Cách cảnh sát Mỹ được khuyến khích tập thể dục
Ai cũng hiểu lợi ích của việc tập thể dục với công việc cảnh sát , nhưng việc tạo động lực tập luyện cho họ lại là một vấn đề khác.
Tại Mỹ, thông thường ứng viên sẽ phải vượt qua bài kiểm tra thể lực nếu muốn tốt nghiệp học viện cảnh sát. Nhưng một khi ứng viên trở thành cảnh sát, chỉ một số ít phòng cảnh sát yêu cầu cảnh sát viên phải liên tục thể hiện sức khỏe thể chất .
Theo Police1 , trang web chuyên về hoạt động cảnh sát, các phòng cảnh sát có hai hướng tiếp cận khi muốn cải thiện thể lực nhân viên : chính sách “trừng phạt” hoặc “khen thưởng”. Chính sách trừng phạt có nghĩa phòng cảnh sát áp đặt chương trình thể lực bắt buộc với hậu quả tiêu cực (như cắt lương, cắt ngày nghỉ, tạm đình chỉ, hoặc sa thải) nếu không thỏa mãn tiêu chuẩn. Tuy nhiên, cách này được cho là sẽ chỉ khiến cảnh sát viên thực hiện đối phó để đạt mức tối thiểu, đồng thời làm nảy sinh cái nhìn tiêu cực với việc luyện thể lực.
Bên cạnh đó, theo Jessica Dockstader, nhà nghiên cứu về hậu quả của sang chấn trong công việc cảnh sát, khi đặt ra yêu cầu thể lực, các phòng cảnh sát phải tạo điều kiện cho nhân viên dưới dạng dành ra thời gian trong giờ làm hoặc trả tiền ngoài giờ để cảnh sát viên rèn luyện. Nếu trả lương, những chấn thương xảy ra trong giờ tập luyện có thể được coi là tai nạn lao động và cần được bồi thường.
Ngoài ra, chính sách trừng phạt cũng có thể có vấn đề về mặt pháp lý. Ví dụ, phòng cảnh sát thành phố Marshfield, bang Wisconsin đang đối diện với nguy cơ bị kiện sau khi sa thải một nhân viên lâu năm vào tháng 2 do người này bị chậm 30 giây trong bài thi chạy.
Trung úy Robert Ptak đẩy tạ trong bài kiểm tra thể lực tự nguyện hàng năm của phòng cảnh sát thành phố Elgin vào năm 2017. Ảnh: Daily Herald.
Nếu theo chính sách “khen thưởng’, các cảnh sát được khuyến khích tham gia chương trình rèn luyện sức khỏe tự nguyện định kỳ. Nếu hoàn thành, họ sẽ được nhận một số phần thưởng tích cực như thưởng tiền, thưởng ngày nghỉ…. Đây cũng là xu hướng của các phòng cảnh sát tại Mỹ.
Ví dụ, từ đầu năm 2017, phòng cảnh sát thành phố Roswell, bang Georgia đã đặt ra chương trình rèn luyện thể lực tự nguyện. Theo đó, nếu hoàn thiện bốn bài kiểm tra trong năm, cảnh sát viên sẽ được thưởng 100-200 USD. Nội dung bài kiểm tra bao gồm bật nhảy tại chỗ, gập bụng, chống đẩy, và chạy 300 m, được chia theo nhóm tuổi và giới tính. Dự trù chi phí tối đa cho chương trình này ước tính rơi vào khoảng 34.000 USD, căn cứ vào số lượng cảnh sát viên.
Tương tự, phòng cảnh sát làng Barrington, bang Wisconsin sẽ thưởng cho cảnh sát viên 400 USD nếu họ vượt qua bài kiểm tra với các nội dung như thử độ với, đứng lên ngồi xuống, đẩy tạ, và chạy 1,5 dặm. Cảnh sát viên sẽ bị đình chỉ một ngày làm nếu trượt hai lần, hai ngày làm nếu trượt ba lần, tuy vậy mức phạt này đã được giảm xuống rất nhiều vì trong quá khứ, cảnh sát có thể bị sa thải nếu liên tục trượt.
Video đang HOT
Đặc biệt, phòng cảnh sát thành phố Enid, bang Oklahoma còn tiến xa hơn khi đã biến garare trong trụ sở thành phòng tập gym để tạo điều kiện rèn luyện cho cảnh sát viên. Để khuyến khích việc tập luyện, lãnh đạo phòng cảnh sát đặt ra chương trình rèn luyện. Theo chương trình này, cảnh sát viên phải hoàn thành bốn nội dung là chạy một dặm dưới 10,5 phút, 25 cái chống đẩy, 29 cái gập bụng trong dưới một phút, và chạy 300 m dưới 70 giây.
Cảnh sát thành phố Enid tập thể thao tại phòng thể hình riêng. Ảnh: Enid News.
Nếu hoàn thành cả bốn nội dung, cánh sát viên thành phố Enid sẽ được thưởng 30 giờ nghỉ phép hoặc được nhận số tiền tương ứng 30 giờ làm việc. Nếu đạt ba trên bốn nội dung, mức thưởng sẽ là 20 giờ nghỉ phép hoặc nhận khoản tiền tương ứng.
Ban đầu, khi chương trình trên còn là tự nguyện, số lượng cảnh sát tham gia còn khá ít. Để tạo động lực, phòng cảnh sát Enid liền thỏa thuận lại hợp đồng làm việc để biến chương trình trên thành bắt buộc, đồng thời cho phép cảnh sát viên dùng giờ cuối cùng trong ca làm để tập thể dục. Từ đó, số cảnh sát viên tham gia chương trình đã tăng lên, chiếm gần nửa lực lượng.
