Cách làm bài phân tích văn xuôi trong đề thi tốt nghiệp THPT
Cô Hồ Ái Linh, giáo viên Văn trường THCS – THPT Đào Duy Anh, TP HCM hướng dẫn thí sinh cách phân tích, cảm nhận nhân vật, tình huống trong tác phẩm văn xuôi.
Ảnh minh họa
Ngoài dạng đề yêu cầu cảm nhận, phân tích về một đoạn thơ, bài thơ, câu 2 phần làm văn ( nghị luận văn học) của đề thi tốt nghiệp THPT có thể yêu cầu phân tích, cảm nhận về một tình huống truyện, nhân vật, chi tiết truyện.
Kiến thức và phạm vi văn xuôi phần nghị luận văn học chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12. Để phân hóa năng lực và thí sinh, năm nay cấu trúc đề thi sẽ có thêm phần câu hỏi phụ 0,5-1 điểm liên quan đến những vấn đề nâng cao của tác phẩm như: Nhận xét và đánh giá về nghệ thuật, giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực…
Học sinh cần nắm vững các tác phẩm văn xuôi lớp 12 sau: Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân); Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường); Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài); Vợ nhặt (Kim Lân); Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu); Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ); Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành).
Với các tác phẩm văn xuôi, đề thi thường rất phong phú, với nhiều thể loại như bút ký, truyện ngắn, kịch, cách hỏi cũng khác nhau. Tuy nhiên, theo định hướng của các năm gần đây, tác phẩm văn xuôi sẽ được cắt lát nhỏ và yêu cầu học sinh phân tích, cảm nhận những vấn đề có trong tác phẩm.
Dàn ý chung cho đề nghị luận tác phẩm văn xuôi:
Hai dạng chủ yếu thường được ra trong phần nghị luận văn học về truyện ngắn đó là: Phân tích hoặc cảm nhận về nhân vật; phân tích tình huống truyện. Vì đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn có nhiều câu hỏi (đọc hiểu, nghị luận xã hội, nghị luận văn học), thời gian giới hạn nên thường không yêu cầu thí sinh phân tích toàn bộ tác phẩm mà chỉ thông qua trích đoạn hoặc theo luận điểm.
Dàn bài cho dạng đề phân tích nhân vật :
Video đang HOT
Ví dụ: Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
Gợi ý dàn bài như sau:
Dàn bài cho dạng đề phân tích tình huống truyện :
Một số lưu ý khi làm bài nghị luận văn học dạng văn xuôi là: Bố cục bài văn rõ ràng (đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài); mở bài phải nêu được vấn đề nghị luận (trích dẫn đoạn thơ, hoặc giới thiệu nhân vật, hoặc giới thiệu hình tượng); thân bài được trình bày thành nhiều đoạn văn, mỗi đoạn tương ứng với một ý được triển khai (theo dàn ý tổng quát của từng dạng bài), tuyệt đối không trình bày phần thân bài chỉ bằng một đoạn văn.
Thí sinh cần chú ý không diễn nôm, kể chuyện về nhân vật, sa vào kể lể tác phẩm, chú ý tách các đoạn văn và trình bày rõ bằng cách xuống dòng, chữ đầu của đoạn văn cách lề khoảng 2-3 cm. Độ dài bài văn khoảng một đến trên dưới hai tờ giấy thi (ít nhất trên dưới một tờ giấy thi). Thời gian dành cho câu nghị luận văn học khoảng 70-80 phút.
Phân tích đoạn thơ trong đề thi tốt nghiệp THPT
Cô Hồ Ái Linh, giáo viên Văn trường THCS - THPT Đào Duy Anh, TP HCM, hướng dẫn cách làm dàn bài chi tiết phân tích hoặc cảm nhận thơ.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần ôn tập kỹ lưỡng cho câu 2, phần làm văn (nghị luận văn học) bởi chiếm đến một nửa số điểm của bài thi. Thông thường, đề bài câu nghị luận văn học thường có hai dạng chính: Nêu cảm nhận hoặc phân tích một đoạn thơ; câu hỏi văn xuôi (phân tích, nêu cảm nhận về tình huống truyện, nhân vật, chi tiết truyện...).
