Các nước châu Phi lo “chủ nghĩa phân biệt chủng tộc bằng vắc xin”
Khi các quốc gia giàu có bắt đầu cân nhắc tiêm liều vắc xin Covid-19 tăng cường, người dân ở nhiều quốc gia châu Phi vẫn đang mòn mỏi chờ đợi được tiêm mũi đầu tiên.
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa phát biểu qua đoạn video tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 23/9 (Ảnh: AP).
Nêu bật vấn đề trên, các nước châu Phi đã gửi đi thông điệp trong bài phát biểu tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ trong ngày 23/9 giờ Mỹ: “Không ai an toàn trừ khi tất cả chúng ta đều an toàn”.
Thông điệp đó đã được lặp đi lặp lại, nêu bật rõ sự bất bình đẳng trong cơ chế phân phối vắc xin Covid-19. Tính đến giữa tháng 9, chưa đến 4% người dân châu Phi được tiêm đầy đủ và hầu hết trong số 5,7 tỷ liều vắc xin trên khắp thế giới là được tiêm ở 10 quốc gia giàu có.
Tổng thống Chad, Mahamat Idriss Déby Itno, đã cảnh báo về những nguy cơ khiến các quốc gia châu Phi bị bỏ lại phía sau.
Phát biểu trước Đại hội đồng, ông Itno nói: “Virus không phân biệt lục địa, biên giới, thậm chí quốc tịch hay địa vị xã hội. Các quốc gia và khu vực không được tiêm chủng sẽ là nguồn lây lan và phát triển các biến chủng mới. Về vấn đề này, chúng tôi hoan nghênh những lời kêu gọi lặp đi lặp lại của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ủng hộ việc tiếp cận vắc xin cho tất cả mọi người. Sự cứu rỗi nhân loại phụ thuộc vào điều này”.
Video đang HOT
Cuộc chiến chống đại dịch luôn là vấn đề trọng tâm trong các bài phát biểu của các nhà lãnh đạo trong vài ngày qua. Hết nước này đến nước khác thừa nhận sự chênh lệch lớn trong việc tiếp cận vắc xin, vẽ nên một bức tranh ảm đạm đến mức đôi khi khó có thể đạt được một giải pháp cho vấn đề này.
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa chỉ ra rằng, vắc xin là “tấm khiên bảo vệ lớn nhất mà nhân loại có được trước sự tàn phá của đại dịch”.
“Do đó, mối quan ngại lớn là cộng đồng toàn cầu đã không duy trì các nguyên tắc đoàn kết và hợp tác trong việc đảm bảo quyền tiếp cận vắc xin công bằng. Lời cáo chung đối với nhân loại là khi hơn 82% liều vắc xin trên thế giới đã được các nước giàu có thu gom, trong khi chưa đến 1% được chuyển đến các nước có thu nhập thấp”, nhà lãnh đạo Nam Phi nói.
Ông Ramaphosa và nhiều nhà lãnh đạo khác kêu gọi các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc ủng hộ đề xuất tạm thời từ bỏ một số quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để cho phép nhiều quốc gia hơn, đặc biệt là các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, có thể sản xuất vắc xin Covid-19.
Bản thân Tổng thống Angola Joao Lourenco cho biết ,”rất sốc khi thấy sự chênh lệch vắc xin giữa các quốc gia giàu và nghèo”. Ông Lourenco nhấn mạnh: “Sự chênh lệch này thể hiện rõ ở chỗ trong khi nhiều nước cho phép tiêm liều tăng cường thứ ba, các nước ở châu Phi, phần lớn dân số thậm chí chưa được tiêm liều đầu tiên”.
Tổng thống Namibia Hage Geingob gọi đó là “nạn phân biệt chủng tộc bằng vắc xin”. “Có một loại virus khủng khiếp hơn nhiều, đáng ghét hơn nhiều so với SARS-CoV-2. Đó là virus bất bình đẳng”, Tổng thống của đảo quốc Seychelles ở Ấn Độ Dương, Wavel Ramkalawan, nói.
Hậu quả nghiệt ngã của Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến Tanzania khi tổng thống lúc bấy giờ là John Magufuli, người từng khẳng định có thể tiêu diệt SARS-CoV-2 bằng lời cầu nguyện, đã qua đời hồi tháng 3.
Phó tổng thống lên nắm tạm quyền, Samia Suluhu Hassan, đã thay đổi đường lối chống dịch của Tanzania nhưng vẫn còn quá nhiều thách thức.
“Chúng ta có xu hướng quên rằng, thực tế là không ai an toàn cho đến khi tất cả mọi người đều an toàn”, bà nói trong bài phát biểu hôm 23/9, nhấn mạnh rằng việc các quốc gia dư thừa vắc xin Covid-19 chia sẻ với các quốc gia khác là rất quan trọng.
Tỷ lệ người dân được tiêm vắc xin Coivd-19 tại các nước châu Phi hiện rất thấp (Ảnh: WHO).
