Các nước điều trị ca nCoV không triệu chứng thế nào?

Một số nước đưa người nhiễm nCoV thể nhẹ và không triệu chứng vào cơ sở y tế tập trung, nhưng nhiều nơi cho điều trị tại nhà để giảm áp lực xã hội .

Singapore vẫn áp dụng biện pháp cách ly tập trung đối với người nhiễm nCoV, dù bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng hoặc là ca bệnh nhẹ. Biện pháp này nhằm giảm nguy cơ chuỗi lây nhiễm mở rộng trong cộng đồng.

Theo bác sĩ Satya P.K. Gollamudi, lãnh đạo bộ phận dịch vụ y tế tại Bệnh viện Alexandra của Singapore, những trường hợp mắc Covid-19 có triệu chứng nhẹ và vừa thường vẫn được nhập viện để theo dõi. Thời gian theo dõi sức khỏe trong bệnh viện kéo dài 7 ngày kể từ khi xét nghiệm dương tính, vì những triệu chứng nặng thường xuất hiện trong tuần đầu tiên.

Sau 7 ngày, nếu được cơ sở điều trị xác nhận các triệu chứng chỉ ở mức nhẹ, hoặc sức khỏe lâm sàng ổn định sau điều trị nhưng vẫn dương tính với nCoV, bệnh nhân sẽ được xuất viện và chuyển đến “cơ sở chăm sóc cộng đồng”.

Không giống các ca bệnh nghiêm trọng, bệnh nhân Covid-19 triệu chứng nhẹ không cần can thiệp bổ sung oxy hay biện pháp đặc trị. Một số loại thuốc được bán trên thị trường đủ để điều trị triệu chứng nhẹ và vừa của Covid-19, theo bác sĩ Gollamudi.

Các nước điều trị ca nCoV không triệu chứng thế nào? - Hình 1

Người dân Singpore được yêu cầu đeo khẩu trang khi ra đường trong giai đoạn bùng phát lây nhiễm cộng đồng vào tháng 5. Ảnh: Reuters.

“Phần lớn ca nhiễm nCoV tại Singapore có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng. Đa số đều được chuyển về những cơ sở chăm sóc cộng đồng và có thể bình phục với mức độ can thiệp y tế tối thiểu”, Bộ Y tế Singapore hướng dẫn về điều trị bệnh nhân Covid-19 vào tháng 5/2020.

Tính đến ngày ngày 30/6, đảo quốc còn 133 ca nhiễm đang được giám sát trong bệnh viện. Đa số bệnh nhân đều ổn định, chỉ có 8 trường hợp nghiêm trọng cần can thiệp bổ sung oxy và 4 trường hợp nguy kịch cần chăm sóc tích cực (ICU).

Với tiến triển của chương trình tiêm chủng Covid-19 ở Singapore, đảo quốc đang chuyển hướng sang chiến lược sống chung với đại dịch. Điều này châm ngòi cho một số tranh luận về chính sách điều trị bệnh nhân Covid-19 nhẹ hoặc không triệu chứng.

Theo nhà nghiên cứu thống kê sinh học Alex Cook và chuyên gia bệnh truyền nhiễm Hsu Li Yang của Trường Y tế Cộng đồng Saw Swee Hock thuộc Đại học Quốc gia Singapore, điều trị tập trung bệnh nhân Covid-19 mà không phân biệt mức độ ca bệnh sẽ thiếu tính bền vững trong bối cảnh mới.

Video đang HOT

Dù chiến lược cũ chứng tỏ hiệu quả kiểm soát tình hình dịch bệnh, duy trì nó trong thời gian dài sẽ tạo ra sự mệt mỏi cho xã hội. Singapore cần “áp dụng cách tiếp cận có trọng điểm để giải quyết nhanh chóng các ca bệnh mới thay vì thẳng tay dùng búa tạ”, Cook nói.

Theo các chuyên gia, phương pháp cách ly mọi ca bệnh trong bệnh viện hoặc cơ sở chăm sóc cộng đồng sẽ không còn cần thiết “một khi đại đa số người dân đã được bảo vệ” bằng vaccine. Cách tiếp cận này cũng không thiết thực nếu số ca bệnh nhẹ mỗi ngày đạt mức ba con số, trong khi sẽ gây sức ép quá lớn đối với hệ thống y tế của đảo quốc.

