Cách giữ an toàn cho các buổi học trực tuyến
Việc chia sẻ thông tin đăng nhập hoặc thiếu kiểu soát người tham gia bằng các biện pháp bảo mật có thể phá vỡ buổi học hoặc họp trực tuyến của nhiều người.
Các ứng dụng tổ chức phòng học, họp trực tuyến đang là giải pháp lựa chọn hàng đầu của nhiều cá nhân, tổ chức, cơ sở giáo dục do yêu cầu giãn cách vì ảnh hưởng của dịch Covid-19. Bên cạnh những tiện ích, hệ thống phòng học hay họp hành online có thể bị kẻ gian lợi dụng để phá phách hoặc thực hiện các ý đồ xấu, đánh cắp thông tin.
Nhiều trường vẫn đang áp dụng việc dạy và học trực tuyến
Mới đây, nhiều lớp học online của một số trường đại học tại Việt Nam bị người lạ vào quấy phá, thậm chí chiếm quyền kiểm soát phòng học của giảng viên. Những kẻ phá rối tự ý đổi tên sinh viên, trình chiếu nội dung không phù hợp với lớp học hoặc vẽ bậy lên phần bảng điện tử do giảng viên sử dụng để minh họa cho bài giảng.
Trước những nghi vấn về khả năng hacker tấn công vào ứng dụng học trực tuyến để gây rối, một số chuyên gia bảo mật cho rằng có khả năng xuất phát từ chính những người tham gia trong lớp học. “Tin tặc tìm ra được cách tấn công vào phần mềm để chèn nội dung ngoài kiểm soát vào các phòng trực tuyến là điều từng xảy ra, nhưng cũng không loại trừ khả năng thông tin về phòng học đã rò rỉ ra ngoài phạm vi những người được phép tham dự, hoặc có sơ hở trong việc kiểm soát thành viên”, một chuyên gia công nghệ nhận định.
Khi phần mềm Zoom được nhiều tổ chức, doanh nghiệp cũng như cơ sở giáo dục lựa chọn để tổ chức các phòng học, họp trực tuyến từng xảy ra các trường hợp người có thông tin đăng nhập đã công khai dữ liệu này lên mạng để “mời người lạ tham dự”. Tháng 4.2020, nhiều học sinh Việt đã vô tư chia sẻ công khai thông tin ID và mật khẩu tham gia lớp học trên Facebook để cho người khác vào phá, nhằm không phải học.
Do vậy, theo chuyên gia bảo mật, biện pháp hàng đầu để ngăn tình trạng người lạ phá rối phòng trực tuyến chính là chấn chỉnh ý thức của những thành viên tham dự. Người tham gia cần phải có ý thức bảo vệ, giữ kín thông tin đăng nhập vào phòng, tuyệt đối không chia sẻ với người khác. “Nếu người lạ vào phòng, ngoài mục đích quấy phá, gây gián đoạn, kẻ gian có thể dễ dàng lấy được thông tin những người tham dự như họ tên, chi tiết lớp học hay đơn vị công tác, ảnh chụp chân dung… và điều này hết sức nguy hiểm bởi dữ liệu này có thể dùng để mua bán hoặc tạo các tài khoản, khoản vay trực tuyến…”, vị chuyên gia cảnh báo.
Video đang HOT
Lớp học của một trường đại học bị người lạ vào phá rối, vẽ bậy lên slide trình chiếu
Trách nhiệm và khả năng kiểm soát thành viên của người chủ phòng cũng là yếu tố không thể thiếu trong việc đảm bảo giờ học an toàn cho tất cả mọi người tham dự. Chủ phòng (thường là giảng viên, người tổ chức cuộc họp) cần nắm được cách tạo phòng và cài đặt bảo mật, xác lập cấp quyền tham gia để kiểm soát tốt những ai tham dự. Ví dụ, sinh viên muốn vào phòng họp cần gửi yêu cầu xin tham gia và đợi ở “phòng chờ”, phải có sự đồng ý của giảng viên mới được vào lớp. Giảng viên có thể xác thực sinh viên bằng cách yêu cầu đặt tên tài khoản kèm mã số sinh viên, tên lớp… để thuận tiện trong quá trình kiểm tra, xét duyệt vào lớp.
Chủ phòng cũng phải biết thao tác kỹ thuật cơ bản để kiểm soát lớp như khóa tính năng chia sẻ âm thanh, hình ảnh, trình chiếu từ sinh viên, chỉ cho phép sinh viên bật micro khi xin phát biểu. Việc này giúp giảm nguy cơ xuất hiện các nội dung không mong muốn trong lớp học.
Chọn những phần mềm có trả phí hoặc từ hãng công nghệ lớn như Microsoft, Google thay vì tin dùng phiên bản miễn phí vốn có khả năng bảo mật kém hơn cũng là giải pháp được khuyên dùng để tăng tính an toàn. Ví dụ với Microsoft Teams hay Google Meet, người tham dự phải đăng nhập bằng email được phía tổ chức cung cấp mới có thể vào phòng. Điều này sẽ giảm đáng kể rủi ro người lạ lọt được vào lớp.
