Các triệu chứng hay gặp của hậu Covid-19 ở trẻ

Đến nay chưa có yếu tố nào giúp tiên đoán chắc chắn trẻ sẽ bị hậu Covid-19 sau mắc cấp tính.

Trẻ có thể gặp các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, kém tập trung, giảm trí nhớ, ho kéo dài, đau họng…

PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) cho biết hậu Covid-19 là thuật ngữ để chỉ một nhóm triệu chứng tồn tại lâu dài mà trẻ gặp phải sau mắc Covid-19 trong vòng 3 tháng và có ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày của trẻ. Các triệu chứng này có thể tồn tại từ lúc mắc bệnh ban đầu hoặc mới xuất hiện sau khi đã khỏi bệnh và không do các căn nguyên khác gây ra.

Đến nay chưa có yếu tố nào giúp tiên đoán chắc chắn trẻ sẽ bị hậu Covid-19 sau mắc cấp tính. Ngoài ra, cũng chưa có con số thống kê chính xác về tỷ lệ mắc hậu Covid-19 ở trẻ, con số này ở người lớn là khoảng 10 đến 20%.

Các triệu chứng hay gặp của hậu Covid-19 ở trẻ - Hình 1

Ảnh minh họa: Hải Long.

Một trẻ mắc bệnh ở mức độ nhẹ cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu của hậu Covid-19. Tuy nhiên, nếu một trẻ mắc Covid-19 cấp tính nguy kịch cần thở máy hoặc chăm sóc ở các đơn vị hồi sức tích cực, sau khi khỏi bệnh sẽ dễ bị mắc các triệu chứng như mệt mỏi, yếu cơ… Đây là những triệu chứng hay gặp ở người đã phải điều trị hồi sức.

Theo PGS Điển, hậu Covid-19 có thể gây ảnh hưởng tới hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, ở trẻ em và trẻ vị thành niên thường biểu hiện các triệu chứng nhiều nhất trên cơ quan thần kinh như mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, rối loạn vị giác, khứu giác… Trẻ cũng có thể có các biểu hiện rối loạn cảm xúc, kém tập trung, giảm trí nhớ, khó khăn trong học tập.

Các triệu chứng hô hấp hay gặp khác là ho kéo dài, đau họng, khó thở… Ngoài ra trẻ có thể đau khớp, đau cơ, nặng ngực, hồi hộp đánh trống ngực.

Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) sau nhiễm SARS-CoV-2 tuy hiếm gặp nhưng là tình trạng nặng và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh thường xảy ra sau mắc Covid- 19 khoảng 2 – 6 tuần với các biểu hiện thường gặp như: sốt cao liên tục, rối loạn tiêu hóa, phát ban ngoài da, môi lưỡi đỏ… Bệnh thường gây tổn thương đa cơ quan như tim, mạch máu và các cơ quan khác khiến tình trạng bệnh tiến triển nhanh cần nhập viện.

Chuyên gia khuyến cáo khi cha mẹ thấy trẻ có các triệu chứng như mô tả ở trên hoặc thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào mà trước khi mắc Covid-19 trẻ không có, cần cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế. Trường hợp trẻ phải nhập viện trong đợt mắc Covid-19 cấp tính, nên cho trẻ đi khám lại theo lịch hẹn của cơ sở y tế (nếu có).

“Ngoài ra, dù trẻ không có các triệu chứng nghi ngờ của hậu Covid-19, cha mẹ có thể đưa trẻ tới khám bác sĩ nhi khoa vào khoảng thời gian 4 – 12 tuần sau mắc để được kiểm tra, tư vấn về các vấn đề sức khỏe của trẻ”, PGS Điển nói.

Chuyên gia cũng nhấn mạnh hiện nay chưa tìm ra được nguyên nhân rõ ràng của hậu Covid-19, nên chưa có biện pháp nào giúp ngăn chặn việc xuất hiện hậu Covid-19. Phương pháp duy nhất là dự phòng để trẻ không mắc bệnh bằng các biện pháp phòng bệnh thích hợp và tiêm vaccine Covid-19 khi có chỉ định.

Mất ngửi hậu COVID-19, có thuốc nào để chữa?

Rối loạn khứu giác (mất ngửi) đang là một trong những di chứng gây phiền toái nhất của bệnh nhân hậu COVID-19.

