Các trường đào tạo tại chức lên tiếng
Từ góc độ là những nơi cung cấp cho xã hội những “sản phẩm” tại chức, đại diện một số trường đại học đã lên tiếng.
Từng nhận được thông báo của SV về chuyện Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc từ chối tuyển dụng SV tốt nghiệp trường mình, GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc – Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) – chia sẻ: “Lúc đó vừa buồn, vừa bức xúc”.
Nhiều người vừa đi làm vừa nỗ lực học tập để nâng cao trình độ- Ảnh: Như Hùng
Chuẩn đầu ra… chưa chuẩn
Bắt đầu ít người học Thực tế, việc một số tỉnh từ chối người tốt nghiệp tại chức kéo dài suốt mấy năm gần đây cũng làm nguồn tuyển sinh của nhiều trường CĐ, ĐH đối với các hệ diện ngoài ĐH chính quy này bị bó hẹp. Khoa tại chức Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội), theo bà Vũ Thúy Quỳnh, nguồn tuyển sinh đã vắng đi nhiều, chỉ còn lại nguồn liên thông ĐH (chủ yếu theo đơn đặt hàng của các tỉnh) và văn bằng 2 không chính quy cho người đang đi làm.
Video đang HOT
“Trường có chương trình đào tạo chất lượng cao mà SV vừa ra trường đã bị từ chối tuyển dụng ở tỉnh, làm sao không xót? Tôi đã thử đặt mình ở vị trí của SV và hiểu cảm giác thật sự sốc của các em. Ngay lập tức trường có công văn gửi Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc, đồng thời lãnh đạo trường lên làm việc trực tiếp với tỉnh. Cái lý của tỉnh là lo chương trình đào tạo của nhà trường dành ít thời lượng cho nghiệp vụ sư phạm. Trường đã phải chứng minh ngược lại mô hình đào tạo của nhà trường tiệm cận với chương trình của nhiều nước tiên tiến. Chính nhà trường đã đứng ra thuyết phục để tỉnh phải mở cửa trở lại với SV của mình” – GS Lộc nói.
Theo GS Lộc, ở VN hiện chưa có những rạch ròi về xếp hạng từng trường, thương hiệu của nhà trường là do xã hội công nhận. Các trường ĐH công lập đã được Chính phủ cho phép thành lập, nghĩa là ít nhất nó đã được xem xét về mặt pháp nhân, có sự bảo đảm nhất định về chất lượng đào tạo. Song thực tế, nhà tuyển dụng vẫn đưa ra những tiêu chuẩn để từ chối hay chấp nhận, tức họ có lý do để phân định chất lượng. “Chất lượng đào tạo thật sự chưa đồng đều khi nhiều trường ĐH địa phương đào tạo sư phạm mới vừa được nâng từ trường CĐ sư phạm của tỉnh lên” – GS Lộc nói.
Là lựa chọn hàng đầu của tất cả sở GD-ĐT, các trường THPT phía Bắc, nhưng lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng khẳng định yếu tố bảo đảm chất lượng, xây dựng chuẩn thật sự cho hệ thống đào tạo sư phạm hiện nay vẫn chưa… chuẩn.
Rào cản cho các trường
PGS.TS Nguyễn Kim Hồng – phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM – cho rằng về luật pháp, các loại bằng cấp đều bình đẳng và có giá trị như nhau. Tuy nhiên, người sử dụng lao động có quyền đưa ra các yêu cầu để tuyển người phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình. Vấn đề là tuyển được người đáp ứng được yêu cầu đặt ra, như thế tại sao không thi tuyển? Theo ông Hồng, hiện các trường đang cố gắng nâng cao chất lượng, thu hẹp khoảng cách đào tạo ở các hình thức đào tạo khác nhau. Việc phân biệt này sẽ là rào cản trong nỗ lực của các trường. Ông Hồng lý giải: nếu người học tại chức học tốt, có việc làm tốt sẽ khuyến khích người học nỗ lực hơn, đầu vào tốt hơn, đầu ra cũng sẽ cao hơn.
Tương tự, ông Mỵ Giang Sơn – Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sài Gòn – tuy khẳng định chất lượng đào tạo tại chức không bằng chính quy, nhưng cho biết không nên đánh giá năng lực của người học thông qua tấm bằng bởi nó mới chỉ phản ánh một cách định tính. Cần phải khảo sát năng lực thực tế thông qua thi tuyển để có đánh giá toàn diện hơn.