Các chuyên gia bảo mật từ VSEC – Công ty cổ phần An ninh mạng Việt Nam khuyến cáo người dùng cẩn trọng khi sử dụng phần mềm học trực tuyến, luôn cập nhật ứng dụng lên phiên bản mới nhất; đặt mật khẩu cho phòng trực tuyến; sử dụng tính năng Phòng chờ để kiểm soát người tham gia và tắt tính năng chia sẻ màn hình của thành viên.
Áp lực vô hình khi bật camera họp trực tuyến
Vấn đề bật hay tắt camera khi họp trực tuyến trở thành chủ đề tranh cãi mới của dân văn phòng trong đại dịch.
Một phụ nữ làm việc tại New York bị bộ phận nhân sự nhắc nhở hồi tháng 8 vì không bật camera trong cuộc họp từ xa. Cô tiếp tục nhận thêm cảnh báo không lâu sau đó với lý do tương tự.
"Tôi họp cùng 15 đồng nghiệp và được yêu cầu bật camera, với lời giải thích rằng đó là chính sách và sẽ là một phần văn hóa của công ty từ bây giờ", người phụ nữ giấu tên cho biết. Cô không muốn xuất hiện trước ống kính, dù là chụp ảnh hay quay video. Sau đó, cô có giấy xác nhận từ bác sĩ về chứng lo âu khi ở trước camera.
Người phụ nữ này vẫn được yêu cầu bật camera, nhưng công ty cho phép ngồi ngoài khung hình và chỉ để lộ vai. Điều này khiến cô còn khó xử hơn và cô đang đi tìm công việc mới.
Một giáo viên dạy học trực tuyến qua Zoom.
Đây không phải trường hợp duy nhất phải vật lộn trong trạng thái bình thường mới với hàng loạt cuộc gọi video mỗi ngày. Lydia Mack, người viết quảng cáo ở Los Angeles, cho biết luôn tắt webcam khi họp với đồng nghiệp và khách hàng để tập trung hơn. Tuy nhiên, cô thừa nhận. "Nếu đó là cuộc họp nhóm và tôi là người duy nhất tắt camera, mọi người có thể đặt dấu hỏi liệu tôi có đang tham gia cuộc họp hay không".
Sau khi Covid-19 bùng phát, các dịch vụ như Zoom, Webex, Microsoft Teams và Google Meet không còn giới hạn trong các cuộc họp và lớp học trực tuyến, mà đã mở rộng ra những bữa tiệc, lễ nhà thờ, họp câu lạc bộ sách và hẹn hò online.
Dù vậy, khi lệnh phong tỏa tiếp tục kéo dài, ngày càng nhiều người trải qua hội chứng cạn kiệt sức lực vì họp online, gọi là "mệt mỏi vì Zoom". Allison Gabriel, giáo sư tại Đại học Arizona ở Mỹ, công bố nghiên cứu cho thấy tắt camera khi họp giúp nhân viên đạt năng suất công việc cao hơn vì họ có thể tập trung vào nội dung, trái với suy nghĩ rằng người không mở camera có thể đang làm những thứ không liên quan tới công việc.
Tuy nhiên, nhiều người lại chia sẻ, họ thấy dễ tập trung và kết nối với các đồng nghiệp hơn khi bật và trò chuyện qua camera.
Tìm kiếm giải pháp
Một số doanh nghiệp như Citygroup, Dell và Đại học New York áp dụng chính sách như "ngày thứ sáu không Zoom", khuyến khích mọi người họp qua email hoặc điện thoại. Một số trường đại học cũng không bắt buộc giảng viên và sinh viên bật webcam trong giờ học, cho biết đó là tùy chọn của mỗi người.
"Sinh viên học trực tuyến ở nhiều môi trường khác nhau, đòi hỏi bật camera sẽ chỉ phóng đại sự khác biệt về xã hội và kinh tế. Tôi không cho rằng tắt webcam sẽ gây mất tập trung, nhưng cũng thật cô đơn khi nói trước màn hình đầy những ô chữ nhật tĩnh lặng", Julia Raz, giảng viên ngành truyền thông tại hai trường cao đằng ở California, cho hay.
Giáo viên dạy học qua Zoom hồi năm 2020.
Jeremy Bailenson, giáo sư tại Đại học Stanford, cho rằng nhà quản lý nên xếp các cuộc họp vào hai nhóm. Đầu tiên là những sự kiện cần thấy mặt tất cả mọi người, sau đó là các cuộc họp chỉ cần chia sẻ màn hình máy tính và giọng nói của người tham gia.
Một số nền tảng như Zoom cũng đã triển khai công cụ mới, hỗ trợ môi trường làm việc hỗn hợp và giảm áp lực và hội chứng mệt mỏi do họp online. Trong đó có tính năng bảng trắng để mọi người tập trung vào nội dung làm việc, thay vì khuôn mặt của những người trong phòng họp.
Bkav muốn cạnh tranh với Zoom Đại diện Bkav cho biết muốn phát triển nền tảng họp trực tuyến eMeeting của mình cạnh tranh với những nền tảng tầm thế giới, như Zoom. "Chúng tôi luôn chọn đối thủ là những sản phẩm, nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới. Cạnh tranh với những đối thủ mạnh nhất thì sản phẩm mới tốt được. Zoom là một trong...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Kiến tạo trung tâm AI tại Đà Nẵng: triển vọng và những bài toán cần giải