Nó không chỉ gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe nói chung mà còn làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

1. Cơ chế ngửi hoạt động như thế nào?

Khứu giác là giác quan đầu tiên chúng ta sử dụng khi vừa chào đời và trung bình cứ mỗi 50 gene lại có 1 gene được giành cho giác quan này.

Video đang HOT

Để ngửi được bình thường phải hội tụ đủ 3 yếu tố sau:

Đường dẫn truyền thần kinh khứu giác phải toàn vẹn, không được ngắt quãng. Đường hô hấp phải thông thoáng để không khí đi đến được vùng ngửi ở mũi. Chất cần ngửi phải đủ nồng độ trong không khí mà mũi có thể ngửi được (ở trạng thái bay hơi, tan được trong nước và mỡ, có ít nhất 1015 các phân tử mùi trong 1mL không khí).

Hoạt động của khứu giác (ngửi) có thể tóm tắt như sau:

- Phân tử mùi trong không khí đến vùng ngửi của mũi (trần của mỗi hốc mũi), được các tế bào khứu giác tiếp nhận và tín hiệu về trung ương dưới dạng xung thần kinh.

- Các xung thần kinh sẽ đến hành khứu giác rồi sau đó đến đồi thị (các vị trí trong não) và cuối cùng là vỏ não.

- Vỏ não sẽ phân tích và giúp chúng ta nhận ra mùi hương đó gì.

Mất ngửi hậu COVID-19, có thuốc nào để chữa? - Hình 1

Hoạt động của khứu giác.

2. Mối liên hệ giữa COVID-19 và chứng mất khứu giác (mất ngửi)

Trong số những người bị nghẹt mũi và chảy nước mũi, sự tắc nghẽn vật lý của mũi với chất nhầy sẽ làm giảm mùi. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân COVID-19 bị mất khứu giác thường không bị nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi. Điều này là do:

- SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào chủ yếu thông qua sự tương tác giữa protein Spike của virus (protein S) và thụ thể Angiotensin-Converting Enzyme 2 (ACE2) trong tế bào đích. Thông thường, vị trí SARS-CoV-2 xâm nhập là phổi và đường tiêu hóa.

Mới đây, các nhà khoa học còn phát hiện ra một enzym furin protease làm tăng khả năng lây nhiễm SARS-CoV-2, đồng thời cung cấp một con đường để virus xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương, trong đó có khứu giác (vì tế bào mũi có mật độ thụ thể ACE2 cao).

- SARS-CoV-2 đi vào thần kinh trung ương thông qua thần kinh khứu giác (số 1) hoặc dây thần kinh sinh ba (số 5). Ban đầu, nhiễm trùng và viêm thần kinh trung ương có thể tương đối nhẹ và gây tổn thương khứu giác. Nguyên nhân của mất khứu giác liên quan đến COVID-19 có thể là kết quả của sự tắc nghẽn các khe khứu giác, do đó ngăn cản sự kích hoạt các tế bào thần kinh cảm giác trong biểu mô khứu giác.

- Có một tế bào khác trong mũi nằm cạnh các tế bào thần kinh khứu giác được gọi là tế chống đỡ biểu hiện ACE2. Các tế bào này có chức năng hỗ trợ cho các tế bào thần kinh khứu giác trong mũi và có thể chết do nhiễm trùng. Tuy nhiên, việc mất đi các tế bào chống đỡ không dẫn đến cái chết của các tế bào thần kinh khứu giác mà gây ra rối loạn chức năng cảm giác (gây ra bởi sự co lại của lông mao), điều này có thể giải thích cho việc mất khứu giác đột ngột.

Mất ngửi hậu COVID-19, có thuốc nào để chữa? - Hình 2

Phần lớn bệnh nhân COVID-19 bị mất khứu giác thường không bị nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.

3. Xử trí mất khứu giác hậu COVID-19

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bệnh nhân bị rối loạn khứu giác có thể hồi phục từ 15 đến 20 ngày sau khi bệnh khởi phát. Điều này có nghĩa là rất nhiều người sẽ tự cải thiện tình trạng ngửi mà không cần điều trị cụ thể nào. Tuy nhiên, có không ít trường hợp rối loạn khứu giác kéo dài quá thời gian đó cần điều trị thích hợp.

