Các nước Arập sẽ thành lập lực lượng chung chống IS
Các nước thành viên của Liên đoàn Arập (AL) đang xem xét thành lập lực lượng phòng vệ chung để đẩy lùi sự bành trước của tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng, lực lượng đang chiếm giữ nhiều vùng lãnh thổ ở Iraq và Syria.
Lực lượng vòng vệ chung của AL có thể sẽ tiến hành cả các cuộc không kích nhằm vào mục tiêu của IS (Ảnh: AP)
Trả lời báo giới ngày 3/3, Phó Tổng thư ký AL Ahmed Ben Helli cho hay Ai Cập đã đưa ra sáng kiến trên và các nước thành viên sẽ thảo luận về điều này tại hội nghị diễn ra ngày 28-29/3 tại khu nghỉ dưỡng Sharm el-Sheikh bên bờ Biển Đỏ của Ai Cập.
“Tại hội nghị, các nước AL sẽ thảo luận sáng kiến của nước chủ nhà về việc thành lập một Lực lượng Arập thống nhất chống IS”, ông Ben Helli cho hay.
Sáng kiến được Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi đưa ra trong buổi trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Al-Arabiya có trụ sở tại Dubai (Các tiểu vương quốc Arập thống nhất – UAE) hôm 28/2.
Ông Fattah al-Sisi cho rằng nếu được thành lập, lực lượng Arập thống nhất sẽ nhận được sự hỗ trợ từ các nước thành viên AL như Arập Xêút, Kuwait và UAE.
Lực lượng phiến quân IS đang vấp phải sự tấn công quyết liệt trên nhiều mặt trận, nhất là từ các cuộc tấn công quy mô lớn của quân đội Iraq.
Video đang HOT
Trong ngày 3/3, sau nhiều giờ giao tranh, lực lượng an ninh Iraq đã giành lại quyền kiểm soát thị trấn nhỏ Himreen ở tỉnh Saluhudin trong chiến dịch tấn công quy mô lớn được tiến hành ở khu vực phía Bắc tỉnh này.
Ngoài ra, với sự yểm trợ của các xe bọc thép và máy bay chiến đấu, quân đội Iraq cũng đã bao vây thị trấn Dour, cách thủ phủ Tikrit của tỉnh Saluhudin khoảng 25 km về phía Nam, đồng thời chiếm lại nhiều làng mạc ở phía Bắc Samarra.
Những thắng lợi quan trọng trên đã giúp quân đội Iraq mở rộng thêm quyền kiểm soát về hướng Bắc để hướng tới giải phóng thành phố Mosul, sào huyệt chính của IS.
Theo kế hoạch, trong ngày 4/3, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismet Yilmaz tới Baghdad để thảo luận về cuộc chiến chống IS. Trước đó một này, Thổ Nhĩ Kỳ đã điều 2 máy bay vận tải C-130 chuyển hàng viện trợ quân sự tới Iraq.
Vũ Anh
Theo Dantri/AFP, AP
Thế bí" của Tổng thống Ukraine Poroshenko
"Cố gắng tìm kiếm một thỏa thuận hòa bình cho người dân khi một phần lãnh thổ (Crimea) bị sáp nhập và các cuộc giao tranh thường xuyên nổ ra trong vài tháng qua; phải nhượng bộ hơn trên bàn đàm phán như là cái giá phải trả để chấm dứt cuộc xung đột - là những thách thức mà Tổng thống Petro Poroshenko, Tổng chỉ huy Các lực lượng vũ trang Ukraine đang phải đối mặt...
...sau các cuộc thảo luận kéo dài của ông với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande vào ngày 5/2 vừa qua tại Kiev.
Thỏa thuận hòa bình mới bao gồm một khu vực phi quân sự rộng lớn cộng với quyền tự trị lớn hơn cho các phần thuộc khu vực miền đông mà lực lượng ly khai đang kiểm soát. Nếu như lực lượng ly khai đồng ý về kế hoạch gần đây nhất này, ông Poroshenko có thể sẽ rơi vào tình thế vô cùng khó khăn để thuyết phục người dân của mình về sự "tương xứng" của thỏa thuận.
Tổng thống Ukraine Poroshenko phải đối mặt với nhiều thách thức để có thể đạt được một thỏa thuận hòa bình mới
"Trên bàn là một thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine mà người Đức hy vọng sẽ đạt được. Nhưng không ai biết lực lượng ly khai thực sự sẽ làm gì. Ông Poroshenko đang ở trong tình huống cực kỳ khó khăn. Ông phải cho người dân của mình thấy rằng ông đã giành được một thắng lợi nào đó từ thỏa thuận này và từ tất cả những tháng giao tranh", một nhà ngoại giao châu Âu cho biết.
Thủ tướng Đức Merkel từng thừa nhận công khai rằng ông Poroshenko là vị tổng thống "dễ bị tổn thương" của Ukraine. Tại Hội nghị An ninh Munich 2015, phát biểu với những người tham dự, bà Merkel nói: "Ông Poroshenko đã phải đối mặt với một sự mạo hiểm chính trị lớn trong việc chấp nhận thỏa thuận Minsk (để chấm dứt xung đột) và trong việc chấp nhận vị thế của Donetsk, Luhansk".
Trong suốt 2 ngày cuối tuần (ngày 7-8/2/2015), các nhà lãnh đạo của Pháp, Đức, Nga và Ukraine đã có cuộc đàm phán 4 bên về các vấn đề chi tiết của kế hoạch ngừng bắn mới. Bà Merkel hy vọng có được một số câu trả lời chính thức từ phía Tổng thống Nga Putin trước khi bay sang Washington để hội đàm với Tổng thống Mỹ Obama.