Cuộc đua giáo dục AI giữa Mỹ và Trung Quốc: Khi những đứa trẻ trở thành vũ khí chiến lược

Ứng dụng AI thúc đẩy phát triển du lịch

Google buộc các ứng dụng Android phải nâng cấp

Thống nhất đầu mối duy nhất quản lý kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia

Phát triển robot bóng bàn với tiềm năng ứng dụng vượt trội

iPhone kỷ niệm 20 năm sẽ có đột phá lớn về màn hình

WhatsApp thắng kiện NSO Group vụ hack vào năm 2019

Viettel IDC nhận cú đúp giải thưởng an ninh mạng - phát triển bền vững

Công nghệ lưu trữ 'thọ' hơn 5.000 năm, chỉ 1 USD/TB

Seagate đặt mục tiêu sản xuất ổ cứng 100 TB

Google Maps trên iPhone thông minh hơn nhờ tính năng AI mới
Có thể bạn quan tâm

Tuấn Hưng hát cùng vợ và 3 con, Tự Long tấu hài "lấn át" đàn em
Nhạc việt
15:49:07 11/05/2025
"Tiên nữ" showbiz lấy chồng hơn 17 tuổi và cái kết bất ngờ khi làm mẹ kế hào môn
Sao châu á
15:45:00 11/05/2025
Thunderbolts* sẽ không hay nếu Yelena không phải là nhân vật xuất sắc
Hậu trường phim
15:39:14 11/05/2025
MANSORY và Under Armour hợp tác ra mắt Ford GT Le Mansory độc nhất
Ôtô
15:38:17 11/05/2025
Phép thử thực chiến của dàn vũ khí trong cuộc "đọ sức" Ấn Độ - Pakistan
Thế giới
15:32:00 11/05/2025
Con trai cõng mẹ bị liệt đi du lịch ở Trung Quốc
Netizen
15:30:53 11/05/2025
Top 10 môtô cổ điển đáng mua nhất năm 2025: Triumph Speed Twin 1200 RS đứng đầu
Xe máy
15:27:56 11/05/2025
Cơ hội được giảm án của cựu Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ
Pháp luật
15:00:30 11/05/2025
Viral ảnh hiếm của Viên Minh - vợ Công Phượng: Nhan sắc khác xa hiện tại, khí chất tiểu thư trâm anh thế phiệt khó giấu
Sao thể thao
14:59:08 11/05/2025
Nam nghệ sĩ 37 tuổi "tạo nét ô dề": Mang xe rồng, trồng cả vườn bông trên sân khấu, cười ngất vì 1 chi tiết
Nhạc quốc tế
14:47:02 11/05/2025