Dưới đây là một số liệu pháp được đưa ra dựa trên bằng chứng khoa học:

3.1 Huấn luyện khứu giác

Huấn luyện khứu giác được coi là phương pháp điều trị thay thế duy nhất hiện nay cho chứng mất khứu giác hậu COVID-19 có cơ sở khoa học vững chắc. Mục đích của liệu pháp này là kết hợp trí nhớ và khứu giác. Trong 12 tuần, bệnh nhân thực hiện một buổi vào buổi sáng trước khi ăn sáng và một buổi vào buổi tối trước khi ăn tối. Bệnh nhân được khuyên nên ngửi 6 loại tinh dầu như sả, hoa hồng, đinh hương, phong lữ hoa hồng, bạc hà và hạt cà phê; cố gắng nhận biết mùi mà không được đọc nhãn ghi trên chai.

Trong số những người bị nghẹt mũi và chảy nước mũi, sự tắc nghẽn vật lý của mũi với chất nhầy sẽ làm giảm mùi. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân COVID-19 bị mất khứu giác thường không bị nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.

3.2 Sử dụng caffeine

Việc sử dụng caffeine cho mục đích này dựa trên ái lực của nó với các thụ thể adenosine A2A. Caffeine đối kháng với thụ thể adenosine A2A trong khứu giác, là một trong những vùng chính bị ảnh hưởng bởi SARS-CoV-2.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng caffeine giúp tăng cường khứu giác ở những người bị COVID-19. Tỷ lệ phục hồi thấp nhất liên quan đến những bệnh nhân có bệnh nền như đái tháo đường, tăng huyết áp và bệnh tim, trong khi những người không có bệnh nền phục hồi nhanh hơn sau khi uống cà phê.

Việc sử dụng cà phê như một chiến lược phục hồi khứu giác trong chứng mất khứu giác đã được áp dụng theo các biến thể khác nhau. Sử dụng các mùi như mùi thảo mộc, gừng, bạc hà, cà phê và chanh để giúp bệnh nhân xác định các mùi khác nhau.

Mất ngửi hậu COVID-19, có thuốc nào để chữa? - Hình 3

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng caffeine giúp tăng cường khứu giác ở những người bị COVID-19.

3.3 Vitamin A

Axit retinoic (RA) - một chất chuyển hóa của vitamin A, là một trong những nội tiết tố của tuyến giáp. Đây là một chất điều hòa phiên mã quan trọng trong quá trình phát triển và tái tạo mô. Vitamin A có thể thúc đẩy khả năng tái tạo biểu mô thần kinh khứu giác.

3.4 Axit alpha-lipoic (ALA)

Các nhà khoa học đã tìm thấy mức độ cao hơn của cytokine TNF- (tiền viêm) trong biểu mô khứu giác ở những bệnh nhân mắc COVID-19, cho thấy rằng tình trạng viêm trực tiếp của biểu mô khứu giác có thể đóng một vai trò trong việc mất khứu giác cấp.

Theo các báo cáo trước đây, axit alpha-lipoic (ALA) có thể làm giảm hoạt động của ACE2 sau khi SARS-CoV-2 sao chép, dẫn đến ức chế sự biểu hiện của các cytokine gây viêm. Tuy nhiên, các tác dụng phụ thường gặp về thần kinh bao gồm nhức đầu, chóng mặt và lú lẫn.

Hướng dẫn của Hiệp hội Mũi học Anh cho hay, ALA không được khuyến cáo cho bệnh nhân mất khứu giác như một triệu chứng đơn lẻ trong hơn 2 tuần hoặc sau khi giải quyết bất kỳ triệu chứng COVID-19 nào khác.

3.5 Corticoid

Hiệp hội Mũi học Anh khuyến cáo sử dụng corticoid dạng xịt mũi ở bệnh nhân mất khứu giác hậu COVID-19 trong hơn 2 tuần liên quan đến các triệu chứng ở mũi, nhưng không khuyến cáo sử dụng dạng uống. Có thể sử dụng một số biệt dược corticoid dạng xịt mũi như: Beclometasone, budesonide và fluticasone.

Mặc dù không có dữ liệu kết luận về việc sử dụng corticoid cho chứng mất khứu giác hậu COVID-19, nhưng có bằng chứng rõ ràng cho thấy hiệu quả của loại thuốc này ở những bệnh nhân có hội chứng suy hô hấp nặng cần thở máy vì hoạt tính của nó giúp giảm viêm trong hệ thống hô hấp.