Người Việt ở Mỹ nhìn nhận khác biệt về biểu tình sắc tộc
Người Việt ở Mỹ đều phản đối bạo lực trong các cuộc biểu tình sắc tộc nhưng nhìn nhận khác nhau về động cơ đằng sau phong trào này.
Sống ngay trung tâm thành phố Minneapolis, bang Minnesota, nên Hải Đăng,một thanh niên người Việt, không còn xa lạ với hình ảnh Vệ binh Quốc gia trang bị súng ống đầy đủ cùng xe quân sự được triển khai trên phố cả ngày lẫn đêm. Đây là điểm khởi phát và cũng là một trong những điểm nóng của phong trào biểu tình "Mạng người da đen quan trọng" (BLM), phản đối hành vi bạo lực của cảnh sát Mỹ, kéo dài những tháng qua.
Sự việc George Floyd, một người đàn ông da đen 46 tuổi, bị cảnh sát Minneapolis ghì gối dẫn tới tử vong hồi tháng 5, được ví như một "giọt nước tràn ly", thổi bùng sự phẫn uất của người da đen và những người chống phân biệt chủng tộc trên khắp nước Mỹ. Từ các cuộc tuần hành hoà bình, biểu tình biến thành bạo loạn, trong đó đám đông ném chai lọ, đốt phá và bị lực lượng hành pháp dùng hơi cay, đạn cao su đáp trả. Hàng nghìn người đã bị bắt khắp các thành phố vì phá lệnh giới nghiêm và cướp bóc.
"Tôi chưa bao giờ thấy biểu tình lớn như thế ở Minneapolis, vì thành phố này nổi tiếng là thân thiện và có tư tưởng tiến bộ", Đăng chia sẻ với VnExpress . "Bạo loạn qua đi thì các cửa hàng ở trung tâm một là đóng cửa, hai là đóng ván gỗ để bảo vệ cửa kính. Cửa hàng nhỏ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Có những nhà hàng Việt Nam hứng chịu 2-3 đợt đập phá. Cùng toà nhà mình sống có hai cửa hàng cũng bị phá cửa kính cướp bóc, nhân viên sợ hãi. Cứ mấy ngày như thế rồi lại tình hình trở lại bình thường".
Người biểu tình đốt đồn cảnh sát Phân khu Ba ở Minneapolis, bang Minnesota, tối 28/5, sau cái chết của George Floyd. Ảnh: AP .
Hôm 26/8, những kẻ cướp phá lại lan tràn khắp trung tâm Minneapolis, sau khi có tin đồn một nghi phạm giết người bị cảnh sát bắn chết. Dù cảnh sát đã nỗ lực dập tắt tin đồn bằng cách công bố video về sự việc, khẳng định người này chết do tự sát, bạo lực vẫn nổ ra.
" Biểu tình hoà bình là tốt, còn cướp bóc đáng bị lên án . Theo tôi, những người cướp bóc là những người ít học, sống cơ hội, họ muốn trục lợi cá nhân chứ thực sự không quan tâm đến công lý sắc tộc".
Cứ ngày nào thấy trực thăng là Minh Nguyễn,ở thành phố Seattle, bang Washington, biết có biểu tình. Khi phong trào BLM nổi lên, Seattle, nơi có phong trào nhân quyền mạnh mẽ từ lâu ngay lập tức xuất hiện nhiều cuộc biểu tình ôn hòa ở trung tâm thành phố, ban đầu chỉ là cuối tuần, sau là mỗi buổi chiều, kể cả ngày trời mưa. Người dân Capital Hill còn lập nên một khu tự trị nhằm đảm bảo cảnh sát không can thiệp vũ lực, còn họ sẽ biểu tình ôn hòa. Ở đỉnh điểm của phong trào, Seattle cũng xảy ra hôi của, nhiều cửa hàng bị đập phá.
"Buổi sáng đầu tiên khi biểu tình BLM nổ ra sau cái chết của George Floyd, tôi không hiểu và khá bất bình, bởi vừa lo ngại bạo lực vừa lo dịch Covid-19 hoành hành", Minh nói. "Tuy nhiên, sau vài tuần, vấn đề có nên biểu tình hay không được nhiều người lên tiếng hơn khiến tôi hiểu ra. Trong đó có có cựu tổng thống Obama, thay vì phê phán, ông chia sẻ những lời khuyên để biểu tình an toàn và làm rõ ra quan điểm rằng: mạng người da đen đáng giá, không hơn nhưng cũng không kém so với các màu da khác".
Anh ủng hộ phong trào biểu tình khi không chỉ dẫn tới việc bắt giữ và truy tố các cảnh sát giết George Floyd mà còn khiến thành phố khắp nước Mỹ điều chỉnh các quy định với cảnh sát và xem xét cắt ngân sách của lực lượng này . Anh Minh cho hay tại Seattle, ngân sách dành cho cảnh sát giảm 1% và cảnh sát trưởng thành phố, một phụ nữ, da màu, đã từ chức.
