Cách chữa hóc dị vật ở trẻ sai lầm mà bố mẹ tuyệt đối tránh
Khi trẻ bị hóc dị vật, phụ huynh tuyệt đối không chữa theo mẹo, không cho trẻ cố nuốt thêm thức ăn với mục đích làm dị vật trôi xuống. Vì điều này có thể làm tổn thương thêm và khiến bệnh thêm phức tạp.
Sợi dây chuyền được lấy ra sau khi bé nuốt phải và nằm sâu trong tá tràng của bệnh nhi
Chỉ tính riêng trong tháng 5/2020 Khoa Tiêu hóa – Huyết học Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã tiếp nhận 5 trường hợp mắc phải dị vật đường tiêu hóa.
Gần đây nhất là trường hợp của cháu N.A, 29 tháng tuổi, ở xã Hưng Đông,Tp Vinh. Bé nhập viện trong tình trạng đau bụng, nôn và buồn nôn.
Gia đình cho biết, trong lúc bất cẩn không để ý đến cháu, cháu chơi một mình và không may nuốt phải sợi dây chuyền bạc. Gia đình ngay sau đó đã tức tốc đưa cháu vào nhập viện tại Khoa Tiêu hóa – Huyết học Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.
Qua thăm khám lâm sàng, thực hiện các biện pháp thăm dò chức năng và chẩn đoán hình ảnh, các bác sĩ thấy có hình ảnh một dị vật cản quang nằm sâu trong tá tràng của bé. Bác sỹ đã tư vấn gia đình: trường hợp của bé, dị vật không sắc nhọn nhưng nằm sâu trong tá tràng nên cần phải nội soi dạ dày gây mê để lấy dị vật, tránh các tai biến có thể xảy ra.
Video đang HOT
BS.CKII Nguyễn Thanh Khôi, Trưởng khoa Tiêu hóa – Huyết học Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, dị vật đường tiêu hóa là một cấp cứu trong đời sống sinh hoạt, mà trẻ nhỏ thường là đối tượng dễ mắc phải nhất do tính hiếu động, gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu các bậc cha mẹ không phát hiện và xử trí kịp thời.
Các vật như đồng xu, pin, kim khâu, tăm tre, que kẹo mút, xương cá, kẹp tóc, ghim giấy, ốc vít, nút áo… là những vật thường thấy trong đời sống hằng ngày thường trẻ do vô tình hay cố ý nuốt phải trong quá trình ăn uống, sinh hoạt, chơi đồ chơi…
Với những dị vật có hình thù sắc nhọn có thể gây rách ống tiêu hóa, ra máu. Nếu dị vật để lâu có thể gây viêm thanh quản, viêm quanh cổ, áp-xe thực quản hay gây nhiễm khuẩn…
BS Nguyễn Thanh Khôi cũng nhấn mạnh, các dấu hiệu khi mắc dị vật đường tiêu hóa liên quan đến tính chất và vị trí (to hay nhỏ), thời gian mắc dị vật. Tuy nhiên, trên thực tế có một số bệnh nhân bị mắc phải dị vật lúc nào cũng không biết, chỉ đến khi có các dấu hiệu nặng, đi khám bệnh mới phát hiện dị vật.
Có thể phân chia các triệu chứng mắc dị vật làm 2 nhóm: mắc tại thực quản và mắc tại dạ dày.
Nếu dị vật mắc tại thực quảntrẻ thường có các triệu chứng như nuốt vướng, nuốt nghẹn, đau khi nuốt, đau sau xương ức; có thể quấy khóc hoặc buồn nôn và nôn; có thể khạc ra máu nếu các dị vật gây biến chứng ở thực quản như viêm, áp-xe,…
Trong trường hợp dị vật mắc tại dạ dày, trẻ thường kêu đau bụng, quấy khóc, buồn nôn, ăn không tiêu. Nếu dị vật để lâu trong dạ dày gây thủng nội tạng, ra máu…
BS Nguyễn Thanh Khôi cho biết thêm, đối với dị vật đường tiêu hóa ở thực quản, dạ dày thì điều trị bằng phương pháp gắp dị vật qua nội soi là phương pháp an toàn và triệt để nhất: Người bệnh sẽ được khám lâm sàng, chụp XQ xác định, làm các xét nghiệm tiền mê. Tiến hành gắp dị vật qua nội soi gây mê đường tiêu hóa đảm bảo an toàn, không đau và tránh co thắt thực quản, kích thích, nôn khi soi. Trong trường hợp dị vật quá to hoặc dị vật đã gây biến chứng nặng thì cần can thiệp ngoại khoa.
Để phòng ngừa mắc dị vật đường tiêu hóa, các chuyên gia khuyến cáo, các bậc phụ huynh cần để xa tầm tay trẻ những đồ chơi, vật dụng mà trẻ có thể cho vào miệng. Hướng dẫn trẻ ăn chậm, nhai kỹ, không cho trẻ vừa ăn vừa chơi, nói chuyện hoặc xem ti vi. Lưu ý các loại thức ăn có xương cần lọc kỹ, cắt nhỏ những thức ăn to, dai trước khi nấu.
Người lớn cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi nghi ngờ trẻ bị dị vật đường tiêu hóa. Các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên tự ý điều trị cho trẻ tại nhà, không chữa theo mẹo dân gian, không cho trẻ cố nuốt thêm thức ăn với mục đích làm dị vật “trôi” xuống vì điều này có thể làm tổn thương thêm đường tiêu hóa và khiến bệnh thêm phức tạp.
Bé 29 tháng tuổi nuốt sợi dây chuyền bạc vào bụng
Trong lúc chơi đùa, bé 29 tháng tuổi không may nuốt phải sợi dây chuyền bạc. Bé được nội soi gây mê gắp dị vật ở tá tràng.
Ngày 3/6 các bác sĩ khoa Tiêu hóa - Huyết học, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, cho biết đã gắp sợi dây chuyền bạc từ tá tràng một bệnh nhi.
Vào ngày 1/6, bé N.A. (29 tháng tuổi, ở Vinh) không may nuốt phải sợi dây chuyền bạc. Phát hiện sự việc, gia đình đưa bé vào khoa Tiêu hóa - Huyết học, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trong tình trạng đau bụng, nôn và buồn nôn.
Sợi dây chuyền được gắp ra từ tá tràng của bé N.A. Ảnh: Phạm Hòa.
Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện trong tá tràng của bé có dị vật. Sau đó, các bác sĩ đã nội soi dạ dày gây mê để lấy dị vật nhằm tránh các tai biến có thể xảy ra.
Hiện cháu bé đã bình phục và có thể xuất viện trong một vài ngày tới.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Khôi, Trưởng khoa Tiêu hóa - Huyết học, cho biết dị vật đường tiêu hóa thường xảy ra trong đời sống sinh hoạt. Trẻ nhỏ thường là đối tượng dễ mắc do tính hiếu động.
Nhiều trường hợp gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu các bậc cha mẹ không phát hiện và xử trí kịp thời. Các dị vật có thể nuốt trong bụng của trẻ như đồng xu, tăm tre, kim khâu, kẹo mút, kẹp tóc, ốc vít.
Bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh nên để xa tầm tay trẻ những đồ chơi, vật dụng mà trẻ có thể cho vào miệng.
Bệnh viện Sản nhi Nghệ An. Ảnh: Google Maps.
Bất ngờ bị hóc kẹo, kêu không thành tiếng, không khóc được, bé trai 22 tháng tuổi may mắn được cấp cứu Thông tin từ khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, tại đây, bé trai 22 tháng tuổi bị hóc dị vật đã được cấp cứu bằng thủ thuật Heimlich. Đó là trường hợp cháu H.T.D 22 tháng tuổi, trú tại Long Biên - Hà Nội được mẹ đưa đến khoa Phục hồi chức năng để tập, trước lúc đó...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nữ sinh ngỡ ngàng khi bác sĩ nói mình là con trai, từ chối phẫu thuật