Các nước điều trị ca nCoV không triệu chứng thế nào? - Hình 2

Singapore tổ chức tiêm vaccine cho nhân viên y tế tuyến đầu của vào tháng 1. Ảnh: Straits Times

“Phản ứng nhanh nhằm khống chế lây lan mang ý nghĩa then chốt. Tuy nhiên, chính sách cách ly mạnh tay sẽ khiến người nhiễm không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ ngần ngại đi xét nghiệm hoặc tìm kiếm hỗ trợ y tế”, Alex Cook và Hsu Li Yang nhận định. “Không cần dùng nguồn lực chăm sóc sức khỏe và bệnh viện tốn kém với diện này”.

Thống kê của Bộ Y tế Singgapore trong 28 ngày qua về ca nhiễm nội địa cho thấy 1% số bệnh nhân Covid-19, thuộc diện đã tiêm đủ hai mũi vaccine, cần can thiệp bổ sung oxy trong thời gian điều trị. Không bệnh nhân nào trong nhóm cần chuyển vào ICU.

Đối với nhóm đã tiêm một mũi vaccine trước khi nhiễm nCoV, tỷ lệ ca bệnh nhẹ và không triệu chứng là 92,9%, còn 4,8% cần hỗ trợ thở oxy và 2,4% cần can thiệp ICU. Theo các chuyên gia, thay đổi chiến lược cách ly và điều trị tập trung mọi ca bệnh Covid-19 ở Singapore cần đảm bảo hai yếu tố then chốt: mức độ bảo vệ toàn dân bằng vaccine và ý thức xã hội.

“Quyết định bỏ cách ly, điều trị tại bệnh viện cho ca nhiễm thể nhẹ hoặc không triệu chứng đòi hỏi người bệnh có trách nhiệm, tự cách ly tại nhà và nghỉ ngơi, đảm bảo không lây bệnh cho người khác”, hai chuyên gia Đại học Quốc gia Singapore lưu ý.

Phương án tự điều trị tại nhà cho người nhiễm Covid-19 nhẹ hoặc không triệu chứng cũng đã được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới .

Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), người nhiễm nCoV thể nhẹ “nên ở nhà trừ trường hợp cần chăm sóc y tế”. Phần lớn người nhiễm nCoV chỉ xuất hiện triệu chứng nhẹ và có thể bình phục mà không cần điều trị. Người nhiễm cần giữ liên lạc với bác sĩ, chú ý tìm kiếm sự giúp đỡ từ người có chuyên môn khi cảm thấy khó thở hoặc trong tình trạng khẩn cấp.

Những tín hiệu khẩn cấp đối với bệnh nhân Covid-19 cần nhập viện tại Mỹ gồm: Khó thở, đau hoặc tức ngực dai dẳng, mất tỉnh táo hoặc da, môi, vùng da quanh móng tay trở nên xanh xao nhợt nhạt.

Những người trong cùng gia đình cần hạn chế tiếp xúc tối đa với người nhiễm nCoV, không dùng chung đồ vật, dọn vệ sinh và khử trùng thường xuyên những không gian chung, đồng thời bố trí nhà vệ sinh riêng cho người nhiễm nếu có thể. Người chăm sóc bệnh nhân cũng cần cách ly tại nhà và hạn chế ra đường.

Các nước điều trị ca nCoV không triệu chứng thế nào? - Hình 3

Vệ binh quốc gia hỗ trợ một điểm tiêm vaccine ở bang Illinois vào tháng 4/2021. Ảnh: AFP.

Tại Anh, cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) lưu ý những ca bệnh Covid-19 nhẹ không cần nhập viện, nhưng vẫn nên đăng ký kiểm tra sức khỏe qua mạng.

Người nhiễm có thể liên hệ với đường dây nóng để xin tư vấn và can thiệp hỗ trợ nếu xuất hiện các dấu hiệu như: Không thể tự ứng phó các triệu chứng tại nhà, các triệu chứng ngày một tệ hơn, không dứt sốt và bình phục sau một tuần hay không thể làm những công việc đơn giản thường nhật như nhìn điện thoại, đọc sách hay rời khỏi giường.

