Các nước thành viên CPTPP thảo luận việc Anh xin gia nhập
Ngày 28/9, nhóm chuyên viên của 11 nước thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã tiến hành cuộc họp đầu tiên theo hình thức trực tuyến nhằm thảo luận việc Anh xin gia nhập.
Bộ trưởng phụ trách đàm phán CPTPP Nhật Bản Yasutoshi Nishimura. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Tại cuộc họp trực tuyến do Nhật Bản chủ trì, các bên đã thảo luận những nỗ lực của Anh để trở thành thành viên của CPTPP, các điều luật và quy định của London cần được sửa đổi để đáp ứng các tiêu chí của hiệp định này.
Trước đó, ngày 24/9 vừa qua, ông Yasutoshi Nishimura, Bộ trưởng phụ trách đàm phán CPTPP của Nhật Bản, cho biết Tokyo sẽ nỗ lực để cuộc thảo luận này đạt được kết quả tốt nhất vì lợi ích của đất nước.
Trong khi đó, Anh hy vọng sẽ tạo ra địa vị tương xứng trong hoạt động thương mại thế giới với tư cách là nước xuất khẩu hàng tiêu dùng cao cấp và dịch vụ chuyên nghiệp. Theo Bộ trưởng Thương mại quốc tế Anh, Anne-Marie Trevelyan, đây là dấu mốc quan trọng trên con đường gia nhập CPTPP của Anh nhằm cho phép Anh tạo ra các mối liên kết chặt chẽ hơn với cả “những người bạn cũ” cũng như một số nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.
Video đang HOT
Việc tham gia CPTPP theo cấu trúc hiện nay có thể mang lại cho nền kinh tế Anh thêm khoảng 1,8 tỷ bảng Anh (tương đương 2,5 tỷ USD) trong dài hạn hoặc tương đương gần 0,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này giai đoạn trước đại dịch COVID-19.
Mặc dù lợi ích từ việc xuất khẩu cũng như tăng trưởng kinh tế rất nhỏ, nhưng việc gia nhập CPTPP sẽ giúp Anh được mở rộng thêm các quyền tiếp cận vào các nước thành viên của hiệp định trong nhiều lĩnh vực bao gồm pháp lý, tài chính và dịch vụ chuyên nghiệp. Ngoài ra, việc tham gia CPTPP được cho là sẽ mang lại việc làm, hỗ trợ xây dựng hệ thống thương mại toàn cầu và đưa nước Anh vào vị trí trung tâm của một số nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Tháng 2/2021, Anh đã nộp đơn xin gia nhập CPTPP sau khi chính thức rời Liên minh châu Âu (EU) vào năm ngoái. Nếu được chấp thuận, Anh sẽ là nước đầu tiên gia nhập CPTPP sau 11 nước đã tham gia ký kết ban đầu. Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) cũng đã nộp đơn xin gia nhập hiệp định thương mại tự do này.
CPTPP được hình thành vào năm 2018, cam kết dỡ bỏ 95% các loại thuế quan giữa 11 quốc gia thành viên tham gia, bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Ước tính khu vực thương mại tự do này chiếm 13% GDP toàn cầu.
Australia nêu yêu cầu để xem xét kết nạp Trung Quốc vào CPTPP
Australia sẽ chỉ xem xét đàm phán về việc Trung Quốc đệ đơn gia nhập Hiệp định CPTPP nếu Bắc Kinh dỡ bỏ thuế trừng phạt nhắm vào hàng hóa nước này - đó là phát biểu của Bộ trưởng Thương mại Australia Dan Tehan hôm 17/9.
CPTPP bao gồm 11 thành viên sáng lập, chiếm khoảng 13% GDP toàn cầu. Ảnh: Xinhua
Theo ông Tehan, 11 quốc gia thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) muốn chắc chắn rằng Trung Quốc thực thi đầy đủ các cam kết tự do thương mại theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các hiệp định thương mại đang có hiệu lực. Đây là vấn đề quan trọng và cần tới thảo luận cấp bộ trưởng trước khi cân nhắc đơn xin gia nhập CPTPP của Trung Quốc.
Hôm 16/9, tân Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào đã chính thức gửi đơn xin gia nhập CPTPP tới Bộ trưởng Thương mại New Zealand Damien OConnor. Việc Trung Quốc gia nhập liên kết kinh tế này sẽ có tác động to lớn tới thương mại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng gay gắt.
Bộ trưởng Tehan cho biết Australia và Trung Quốc đã đóng băng tiếp xúc cấp bộ trưởng trở lên kể từ tháng 4/2020, sau khi Canberra nêu yêu cầu mở cuộc điều tra về nguồn gốc COVID-19 mà không tham vấn với Bắc Kinh. Kể từ đó, Trung Quốc đã áp đặt nhiều biện pháp hạn chế nhập khẩu nhiều mặt hàng chủ lực của Australia như than đá, tôm hùm, đồ gỗ; áp thuế chống bán phá giá đối với rượu vang, lúa mạch nhập khẩu từ Australia.
Tất cả 11 thành viên của CPTPP sau khi phê chuẩn hiệp định, trong đó có Australia, sẽ có quyền xem xét đơn gia nhập của Trung Quốc. Đến nay, đã có 8 quốc gia hoàn tất phê chuẩn CPTPP, gồm có Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada, Australia, Việt Nam và mới nhất là Peru. Những thành viên còn lại, như Malaysia, đã khởi động tiến trình phê chuẩn, nhưng vẫn chưa kết thúc.
Một số nước thành viên đã đưa ra phản ứng bước đầu. Tiếp đồng cấp người Trung Quốc Vương Nghị ngày 13/9, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan tuyên bố nước này hoan nghênh sự quan tâm của Trung Quốc đối với CPTPP.
Nhật Bản bày tỏ quan điểm thận trọng hơn. Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato ngày 17/9 cho biết Tokyo sẽ phải đánh giá kỹ lưỡng liệu Trung Quốc có sẵn sàng tuân thủ các quy tắc tiêu chuẩn cao của CPTPP hay không, đồng thời khẳng định sẽ tham vấn với các thành viên khác trong khi tiếp tục thủ tục phê chuẩn thành viên mới.
Trước Trung Quốc, Anh là nước đầu tiên không phải thành viên sáng lập đệ đơn gia nhập CPTPP vào năm 2020. Vùng lãnh thổ Đài Loan/Trung Quốc cũng đã bày tỏ quan tâm được xét kết nạp vào khối này, nhưng chưa đệ đơn chính thức.
Hiệp định CPTPP được hoàn tất vào năm 2018, cam kết dỡ bỏ 95% các loại thuế quan giữa 11 quốc gia thành viên tham gia, bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Ước tính khu vực thương mại tự do này chiếm 13% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.
CPTPP chính thức có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn hiệp định gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia.
Các nước CPTPP đồng ý cho Anh gia nhập Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản cho biết các quốc gia thành viên của CPTPP ngày 6/2 đã chính thức đồng ý cho Vương quốc Anh bắt đầu quá trình gia nhập hiệp định. "Việc Vương quốc Anh bắt đầu tiến trình gia nhập, cùng với khả năng mở rộng của CPTPP, sẽ truyền đi tín hiệu mạnh mẽ tới các đối tác...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ cuối