Căn bệnh hiểm khiến người đàn ông ở TPHCM bỗng mất thị lực, đối diện mù lòa

Những "trợ thủ đắc lực" trong bữa ăn hằng ngày giúp hạ huyết áp

Yến sào rất bổ dưỡng, nhưng ai không nên ăn?

Cành cây dài 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà suốt 2 năm

Vi chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người

Mùa hè, uống nước cam vào thời điểm này để thải độc gan, cải thiện tiêu hóa và tăng cường miễn dịch

Bệnh nhân đầu tiên được điều trị bằng kỹ thuật chỉnh sửa gene cá nhân hóa

Đào thải axit uric cao bằng loại quả rẻ

Tác nhân 'trớ trêu' làm tăng nguy cơ tiểu đường

Một loại hạt rất sẵn, rẻ tiền nhưng có tác dụng giảm cân hiệu quả

Cách làm dưa cải bắp ngon có lợi cho sức khỏe đường ruột
Có thể bạn quan tâm

Loại quả giàu vitamin C gấp 10 lần cam, giúp tăng cường miễn dịch
Ẩm thực
06:08:30 18/05/2025
Giám đốc tình báo Ukraine tiết lộ thời điểm trao đổi 2.000 tù nhân với Nga
Thế giới
06:08:21 18/05/2025
Greenwood lên tiếng về tương lai ở Marseille
Sao thể thao
05:54:44 18/05/2025
Lộ ảnh Song Hye Kyo vào vai nàng Dae Jang Geum, tuyệt đối xinh đẹp vẫn thua xa Lee Young Ae một điểm
Hậu trường phim
05:50:57 18/05/2025
10 phim ngôn tình Trung Quốc hay nhất thập kỷ: Hạng 1 ngược tâm đến tận cùng, ai xem cũng phải khóc
Phim châu á
05:49:18 18/05/2025
10 phim 18+ gây tranh cãi nhất LHP Cannes 10 năm qua (P.2): Khán giả ngất xỉu, diễn viên bị dọa giết
Phim âu mỹ
05:48:38 18/05/2025
Đòi nợ bằng cách cướp tài sản, hai đối tượng bị bắt
Pháp luật
23:10:40 17/05/2025
Biết bố mẹ cho riêng vợ mảnh đất, chồng tôi kiên quyết đòi ly hôn
Góc tâm tình
23:03:08 17/05/2025
Cao Thái Hà bikini sexy, danh hài Thuý Nga nói về chuyện lấy chồng
Sao việt
22:33:45 17/05/2025
Chàng rể Tây trúng 'tiếng sét ái tình', chinh phục 2 năm mới lấy được vợ Việt
Tv show
22:18:47 17/05/2025