Các trường đại học tư nhân Indonesia đứng trước nguy cơ đóng cửa hàng loạt
Khi đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế Indonesia từ giữa năm 2020 trở đi, các trường học tư nhân ở đây đã trải qua một đợt tuyển sinh sụt giảm mạnh. Bên cạnh đó số lượng SV bỏ học đang tăng lên.
Xét nghiệm Covid-19 ở Indonesia.
Điều này gây ra một cuộc khủng hoảng trong khu vực ĐH tư nhân Indonesia và nhiều người lo ngại có thể dẫn đến việc đóng cửa hàng loạt các trường ĐH.
Sau khi kết quả kỳ thi tuyển sinh ĐH quốc gia được công bố ngày 22/3, những HS tốt nghiệp nhưng không thi đậu dự kiến sẽ vào học tại các trường ĐH tư nhân như mọi năm. Khoảng 595.094 người qua được kỳ thi ĐH năm 2021 và 116.000 người được nhận vào các trường ĐH công lập. Tuy nhiên, số người vào học trường tư nhân đã giảm trong năm thứ 2 liên tiếp.
Hiệp hội các trường ĐH tư thục Indonesia (APTISI) ước tính gần một nửa số trường ĐH tư thục đã chứng kiến sự sụt giảm SV mới ít nhất 50%. Các trường ĐH nhỏ hơn bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Bên cạnh đó, số lượng SV bỏ học do các vấn đề tài chính đã gia tăng kể từ khi đại dịch Covid-19 hoành hành ở Indonesia vào tháng 3/2020. Người đứng đầu Trung tâm Dịch vụ Tài trợ GD của Bộ GD và Văn hóa cho biết số HS bỏ học lên tới 50% tổng số HS, chủ yếu là ở các trường ĐH tư thục.
Video đang HOT
Hiệu trưởng Raihan của ĐH Hồi giáo Jakarta (UIJ), đồng thời là thư ký chi nhánh Jakarta của APTISI cho biết nếu tình hình không được giải quyết, chỉ 60% trong số 4.500 trường ĐH tư nhân của đất nước tồn tại.
Bác sĩ Indonesia e ngại vaccine Covid-19 Trung Quốc
Tỷ lệ tử vong vì Covid-19 của bác sĩ Indonesia thuộc diện cao nhất thế giới, nhưng chiến dịch tiêm chủng vaccine CoronaVac không giúp họ bớt lo lắng.
Gần 1,5 triệu nhân viên y tế Indonesia sẽ là những người đầu tiên ở quốc gia đông dân thứ tư thế giới này được tiêm vaccine CoronaVac của công ty dược phẩm Trung Quốc Sinovac Biotech, sau khi Indonesia kích hoạt chiến dịch tiêm chủng từ hôm nay. Tuy nhiên, nhiều người bày tỏ lo ngại về tính an toàn và hiệu quả của loại vaccine này.
"Tôi không phản đối vaccine. Tôi chỉ đang phản đối Sinovac", Yusdeny Lanasakti, một bác sĩ ở tỉnh Đông Java nói.
Nhân viên sân bay và binh sĩ Indonesia di chuyển các lô vaccine của Sinovac tại sân bay Soekarno-Hatta gần Jakarta hôm 12/1. Ảnh: Reuters .
Indonesia đã cấp phép sử dụng khẩn cấp CoronaVac hôm 11/1 dựa trên các thử nghiệm tại nước này cho thấy nó đạt hiệu quả 65,3%. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Brazil nói hôm 12/1 rằng tỷ lệ này chỉ là 50,4%. Hồi tháng 12, các nhà nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hiệu quả của CoronaVac lên tới 91,25% dựa trên phân tích sơ bộ.
Sinovac chưa bình luận về vấn đề trên. Trong khi đó, Bambang Heriyanto, lãnh đạo của Bio Farma, công ty Indonesia tham gia vào các cuộc thử nghiệm, cho hay dữ liệu của Brazil vẫn ở trên tỷ lệ tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 50%.
Hiệp hội Y tế Indonesia cũng khuyến khích việc sử dụng CoronaVac, trong bối cảnh ít nhất 259 bác sĩ nước này đã chết vì Covid-19.
"Chúng ta có thể kéo giảm tỷ lệ tử vong cao trong các bác sĩ và nhân viên y tế", lãnh đạo hiệp hội Daeng M. Faqih nói.
Số bác sĩ tử vong ở Indonesia chỉ bằng khoảng 1/3 so với Ấn Độ, nhưng Ấn Độ có dân số gấp hơn 5 lần và số người chết vì Covid-19 cao hơn 6 lần Indonesia.
Dominicus Husada, một bác sĩ nhi ở Đông Java, nói rằng ông sẵn sàng tiêm chủng nhưng có một số câu hỏi về CoronaVac chưa được trả lời, như khả năng miễn dịch kéo dài bao lâu và nó giảm đi như thế nào theo thời gian.
Các bác sĩ muốn có nhiều thông tin hơn về vaccine này để bớt lo ngại, Tri Maharani, một bác sĩ ở Đông Java, người từng mắc Covid-19 và sẽ không tiêm CoronaVac, cho biết.
Dicky Budiman, một nhà dịch tễ học tại đại học Griffith Australia, thêm rằng "nếu các chuyên gia y tế đã nêu nghi vấn thì có nghĩa là đã có những vấn đề căn bản". Tình trạng này có thể là do chiến lược không tối ưu, hoặc chính phủ không cung cấp đầy đủ thông tin cho các chuyên gia, đặc biệt là về lợi ích và rủi ro của vaccine.
Nhân viên y tế kiểm tra các thùng vaccine của Sinovac tại thành phố Surabaya hôm 13/1. Ảnh: AFP .
Siti Nadia Tarmizi, quan chức cấp cao Bộ Y tế Indonesia, cho hay sẽ không có biện pháp xử phạt nào đối với những bác sĩ từ chối tiêm chủng, nhưng khuyến cáo các nhân viên y tế không nên lo lắng. Trong khi đó, Harif Fadhillah, chủ tịch Hiệp hội Y tá Indonesia, cho hay hầu hết y tá sẵn sàng tiêm vaccine.
Bên cạnh công tác hậu cần, nỗi hoài nghi về vaccine Trung Quốc cũng là một thử thách đối với chính phủ Indonesia khi thực hiện mục tiêu tiêm chủng cho hơn 180 triệu người ở hàng nghìn hòn đảo của quốc gia này trong vòng 15 tháng tới.
Một cuộc khảo sát hồi tháng 12/2020 cho thấy chỉ 37% người Indonesia sẵn sàng tiêm vaccine, 40% nói sẽ cân nhắc và 17% từ chối. Sinovac là nhà cung cấp vaccine lớn nhất của Indonesia nhưng nước này cũng mua hàng triệu liều của AstraZeneca và Pfizer-BioNTech, những loại vaccine cho hiệu quả hơn 95%.
Để thúc đẩy niềm tin với chiến dịch tiêm chủng quốc gia, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã trở thành người đầu tiên tiêm vaccine của Sinovac hôm nay. Tuy nhiên, Agnes Christie Supangkat, một bác sĩ ở Jakarta, cho hay cô không thấy thuyết phục và sẽ không tiêm vaccine.
"Dường như tiến trình phát triển vaccine được hối hả thực hiện để ngăn chặn đại dịch, nhưng mới chỉ có vài thử nghiệm hoàn thành", cô nói.
Máy bay Indonesia gặp nạn từng 'đắp chiếu' 9 tháng Chiếc Boeing của hãng Sriwijaya Air ngừng bay gần 9 tháng hồi năm ngoái vì Covid-19, rồi được kiểm tra để hoạt động lại nhưng gặp nạn. Bộ Giao thông Vận tải Indonesia hôm 12/1 cho biết chiếc máy bay Boeing 737-500 mang số hiệu SJ 182 của hãng hàng không Sriwijaya Air đã phải ngừng hoạt động từ cuối tháng 3/2020, vài...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Trump tuyên bố không giảm thuế để đàm phán với Trung Quốc