Ngoài các trường hợp khẩn cấp trên, cơ quan y tế Anh chỉ khuyến cáo người nhiễm nCoV mang triệu chứng nhẹ tự điều trị và cách ly tại nhà. Các khuyến cáo này tương tự điều trị cúm thông thường, như uống nhiều nước, tránh thức uống có cồn vì nCoV có thể tấn công vào gan, nghỉ ngơi nhiều và tránh hoạt động quá sức, dùng thuốc để tự điều trị triệu chứng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Quá trình tự cách ly và điều trị tại nhà có thể kéo dài hơn một tuần, cho đến khi người nhiễm hồi phục sức khỏe. Người thuộc nhóm nguy cơ cao như lớn tuổi hoặc có bệnh nền sẽ được ưu tiên theo dõi sức khỏe và điều trị ở bệnh viện.

Biện pháp cho người nhiễm nCoV thể nhẹ tự cách ly và điều trị tại nhà cũng được áp dụng ở Ấn Độ, đặc biệt trong giai đoạn làn sóng dịch thứ hai làm hệ thống y tế nước này quá tải. Những ca nhiễm không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ được Bộ Y tế và Gia đình Ấn Độ cho phép tự cách ly trong phòng riêng, hạn chế tiếp xúc với người thân trong gia đình.

Thân nhân sống cùng nhà được yêu cầu tự cách ly 14-21 ngày và có trách nhiệm giữ liên lạc thường xuyên với cơ sở y tế. Bệnh nhân trên 60 tuổi có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng chỉ được phép tự cách ly ở nhà nếu được bác sĩ đồng ý.

Tuy nhiên, tương tự những tranh cãi hiện nay ở Singapore, việc tự điều trị ca nhiễm triệu chứng nhẹ tại nhà đòi hỏi người bệnh có ý thức tự giác cao trong việc chấp hành quy định tự cách ly.

Nhiều trường hợp ca nhiễm không tuân thủ quy định cách ly đã được ghi nhận tại Ấn Độ trong giai đoạn bùng phát dịch, khiến chính quyền một số địa phương phải áp dụng kèm theo biện pháp giới nghiêm hoặc giãn cách xã hội để vừa giảm áp lực lên hệ thống y tế, vừa giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.

Phá kỷ lục ca Covid-19 mới và tử vong, Indonesia tiến sát "bờ vực thảm họa"

Indonesia ghi nhận số ca bệnh Covid-19 và số ca tử vong tăng trong 24h cao chưa từng có tiền lệ, trong bối cảnh một tổ chức quốc tế cảnh báo nước này đang tiến gần "bờ vực thảm họa" vì dịch bệnh.

Phá kỷ lục ca Covid-19 mới và tử vong, Indonesia tiến sát bờ vực thảm họa - Hình 1

Khu vực chôn cất nạn nhân Covid-19 tại một nghĩa trang ở Tây Java, Indonesia (Ảnh: Reuters).

Hàng nghìn người Indonesia xếp hàng bên ngoài một sân vận động ở ngoại ô Jakarta hôm 1/7 để tiêm chủng Covid-19. Đây là nỗ lực của chính phủ Indonesia trong việc tăng tốc ứng phó với dịch bệnh khi tổ chức Chữ thập Đỏ cảnh báo viễn cảnh u ám rằng quốc gia Đông Nam Á đang tiến gần tới "bờ vực thảm họa" vì Covid-19.

Indonesia chứng kiến tình trạng dịch bệnh lây lan nghiêm trọng trong vài tuần qua. Hôm 1/7, họ trải qua ngày chết chóc nhất vì dịch bệnh với 504 trường hợp tử vong. Đây cũng là ngày Indonesia ghi nhận mức tăng ca nhiễm mới cao nhất kể từ khi dịch bùng phát, với 24.836 trường hợp. Indonesia hiện là vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á với hơn 2,2 triệu ca bệnh và 58.995 người thiệt mạng vì dịch.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo thông báo rằng nước này sẽ áp dụng một số biện pháp mới nhằm ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh.

"Tôi kêu gọi mọi người tuân thủ những lệnh hạn chế mới vì an toàn cho tất cả mọi người. Bộ Y tế sẽ tiếp tục tăng công suất bệnh viện, các cơ sở cách ly tập trung cũng như sẵn sàng cung cấp thuốc, thiết bị y tế và bình ôxy", ông Widodo cho hay.