Các điều khoản mới dựa trên thỏa thuận Minsk, một hiệp định ngừng bắn được ký kết tháng 9/2014 giữa các nhà lãnh đạo của Nga, Ukraine, lực lượng ly khai và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Tuy nhiên, lệnh ngừng bắn này đã thường xuyên bị phá vỡ và trong vài tuần trở lại đây, giao tranh có xu hướng lan rộng ra toàn miền đông với thế trận có dấu hiệu nghiêng về phe ly khai. So với thời điểm thỏa thuận Minsk được ký kết cách đây 5 tháng, lực lượng đối lập hiện nay đã kiểm soát thêm vài trăm kilômét vuông, đường giới tuyến cũ đã không còn nguyên trạng. Hơn nữa, OSCE đã không có khả năng giám sát một cách có hệ thống việc rút các loại vũ khí hạng nặng ra khỏi những khu vực đặc biệt theo thỏa thuận Minsk.
Thỏa thuận mới cũng có thể bao gồm một vùng đệm rộng lớn hơn, được thiết kế để chia tách hai bên (quân chính phủ và lực lượng ly khai). Các nhà ngoại giao cho rằng một khu vực rộng lớn hơn có thể sẽ giúp các chuyên gia giám sát của OSCE an toàn hơn và nhiều cơ hội hơn trong việc giám sát lệnh ngừng bắn mới. Nhưng một kế hoạch như vậy cũng nghĩa rằng lực lượng ly khai có thể củng cố quyền kiểm soát vùng lãnh thổ mà họ vừa chiếm được trong thời gian gần đây.
Thủ tướng Đức Merkel (trái) kiên quyết phản đối sử dụng giải pháp quân sự cho vấn đề Ukraine và cảnh báo giải pháp cung cấp vũ khí sẽ chỉ làm leo thang căng thẳng tại miền Đông nước này
Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich lần thứ 51 mới đây, ông Poroshenko đã bác bỏ bất kỳ một sự nhượng bộ nào về vấn đề lãnh thổ để đạt được một thỏa thuận ngừng bắn. Sau đó, khi được hỏi về chi tiết kế hoạch hòa bình mà ông đã thảo luận với Thủ tướng Đức và Tổng thống Pháp, nhà lãnh đạo của Ukraine đã lảng tránh câu hỏi này. Thay vào đó, ông Poroshenko nhắc lại lời kêu gọi viện trợ quân sự và khẳng định ngoại giao phải được hỗ trợ bởi một lực lượng quốc phòng mạnh mẽ. "Nền quốc phòng mạnh mẽ hơn của chúng tôi sẽ giúp cho những tuyên bố ngoại giao thuyết phục hơn", ông Poroshenko phát biểu.
Tại châu Âu, nếu các nước Baltic, Ba Lan cực lực đòi phải giúp Ukraine về quân sự thì ngược lại Pháp và Đức là đại diện của phe từ chối giải pháp cấp vũ khí cho Ukraine với lý do lo ngại chiến tranh toàn diện. Thủ tướng Đức Merkel tiếp tục thể hiện rõ quan điểm kiên quyết phản đối sử dụng giải pháp quân sự cho vấn đề Ukraine và cảnh báo giải pháp cung cấp vũ khí sẽ chỉ làm leo thang căng thẳng tại miền đông Ukirane. Bà Merkel nêu rõ: "Kể cả khi vấp phải nhiều thử thách" song "chúng tôi" vẫn tiếp tục "theo đuổi giải pháp ngoại giao" và rằng "một hành động đơn phương của Mỹ" cung cấp vũ khí cho Ukraine không phải là điều mà "châu Âu mong đợi". Bà tuyên bố nếu "chúng tôi từ bỏ nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ, chúng tôi không thể duy trì trật tự hòa bình tại châu Âu".
Cuôc khủng hoảng Ukraine từng được ví như một "ván cờ lớn" mang tính chiến lược của Mỹ, EU và Nga. "Ván cờ" này càng kéo dài, thì thiệt hại với Ukraine càng gia tăng. Theo con số thống kê mới nhất, trong chín tháng qua, xung đột tại miền đông Ukraine đã cướp đi sinh mạng của 5.350 người, trong đó có nhiều dân thường và hơn 1,5 triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Trong khi đó, những chỉ số về kinh tế của đất nước này đang ngày càng bi đát. Hơn một năm bất ổn đã khiến Ukraine rơi vào tình trạng kiệt quệ. Nền kinh tế tăng trưởng âm trong khi đồng nội tệ hryvnia đã mất giá tới 30% so với đồng USD. Nguồn dự trữ ngoại tệ của Ukraine cũng đang rớt xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, chỉ còn 6,4 tỷ USD.
Theo Công Thuận (tổng hợp)
baotintuc.vn
Nhìn lại hai tháng Mỹ không kích IS Sau hai tháng, chiến dịch không kích do Mỹ dẫn đầu vẫn hầu như không thể thu hẹp diện tích các vùng lãnh thổ mà tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng chiếm đóng tại Iraq cũng như không thể ngăn các tay súng cực đoan thực hiện các cuộc tấn công đánh chiếm một thành phố chiến lược ở vùng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Quân đội Việt Nam hùng dũng duyệt binh cùng các nước tại Quảng trường Đỏ

Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của xung đột Ukraine

Nga phô diễn vũ khí hùng mạnh trong Lễ duyệt binh Ngày chiến thắng

Cảnh sát Nhật Bản bắt người nước ngoài mang hàng trăm kg ốc mượn hồn

Nawat quyết nhấn chìm MU, mạnh tay chi khủng đoạt ghế chủ tịch, đưa MG vào Big1

Hàn Quốc ấn định thời điểm khởi động chiến dịch tranh cử tổng thống

Iran bác thông tin liên quan âm mưu khủng bố ở Anh

Tấn công bằng thiết bị bay không người lái ở Sudan khiến nhiều trẻ em thương vong

Mỹ mở cuộc điều tra hình sự đối với người đứng đầu cơ quan tư pháp bang New York

Uganda ngừng cấp phát lương thực cho một triệu người tị nạn do thiếu hụt viện trợ quốc tế

Mỹ thay người đứng đầu Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp liên bang

Hãng hàng không lớn thứ hai của Canada tạm dừng nhiều tuyến bay đến Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo liên quan đến Hoa hậu Thuỳ Tiên
Sao việt
19:02:19 09/05/2025
Chồng giấu 'quỹ đen' trong cửa nhà vệ sinh suốt 5 năm
Netizen
18:48:08 09/05/2025
Hai xe tải húc nhau, tài xế tử vong trong cabin
Tin nổi bật
18:21:57 09/05/2025
Bộ lòng xe điếu dài 40m: Quảng cáo sai sự thật không phải trò đùa
Pháp luật
18:16:43 09/05/2025
Phóng viên bóc trần vụ Burning Sun chính thức "tham chiến", tung đòn cực gắt với phe Kim Sae Ron
Sao châu á
17:49:11 09/05/2025
Cú hích cho sự nghiệp cầm quân của HLV Anh Đức
Sao thể thao
17:14:08 09/05/2025
Những chặng đường bụi bặm: Lời thú nhận đau lòng của ông Nhân
Phim việt
17:02:08 09/05/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa chiều toàn món dân dã mà ngon khó cưỡng
Ẩm thực
16:45:48 09/05/2025
Top mẫu xe máy điện sở hữu phạm vi hoạt động xa nhất
Xe máy
16:04:59 09/05/2025
Smartphone pin khủng đang được ưa chuộng
Thế giới số
15:53:03 09/05/2025