Cách Huawei bảo mật thông tin người dùng
Huawei đang sở hữu những lợi thế về bảo mật thông tin, giúp người dùng yên tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm của hãng.
Hệ thống xác minh tính minh bạch, tự sản xuất phần cứng và phần mềm… là hai trong nhiều biện pháp bảo mật thông tin mà Huawei áp dụng trong quy trình sản xuất smartphone.
Hệ thống xác minh tính minh bạch
Một trong những thách thức lớn mà các nhà sản xuất smartphone thường gặp là xác minh nguồn gốc của tất cả nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất. Để tạo ra một chiếc smartphone, nhà sản xuất cần khoảng 40 loại khoáng chất được nhập từ nhiều nguồn trên thế giới và dây chuyền cung ứng với hàng trăm, hàng nghìn thành phần.
Huawei nhận định tính bảo mật là khía cạnh cần được ưu tiên trong mọi hoạt động của tập đoàn.
Tại Huawei, Tommi Laine-Ylijoki – người phụ trách toàn bộ dây chuyền cung ứng – luôn nhấn mạnh việc duy trì tiêu chuẩn cao nhất trên quy mô toàn cầu cho các sản phẩm của công ty, bằng việc sử dụng hệ thống xác minh nguồn gốc chặt chẽ. Quy trình xác minh bắt đầu bằng thao tác kiểm tra toàn diện đối tác cung ứng trước khi ký hợp đồng. Tiếp đó, nhân sự Huawei được cử tới nhà máy của đối tác để đảm bảo quy chuẩn đặt ra được tuân thủ trong suốt quá trình sản xuất.
Mỗi năm, các nhà cung ứng của Huawei trải qua kiểm toán và đánh giá về mức độ rủi ro trong việc đáp ứng các quy chuẩn của hãng. Riêng năm 2019, con số nhà cung cấp được kiểm toán là 111, trong đó có 2 công ty đã bị loại. Với smartphone, laptop…, Huawei có một hệ thống xác minh tính minh bạch của các nhà phát triển phần mềm nhằm đảm bảo tất cả ứng dụng đến từ những nguồn an toàn, uy tín. Nhờ vào quy trình xác minh tính minh bạch này mà Huawei thêm tự tin cam kết chất lượng trong từng sản phẩm, dịch vụ.
Ông John Suffolk – Giám đốc an ninh mạng Huawei – khẳng định luôn hoan nghênh cá nhân hoặc tổ chức nào phân tích sản phẩm của hãng để phát hiện lỗ hổng bảo mật hoặc mã hoá. Năm 2015, Huawei từng mời một nhóm phóng viên nước Anh tới tham quan dây chuyền sản xuất được bảo vệ bằng mã hóa tại Thâm Quyến. Kathryn Cave – một trong những phóng viên tham gia chuyến đi này – đã tường thuật lại chi tiết trải nghiệm trên IDG Connect.
Các Trung tâm minh bạch về an ninh mạng của hãng tại nhiều quốc gia như Anh, Đức, UAE, Trung Quốc và mới đây là Bỉ (2019) cho phép mọi người tới tham quan và kiểm tra các sản phẩm. Trong đó, hãng mở cửa tự do cho khách hàng và các tổ chức kiểm toán độc lập, các chính phủ… đến để đánh giá sản phẩm, mã nguồn và phần mềm.
Còn tại trụ sở Huawei, hệ thống bảo mật an ninh và quyền riêng tư được đầu tư xây dựng quy mô với nhiều lớp bảo vệ. Mọi bộ phận và quy trình đều nằm trong hệ thống giám sát đầu cuối.
Tự phát triển phần cứng và phần mềm
Hiện nay, nhiều công ty ICT tối ưu sản xuất bằng cách nhập linh kiện máy móc đã hoàn thiện, sau đó thiết kế và phát triển phần mềm để tiết kiệm chi phí và rủi ro trong việc R&D. Ngược lại, Huawei là một trong số ít hãng tự mình phát triển cả phần cứng và phần mềm.
Để làm được điều này, Huawei trải qua quá trình đầu tư xây dựng năng lực cốt lõi đối với cả phần cứng và phần mềm. Tính đến năm 2018, hãng nhận được 87.805 bằng sáng chế, trong đó có 11.152 bằng sáng chế công nghệ cốt lõi tại Mỹ. Phần lớn sản phẩm được hãng nghiên cứu và sản xuất từ con chip nhỏ nhất. Chính nhờ hệ thống sản xuất toàn diện, Huawei góp phần hạn chế phần mềm hay chương trình độc hại của bên thứ ba xâm nhập, ngăn chặn dữ liệu của người dùng bị truy cập trái phép.