Tuy nhiên, thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ khi sử dụng không hợp lý như loãng xương, tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng huyết áp, tăng đường huyết, tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng, tăng nhãn áp, glocom, da teo mỏng, hội chứng Cushing (hiện tượng mặt tròn như mặt trăng, lắng đọng mỡ ở vùng cổ, lưng trong khi chân tay teo nhỏ)...

Corticoid dạng hít thường không gây tác dụng phụ nghiêm trọng, một số tác dụng phụ thường gặp (nấm miệng, khàn giọng) nên cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng.

3.6 Theophylline

Một nghiên cứu toàn diện liên quan đến những bệnh nhân bị mất khứu giác hậu COVID-19 đã xác định rằng mức độ cAMP và cGMP (chất truyền tin) trong nhầy mũi thấp hơn so với những người khỏe mạnh. Theophylline được cho là có tác dụng làm tăng các chất dẫn truyền thứ cấp, chẳng hạn như cAMP và cGMP, do đó hỗ trợ tái tạo biểu mô thần kinh khứu giác.

Điều trị bằng đường uống của nhóm này bị hạn chế do các tác dụng phụ bao gồm rối loạn giấc ngủ, tiêu hóa, nhịp tim nhanh, lo lắng. Mặt khác, sự cải thiện triệu chứng khi sử dụng thuốc này qua đường xịt mũi diễn ra nhanh hơn và không gây ra bất kỳ tác dụng phụ toàn thân nào.

4. Lời khuyên của thầy thuốc

Người bệnh mất khứu giác hậu COVID-19 nên:

- Chỉ dùng thuốc khi được sự thăm khám và tư vấn từ bác sĩ, đặc biệt là với corticoid.

- Vệ sinh môi trường xung quanh, tránh khói bụi làm kích thích phản ứng viêm ở đường thở trên.

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường các hoạt động thể chất để nâng cao sức khỏe.

- Đối với bệnh nhân có tiền sử bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen... cần hết sức tránh các tác nhân dị ứng.

- Luyện tập thường xuyên các bài tập phục hồi khứu giác.

BS. Đặng Xuân Thắng

Trường Đại học Y Dược, Đại học Duy Tân Đà Nẵng

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

TPHCM có số mắc Covid-19 nhiều nhất cả nướcTPHCM có số mắc Covid-19 nhiều nhất cả nước
16:28:55 14/05/2025
COVID-19 tái bùng phát: VN có 20 ca mỗi tuần, Thái trong nửa tháng 50 ngàn caCOVID-19 tái bùng phát: VN có 20 ca mỗi tuần, Thái trong nửa tháng 50 ngàn ca
07:21:04 15/05/2025
Cô gái 27 tuổi đột quỵ kể 3 giờ đồng hồ như "chết đi sống lại"Cô gái 27 tuổi đột quỵ kể 3 giờ đồng hồ như "chết đi sống lại"
20:18:46 14/05/2025
Những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngàyNhững loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày
21:27:35 15/05/2025
Loại rau mọc dại đầy Việt Nam, nhưng lại là "thần dược" cho sức khỏeLoại rau mọc dại đầy Việt Nam, nhưng lại là "thần dược" cho sức khỏe
11:27:24 14/05/2025
Bệnh nhân 43 tuổi có hàng tỷ virus viêm gan B trong máuBệnh nhân 43 tuổi có hàng tỷ virus viêm gan B trong máu
08:09:59 14/05/2025
Đậu phụ đại kỵ với 6 nhóm thực phẩm nàyĐậu phụ đại kỵ với 6 nhóm thực phẩm này
09:19:06 15/05/2025
8 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư đại trực tràng8 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư đại trực tràng
08:31:28 15/05/2025