Theo ThS Vũ Thúy Quỳnh – Trưởng khoa tại chức Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội), việc một số tỉnh từ chối hệ đào tạo tại chức ngay trong tuyển dụng giáo viên chứng tỏ họ nhìn thấy “vấn đề” trong lịch sử tuyển dụng, đào tạo của họ. Tuy nhiên, không thể vì thế đánh đồng tất cả học viên tại chức như nhau.
Theo tuổi trẻ
140 giáo viên miền Trung học bồi dưỡng tiếng Anh bậc tiểu học
Sáng nay 7/11, tại ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng, 140 giáo viên các tỉnh Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam và Đà Nẵng đã dự khai giảng, chính thức khóa học bồi dưỡng tiếng Anh bậc tiểu học.
Đây là khóa bồi dưỡng tiếng Anh bậc tiểu học cho các giáo viên đầu tiên trên cả nước do Sở GD-ĐT các tỉnh thành nói trên phối hợp cùng ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng tổ chức.
Đại diện ĐH Ngoại ngữ và Sở GD-ĐT các tỉnh nhận hoa cảm ơn từ các học viên được tạo điều kiện nâng cao trình độ.
Theo đó, các giáo viên sẽ tham dự khóa học trong thời gian gần 3 tháng, được bồi dưỡng song song năng lực tiếng Anh và nghiệp vụ sư phạm giáo viên tiếng Anh tiểu học theo khung chương trình chuẩn của Bộ GD-ĐT.
Được biết, khóa học nằm trong khuôn khổ Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2009" - đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2008 nhằm đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ. Theo đó, hướng tới năm 2020, đa số thanh niên Việt Nam đủ năng lực ngoại ngữ để sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc...
PGS.TS Phan Văn Hòa - hiệu trưởng trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng nhấn mạnh mục đích của khóa học đến các học viên tại buổi khai giảng: "Bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ và nghiệp vụ sư phạm tiếng Anh là việc làm thiết thực đối với đội ngũ thầy cô giáo dạy tiếng Anh bậc tiểu học. Do chính các thầy cô là những người trực tiếp giảng dạy các em học sinh ngay từ những ngày đầu tiên các em biết đến tiếng Anh. Đây là nền tảng giúp các em tiếp cận và nâng cao trình độ tiếng Anh, sử dụng tiếng Anh để nắm bắt kiến thức, thích ứng quá trình hội nhập, giao tiếp, học tập, làm việc... hiệu quả hơn trong tương lai".
Khánh Hiền
Theo dân trí
'Bằng đẹp' vẫn thất nghiệp Ngay khi tốt nghiệp ra trường, các bạn sinh viên hăm hở bước vào cuộc sống mới, với hy vọng sớm tìm được công việc và ổn định cuộc sống. Thế nhưng cầm tấm "bằng đẹp" chưa hẳn là sẽ tìm được việc tốt. Tốt nghiệp đại học với tấm "bằng đẹp" nhiều sinh viên vẫn... thất nghiệp. Câu chuyện bằng "đẹp" Nguyên...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

3 con giáp có vận mua nhà mùa hè 2025 Nếu biết kích tài từ góc Đông Nam trong nhà
Trắc nghiệm
00:35:39 14/05/2025
Vụ ô tô tông liên hoàn 6 xe máy: Đình chỉ công tác Trưởng Công an Tam Hiệp
Tin nổi bật
23:56:15 13/05/2025
Ông Zelensky tiết lộ nội dung sẽ đàm phán nếu gặp trực tiếp ông Putin
Thế giới
23:52:37 13/05/2025
NSƯT Hoài Linh xuất hiện, bật khóc nức nở, lý do là gì?
Sao việt
23:48:50 13/05/2025
Khởi tố tài xế ô tô gây tai nạn làm chết người
Pháp luật
23:45:27 13/05/2025
1 mỹ nhân Việt bất ngờ tuyên bố: Từ nay tôi không muốn làm "bé ba" nữa
Hậu trường phim
23:40:52 13/05/2025
2 ngọc nữ "con nhà nòi" hàng đầu Hàn Quốc: Nhan sắc được cả thế giới ngợi ca, đời thực còn "xịn" hơn phim
Sao châu á
23:27:55 13/05/2025
Ca sĩ Hiền Hồ và chặng đường đầy thử thách lấy lại hình ảnh
Nhạc việt
23:01:13 13/05/2025
Phim mới của Lee Min Ho và Jisoo gây tranh cãi
Phim châu á
22:34:31 13/05/2025
Vũ trụ bị phân hủy và biến mất sớm hơn vẫn tưởng?
Lạ vui
22:31:07 13/05/2025