Giới chức y tế Indonesia cảnh báo rằng, một số khu vực tại Indonesia đang cạn kiệt giường bệnh, trong khi biến chủng Delta nguy hiểm đang lây lan với tốc độ cao. Delta - chủng SARS-CoV-2 dễ lây nhiễm nhất thế giới - đã gây ra làn sóng dịch bệnh bùng nổ ở Ấn Độ hồi tháng 4 và tháng 5.

Ông Jan Gelfand thuộc Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế nhận định: "Mỗi ngày, chúng ta đều thấy biến thể Delta đang đưa Indonesia đến gần hơn bờ vực của thảm họa Covid-19".

Sự kiện tiêm chủng diện rộng hôm 1/7 nằm trong nỗ lực đạt được mục tiêu tiêm 1 triệu liều/ngày trong tháng 7 và tiến tới mục tiêu 2 triệu liều/ngày vào tháng 8.

Tại nhiều bệnh viện, số lượng bệnh nhân tăng nhanh, và các lều đã được dựng lên ở bãi đỗ xe để mở rộng nơi thăm khám, chữa trị cho người bệnh.

Indonesia, quốc gia đông dân thứ 4 thế giới, đặt ra mục tiêu hoàn thành tiêm chủng cho 181 triệu người trên tổng dân số 270 triệu vào tháng 3/2022 (tương đương 67%), tuy nhiên, tới nay chính quyền mới tiêm đủ mũi cho 13,6 triệu người.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Trợ lý cựu Tổng thống Ukraine bị bắn chếtTrợ lý cựu Tổng thống Ukraine bị bắn chết
19:31:42 22/05/2025
Ukraine tấn công nhà máy chuyên cấp linh kiện cho tên lửa NgaUkraine tấn công nhà máy chuyên cấp linh kiện cho tên lửa Nga
23:46:37 21/05/2025
Ông Trump khẩu chiến với Tổng thống Nam Phi RamaphosaÔng Trump khẩu chiến với Tổng thống Nam Phi Ramaphosa
22:44:14 22/05/2025
Nhiều công nghệ mới được giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng và An ninh Nhật Bản 2025Nhiều công nghệ mới được giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng và An ninh Nhật Bản 2025
06:09:21 22/05/2025
Nhặt thẻ tín dụng của khách, tài xế đi quanh thành phố rút tiền 14 lầnNhặt thẻ tín dụng của khách, tài xế đi quanh thành phố rút tiền 14 lần
13:38:39 22/05/2025
Cụ ông 78 tuổi lái xe vượt đèn đỏ, gây tai nạn liên hoàn khiến 3 người chếtCụ ông 78 tuổi lái xe vượt đèn đỏ, gây tai nạn liên hoàn khiến 3 người chết
07:54:57 23/05/2025
Tác động từ việc tỷ phú Elon Musk tuyên bố sẽ chi 'ít hơn rất nhiều' cho chính trị MỹTác động từ việc tỷ phú Elon Musk tuyên bố sẽ chi 'ít hơn rất nhiều' cho chính trị Mỹ
12:57:11 21/05/2025
Eurasianet: Trung Quốc thay đổi chiến lược viện trợ, lấp khoảng trống do USAID để lại ở Trung ÁEurasianet: Trung Quốc thay đổi chiến lược viện trợ, lấp khoảng trống do USAID để lại ở Trung Á
05:37:37 22/05/2025

Tin đang nóng

Toàn bộ phản hồi của Sùng Bầu về vụ tố "bom" 20 tấn miến dong, khiến bên sản xuất ôm nợ tiền tỷToàn bộ phản hồi của Sùng Bầu về vụ tố "bom" 20 tấn miến dong, khiến bên sản xuất ôm nợ tiền tỷ
06:19:45 23/05/2025
Gil Lê mê Xoài Non ra mặt, "đánh dấu chủ quyền" rõ rành rành thế này đây!Gil Lê mê Xoài Non ra mặt, "đánh dấu chủ quyền" rõ rành rành thế này đây!
06:19:43 23/05/2025
Thầy ông nội khai nhận bùa phép với Diễm My, thay tên đổi họ gây xôn xaoThầy ông nội khai nhận bùa phép với Diễm My, thay tên đổi họ gây xôn xao
06:54:30 23/05/2025
Hoa hậu Ý Nhi liên tục thất bại tại Miss WorldHoa hậu Ý Nhi liên tục thất bại tại Miss World
10:27:23 23/05/2025
Mỹ nhân có đôi mắt buồn nhất Việt Nam: Trầm cảm suốt 13 năm, U50 mà body bén như thiếu nữMỹ nhân có đôi mắt buồn nhất Việt Nam: Trầm cảm suốt 13 năm, U50 mà body bén như thiếu nữ
07:27:27 23/05/2025
Quỳnh Lương bị nói làm xấu mặt con trai vì phốt chồng cũ, lên tiếng đáp trả gắtQuỳnh Lương bị nói làm xấu mặt con trai vì phốt chồng cũ, lên tiếng đáp trả gắt
07:05:34 23/05/2025
Hoa hậu Thuỳ Tiên bị bắt, hợp đồng đền bù ra sao?Hoa hậu Thuỳ Tiên bị bắt, hợp đồng đền bù ra sao?
06:26:48 23/05/2025
Nữ thần cổ trang bị bạn trai tung ảnh nóng chấn động, nay có cái kết bất ngờ bên "hồng hài nhi"Nữ thần cổ trang bị bạn trai tung ảnh nóng chấn động, nay có cái kết bất ngờ bên "hồng hài nhi"
06:12:50 23/05/2025