Trả lời phỏng vấn của tờ Financial Times , ông Eric Xu- CEO luân phiên – cho biết tại Huawei, để mỗi sản phẩm xuất xưởng thì phải tiến hành đồng bộ từ linh kiện máy móc cho đến chip. “Trong ngành viễn thông, có nhiều sản phẩm mà Huawei là đơn vị sản xuất tiên phong, nhờ ‘phòng nghiên cứu thuyền Noah 2012′ có năng lực sản xuất linh kiện, cũng như chip xử lý. Người ta nói công ty Huawei là đồ ngốc, chúng tôi cũng quen rồi”, ông Eric Xu nói.
Video đang HOT
Ngoài ra, Huawei lưu trữ dữ liệu theo khu vực mà không tập trung về một nơi (Trung Quốc). Hãng xây dựng các trung tâm minh bạch an ninh mạng tại Brussels (Bỉ), Banbury (Anh), Bonn (Đức), Dubai (Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất), Thâm Quyến (Trung Quốc), Toronto (Canada) và mới đây là Rome (Italy).
Ông Ken Hu – Phó chủ tịch của Huawei – phát biểu trong lễ ra mắt trung tâm tại Bỉ: “Chúng tôi sẵn sàng thúc đẩy chính phủ Đức và chính phủ Trung Quốc ký thỏa thuận an ninh mạng, tuân thủ các tiêu chuẩn an ninh mạng châu Âu và các yêu cầu của GDPR”.
Bản thân ông Nhậm Chính Phi – người sáng lập Huawei – từng nhiều lần nhấn mạnh Huawei sẵn sàng đóng cửa chứ không chấp nhận bất cứ yêu cầu nào về việc lưu trữ thông tin cá nhân của người dùng. Ông cho biết “các chính sách và nguyên tắc kinh doanh cơ bản của Huawei là tuân thủ luật và quy định hiện hành tại các quốc gia nơi doanh nghiệp hoạt động, trong đó có quy định kiểm soát xuất khẩu áp dụng cho Liên Hợp quốc, Mỹ và Liên minh châu Âu. Chúng tôi luôn nỗ lực để xây dựng một hệ thống tuân thủ pháp luật”.
Huawei tuân thủ các tiêu chuẩn an ninh và thành lập các Trung tâm minh bạch an ninh mạng tại mỗi quốc gia.
Riêng mảng công nghệ 5G, Huawei từng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều về độ an toàn mạng. Hãng chứng minh sự minh bạch thông qua loạt chứng chỉ an toàn mạng với các hạng mục đánh giá dựa trên tiêu chuẩn quốc tế 3GPP, do các tổ chức uy tín và độc lập công nhận. Có thể kể đến chứng nhận của “Chương trình đảm bảo an ninh thiết bị mạng GSMA (Nesas)”, nhóm thúc đẩy IMT-2020 của Trung Quốc… Tiêu chuẩn bảo mật của sản phẩm trạm gốc 5G Huawei là một trong những tiêu chuẩn dẫn đầu thế giới, góp phần củng cố vị thế nhà cung cấp các giải pháp về công nghệ 5G số 1 toàn cầu của hãng.
Huawei sở hữu hơn 270 chứng chỉ an toàn mạng, là công ty đầu tiên được nhận chứng chỉ bảo mật CC EAL4 cho các sản phẩm 5G – mức cao nhất cho một dòng sản phẩm hiện hành. Dự kiến với hơn 100 tỷ USD đầu tư vào R&D trong 5 năm tới, Huawei tiếp tục hoàn thiện hệ thống để nâng cao sự an toàn và bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng. Công ty liên tục đầu tư tăng cường quy trình an ninh, loại bỏ phần mềm độc hại, các lỗ hổng bảo mật cũng như rủi ro rò rỉ dữ liệu người dùng.
Samsung vẫn đứng đầu thế giới mà không cần thị trườngTrung Quốc
Là thương hiệu sản xuất smartphone số một thế giới nhưng Samsung chỉ có 1% thị phần tại thị trường Trung Quốc.
Theo thống kê của Strategy Analytics , trong tháng 2/2021, Samsung - hãng công nghệ đến từ Hàn Quốc - đã soán ngôi Apple để trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới. Với hơn 23,1% thị phần, Samsung đã xuất xưởng 24 triệu chiếc smartphone trong tháng 2.