Khi OPEC+ 'chơi dao đứt tay'

Mỹ tìm giải pháp thương mại với Canada, Trung Quốc

Chảo lửa xung đột Ấn Độ - Pakistan bùng phát

Phó tổng thống Mỹ dịu giọng với châu Âu, khẳng định 'chung một chiến tuyến'

Disney sẽ xây công viên giải trí đầu tiên tại Trung Đông

Thêm trường hợp tai nạn liên quan tiêm kích F/A-18

Lo ngại bệnh than, Campuchia ngừng nhập một số sản phẩm từ Thái Lan

Israel tập kích chết người tại Gaza, mâu thuẫn về số con tin còn sống

Chỉ huy Hamas thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel vào Liban

Lực lượng Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công Israel

Pakistan mở lại không phận, Ấn Độ vẫn đóng 21 sân bay
Có thể bạn quan tâm

Lưu Diệc Phi lộ nhân cách thật khi bị người khác vạch trần thói phông bạt ngay trên sóng trực tiếp
Sao châu á
23:56:24 08/05/2025
Giả thuyết sốc về Thám Tử Kiên phần 2: Nữ chính là "trùm cuối" vì lý do không ngờ
Phim việt
23:54:07 08/05/2025
Lý Hải - Minh Hà bị hàng nghìn người bao vây, náo loạn cả một khu phố
Hậu trường phim
23:51:17 08/05/2025
Phản hồi mới nhất của Đoàn Di Băng: "Khách hàng cứ yên tâm sử dụng các lô hàng trước đó"
Sao việt
23:42:52 08/05/2025
Khởi tố vụ người phụ nữ đi đường bất ngờ bị kéo lên ô tô, 'tra tấn' bằng axit
Pháp luật
23:42:39 08/05/2025
Phần cuối 'Squid Game' ấn định ngày lên sóng: Lee Jung Jae sẽ ra sao?
Phim châu á
23:34:06 08/05/2025
3 sai lầm khiến phụ nữ trung niên mặc đồ đắt tiền nhưng vẫn kém sang
Thời trang
23:18:16 08/05/2025
Kevin De Bruyne gia nhập Liverpool?
Sao thể thao
23:00:39 08/05/2025
Bố ba con chinh phục được mẹ đơn thân kém 8 tuổi trên show hẹn hò
Tv show
22:39:32 08/05/2025
Hôn nhân 'kịch tính' của cậu cả nhà David Beckham với ái nữ tỉ phú Mỹ
Sao âu mỹ
22:19:46 08/05/2025