Tin mới nhất

Rò rỉ cơ sở dữ liệu khổng lồ: 184 triệu tài khoản bị lộ thông tin đăng nhập

Rò rỉ cơ sở dữ liệu khổng lồ: 184 triệu tài khoản bị lộ thông tin đăng nhập

09:59:24 23/05/2025
Một cơ sở dữ liệu khổng lồ chứa 184 triệu hồ sơ đăng nhập bao gồm thông tin tài khoản Apple, Google, Meta và thậm chí cả các cơ quan chính phủ, vừa bị phát hiện rò rỉ.
OpenAI chi 6,5 tỷ USD mua công ty của "huyền thoại thiết kế" Jony Ive

OpenAI chi 6,5 tỷ USD mua công ty của "huyền thoại thiết kế" Jony Ive

09:52:23 23/05/2025
OpenAI đã chính thức chi ra 6,5 tỷ USD để mua lại io, công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) do Jony Ive sáng lập.
"Xương sống" của Internet vệ tinh Starlink

"Xương sống" của Internet vệ tinh Starlink

09:21:14 23/05/2025
Các trạm mặt đất đóng vai trò then chốt trong việc thu hẹp khoảng cách giữa các vệ tinh trên quỹ đạo và cơ sở hạ tầng Internet trên mặt đất.
Google tích hợp quảng cáo trong chế độ Tìm kiếm AI

Google tích hợp quảng cáo trong chế độ Tìm kiếm AI

05:39:59 23/05/2025
Với AI Mode, Google không đơn thuần cung cấp kết quả tìm kiếm truyền thống mà hướng đến trải nghiệm đối thoại tự nhiên hơn với người dùng. Các câu trả lời sẽ có thể ở dạng video, âm thanh, biểu đồ - thay vì chỉ là danh sách đường link.
Dư luận Indonesia dậy sóng với những phát ngôn 'vạ miệng' của bộ trưởng y tế

Dư luận Indonesia dậy sóng với những phát ngôn 'vạ miệng' của bộ trưởng y tế

05:26:26 23/05/2025
Bộ trưởng Budi không phải là thành viên Nội các duy nhất đưa ra những tuyên bố gây tranh cãi. Ông ấy thậm chí không phải là bộ trưởng y tế đầu tiên ở Indonesia đưa ra những tuyên bố và chính sách gây tranh cãi.
Trung Quốc: Mưa lớn tại Hồ Nam khiến người dân phải sơ tán

Trung Quốc: Mưa lớn tại Hồ Nam khiến người dân phải sơ tán

05:21:57 23/05/2025
Hệ thống cảnh báo thời tiết của Trung Quốc gồm 4 cấp độ theo màu sắc, với đỏ là mức nghiêm trọng nhất, tiếp theo là cam, vàng và xanh.
Tranh cãi phí hành lý: Người tiêu dùng kêu gọi EU vào cuộc

Tranh cãi phí hành lý: Người tiêu dùng kêu gọi EU vào cuộc

05:15:56 23/05/2025
Các tổ chức từ 12 quốc gia thành viên EU này đã yêu cầu Ủy ban châu Âu (EC) và những cơ quan bảo vệ người tiêu dùng quốc gia tại các quốc gia EU tiến hành điều tra và đưa ra những biện pháp trừng phạt đối với các hành vi bất hợp pháp nà...
Liên hợp quốc cảnh báo Syria vẫn đối mặt với nhiều thách thức

