Các trường đại học được quyền tự quyết về học thuật, chuyên môn
Được quyền tự quyết về học thuật, chuyên môn; được liên kết trường đại học thành đại học; được chuyển đổi sang hoạt động không vì lợi nhuận là những nội dung đáng chú ý trong Nghị định 99/2019.
Được chuyển đổi sang hoạt động không vì lợi nhuận
Tại Điều 3 của Nghị định 99, cho phép chuyển đổi cơ sở giáo dục đại học tư thục sang cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
Để làm được điều này, cơ sở giáo dục phải đáp ứng các tiêu chí, như tờ trình đề nghị chuyển đổi, trong đó nêu rõ sự cần thiết phải chuyển đổi, tôn chỉ, mục đích hoạt động không vì lợi nhuận; phần vốn góp, phần tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia của cơ sở giáo dục đại học tư thục (nếu có).
Ngoài ra, văn bản cam kết của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với cơ sở giáo dục đại học tư thục chuyển sang cơ sở giáo dục đại học hoạt động không vì lợi nhuận, bảo đảm thực hiện hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phần lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học tư thục.
Được thành lập đại học nếu có ít nhất 3 trường đại học. Ảnh: Vne.edu.vn
Cơ sở giáo dục cũng phải đảm bảo có dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động; dự thảo quy chế tài chính nội bộ của cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận. Kèm theo đó, phải có báo cáo kết quả kiểm toán, thỏa thuận giải quyết phần vốn góp cho nhà đầu tư không đồng ý chuyển đổi sang cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận (nếu có); các giấy tờ, tài liệu về đất đai, tài sản, tài chính, tổ chức và nhân sự của cơ sở giáo dục đại học tư thục chuyển sang cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.
Và để có một bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ sở giáo dục phải cung cấp được đánh giá tác động của việc chuyển đổi về nhân sự, tài chính, tài sản và phương án xử lý; quyết định thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục, quyết định công nhận hội đồng trường đương nhiệm, quyết định công nhận hiệu trưởng đương nhiệm của cơ sở giáo dục đại học tư thục và các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Video đang HOT
Thành lập đại học nếu có ít nhất 3 trường đại học
Tại Điều 5 của Nghị định nêu, các trường đại học có thể liên kết để thành lập đại học. Để được công nhận, các trường phải đảm bảo có ít nhất 3 trường đại học cùng loại hình công lập hoặc cùng loại hình tư thục liên kết thành đại học hoặc có ít nhất 3 trường đại học là trường đại học tư thục và trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận liên kết thành đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.
Cùng với đó là bản dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của đại học do các trường đại học liên kết với nhau xây dựng, trong đó xác định mục tiêu, sứ mạng chung; các quy định về tổ chức, tài chính, tài sản; các nội dung khác (nếu có).
Cuối cùng, các trường phải có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp trường đại học công lập hoặc có sự đồng thuận của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp tại mỗi trường đại học tư thục, trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.
Nâng quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục
Điều 13 của Nghị định quy định về quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục. Theo đó, cơ sở giáo dục được quyền tự chủ về học thuật và hoạt động chuyên môn. Trong đó, được quyền ban hành và tổ chức thực hiện các quy định nội bộ về hoạt động tuyển sinh, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác trong nước và quốc tế phù hợp quy định của pháp luật; xác định, công bố công khai phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT, trừ lĩnh vực quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý trực tiếp.
Các cơ sở giáo dục được phép quyết định phương thức tổ chức và quản lý đào tạo đối với các trình độ, hình thức đào tạo; xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo phù hợp với quy định về Khung trình độ quốc gia Việt Nam, về chuẩn chương trình đào tạo, bảo đảm không gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng, không xuyên tạc lịch sử, ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục và đoàn kết các dân tộc Việt Nam, hòa bình, an ninh thế giới, không có nội dung truyền bá tôn giáo; biên soạn, lựa chọn, thẩm định, phê duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình giáo dục đại học (trừ các môn học bắt buộc); tổ chức thực hiện, đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo của giáo dục đại học; thiết kế mẫu, in phôi, cấp phát, quản lý văn bằng, chứng chỉ phù hợp với quy định của pháp luật.
Các cơ sở giáo dục được quyết định đào tạo từ xa, liên kết đào tạo trình độ đại học theo hình thức vừa làm vừa học với cơ sở giáo dục trong nước đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; quyết định hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định tại Điều 16 Nghị định này; quyết định các hoạt động hợp tác quốc tế quy định tại các khoản 3, 5 và 6 Điều 44 của Luật Giáo dục đại học, phù hợp với quy định của pháp luật.