Bầu cử Australia: Thủ tướng Anthony Albanese phát biểu mừng chiến thắng

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ thời Trump?

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ 1

Phó Tổng thống Mỹ nhận định về thời điểm kết thúc xung đột giữa Nga và Ukraine

Hàng loạt chính sách nhập cư của Tổng thống Trump bị tòa án Mỹ bác bỏ

Iran tái khẳng định quyền sở hữu chu trình nhiên liệu hạt nhân đầy đủ

OPEC+ nhất trí tăng sản lượng dầu trong tháng 6

Thủ tướng Yemen từ chức

Hamas đề xuất ngừng bắn 5 năm tại Gaza

Ấn Độ cấm nhập khẩu hàng hóa từ Pakistan

Mỹ đổi chiến lược viện trợ Ukraine: Giữ xe tăng Australia, thúc Hy Lạp chuyển giao Patriot
Có thể bạn quan tâm

Doãn Hải My gây sốt với khí chất tiểu thư "lá ngọc cành vàng", nhìn sang mẹ vợ Văn Hậu đủ thấy "gen đỉnh cỡ nào"
Sao thể thao
07:31:51 04/05/2025
40 giây kinh hoàng của bé trai khóc ngất vì hóc hạt, xem đến cuối clip chỉ biết run rẩy, bủn rủn chân tay
Netizen
07:22:12 04/05/2025
Gội đầu khuya, cô gái hoảng loạn nhìn miệng và mắt bị kéo lệch vào buổi sáng
Sức khỏe
07:01:02 04/05/2025
MC Mai Ngọc cảnh báo
Sao việt
06:29:56 04/05/2025
"Em gái BLACKPINK" trở thành nạn nhân mới của G-Dragon?
Sao châu á
06:25:27 04/05/2025
Chi tiết cách làm 8 món lẩu ngon miệng, giúp gia đình quây quần dịp nghỉ lễ
Ẩm thực
06:15:16 04/05/2025
6 nữ thần phim Hàn khiến khán giả "nghẹt thở" bằng 1 vũ khí thầm lặng: Son Ye Jin từng khiến cả châu Á ám ảnh
Hậu trường phim
06:07:55 04/05/2025
Top 10 phim giật gân Hàn Quốc xuất sắc nhất thập kỷ: Xem xong mất ngủ cả tuần!
Phim châu á
06:05:55 04/05/2025
Cuộc đua giành tuyến đường vận tải ở Trung Á: Ai sẽ thống trị 'Con đường tơ lụa' mới?

Bài học quá đời từ Lật Mặt 8: Đời cha ăn mặn, đời con không nhất thiết khát nước!
Phim việt
23:35:04 03/05/2025