Liên hợp quốc cảnh báo Syria vẫn đối mặt với nhiều thách thức

04:45:10 23/05/2025
Tuy nhiên, ông Pederson cho biết người dân Syria phần nào đã lấy lại tinh thần sau các quyết định dỡ bỏ lệnh trừng phạt vào tuần trước, mang lại cho họ cơ hội thành công tốt hơn trước những khó khăn to lớn hiện nay.
Phát hiện phù điêu nữ thần La Mã gần Bức tường Hadrian tại miền Bắc nước Anh

Phát hiện phù điêu nữ thần La Mã gần Bức tường Hadrian tại miền Bắc nước Anh

04:31:42 23/05/2025
Bức chạm khắc cao 47cm được xác định là hình tượng Victory - nữ thần chiến thắng trong thần thoại La Mã, thường được tôn vinh trong thời chiến như biểu tượng của thành công trên chiến trường.
AP: Căn cứ không quân Nga tại Syria bị tập kích

AP: Căn cứ không quân Nga tại Syria bị tập kích

04:26:14 23/05/2025
Bộ Quốc phòng Nga chưa phản hồi câu hỏi của truyền thông liên quan đến vụ việc. Trong khi đó, chính quyền chuyển tiếp Syria cũng chưa có tuyên bố chính thức.
Sự cố nghiêm trọng tại lễ hạ thủy tàu chiến, ông Kim Jong-un cảnh báo

Sự cố nghiêm trọng tại lễ hạ thủy tàu chiến, ông Kim Jong-un cảnh báo

22:40:54 22/05/2025
Một sự cố nghiêm trọng đã xảy ra tại lễ hạ thủy tàu khu trục mới của CHDCND Triều Tiên, theo Hãng thông tấn KCNA hôm nay 22.5...
Chính quyền Trump, các tiểu bang tranh cãi nảy lửa về thuế quan 'Ngày giải phóng'

Chính quyền Trump, các tiểu bang tranh cãi nảy lửa về thuế quan 'Ngày giải phóng'

22:38:07 22/05/2025
Mười hai tiểu bang Mỹ đã yêu cầu tòa án liên bang dừng áp dụng thuế quan 'Ngày giải phóng' của Tổng thống Mỹ Donald Trump với lý do rằng ông đã vượt quá...

Có thể bạn quan tâm

3 mỹ nhân mặc quần jeans đẹp nhất hiện tại: Phối đồ xuất sắc đến từng bộ, mọi nàng đều nên tham khảo

3 mỹ nhân mặc quần jeans đẹp nhất hiện tại: Phối đồ xuất sắc đến từng bộ, mọi nàng đều nên tham khảo

Phong cách sao

12:11:04 23/05/2025
Phát hiện nữ nhân viên phục vụ quán karaoke có ý định bỏ trốn, Hoàng đã đe dọa, thu điện thoại của nữ nhân viên này mang đi cầm cố và ép nhân viên viết giấy vay nợ 35 triệu đồng.
Lần theo manh mối được cung cấp tới vách đá, chuyên gia hân hoan tìm thấy loài "tuyệt chủng" hơn 170 năm

Lần theo manh mối được cung cấp tới vách đá, chuyên gia hân hoan tìm thấy loài "tuyệt chủng" hơn 170 năm

Lạ vui

12:09:58 23/05/2025
Theo 1 bài viết đăng trên Asian Birdlife, vào ngày 5/10/2020, hai người dân địa phương ở Đông Nam Kalimantan, đảo Borneo của Indonesia vào rừng như thường lệ và bắt được một con chim có vẻ ngoài đặc biệt.
Võ Hạ Linh "bị phanh phui" bán hàng phá giá khuyến mãi hay chiêu trò thương mại!

Võ Hạ Linh "bị phanh phui" bán hàng phá giá khuyến mãi hay chiêu trò thương mại!

