trẻ cảm thấy như đó chỉ là một tiếng ồn bình thường và không quan tâm, và rồi trẻ cũng sẽ bắt đầu nói không với cha mẹ, anh chị em và bạn bè.
Ví dụ như trẻ đang muốn ăn bánh quy ngay trước bữa ăn. Thay vì nói " Không được ăn món tráng miệng trước bữa ăn", bạn hãy thử " Bây giờ chúng ta sẽ ăn một vài món ngon, vì thế hãy để bánh quy lại sau khi ăn xong nhé !"
6. Giữ thái độ trung lập và không phán xét
Nếu như bạn liên tục nói "không" với trẻ một cách khắc nghiệt, theo thời gian trẻ sẽ dần nghĩ rằng tất cả mọi thứ mình làm và kể cả bản thân mình đều xấu. Thay vào đó, bạn hãy giúp cho trẻ hiểu được hết những hành vi của mình, dù rằng có những lúc hành vi đó có tí sai lệch, nhưng suy cho cùng đó cũng chỉ là một cách mà trẻ đã lựa chọn để tìm hiểu về thế giới. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn để cho trẻ tự nhiên làm những điều mình muốn mặc dù nó sai trái, mà là bạn phải ở bên cạnh để giúp trẻ hiểu được vấn đề.
Hãy giúp cho trẻ hiểu được hậu quả của những hành vi của mình (Ảnh minh họa)
Ví dụ, khi trẻ cố tình ném quả bóng vào cửa kính, thay vì nói " Không được làm vậy", bạn có thể nói với con rằng: " Con nghĩ rằng việc ném bóng vào cửa sổ là một trò vui sao? Mẹ hiểu. Nhưng chúng ta chỉ nên chơi bóng trong nhà một cách nhẹ nhàng để không làm vỡ bất cứ thứ gì, và cửa kính cũng không phải là đồ chơi".
7. Nói rằng điều đó không được phép nhưng theo một cách khác
Trẻ em có thể lặp lại những việc đã bị cấm đoán trước đó mặc dù cha mẹ đã rất nghiêm khắc. Điều đó không có nghĩa là trẻ hư hỏng mà là nhận thức của trẻ về hành vi của mình chưa được chính xác.
Thay vì nói "không" với mọi hành vi của trẻ, bạn có thể thử những từ khác như "Dừng lại", "Đứng yên",... để điều chỉnh hành vi của trẻ một cách đơn giản nhưng vẫn hiệu quả.
Theo Trí Thức Trẻ
Tỉnh thứ 8 của cả nước đạt chuẩn Phổ cập giáo dục Xóa mù chữ Ngày 19/5, Đoàn kiểm tra của Bộ GD&ĐT đã kết thúc đợt kiểm tra công nhận PCGD - XMC tại tỉnh Hưng Yên năm 2017 và tổ chức hội nghị tổng kết công bố kết quả. Ông Nguyễn Duy Hưng cùng ông Nguyễn Trọng Hoàn ký kết văn bản công nhận kết quả PCGD-XMC của tỉnh Hưng Yên Dự buổi lễ, có ông...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Thế hệ game thủ 8x 9x sắp được sống lại ký ức cùng Phong Thần VNG
Mọt game
07:28:02 07/05/2025
Ấn Độ: Siết chặt an ninh trước thềm diễn tập phòng thủ dân sự toàn quốc
Thế giới
07:26:57 07/05/2025
Chủ nhân khung hình "tuyệt đối điện ảnh" tại Met Gala: Người tạo nên ông hoàng Michael Jackson, khen 1 câu đưa em út BTS lên hàng popstar
Nhạc quốc tế
07:26:06 07/05/2025
Công an phường Khâm Thiên bắt giữ đối tượng truy nã nguy hiểm
Pháp luật
07:24:16 07/05/2025
Mỹ nhân Việt duy nhất được gọi là "ngọc không tì vết", nhan sắc hiếm lạ đến Hoa hậu cũng khó bì kịp
Hậu trường phim
07:22:04 07/05/2025
Trạng Quỳnh bản 3D lần đầu ra rạp có gì đặc biệt?
Phim việt
07:10:48 07/05/2025
Vợ Hồ Văn Cường 'xả' ảnh đi biển, khoe vóc dáng khét lẹt, 'ăn đứt' loạt hoa hậu
Netizen
07:04:03 07/05/2025
G-Dragon "không hẹn mà gặp" Sơn Tùng, gây nổ MXH, em gái BLACKPINK bị réo?
Sao châu á
07:02:49 07/05/2025
Hoa hậu Phương Lê có bầu, Vũ Luân lên chức, khóc nức nở, 3 con riêng thái độ
Sao việt
06:57:46 07/05/2025
5 món ăn phải có trên mâm cơm trong tiết Lập hạ: Thanh nhiệt, giải độc, tăng đề kháng - bỏ qua thì quá tiếc!
Ẩm thực
06:09:56 07/05/2025