Các tỷ phú bị mất tài sản trong cuộc khủng hoảng thuế quan
Sau thông báo gây chấn động của Tổng thống Donald Trump về chính sách thuế quan làm chao đảo thị trường chứng khoán toàn cầu, giới đầu tư và các tỷ phú đã “đứng ngồi không yên”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và tỉ phú Elon Musk tại một sự kiện ở Washington. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo trang The Guardian (Anh), chỉ trong hai ngày giao dịch sau công bố chính sách thuế quan mới của ông Trump, tài sản của 500 người giàu nhất thế giới đã bốc hơi tới 536 tỷ USD – tổn thất chưa từng có trong lịch sử của Chỉ số tỷ phú của Bloomberg.
Nhóm tỷ phú ủng hộ ông Trump đã bị ảnh hưởng nặng nề. Trong đó, có bốn tỷ phú bị ảnh hưởng nhiều nhất do sự hỗn loạn này, trong khi tài sản của một tỷ phú vẫn tiếp tục tăng lên trong năm nay.
Elon Musk
Tỷ phú Elon Musk phát biểu tại một hội nghị ở Krakow, Ba Lan. Ảnh: PAP/TTXVN
Ông Musk, người đàn ông giàu nhất thế giới, Giám đốc điều hành (CEO) của Tesla, là người hứng chịu tác động lớn nhất do biến động của thị trường. Sau khi trở thành quan chức cấp cao gây tranh cãi trong chính quyền của Tổng thống Trump, khối tài sản của ông đã giảm mạnh.
Tesla đã đối mặt với phản ứng dữ dội từ người tiêu dùng về những hành động gây tranh cãi của ông Musk, khiến cổ phiếu của công ty lao dốc. Chỉ trong hai ngày, từ khi thị trường mở cửa vào ngày 3/4 đến khi đóng cửa vào ngày 4/4, tài sản ròng của ông Musk đã mất đi 31 tỷ USD.
Cổ phiếu của Tesla giảm cũng đồng nghĩa với việc SpaceX, công ty tên lửa và vệ tinh tư nhân của ông Musk, hiện trở thành tài sản giá trị nhất trong danh mục tài sản của ông.
Tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay, tài sản ước tính của ông Musk đã giảm 130 tỷ USD. Tuy nhiên, ông vẫn duy trì vững vàng “ngôi vị” người giàu nhất thế giới với tài sản ròng lên tới 302 tỷ USD. Vào chiều ngày 7/4, cổ phiếu của Tesla tiếp tục giảm gần 5% trên Phố Wall, làm tăng thêm những khoản lỗ này.
Mark Zuckerberg
Nhà đồng sáng lập, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn Facebook Mark Zuckerberg. Ảnh: Getty
Nhà sáng lập Facebook và chủ sở hữu Instagram và WhatsApp Mark Zuckerberg là người chịu khoản lỗ lớn thứ hai, với ít nhất 27 tỷ USD.
Với tài sản ròng ước tính 179 tỷ USD, ông Zuckerberg – người giàu thứ 3 thế giới – bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tình trạng sụt giảm giá trị của Meta, công ty mẹ của Facebook. Cổ phiếu của Meta đã giảm gần 14% trong hai ngày giao dịch, khi cuộc chiến thuế quan tác động đặc biệt nặng nề đến các công ty công nghệ. Tuy nhiên, trong phiên ngày 7/4, cổ phiếu của Meta đã phục hồi nhẹ, tăng khoảng 1%.
Video đang HOT
Nhiều công ty lớn nhất thế giới, bao gồm Meta, đang phụ thuộc vào các thị trường ở châu Á, nơi chịu mức thuế quan cao nhất mà ông Trump áp đặt, đặc biệt là đối với lĩnh vực sản xuất, chip máy tính và dịch vụ công nghệ thông tin.
Tài sản của ông Zuckerberg, người từng có “cú xoay trục” đáng chú ý với Meta ngay trước khi ông Trump nhậm chức, đã bốc hơi 28 tỷ USD từ đầu năm cho tới nay.
Jeff Bezos
Nhà sáng lập, Giám đốc điều hành (CEO) Tập đoàn thương mại điện tử Amazon (Mỹ) Jeff Bezos phát biểu tại Hội nghị về an ninh mạng, vũ trụ và hàng không tại Oxen Hill, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Jeff Bezos, nhà sáng lập Amazon và chủ sở hữu tờ Washington Post, đã chịu khoản lỗ lớn thứ ba trong hai ngày giao dịch, lên tới 23,5 tỷ USD.