Cùng với đó, nếu đủ điều kiện thực hiện quyền tự chủ theo quy định tại khoản 17 thì được tự chủ mở ngành đào tạo theo quy định tại khoản 18, được tự chủ liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định tại khoản 30, Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Các đại học được tự chủ ra quyết định mở ngành, liên kết đào tạo với nước ngoài cho trường đại học thành viên và đơn vị đào tạo thuộc đại học khi đáp ứng điều kiện mở ngành theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 33 và điều kiện liên kết đào tạo với nước ngoài quy định tại Điều 45 của Luật Giáo dục đại học (đã được sửa đổi, bổ sung). Các trường đại học thành viên của đại học được tự chủ ra quyết định mở ngành, liên kết đào tạo với nước ngoài khi đáp ứng điều kiện mở ngành theo quy định tại khoản 3 Điều 33 và điều kiện liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định tại khoản 5 Điều 45 của Luật Giáo dục đại học (đã được sửa đổi, bổ sung), phù hợp với quy chế tổ chức và hoạt động của đại học.
Nghị định 99/2019 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học có 20 điều, hiệu lực thi hành từ 15/2/2020.
Theo kinhtedothi
Đại học khu vực phía Nam đua nhau tuyển sinh sớm
Dù còn lâu mới bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2020, nhưng thời điểm này, nhiều trường đại học (ĐH) khu vực phía Nam đã công bố phương án, dự kiến phương án tuyển sinh ĐH hệ chính quy với nhiều điểm mới so với năm trước.
Thí sinh TPHCM tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2019. Ảnh: T.D
"Nở rộ" mở ngành đào tạo mới
Theo tìm hiểu những ngành mới được các trường ĐH ưu tiên mở trong năm 2020 này là những ngành hướng đến cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. PGS. Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cho biết, sẽ dừng tuyển sinh ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may và Kỹ thuật nữ công trong năm 2020 vì khó tuyển sinh. Trong năm học mới này trường sẽ đào tạo thêm ngành Hệ thống nhúng & IoT, Kiến trúc nội thất. Riêng ngành Thiết kế thời trang, nhà trường mở tuyển sinh thêm chương trình chất lượng cao.
Tương tự, trường ĐH Nguyễn Tất Thành cũng vừa công bố Đề án tuyển sinh dự kiến năm 2020 với nhiều điểm mới. Theo đó, trường dự kiến tuyển sinh thêm 4 ngành mới: Kỹ thuật phần mềm, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, Quan hệ quốc tế và Kinh doanh quốc tế. Tổng số ngành đào tạo bậc đại học chính quy của trường là 48 với chỉ tiêu dự kiến 6.250. ĐH Nha Trang cũng công bố phương án tuyển sinh năm 2020 có thêm các chương trình đào tạo như: Ngôn ngữ Anh - Trung; Dịch vụ hàng hải và Logistics; Kỹ thuật công trình giao thông.
Năm 2020, trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM) dự kiến có 5 phương thức tuyển sinh, tổng chỉ tiêu là 3.500 thí sinh. Trường tổ chức 5 phương thức tuyển sinh bao gồm: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định Bộ GD&ĐT; ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TPHCM; theo điểm thi THPT Quốc gia 2020; xét tuyển kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM; xét tuyển bằng kết quả các kỳ thi quốc tế hoặc xét tuyển những thí sinh tốt nghiệp THPT ở nước ngoài. Trường cũng dự kiến mở 6 ngành mới gồm: Khoa học dữ liệu, Công nghệ vật liệu, Vật lý y khoa, Kỹ thuật địa chất, Toán ứng dụng, Toán tin.
Năm 2020, trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM dự kiến thực hiện đồng thời 4 phương thức xét tuyển với 2.565 chỉ tiêu cho 22 ngành đào tạo. Trong đó, có 2 ngành mới là Kinh doanh thương mại và Ngôn ngữ Trung Quốc.
Nhiều phương án tuyển sinh riêng
Ngoài việc tuyển sinh bằng phương án xét tuyển dựa vào điểm kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020, trong năm học này, nhiều trường đẩy mạnh tuyển sinh theo các phương thức tuyển sinh riêng như thi đánh giá năng lực, sử dụng học bạ, xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển dựa trên quy chế riêng của trường.
PGS-TS Vũ Hải Quân, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM cho biết, trong năm học 2020-2021, ĐH Quốc gia TPHCM giữ ổn định 5 phương thức xét tuyển, gồm: Tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD-ĐT; ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy chế của ĐH Quốc gia TPHCM; xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia 2020; xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức; xét tuyển thẳng thí sinh có các chứng chỉ quốc tế.