Tuy là thương hiệu sản xuất smartphone thường xuyên dẫn đầu thị phần trên thế giới, theo thống kê của Statista , Samsung chỉ có 1% thị phần ở Trung Quốc. Trái ngược với Apple, luôn tìm cách lấy lòng đất nước tỷ dân.
Hiện nay, các công ty như Xiaomi, Oppo, Huawei mới là những ông lớn thống trị thị trường đất nước tỷ dân.
Sự trỗi dậy của thương hiệu nội địa
Điện thoại Samsung từ lâu đã xuất hiện phổ biến tại Trung Quốc. Có thời điểm, theo CNN , cứ 5 người dùng smartphone tại Trung Quốc lại có một người sử dụng smartphone Samsung. Thống kê của Statista cho biết vào năm 2013, thị phần smartphone Samsung chiếm gần 19%, dẫn đầu các thương hiệu tên tuổi nhất trên thị trường nội địa.
Mặc dù vậy, khoảng cách này nhanh chóng bị thu hẹp khi các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc phát triển mạnh không chỉ tại quê nhà mà trên toàn thế giới.
Người dùng Trung Quốc có xu hướng ưu chuộng các sản phẩm nội địa với chất lượng tốt, giá thành rẻ.
Từ 12,1% thị phần nắm giữ năm 2014, chỉ một năm sau, ảnh hưởng của Samsung tại Trung Quốc suy giảm nhanh chóng. Với chưa đầy 1% thị phần vào năm 2015, Samsung dường như biến mất hoàn toàn khỏi thị trường smartphone Trung Quốc.
Kể từ năm 2015, các thương hiệu tiêu biểu như Huawei, Oppo, Vivo, Xiaomi đều mở rộng thị phần nội địa của mình. Tính đến năm 2020, Huawei hiện nắm 41,4% thị phần trong tay, Vivo chiếm 17,8%, Oppo chiếm 16,6% còn Xiaomi chiếm 13% thị phần.
Tuy không có chung số phận như Samsung, thị phần của Apple tại Trung Quốc vẫn giảm mạnh, từ 13,6% vào năm 2015 xuống còn 8,3% vào năm 2020.
"Với số tiền bỏ ra cho một chiếc điện thoại Samsung, người ta có thể mua một chiếc iPhone. Khi nói đến sự tương xứng với giá tiền, các thương hiệu nội địa như Huawei rõ ràng đang trở nên tốt hơn", một bài đăng phổ biến trên Weibo được SCMP đề cập.
Theo Park Sung-soon, nhà phân tích đến từ công ty Cape Investment & Securities, người Trung Quốc có xu hướng nghiêng về thương hiệu nội địa hoặc các dòng smartphone cao cấp của Apple.
Sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu điện thoại thông minh Trung Quốc giúp người dùng có nhiều lựa chọn ở mọi mức giá, đặc biệt trong phân khúc bình dân. Những cái tên mới nổi như Xiaomi dễ dàng chiếm được thiện cảm của người dùng nhờ tung ra nhiều mẫu smartphone hiệu suất tốt với giá thành rẻ.
Bên cạnh đó, các thương hiệu nội địa có ưu thế hơn hẳn Samsung khi sở hữu mạng lưới phân phối, bán lẻ rộng khắp.
Các thương hiệu smartphone nội địa Trung Quốc có mạng lưới hệ thống bán lẻ rộng rãi.
Không chỉ có dân số lớn, Trung Quốc còn có nhiều thành phố, thị trấn bao phủ khắp cả nước. Theo SCMP , các thành phố "nhỏ" của Trung Quốc là thị trường lớn. So với Samsung, các nhà sản xuất smartphone nội địa dễ dàng tiếp cận khách hàng tại nhiều nơi hơn.
Cả Vivo và Oppo đều sở hữu mạng lưới đối tác bán lẻ trên khắp Trung Quốc, nhất là ở những khu vực nông thôn. Mạng lưới này cho phép các công ty nội địa kết nối trực tiếp với nhiều khách hàng vốn không có thói quen mua sắm trực tuyến. Ngoài ra, Trung Quốc là đất nước có 100 thành phố trên 1 triệu dân. Vì vậy, việc phát triển hệ thống bán lẻ sẽ giúp tối ưu hóa quá trình mở rộng quy mô kinh doanh.
Samsung không 'lấy lòng' Trung Quốc
Cuộc khủng hoảng pin năm 2016 là "giọt nước tràn ly" ảnh hưởng đến những thành tựu mà Samsung gây dựng trước đó.