Giá trị thị trường của Amazon, một trong những nhà bán lẻ lớn nhất toàn cầu với hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ khắp nơi trên thế giới, đã giảm hàng trăm tỷ USD trong năm nay. Các nhà bán hàng Trung Quốc chiếm hơn 50% thị phần của thị trường bên thứ ba của Amazon, trong khi dịch vụ đám mây AWS của công ty cũng phụ thuộc vào công nghệ do các nhà sản xuất ở châu Á, như Đài Loan, cung cấp.
Sở hữu khối tài sản ròng ước tính 193 tỷ USD, ông Bezos, người giàu thứ hai thế giới, đã thiệt hại tới 45 tỷ USD trong năm nay. Tuy nhiên, vào ngày 7/4, cổ phiếu của Amazon đã có sự phục hồi nhẹ, tăng 0,4%.
Ngoài ra, hồi tháng 2, quỹ khí hậu và đa dạng sinh học trị giá 10 tỷ USD của ông Bezos đã ngừng tài trợ cho một trong những tổ chức chứng nhận khí hậu quan trọng nhất thế giới. Đây được xem là một động thái “cúi đầu” trước ông Trump, phản ánh sự đối đầu của ông với các sáng kiến bảo vệ khí hậu.
Bernard Arnault
Tỷ phú Pháp Bernard Arnault. Ảnh: AFP/TTXVN
Tài sản của tỷ phú Bernard Arnault, người đứng đầu đế chế hàng xa xỉ LVMH, đã giảm mạnh trong hai ngày 3 và 4/4, mất lần lượt 6 tỷ USD và hơn 5 tỷ USD, khi chính sách thuế quan của Tổng thống Trump tác động nặng nề đến các trung tâm sản xuất tại châu Á, nơi cung cấp nguyên liệu cho ngành may mặc toàn cầu. Cổ phiếu của LVMH tiếp tục lao dốc, giảm hơn 4% vào ngày 7/4.
Tính đến thời điểm hiện tại, giá trị tài sản ròng của ông Arnault, người giàu nhất châu Âu và là người giàu thứ tư thế giới theo Bloomberg, đã giảm xuống còn 158 tỷ USD, mất tổng cộng 18,6 tỷ USD từ đầu năm đến nay.
Ông Arnault và Tổng thống Trump đã quen biết nhau từ đầu những năm 1980 khi gặp nhau tại một bữa tối từ thiện. Mỹ là thị trường lớn nhất của đế chế LVMH, có quy mô tương đương với toàn bộ doanh thu từ châu Âu.
Ông Arnault, người có biệt danh “con sói khoác áo cashmere”, đã có chỗ ngồi ưu ái tại lễ nhậm chức lần thứ hai của ông Trump, cùng vợ và các con ông.
Khi trở về từ Mỹ, ông Arnault chia sẻ: “Tôi vừa trở về từ Mỹ và tôi đã chứng kiến những làn gió lạc quan ở đất nước đó. Trở về từ Pháp thì giống như tắm nước lạnh vậy”.
Liên minh châu Âu bị đã áp mức thuế 20%, trong khi các quốc gia sản xuất hàng may mặc chính ở châu Á bị áp mức thuế lên tới 54%.
Warren Buffett
Dù phần lớn các tỷ phú đều mất tài sản , Warren Buffett, người được mệnh danh là “nhà hiền triết xứ Omaha” và là cổ đông lớn nhất của công ty đầu tư Berkshire Hathaway, không phải là một trong những tỷ phú chịu thiệt hại từ sự sụp đổ của thị trường trong những ngày qua. Ngược lại, tài sản ròng của ông đã tăng lên 155 tỷ USD trong năm nay.
Dù vẫn bị ảnh hưởng với khoản lỗ 2,57 tỷ USD trong đợt khủng hoảng này, song tài khoản của ông Buffett đã tăng thêm 12,7 tỷ USD tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay.
Hôm 4/4, Tổng thống Trump đã đăng một video lên trang mạng xã hội Truth Social, trong đó tuyên bố rằng ông Buffett đã ca ngợi các chính sách kinh tế gần đây của ông. Sau đó, Berkshire Hathaway đã lên tiếng phủ nhận thông tin này. Cổ phiếu của công ty đã giảm hơn 2% trong phiên giao dịch đầu giờ chiều ngày 7/4.
Thuế quan nổi sóng, Tesla vẫn ung dung nhờ các siêu nhà máy 'địa phương'?
Các nhà sản xuất ô tô đã bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề. Tesla cũng vậy. Nhưng người khổng lồ này có một con át chủ bài trong tay: các siêu nhà máy sản xuất ô tô, nơi hầu hết các linh kiện đều đến từ các nhà cung cấp khu vực.
Mẫu ô tô của Tesla được giới thiệu tại Triển lãm ô tô Brussels, Bỉ, ngày 10/1/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Theo tờ El Pais, công ty Tesla của Elon Musk sản xuất xe tại Mỹ, châu Âu và Trung Quốc thông qua các nhà cung cấp khu vực, điều này sẽ cho phép công ty tránh được một phần thuế quan. Tuy vậy, định giá cực cao và hiệu suất bán hàng kém đã khiến công ty lỗ 750 tỷ USD trên thị trường chứng khoán kể từ tháng 12 năm ngoái.