Tin đang nóng

Cô gái bị đánh gục trong quán cà phê ở TPHCM yêu cầu bồi thường 900 triệuCô gái bị đánh gục trong quán cà phê ở TPHCM yêu cầu bồi thường 900 triệu
23:54:10 15/05/2025
Chồng Hồ Quỳnh Hương chính thức lộ mặt, danh tính khiến cộng đồng mạng dậy sóngChồng Hồ Quỳnh Hương chính thức lộ mặt, danh tính khiến cộng đồng mạng dậy sóng
21:22:18 15/05/2025
Ái nữ đắt giá nhất showbiz, được nam thần hạng A chi 1665 tỷ để nâng niuÁi nữ đắt giá nhất showbiz, được nam thần hạng A chi 1665 tỷ để nâng niu
20:52:35 15/05/2025
Người bị truy nã ra đầu thú sau khi xem tin đăng trên Báo Thanh NiênNgười bị truy nã ra đầu thú sau khi xem tin đăng trên Báo Thanh Niên
21:09:40 15/05/2025
Ở tuổi U80, tài tử "Tây du ký" muốn có con với bạn gái kém 40 tuổiỞ tuổi U80, tài tử "Tây du ký" muốn có con với bạn gái kém 40 tuổi
22:02:58 15/05/2025
Diễn viên Cường Phạm qua đời ở tuổi 31 vì căn bệnh hiếm gặpDiễn viên Cường Phạm qua đời ở tuổi 31 vì căn bệnh hiếm gặp
23:10:57 15/05/2025
Lý Nhã Kỳ làm phù dâu, tuyên bố bất ngờ trong lễ cưới Hồ Quỳnh HươngLý Nhã Kỳ làm phù dâu, tuyên bố bất ngờ trong lễ cưới Hồ Quỳnh Hương
22:06:27 15/05/2025
Khởi tố cán bộ hải quan tiếp tay buôn lậu sữa, thực phẩm dinh dưỡngKhởi tố cán bộ hải quan tiếp tay buôn lậu sữa, thực phẩm dinh dưỡng
21:39:22 15/05/2025

Tin mới nhất

Trẻ bị viêm phổi và cách chăm sóc đúng tại nhà

Trẻ bị viêm phổi và cách chăm sóc đúng tại nhà

06:13:14 16/05/2025
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ nên áp dụng đúng cách chăm sóc bệnh cho trẻ phù hợp. Có như vậy mới giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng sức khỏe.
Uống thuốc nam sau khi bị chó cắn, bé trai 13 tuổi nguy kịch

Uống thuốc nam sau khi bị chó cắn, bé trai 13 tuổi nguy kịch

06:03:49 16/05/2025
Theo người nhà, hai tháng trước, bé bị chó cắn nhưng không được tiêm phòng dại, chỉ dùng thuốc nam. Gia đình cũng không theo dõi con vật gây ra vết thương.
Cô gái trẻ sốc phản vệ, nguy cơ hoại tử mũi sau thẩm mỹ

Cô gái trẻ sốc phản vệ, nguy cơ hoại tử mũi sau thẩm mỹ

05:53:03 16/05/2025
Một bệnh nhân nữ khác đi tiêm filler vùng mông 2 bên tại một cơ sở chăm sóc da, sau tiêm 6 giờ bệnh nhân xuất hiện sưng nóng đỏ đau vùng mông tại các vị trí tiêm. Sờ dưới các vị trí tiêm có nhiều khối cứng chắc, khối lớn nhất có thước 1...
4 loại trà thanh nhiệt, giải độc cơ thể trong mùa hè

4 loại trà thanh nhiệt, giải độc cơ thể trong mùa hè

05:48:24 16/05/2025
Mùa hè nóng bức dễ khiến cơ thể tích tụ nhiệt độc, gây mệt mỏi, nổi mụn, mẩn ngứa... Theo Đông y, việc thanh nhiệt, giải độc là cần thiết để duy trì cân bằng và bảo vệ sức khỏe.
Kích hoạt 'báo động đỏ' cứu trẻ 17 tháng hóc kẹo lạc thoát lằn ranh sinh tử

Kích hoạt 'báo động đỏ' cứu trẻ 17 tháng hóc kẹo lạc thoát lằn ranh sinh tử

05:46:16 16/05/2025
Tuy nhiên, dưới tác động của nhiệt độ cơ thể trẻ, mảnh kẹo tiếp tục tan ra thành mạch nha dính chặt vào các hạt lạc và gây bít tắc đường thở; thậm chí có thời điểm trẻ ngừng tim.
4 món ăn dưỡng tâm, an thần trong mùa hè

4 món ăn dưỡng tâm, an thần trong mùa hè

05:45:12 16/05/2025
Với tác dụng bổ khí, ích huyết, dưỡng tâm, an thần của mình, táo đỏ thường được ứng dụng để điều trị các chứng bệnh như mất ngủ, thần kinh suy nhược, hồi hộp, hay quên và ra mồ hôi trộm.
Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên ở trẻ bằng những thói quen đơn giản