Vào thời điểm đó, một số người dùng trên thế giới phản ánh tình trạng mẫu Galaxy Note 7 phát nổ do pin quá nóng. Samsung nhanh chóng thông báo thu hồi 2,5 triệu sản phẩm này trên 10 thị trường. Tuy nhiên, đợt thu hồi này không bao gồm Trung Quốc.
Samsung cho biết tại Trung Quốc, hãng sử dụng dòng pin khác trang bị trên Note 7. Do vậy, dòng sản phẩm này hiện an toàn và không thuộc diện phải thu hồi.
Theo ZDnet , tình trạng Galaxy Note 7 nổ pin bắt đầu xảy ra ở Trung Quốc sau một thời gian mở bán. Tuy nhiên, hãng cho biết những sự cố cháy nổ của Note 7 tại Trung Quốc chỉ do tác động bên ngoài. Sự cố này khiến nhiều người dùng Trung Quốc phẫn nộ.
Thương hiệu nội địa Trung Quốc có khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường tốt hơn Samsung.
Flora Tang, nhà phân tích tại Counterpoint Research , cho biết phản ứng chậm trễ của Samsung trước tình huống đó đã dẫn đến sự mất niềm tin nghiêm trọng của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, SCMP phản ánh tình trạng nhiều người dùng Trung Quốc phàn nàn về dịch vụ chăm sóc khách hàng của Samsung.
"Tôi không thấy Samsung nỗ lực làm hài lòng người dùng Trung Quốc", một người dùng khác chia sẻ với SCMP.
Cuối năm 2019, Samsung đóng cửa nhà máy sản xuất điện thoại cuối cùng tại thành phố Huệ Châu, miền nam Trung Quốc. Trước tình hình doanh số và thị phần nội địa giảm mạnh, Samsung phải đóng cửa các nhà máy tại Trung Quốc và đặt mục tiêu vào các thị trường hứa hẹn hơn.
"Quyết định đóng cửa nhà máy Samsung Electronics Huệ Châu là một trong những nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất của hãng, đây đồng thời là quyết định khó khăn của Samsung", thương hiệu Hàn Quốc tuyên bố.
Samsung quyết định đóng cửa nhà máy gần 30 năm tuổi.
Cũng trong thời gian này, website tin tức địa phương Zhiwei Tech đăng tải video trên Weibo quay lại cảnh các công nhân Samsung nhận điện thoại miễn phí. Chiếc điện thoại này là món quà chia tay dành tặng những nhân viên đã gắn bó với nhà máy trong hơn 10 năm.
Vào thời hoàng kim, khu phức hợp sản xuất của Samsung ở Huệ Châu đảm nhiệm 1/5 số lượng điện thoại thông minh bán tại Trung Quốc. Năm 2011, khi doanh số bán smartphone của Samsung đứng đầu thế giới, 2 nhà máy của công ty ở Huệ Châu và Thiên Tân lần lượt sản xuất 70,14 triệu và 55,64 triệu chiếc điện thoại.
Tuy nhiên, trong quý I/2019, dữ liệu thuộc hải quan Trung Quốc cho biết doanh số xuất khẩu smartphone của Samsung tại nhà máy Huệ Châu đã giảm 20,1% so với cùng kỳ năm 2018.
Giờ đây, Samsung đang nỗ lực mở rộng sản xuất tại các thị trường mới nổi. Theo công ty nghiên cứu Canalys , khoảng 60% điện thoại thông minh của Samsung hiện được sản xuất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Ấn Độ, thị trường điện thoại thông minh lớn thứ 2 thế giới, cũng là một trong những khu vực mà Samsung hướng tới.
"Hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh của Samsung ở Đông Nam Á và Ấn Độ có vẻ khả quan hơn so với ở Trung Quốc", Flora Tang nhận định.
Với Mi 11 Ultra, Xiaomi đã chính thức cướp lấy tất cả những gì từng thuộc về Huawei Xiaomi đã có 10 năm tăng trưởng ổn định, củng cố vị trí của mình là một trong những nhà sản xuất smartphone thuộc top đầu thế giới. Xiaomi đã có 10 năm tăng trưởng ổn định, củng cố vị trí của mình là một trong những nhà sản xuất smartphone thuộc top đầu thế giới. Thế nhưng khi được so sánh, Xiaomi...








Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Doanh thu của Meta vượt kỳ vọng làm nhà đầu tư thở phào, Mark Zuckerberg nói về khoản đầu tư vào AI

Chiếc iPhone mới thú vị nhất vẫn sẽ được sản xuất tại Trung Quốc

Cách Trung Quốc tạo ra chip 5nm không cần EUV

One UI 7 kìm hãm sự phổ biến của Android 15?

Chuẩn USB từng thay đổi cả thế giới công nghệ vừa tròn 25 tuổi

Tính năng tìm kiếm tệ nhất của Google sắp có trên YouTube

Làm chủ chế độ PiP của YouTube với 3 thủ thuật ít người biết

Apple Maps hỗ trợ chỉ đường qua CarPlay tại Việt Nam

Giới công nghệ 'loạn nhịp' vì khái niệm AI PC

HyperOS 3 sẽ thổi luồng gió mới cho thiết bị Xiaomi

Bot AI Facebook nhập vai người nổi tiếng nói chuyện tình dục với trẻ em

Sau Internet và iPhone, dự đoán của Kurzweil khiến chúng ta phải giật mình
Có thể bạn quan tâm

Nấu bữa tối ngon trọn vẹn chỉ trong chưa đầy 1 giờ: Đủ món mặn - rau - canh, nhanh gọn lại bổ dưỡng!
Ẩm thực
17:39:03 01/05/2025
Tổng thống Donald Trump tiết lộ các nước có thể đạt thỏa thuận thương mại
Thế giới
17:13:35 01/05/2025
Tạ Đình Phong lo tỏ tình Vương Phi, "bơ đẹp" 2 con, Trương Bá Chi liền đá đểu?
Sao châu á
16:45:08 01/05/2025
Phương Mỹ Chi nói về tiết mục gây sốt đại lễ: "Đó là ký ức không thể quên"
Nhạc việt
16:19:00 01/05/2025
Hoàng Doãn Minh Hà: "Nam thần cứu hoả" 1 thời, giờ thay đổi chóng mặt, đã có vợ
Netizen
16:12:42 01/05/2025
Bảo Liêm: Nam danh hài kín tiếng, ở VN là thiếu gia, đi Mỹ lấy vợ 2 giờ ra sao?
Sao việt
16:09:46 01/05/2025
Các mẫu điện thoại giá rẻ dưới 3 triệu đồng đáng mua trong tháng 5
Đồ 2-tek
15:14:14 01/05/2025
Royal Enfield Hunter 350 2025 chính thức lên kệ, giá chỉ 45 triệu đồng
Xe máy
15:08:00 01/05/2025
6 loại thực phẩm ít calo, giúp sản sinh collagen không lo bị béo
Làm đẹp
15:07:46 01/05/2025
17 cuốn nhật ký bí mật của Freddie Mercury sẽ được công bố
Sao âu mỹ
15:07:10 01/05/2025