Tuy nhiên, năm nay trong phương án tuyển sinh của ĐH Quốc gia TPHCM có 3 điểm mới đáng chú ý. Cụ thể, Hội đồng tuyển sinh đề nghị các trường, khoa thành viên dùng 50% (năm 2019 tối đa là 40%) chỉ tiêu để xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức; đối với các chương trình đào tạo liên kết quốc tế, đào tạo bằng tiếng Anh, chương trình tiên tiến, xét tuyển thẳng thí sinh có các chứng chỉ quốc tế; đối với thành viên mới (trường ĐH An Giang), hệ CĐ sư phạm vẫn duy trì, áp dụng xét tuyển bằng học bạ THPT nhưng phải xem xét kỹ, đảm bảo đầu vào tốt hơn.
ĐH Công nghiệp TPHCM, dự kiến kỳ tuyển sinh năm 2020, nhà trường tuyển gần 8.000 chỉ tiêu theo ba phương thức khác nhau. Trong đó, nhà trường dành khoảng 60% - 85% trong tổng chỉ tiêu trường xét tuyển dựa vào điểm kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020; xét học bạ THPT năm lớp 12 với ngưỡng nhận hồ sơ từ 19,5 điểm trở lên (tổng điểm ba môn); Dựa vào kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM cho khoảng 5% - 10% tổng chỉ tiêu.
Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM dự kiến 3 phương thức tuyển sinh: Xét kết quả thi THPT quốc gia năm 2020 (80% tổng chỉ tiêu), xét điểm học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn xét tuyển (10%) và điểm bài thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức (10%). Trong đó, phương thức xét tuyển học bạ sẽ có điều chỉnh về cách thức xét tuyển. Năm tới, trường chỉ xét dựa vào kết quả học bạ lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển (thay vì điểm trung bình học bạ 3 năm THPT theo tổ hợp 3 môn xét tuyển như trước đó). Trường dự kiến không tuyển sinh hệ cao đẳng. Tổng chỉ tiêu dự kiến của trường là 3.800.
Năm 2020, trường ĐH Ngân hàng TPHCM sẽ tuyển sinh theo 2 phương thức, bổ sung phương thức mới là xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển dựa trên quy chế riêng của trường. Cụ thể, nhà trường sẽ dành 85% chỉ tiêu xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia và 15% xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển dựa trên Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, Quy chế tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển của trường. Ngoài ra, nhà trường sẽ không sử dụng kết quả miễn thi môn Ngoại ngữ và điểm thi được bảo lưu theo quy định tại Quy chế xét công nhận tốt nghiệp THPT quốc gia để xét tuyển. Tổng chỉ tiêu dự kiến năm 2020 của trường là 3.150 chỉ tiêu.
Thu Dịu
Theo baohaiquan
Tuyển sinh 2020: Nhiều ngành và phương thức tuyển mới Nhiều trường đại học đã đưa ra phương án tuyển sinh năm 2020. Trong đó, có nhiều ngành mới, bổ sung các phương thức tuyển sinh mới, giảm mạnh chỉ tiêu cho phương thức truyền thống dựa vào kỳ thi THPT quốc gia. Nhiều ngành mới xuất hiện trong mùa tuyển sinh 2020 Ảnh: Như Ý Ngành mới: hướng tới cách mạng 4.0...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Campuchia công bố giai đoạn tiếp theo của dự án kênh đào Phù Nam Techo
Thế giới
09:46:35 16/05/2025
5 mẫu xe máy Honda đã trở thành 'huyền thoại' của thế giới xe hai bánh
Xe máy
09:46:25 16/05/2025
Thư giãn ở 'thiên đường nhiệt đới' giữa lòng Kiên Giang
Du lịch
09:45:53 16/05/2025
Chuyển 50 triệu đồng cho công an dỏm, cô gái vội báo ngân hàng ngăn chặn
Pháp luật
09:36:03 16/05/2025
Ảnh đế xuất thân cảnh sát bị bỏ thuốc, ép "yêu" đồng giới, phải lọc thận cả đời?
Sao châu á
09:33:38 16/05/2025
Diễn biến bất ngờ vụ người phụ nữ đi xe máy đuổi theo đập vỡ kính ô tô
Tin nổi bật
08:47:41 16/05/2025
Cận cảnh Samsung Galaxy S25 Edge vừa ra mắt, giá từ 30 triệu đồng
Đồ 2-tek
08:35:22 16/05/2025
Chỉ số mỡ máu cao, điều gì đang chờ phía sau?
Sức khỏe
08:34:44 16/05/2025
Khoảnh khắc hai con riêng của shark Bình chụp cùng ba mẹ con Phương Oanh gây chú ý
Netizen
08:28:44 16/05/2025
Có bố dọn vệ sinh, mẹ làm giúp việc nhưng bạn trai vẫn rất đáng để tôi yêu
Góc tâm tình
08:13:18 16/05/2025