Gần đây, các cuộc biểu tình của phong trào BLM lại sôi sục khắp nước Mỹ sau khi nhiều người da đen như Jacob Blake và Daniel Prude bị bắn liệt thân hoặc thiệt mạng trong tay cảnh sát. Người biểu tình BLM còn đối đầu với nhóm người phản đối biểu tình và ủng hộ Tổng thống Donald Trump khiến tình hình càng trở nên căng thẳng. Tại thành phố Portland, bang Oregon, một người đã bị bắn chết khi đoàn xe chở đám đông ủng hộ Trump di chuyển qua trung tâm tối 29/8.
Tuy nhiên, Julia Ngô, một người Việt ở quận Cam, bang California, cho rằng vấn đề phân biệt chủng tộc và bạo lực của cảnh sát với người da đen ở nước Mỹ thực tế không quá tồi tệ như những gì truyền thông mô tả , mà do bị đảng Dân chủ đẩy lên quá đà nhằm thu hút cử tri trước bầu cử.
Theo cô, trong bất cứ ngành nghề nào cũng có người này người kia. Công việc hàng ngày của cảnh sát là giải quyết nhiều vấn đề an ninh phức tạp, đối mặt với tội phạm thường xuyên nên việc họ có những định kiến và nghi ngờ đối với những cá nhân có tiền án và dẫn đến bạo lực là điều dễ hiểu.
"Tỷ lệ cảnh sát giết người da đen thậm chí còn thấp hơn tỷ lệ cảnh sát giết người da trắng. Nhưng người da trắng chiếm 70% dân số Mỹ nên tỷ lệ tử vong vẫn thấp so với tỷ lệ người da đen", Julia, một người ủng hộ đảng Cộng hòa và Tổng thống Donald Trump, đã sinh sống ở Mỹ 12 năm, nói.
Người biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc đối đầu cảnh sát tại thành phố Kenosha, bang Wisconsin, sau vụ Jacob Blake bị bắn hôm 23/8. Ảnh: AP .
Julia từng trải qua những ngày làm việc tại nhà, hạn chế ra đường vừa để tránh Covid-19 vừa để tránh những cuộc biểu tình lan tràn khắp các trung tâm thành phố ở quận Cam.
"Mỗi khi biểu tình xảy ra là luôn leo thang thành bạo lực, phá phách, cướp bóc. Hôm diễn ra biểu tình ở thành phố nơi công ty mình đóng, mọi người cũng được thông báo là phải rời văn phòng trước 12h trưa. Cửa hàng nào nhanh tay đóng ván gỗ bảo vệ thì an toàn, còn lại bị đập phá, cướp của", cô nói. "Trump và đảng Cộng hoà muốn khôi phục luật pháp và trật tự, ủng hộ cảnh sát và quân đội, nhưng lại bị đổ lỗi là kích động bạo lực và phân biệt chủng tộc. Vấn đề phân biệt chủng tộc luôn được đem ra khai thác triệt để trước bất cứ cuộc bầu cử nào ở Mỹ" .
Tuy nhiên, theo cô, đây là con dao 2 lưỡi. Các cuộc biểu tình ôn hòa phản đối bất công với người da màu có thể thu hút nhiều người ủng hộ ứng viên Joe Biden, nhưng một khi biểu tình kéo theo bạo lực, cướp bóc, gây bất ổn xã hội thì cử tri có thể đổi ý.
Minh Nguyễn đồng ý rằng bất ổn hiện nay chắc chắn ảnh hưởng nhiều tới cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 tới và ông Biden được lợi nhiều từ tình trạng này nhờ có mối quan hệ tốt với người da đen với các chính sách hỗ trợ người thu nhập thấp và ủng hộ người nhập cư.
Tuy nhiên, anh cho rằng nước Mỹ vốn đã chia rẽ từ trước nay càng trở nên chia rẽ dưới thời Trump bởi ông có nhiều phát ngôn bị tố là kích động bạo lực, khắc sâu thù hận. Trump gây tranh cãi khi trấn áp mạnh tay người biểu tình, những người bị ông lên án là "vô chính phủ, kích động, bạo loạn và cướp bóc".
"Có người nói rằng chính quyền Trump khiến những người phân biệt chủng tộc lộ ra bản chất thực sự của họ, dù từ trước đến nay họ vẫn thế", anh nói.
Hải Đăng, có chung quan điểm này khi nhấn mạnh dưới thời Trump, những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng lên tiếng mạnh mẽ hơn. Anh tin những người đã ủng hộ Trump thì vẫn sẽ giữ lập trường và không xoay chuyển phiếu bầu.
"Với những người theo quan điểm trung lập, phong trào BLM có thể đã giúp họ hiểu hơn về bất bình đẳng sắc tộc và thiên về đảng Dân chủ", anh nói.
Biden nói Trump 'hợp pháp hóa' mặt xấu của con người Biden cho biết ông tìm kiếm điểm chung giữa mọi người, trong khi Trump gây chia rẽ và "hợp pháp hóa mặt xấu trong tính cách con người". Trong chuyến thăm hôm 3/9 tại thành phố Kenosha, bang Wisconsin, Mỹ, nơi người đàn ông da màu Jabob Blake bị cảnh sát bắn trước mặt ba con gây phẫn nộ, Joe Biden, ứng viên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Dư luận Indonesia dậy sóng với những phát ngôn 'vạ miệng' của bộ trưởng y tế