Khó tiếp cận nguồn cung vắc xin không chỉ là mối quan tâm của châu Phi. Lãnh đạo của các quốc gia đang phát triển ở các khu vực khác nhau cũng nói lên nỗi thất vọng về việc này. Tổng thống Luis Arce của Bolivia, một trong những quốc gia nghèo nhất ở Mỹ Latinh, cho rằng các công ty dược phẩm sinh học nên cung cấp bằng sáng chế của họ và chia sẻ kiến thức và công nghệ để sản xuất vắc xin.
“Việc tiếp cận vắc xin nên được coi là quyền của con người. Chúng ta không thể thờ ơ”, Tổng thống Arce nói. Trước đó, Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel nhấn mạnh, “hàng trăm triệu người ở các quốc gia có thu nhập thấp vẫn đang chờ đợi tiêm liều đầu tiên trong vô vọng”.
WHO cho biết, mới có 15% số lượng vắc xin mà các nước giàu hứa tặng đã được chuyển giao.
Tổng thống Nam Phi lần thứ hai đưa ra lời khai tại ủy ban điều tra tham nhũng
Ngày 11/8, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa tiếp tục cung cấp lời khai tại ủy ban điều tra tham nhũng trong 9 năm cầm quyền của người tiền nhiệm Jacob Zuma, một tháng sau khi vị cựu tổng thống này bị bỏ tù vì từ chối cung cấp bằng chứng cho chính cuộc điều tra.
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa phát biểu tại Cape Town. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, đây là lần thứ hai Tổng thống Ramaphosa xuất hiện trước ban hội thẩm - do Phó Chánh án Tòa án Hiến pháp Nam Phi Raymond Zondo dẫn đầu - để cung cấp lời khai về một loạt cáo buộc án tham nhũng và lũng đoạn nhà nước trong nhiệm kỳ 2009-2018 của cựu tổng thống Zuma. Ông Ramaphosa sẽ trả lời các câu hỏi với tư cách là cựu phó tổng thống dưới thời kỳ của ông Zuma và là nguyên thủ quốc gia hiện tại.
Trong lần xuất hiện đầu tiên trước ủy ban điều tra vào tháng 4 năm nay, Tổng thống Ramaphosa thừa nhận rằng nạn tham nhũng đã diễn ra trong nội bộ đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC) kể từ khi đảng này lên cầm quyền sau khi chế độ phân biệt chủng tộc kết thúc vào năm 1994. Ông cho biết tình trạng lũng đoạn nhà nước đã diễn ra ngay dưới sự giám sát của ANC với tư cách là đảng cầm quyền và nói thêm rằng việc này có sự tham gia của một số thành viên và lãnh đạo ANC.
Cựu Tổng thống Zuma bắt đầu thụ án 15 tháng tù vào tháng trước vì tội khinh thường tòa án sau khi ông từ chối xuất hiện trước ủy ban điều tra, với các cáo buộc ông Zuma đã cấu kết và tạo điều kiện cho 3 anh em doanh nhân gốc Ấn Độ là Atul, Ajay và Rajesh Gupta lũng đoạn khai thác tài nguyên và giao thông Nam Phi bằng cách giành được các hợp đồng béo bở với các công ty nhà nước và có ảnh hưởng quá mức đối với chính phủ.
Đầu tháng 7/2021, chính quyền Nam Phi thông báo Interpol đã phát truy nã đỏ với các thành viên đang lẩn trốn của gia đình Gupta. Ngoài ra, cựu Tổng thống Zuma cũng đối mặt với cáo buộc thu lời bất chính từ một hợp đồng mua bán vũ khí trị giá 2 tỷ USD vào năm 1999, giai đoạn ông vẫn còn là phó tổng thống.
Vào thời kỳ ông Zuma đương nhiệm, Tổng thống Ramaphosa hiện giờ giữ chức vụ phó Tổng thống trong 4 năm kể từ năm 2014 trước khi kế nhiệm ông Zuma vào tháng 2/2018. Trong bài phát biểu nhậm chức của mình, ông Ramaphosa đã cam kết sẽ đẩy mạnh cuộc chiến chống nạn tham nhũng.
Ủy ban điều tra sẽ đưa ra khuyến nghị cho các công tố viên khi ban hội thẩm hoàn thành việc lấy lời khai và điều tra vào cuối tháng 9.
Mặc dù số người tham dự phiên điều trần bị hạn chế do các quy định về phòng chống dịch bệnh COVID-19, lãnh đạo đảng Liên minh Dân chủ đối lập John Steenhuisen và vợ của Tổng thống Ramaphosa là Tshepo Motsepe vẫn nằm trong số những người có mặt tại phiên tòa.
Bạo động khiến ít nhất 40.000 doanh nghiệp Nam Phi bị ảnh hưởng Bộ trưởng Văn phòng Tổng thống Nam Phi, bà Khumbudzo Ntshavheni ngày 20/7 cho biết các cuộc bạo động nổ ra trên khắp cả nước sau khi cựu Tổng thống Jacob Zuma ra trình diện cảnh sát để thụ án tù giam, đã khiến ít nhất 40.000 doanh nghiệp nước này bị ảnh hưởng và thiệt hại. Các đối tượng cướp phá tại...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng thống Trump tiết lộ 'lằn ranh đỏ' trong nỗ lực thúc đẩy hòa bình ở Ukraine