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên ở trẻ bằng những thói quen đơn giản

05:44:34 16/05/2025
Các triệu chứng thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày và tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu không theo dõi kỹ, bệnh có thể tiến triển thành viêm tai giữa, viêm phổi hoặc viêm thanh quản co thắt.
Nam thanh niên có huyết thanh đục trắng như sữa hiếm gặp

Nam thanh niên có huyết thanh đục trắng như sữa hiếm gặp

21:33:30 15/05/2025
Các yếu tố nguy cơ thường thấy bao gồm rối loạn lipid máu, đặc biệt là chỉ số mỡ máu tăng cao; béo bụng, ít vận động; chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, thực phẩm siêu chế biến; tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 không triệu chứng.
Bé gái 10 tuổi sốc sốt xuất huyết nặng, nguy kịch vì béo phì

Bé gái 10 tuổi sốc sốt xuất huyết nặng, nguy kịch vì béo phì

21:30:42 15/05/2025
Đồng thời, bệnh viện tiến hành dẫn lưu dịch màng bụng, truyền các chế phẩm máu để điều trị rối loạn đông máu và hỗ trợ chức năng gan. Sau gần 12 ngày điều trị, bệnh nhi hồi phục dần, cai máy thở, tỉnh táo, chức năng gan thận ổn định.
Chỉ 30 phút đi bộ mỗi ngày mang lại hiệu quả hơn bạn tưởng

Chỉ 30 phút đi bộ mỗi ngày mang lại hiệu quả hơn bạn tưởng

13:54:47 15/05/2025
Bạn đừng đánh giá thấp sức mạnh của việc đi bộ. Sự thật là bài tập tác động thấp này có thể giúp bạn giảm cân, cùng với một số lợi ích lớn khác trong cuộc sống.
5 dấu hiệu thận yếu dễ nhận biết vào ban đêm

5 dấu hiệu thận yếu dễ nhận biết vào ban đêm

09:14:51 15/05/2025
Sự tích tụ độc tố dẫn đến những đêm mất ngủ, khiến bạn khó có được giấc ngủ phục hồi. Nếu bạn thấy giấc ngủ của mình liên tục bị gián đoạn do khó chịu hoặc nhu cầu đi tiểu, đó có thể là dấu hiệu cho thấy thận không hoạt động tối ưu.
Vitamin E có thể gây hại nếu dùng sai cách

Vitamin E có thể gây hại nếu dùng sai cách

09:12:40 15/05/2025
Tuy nhiên, các nghiên cứu lâm sàng quy mô lớn lại cho thấy kết quả không đồng nhất và hiệu quả bảo vệ tim mạch của vitamin E chưa đủ bằng chứng để khuyến cáo dùng bổ sung liều cao thường xuyên.

Có thể bạn quan tâm

Lộ diện 3 phim Việt so kè tại rạp dịp lễ 2/9

Lộ diện 3 phim Việt so kè tại rạp dịp lễ 2/9

Phim việt

06:50:56 16/05/2025
Những bộ phim sẽ ra mắt trong dịp lễ 2/9 đã hé lộ loạt hình ảnh cho thấy mức độ đầu tư chỉn chu về bối cảnh và diễn xuất. Các phim cũng có sự đa dạng về thể loại.
Dàn sao dự đám cưới Hồ Quỳnh Hương: Thiều Bảo Trâm khoe dáng gợi cảm, "chị đại kim cương" quyết tâm làm 1 việc

Dàn sao dự đám cưới Hồ Quỳnh Hương: Thiều Bảo Trâm khoe dáng gợi cảm, "chị đại kim cương" quyết tâm làm 1 việc

Sao việt

06:38:07 16/05/2025
Một vài sao Việt thân thiết với Hồ Quỳnh Hương đích thân có mặt để chứng kiến khoảnh khắc trọng đại của nữ ca sĩ.
Lý do thật sự khiến Jeon So Min rời Running Man

Lý do thật sự khiến Jeon So Min rời Running Man

Sao châu á

06:19:18 16/05/2025
Trong lần xuất hiện gần đây trên chương trình Huh Young Man s Food Travel của đài TV Chosun, nữ diễn viên đã tiết lộ lý do khiến cô quyết định chia tay Running Man.
Thảm đỏ Cannes ngày 3: Chung Sở Hi đẹp phát sáng, cùng Chompoo Araya "chặt chém" Irina Shayk và cả Hoa hậu Hoàn vũ