Cuộc chiến thuế quan là một thực tế khắc nghiệt. Việc Mỹ công bố mức thuế cụ thể sẽ áp cho từng quốc gia mà nước này nhập khẩu hàng hóa - từ 10% đến 49% - đã gây ra một cơn địa chấn trên thị trường tài chính, lo ngại rằng biện pháp này sẽ tác động đến tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu và gây ra sự gia tăng đột biến về lạm phát.
Các nhà sản xuất ô tô đã bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề. Tesla cũng vậy, dù ông chủ Elon Musk là cố vấn hàng đầu của Tổng thống Donald Trump. Nhưng công ty ô tô điện này có một con át chủ bài trong tay: đó là các siêu nhà máy sản xuất ô tô, nơi hầu hết linh kiện đều đến từ các nhà cung cấp khu vực.
Ví dụ điển hình nhất về cách tiếp cận này là nhà máy khổng lồ mà Musk cho xây dựng tại Brandenburg, phía đông Berlin, với công suất 500.000 xe mỗi năm và có thể sớm đạt 1 triệu chiếc. Nhà máy sản xuất ô tô điện khổng lồ này đã tăng đáng kể nguồn cung ứng từ các nhà cung cấp châu Âu cho hầu hết các thành phần. Với mẫu Model Y mới, khoảng 92% phụ tùng được cung cấp bởi các công ty trong Liên minh châu Âu (Litva, Bỉ, Séc, Đan Mạch, Đức, Pháp, Hà Lan, Áo và Ba Lan).
Emérito Quintana, cố vấn cho quỹ đầu tư Numantia Patrimonio, đặt Tesla ở vị trí hàng đầu trong danh mục đầu tư của mình. Ông bắt đầu đầu tư vào công ty này cách đây 8 năm. Đối với ông, "việc Musk lựa chọn mô hình tích hợp toàn bộ chuỗi cung ứng và các nhà cung cấp địa phương sẽ là yếu tố tạo nên sự khác biệt trong cuộc chiến thương mại này".
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu từ các quốc gia khác và một số đối tác cũ như Canada đã đáp trả bằng mức thuế tương đương đối với xe của Mỹ. Trung Quốc công bố mức thuế 34% đối với ô tô Mỹ và dự kiến phản ứng của châu Âu sẽ diễn ra trong những ngày tới. Trong bối cảnh đó, Tesla, mặc dù có đà tăng trưởng chứng khoán kém, lại là nhà sản xuất phương Tây duy nhất có giá trị tăng khi Tổng thống Trump công bố mức thuế đối ứng đối với các loại xe không phải của Mỹ.
Lợi thế cạnh tranh
Trong ngành công nghiệp ô tô đầy phức tạp, mỗi bộ phận thường đến từ một địa điểm khác nhau. Ví dụ, một chiếc Chevrolet được lắp ráp và bán tại Mỹ có thể có các bộ phận được sản xuất tại Đức, Tây Ban Nha, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Đài Loan/Trung Quốc. Tất cả những yếu tố này sẽ bị ảnh hưởng bởi mức thuế quan mới, điều này sẽ làm tăng giá của xe. Như vậy có nghĩa là thuế quan không chỉ gây tổn hại cho các nhà sản xuất nước ngoài mà còn cả các nhà sản xuất Mỹ.
"Musk nhận thấy rằng việc có chuỗi cung ứng dài và phân tán là một điểm yếu, như đã chứng minh vào năm 2021, sau đại dịch. Đó là lý do tại sao ông quyết định rằng nhà máy khổng lồ ở Berlin sẽ có các nhà cung cấp châu Âu, nhà máy ở Thượng Hải sẽ có các thành phần của Trung Quốc và nhà máy ở Texas sẽ có các nhà cung cấp của Mỹ", ông Quintana lưu ý. Tesla có ý định sản xuất các bộ phận như ghế, cản và vỏ gương tại chỗ hoặc hợp tác với các công ty địa phương.
Chuyên gia Juan Gómez Bada, tại quỹ Avantage Capital, cũng nhấn mạnh rằng việc có các chuỗi cung ứng tích hợp hơn này "đã giảm thiểu những rủi ro có thể ảnh hưởng đến các đối thủ cạnh tranh khác mạnh mẽ hơn".