Netizen

11:48:22 23/05/2025
TikToker Võ Hà Linh khẳng định minh bạch tuyệt đối trong hoạt động livestream và tiếp thị liên kết. Cô nhấn mạnh rằng giá bán sản phẩm đều do đối tác chính thức thống nhất và sẵn sàng hợp tác với cơ quan chức năng để làm rõ mọi vấn đề.
Trốn truy nã ở Campuchia sau khi ném ly thủy tinh vào mặt bạn nhậu

Trốn truy nã ở Campuchia sau khi ném ly thủy tinh vào mặt bạn nhậu

Pháp luật

11:46:34 23/05/2025
Trong quá trình ăn nhậu, Kỳ bị bạn đánh vào mặt nên tức giận dùng ly thủy tính ném vào mặt người này, gây thương tích 53%. Sau đó, Kỳ bỏ trốn khỏi Đắk Lắk và sang Campuchia.
Misthy nữ streamer 'huông' nhất Vbiz, hợp tác với ai người đó toang, trùng hợp?

Misthy nữ streamer 'huông' nhất Vbiz, hợp tác với ai người đó toang, trùng hợp?

Sao việt

11:40:33 23/05/2025
Những ngày qua hình ảnh Misthy được lan truyền trên MXH khiến nhiều người bất ngờ vì cô không có hoạt động mới. Đáng chú ý nhiều người lại gọi cô bằng tên Prada Việt khiến không ít khán giả tỏ ra tò mò tại sao Misthy lại bị gọi bằng biệ...
Đề nghị xử phạt và tiêu hủy hai lô mỹ phẩm có ca sĩ Đoàn Di Băng quảng cáo

Đề nghị xử phạt và tiêu hủy hai lô mỹ phẩm có ca sĩ Đoàn Di Băng quảng cáo

Tin nổi bật

11:40:23 23/05/2025
Sau khi kiểm tra đột xuất công ty sản xuất mỹ phẩm, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai nhận thấy vụ việc không có dấu hiệu hình sự, vì vậy, đoàn đã lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt theo quy định.
Giải nhiệt ngày hè với nộm tai sụn rong biển giòn ngon, thanh mát, ăn vào là mê

Giải nhiệt ngày hè với nộm tai sụn rong biển giòn ngon, thanh mát, ăn vào là mê

Ẩm thực

11:09:48 23/05/2025
Nộm tai sụn rong biển vừa giòn ngon, thanh mát, hương vị thơm ngon, độc đáo, cực thích hợp để làm cho bữa cơm ngày hè!...
Sau khi "chia tay" 6 món vô dụng trong nhà, tôi thấy cuộc sống dễ thở hơn

Sau khi "chia tay" 6 món vô dụng trong nhà, tôi thấy cuộc sống dễ thở hơn

Sáng tạo

11:05:27 23/05/2025
Càng trưởng thành, tôi càng nhận ra: thay vì cứ loay hoay sắp xếp, việc đầu tiên nên làm là học cách buông bỏ. Đơn giản là dám nói lời tạm biệt với những món đồ cũ kỹ, lỗi thời, hoặc tưởng sẽ dùng nhưng cả năm chẳng đụng đến.
Tiết lộ phí chuyển nhượng của Lamine Yamal

Tiết lộ phí chuyển nhượng của Lamine Yamal

Sao thể thao

10:54:53 23/05/2025
Theo truyền thông Tây Ban Nha, Lamine Yamal sẽ nhận được 25 triệu Euro tiền thưởng ký hợp đồng mới khi gia hạn với Barcelona.
Chuyên gia chỉ ra những hiểu lầm tai hại khi nghi mắc Covid-19

Chuyên gia chỉ ra những hiểu lầm tai hại khi nghi mắc Covid-19

Sức khỏe

10:43:48 23/05/2025
Một người mất khứu giác vẫn đi làm. Một người khác định uống kháng sinh để phòng Covid-19 . Cách người trẻ ứng xử với dịch bệnh đang thay đổi và cả lệch lạc.
Đang ở cữ nhưng cứ bật điều hòa là em chồng lại lén tắt đi, tôi đề nghị một câu xong không thấy cô em bén mảng vào phòng nữa

Đang ở cữ nhưng cứ bật điều hòa là em chồng lại lén tắt đi, tôi đề nghị một câu xong không thấy cô em bén mảng vào phòng nữa

Góc tâm tình

10:38:02 23/05/2025
Chồng tôi cứ tủm tỉm cười khen vợ cao tay, còn mẹ chồng thấy nể khi tôi trị được cô con gái ngang ngược của bà. Tôi vừa đẻ được nửa tháng, đang ở cữ nốt nửa tháng còn lại.