Trung Quốc: Mưa lớn tại Hồ Nam khiến người dân phải sơ tán

Tranh cãi phí hành lý: Người tiêu dùng kêu gọi EU vào cuộc

Liên hợp quốc cảnh báo Syria vẫn đối mặt với nhiều thách thức

Phát hiện phù điêu nữ thần La Mã gần Bức tường Hadrian tại miền Bắc nước Anh

AP: Căn cứ không quân Nga tại Syria bị tập kích

Sự cố nghiêm trọng tại lễ hạ thủy tàu chiến, ông Kim Jong-un cảnh báo

Chính quyền Trump, các tiểu bang tranh cãi nảy lửa về thuế quan 'Ngày giải phóng'

Tòa án tối cao Anh chặn kế hoạch trao trả Quần đảo Chagos cho Mauritius

Lở đất tại Trung Quốc làm ít nhất 14 người mắc kẹt

Anh bị cáo buộc vi phạm quy định của WTO trong thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh - EU: bắt tay sau chia tay
Có thể bạn quan tâm

Cuộc đời bi kịch của tuyệt sắc giai nhân Việt đẹp "như tiên nữ giáng trần", nổi tiếng vượt biên giới
Hậu trường phim
23:54:32 22/05/2025
Lời khai nhận hối lộ của bí thư phường Hoàng Liệt
Pháp luật
23:38:53 22/05/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món dễ nấu lại trôi cơm vô cùng
Ẩm thực
23:34:13 22/05/2025
Tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân vụ 7 học sinh bị lũ cuốn ở Quảng Ninh
Tin nổi bật
23:33:07 22/05/2025
2 "thánh đường" tại TP.HCM tan hoang, một nam NSND xót xa: Cái chết tức tưởi
Sao việt
23:31:54 22/05/2025
Miss World phá lệ, hoa hậu Anh đang thi thì bỏ về, nghi mang thai, Á hậu thế chỗ
Sao châu á
23:19:07 22/05/2025
Nền tảng bán vé show G-Dragon tại Việt Nam thông báo bị tấn công mạng nghiêm trọng, sẽ làm việc với cơ quan chức năng
Nhạc quốc tế
23:15:02 22/05/2025
Cơm quê bán 9 triệu bị mắng, chủ Dượng Bầu lên clip đáp trả, réo tên Thái Công
Netizen
23:11:47 22/05/2025
Ca sĩ Soobin, Lệ Quyên và Đàm Vĩnh Hưng dời lịch trong 2 ngày quốc tang
Nhạc việt
22:55:35 22/05/2025