Ngoài ra, là một công ty tương đối trẻ so với các đối thủ cạnh tranh như General Motors, Stellantis hay BMW, Tesla có tính linh hoạt cao hơn. Do bức tranh cuối cùng về cuộc chiến thuế quan trong ngành ô tô vẫn chưa được xác định, nên vẫn còn quá sớm để biết tác động đến giá của từng loại xe, "nhưng điều rõ ràng là trong trường hợp của Tesla, nó sẽ không dữ dội bằng các đối thủ cạnh tranh", ông Quintana nhấn mạnh.
Nhà máy của hãng Tesla tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Những câu hỏi về tài chính
Tuy nhiên, cổ phiếu của Tesla đã mất gần một nửa giá trị kể từ giữa tháng 12/2024, giảm 750 tỷ USD.
Có một số lý do cho điều đó, bắt đầu với những lý do đơn giản nhất: dự báo lợi nhuận cho năm 2025 đã giảm 33% trong năm ngoái và năm 2026 là 29%. Hoạt động kinh doanh không tăng trưởng nhanh như mong đợi, như các báo cáo trong hai quý gần đây nhất cho thấy. Báo cáo mới nhất, được công bố vào tuần trước, cho thấy doanh số giảm 13% - điều không thể tha thứ đối với một công ty mà doanh thu vẫn được dự kiến sẽ tăng theo cấp số nhân.
Mặc dù các dấu hỏi về tài chính đã tồn tại từ lâu với Tesla, nhưng sự liên kết của tỷ phú Elon Musk với chính quyền Tổng thống Trump đã chính trị hóa thương hiệu và gây ra một loạt các cuộc tẩy chay.
Tuy nhiên, những người hâm mộ trung thành của Tesla thì không nản lòng. Đối với những người, như Emérito Quintana, thì "những khó khăn mà công ty phải đối mặt hiện nay ít nghiêm trọng hơn nhiều so với những khó khăn mà Tesla từng đối mặt vào năm 2018, với số nợ khổng lồ và tổn thất lớn".
Theo ông Quintana, khi Musk bắt đầu vượt qua các biện pháp cắt giảm ngân sách của Chính phủ, xe tự lái hoàn toàn trở nên phổ biến ở Texas (dự kiến vào tháng 6) và phiên bản mới của Model Y chiếc xe bán chạy nhất thế giới - bắt đầu được tiếp thị, "doanh số của Tesla sẽ quay trở lại mức tăng trưởng mạnh mẽ".
Tất nhiên, những người quan sát kém nhiệt tình hơn lại có quan điểm rất khác. Một số nhà đầu tư đã cảnh báo trong nhiều tháng và thậm chí nhiều năm qua rằng mức định giá mà công ty đang giao dịch, ngay cả bây giờ, là quá cao, điển hình của bong bóng và không thể biện minh được chỉ dựa trên dự báo doanh số trong tương lai và khi so sánh với giá cổ phiếu của các đối thủ cạnh tranh.
Tesla giao dịch ở tỷ lệ giá trên thu nhập (giá đóng cửa mới nhất chia cho thu nhập trên mỗi cổ phiếu gần đây nhất) là 90, cao hơn 10 lần so với các công ty ô tô khác và cao hơn 4,5 lần so với công ty dẫn đầu về chip AI là Nvidia.
Ryan Brinkman, nhà phân tích tại J.P. Morgan, người từ lâu đã chỉ trích công ty của Elon Musk, tin rằng "thiệt hại về danh tiếng mà Musk gây ra cho thương hiệu vẫn chưa được định giá đúng mức".
Hai công ty lớn khác do tỷ phú công nghệ này kiểm soát, SpaceX (sản xuất tên lửa, tổ chức các sứ mệnh không gian và là nhà cung cấp đặc quyền của NASA) và Starlink (đã phóng 7.000 vệ tinh liên lạc vào không gian) cũng có thể bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thuế quan. Mặc dù hoạt động kinh doanh chính của họ diễn ra tại Mỹ, nhưng trong những năm gần đây, các công ty này đã mở rộng hoạt động và ký kết hợp đồng với các chính phủ và công ty ở các nước thứ ba.
Ngành công nghiệp dược phẩm sẽ là mục tiêu thuế quan tiếp theo? Tổng thống Trump muốn đưa ngành sản xuất dược phẩm trở lại Mỹ. Các chuyên gia cảnh báo rằng thuế quan có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt và giá thuốc gốc cao hơn. Vaccine phòng đậu mùa khỉ Jynneos do Hãng dược phẩm Đan Mạch Bavarian Nordic phát triển, được sử dụng tại Montpellier, Pháp. Ảnh: Getty Images/TTXVN. Theo tờ New...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cuộc thử nghiệm bộc lộ sự tụt hậu đáng lo ngại của Mỹ trong lĩnh vực vũ khí hiện đại