Trên 15.000 nhân viên Bộ Nông nghiệp Mỹ đồng ý nghỉ việc tự nguyện

Gửi dữ liệu người dùng sang Trung Quốc, TikTok 'ăn' phạt nặng

Liệu Ukraine có thể thay thế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng khoáng sản thiết yếu?

Đổi họ sau cưới - Lý do khiến nhiều người Nhật không muốn kết hôn

Động đất tại Myanmar: Hoàn tất 80% công tác dọn dẹp tại vùng tâm chấn

Israel tạm đóng cửa sân bay quốc tế sau vụ phóng tên lửa từ Yemen

Thành phố cảng Port Sudan bị máy bay không người lái tấn công

Tổng thống Putin bình luận về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine

Houthi phóng tên lửa đạn đạo vào sân bay quốc tế Israel khiến 8 người bị thương

Israel nói Qatar 'chơi trò 2 mặt' khi trung gian đàm phán, Qatar phản ứng gắt

Tỉ phú Warren Buffett bất ngờ tuyên bố sắp nghỉ hưu, đã chọn người kế nhiệm
Có thể bạn quan tâm

Nam ca sĩ Việt có cơ ngơi trị giá 2.000 cây vàng: Thông thạo 4 thứ tiếng, chuyện tình cảm lận đận
Sao việt
14:38:58 05/05/2025
"Nữ hoàng phòng vé" khóc lóc đòi "cạch mặt" bạn diễn vì 1 hành động đi quá giới hạn
Sao châu á
14:34:26 05/05/2025
Windows sẽ bắt đầu khởi chạy Word ngay sau khi máy tính bật
Thế giới số
14:33:37 05/05/2025
Nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long là 'con ngoan, học giỏi'
Tin nổi bật
14:29:29 05/05/2025
Cha mẹ ly hôn và số phận bi thương của những đứa trẻ
Pháp luật
14:21:48 05/05/2025
Hát bản gốc "Viết tiếp câu chuyện hòa bình" Duyên Quỳnh thu bao nhiêu tiền?
Nhạc việt
14:01:34 05/05/2025
Bộ Nội vụ lên tiếng về hình ảnh bia mộ "liệt sĩ 6 tuổi" ở TP HCM
Netizen
13:55:37 05/05/2025
Sex and the City phần mới: Diễn viên yêu cầu có nhiều cảnh nóng hơn
Hậu trường phim
13:01:12 05/05/2025
WAG thanh lịch Doãn Hải My và WAG thị phi Chu Thanh Huyền: Cuộc so kè không hồi kết phía sau sân cỏ
Sao thể thao
12:36:20 05/05/2025
Mẹ biển - Tập 33: Huệ hoảng hốt sợ bị công an bắt
Phim việt
12:18:58 05/05/2025