Thảm đỏ Cannes ngày 3: Chung Sở Hi đẹp phát sáng, cùng Chompoo Araya "chặt chém" Irina Shayk và cả Hoa hậu Hoàn vũ

Sao âu mỹ

06:16:10 16/05/2025
Chompoo Araya, Chung Sở Hi, Irina Shayk, Hirose Suzu, Iris Mittenaere, Andie MacDowell... đã biến thảm đỏ LHP Cannes 2025 ngày 3 thành sàn diễn thời trang.
Cách nấu 3 món ăn giúp trẻ lâu, da hồng hào săn chắc nhưng giá cực rẻ

Cách nấu 3 món ăn giúp trẻ lâu, da hồng hào săn chắc nhưng giá cực rẻ

Ẩm thực

06:10:10 16/05/2025
Bì lợn xào cay, chân giò hầm đậu nành... là những món ăn bình dân nhưng có thể giúp cải thiện độ săn chắc, hồng hào của làn da, nhờ thế giúp bạn trẻ hơn tuổi thật.
Demi Moore kể hậu trường cảnh bikini biểu tượng trong 'Charlie's Angels'

Demi Moore kể hậu trường cảnh bikini biểu tượng trong 'Charlie's Angels'

Hậu trường phim

06:07:34 16/05/2025
Trong cuộc trò chuyện mới đây, Demi Moore chia sẻ về cảnh bibiki mang tính biểu tượng của mình trong phim Charlie s Angels: Full Throttle (2003).
10 phim 18+ gây tranh cãi nhất LHP Cannes 10 năm qua (P.1): Đến diễn viên cũng phải bỏ về

10 phim 18+ gây tranh cãi nhất LHP Cannes 10 năm qua (P.1): Đến diễn viên cũng phải bỏ về

Phim âu mỹ

05:55:10 16/05/2025
Dưới đây là 5 trong số 10 bộ phim 18+ gây sốc và tranh cãi mạnh nhất tại Cannes từ năm 2014 đến 2024, mỗi tác phẩm là một vết cắt sâu vào định nghĩa điện ảnh nghệ thuật đương đại.
Phim ngôn tình dở nhất hiện tại: Nam chính xấu ơi là xấu, nữ chính sao lại khó tả thế này

Phim ngôn tình dở nhất hiện tại: Nam chính xấu ơi là xấu, nữ chính sao lại khó tả thế này

Phim châu á

05:50:23 16/05/2025
Bộ phim Nhân Sinh Nếu Như Lần Đầu Gặp Gỡ do các diễn viên trẻ Lý Hiện, Xuân Hạ, Ngụy Đại Huân đóng chính đã phải chờ tới 5 năm mới được lên sóng.
Cháu gái đổ keo dính kín đặc lên đầu con tôi, chị dâu chẳng buồn cứu chữa hay xin lỗi, còn trách thằng bé "vu oan" cho con chị

Cháu gái đổ keo dính kín đặc lên đầu con tôi, chị dâu chẳng buồn cứu chữa hay xin lỗi, còn trách thằng bé "vu oan" cho con chị

Góc tâm tình

05:08:05 16/05/2025
Vẫn biết con ai thì người ấy bênh, nhưng rõ ràng chị dâu thấy con mình làm sai mà còn bắt nạt con tôi như vậy. Bé Bắp con trai tôi năm nay mới 3 tuổi rưỡi, hiền lành và nhút nhát.
Ông Trump tới UAE thúc đẩy tham vọng AI của quốc gia vùng Vịnh

Ông Trump tới UAE thúc đẩy tham vọng AI của quốc gia vùng Vịnh

Thế giới

23:54:03 15/05/2025
Truyền thông đưa tin hôm 14/5, Mỹ hiện có một thỏa thuận sơ bộ với UAE, cho phép nước này nhập khẩu 500.000 chip AI tiên tiến nhất mỗi năm của Tập đoàn Nvidia (NVDA.O), bắt đầu từ năm nay.
Wren Evans được bênh vực nhưng lý do nghe lạ lắm!

Wren Evans được bênh vực nhưng lý do nghe lạ lắm!

Nhạc việt

23:24:45 15/05/2025
Bình luận bênh vực ồn ào tình cảm mới đây của Wren Evans nhưng thực chất để chỉ trích giọng hát live hụt hơi khó có thể thông cảm