Liên minh Mỹ - Nhật lung lay trước sức ép kinh tế và quân sự

Các tỉnh miền Nam Trung Quốc kích hoạt cảnh báo khẩn cấp do bão Wipha

Tổng thống Zelensky: Ukraine đề xuất đàm phán hòa bình với Nga vào tuần tới

Chuyên gia Trung Quốc nêu các yếu tố then chốt giải quyết ô nhiễm không khí

Đánh giá về phản ứng của Nga với 'tối hậu thư' từ Mỹ về xung đột ở Ukraine

Chia rẽ trong EU về 'cuộc chiến' ngân sách 2 nghìn tỷ euro

Lý do EU phản ứng dữ dội với cuộc tập trận Serbia - Trung Quốc

Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản khẳng định tìm kiếm kết quả có lợi đôi bên

Nội các Ukraine cải tổ lớn: Kỳ vọng đổi thay hay duy trì hiện trạng?

Một nước EU tiếp tục vận chuyển dầu Nga bất chấp lệnh trừng phạt mới

Căng thẳng tại Trung Đông: Chính quyền Syria tuyên bố ngừng bắn toàn quốc
Có thể bạn quan tâm

Tính cách thủ khoa khối A00 đến từ trường làng Hà Nội trong mắt bạn bè
Netizen
10:15:27 20/07/2025
Giám đốc công an Quảng Ninh thông tin về vụ lật tàu Vịnh Xanh 58 trên vịnh Hạ Long
Tin nổi bật
09:57:32 20/07/2025
Mộng thịt ở mắt không nên chủ quan
Sức khỏe
09:06:55 20/07/2025
Sancho đạt thỏa thuận đến Juventus
Sao thể thao
09:01:44 20/07/2025
Bốn lâu đài cổ tích ở Đức được công nhận Di sản Thế giới UNESCO
Du lịch
08:48:37 20/07/2025
Chỉ một sao T1 tránh được "bão" sau trận thua thảm AL
Mọt game
08:42:41 20/07/2025
Sợ flop sau 2 tháng "lặn không sủi tăm", nữ cosplayer tái xuất với màn trình diện khó rời mắt
Cosplay
08:39:51 20/07/2025
Lần đầu về quê chồng nghỉ hè, giữa trưa thấy cảnh tượng trong nhà tắm, tôi vội vã ôm con bỏ về luôn
Góc tâm tình
07:55:14 20/07/2025
Phim ngôn tình mới chiếu 10 phút đã chiếm top 1 rating cả nước, nam chính là "ông cố nội visual" không hot mới lạ
Phim châu á
07:02:53 20/07/2025
Hàn Quốc: Mưa lớn khiến 8 người thiệt mạng, 7.000 người phải sơ tán