Kiến thức và phạm vi đề thi phần nghị luận văn học về phân tích, cảm nhận một đoạn thơ chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12. Để phân hóa năng lực và đánh giá học sinh hiệu quả, năm 2021 cấu trúc đề thi sẽ có thêm phần câu hỏi phụ chiếm 0,5-1 điểm, là một vấn đề nâng cao của tác phẩm.
Các tác phẩm thơ lớp 12 cần nắm vững bao gồm: Tây Tiến (Quang Dũng); Việt Bắc (Tố Hữu); Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm); Sóng (Xuân Quỳnh).
Lập dàn ý chung là thao tác quan trọng để làm bài đúng trọng tâm, xác định trúng vấn đề, tránh viết lan man. Sườn dàn ý một bài phân tích hoặc cảm nhận về một đoạn thơ, bài thơ như sau:
Với phần câu hỏi phụ, thí sinh trả lời với dung lượng 7-10 dòng sau khi phân tích đoạn thơ theo yêu cầu của đề bài.
Ví dụ:
Phân tích đoạn thơ mở đầu bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Từ đó, nhận xét tính dân tộc được thể hiện trong đoạn thơ.
"Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buồi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay".
Gợi ý làm dàn ý như sau:
Khi ôn tập Ngữ văn phần nghị luận văn học, học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản sau: Thông tin về tác giả; hoàn cảnh ra đời của tác phẩm; thể thơ, vần, nhịp, giọng điệu của bài thơ; ngôn ngữ được sử dụng (ngôn ngữ bình dân hay ngôn ngữ bác học...); bố cục của bài thơ.
Sau khi có cái nhìn bao quát nhất về tác phẩm, các em cần chuẩn bị thông tin sau trước khi tiến hành viết bài: Thuộc thơ và nắm được nội dung chính của tác phẩm; dụng ý nghệ thuật của tác phẩm trong việc thể hiện giá trị nội dung; hình dung một số tác phẩm cùng chủ đề để so sánh, làm bật lên nội dung chính cũng như điểm khác biệt của tác phẩm.
Khi làm bài, thí sinh cần đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn đề; kết bài khái quát được vấn đề. Như các dạng bài nghị luận khác, các em cần xác định đúng vấn đề cần nghị luận để đi đúng trọng tâm. Thí sinh cần tránh diễn xuôi khi phân tích thơ mà phải chia thành nhiều đoạn văn, chỉ ra hình ảnh, nghệ thuật từ đó phân tích nội dung.
Trong bài viết, các em thể dùng thêm hình ảnh liên hệ tuy nhiên chỉ chọn lọc dẫn chứng đắt giá nhất, tránh cho quá nhiều vào bài làm khiến bài viết loãng ý và lan man. Những em có cách đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận có thể được điểm cộng. Thời gian làm bài cho câu này 70-80 phút.
Thi sinh ôn bài trước giờ thi Văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT tại điểm thi trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TP HCM tháng 8/2020. Ảnh: Quỳnh Trần.
Kỹ năng lấy trọn 3 điểm đọc hiểu môn Ngữ văn Đọc hiểu là phần chiếm 3 điểm trong đề thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT, thí sinh nắm vững cấu trúc và phương pháp làm bài có thể lấy điểm tối đa. Cô Hồ Ái Linh, giáo viên Văn trường THCS - THPT Đào Duy Anh, TP HCM, nêu một số lưu ý với thí sinh khi làm các dạng đọc hiểu đề...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

"Cô gái nhiều lông nhất thế giới" có bạn trai mới sau khi ly hôn
Netizen
20:22:39 07/05/2025
Hàng không quốc tế rối loạn do xung đột Pakistan - Ấn Độ
Thế giới
20:16:35 07/05/2025
Khởi tố 31 đối tượng hỗn chiến bằng vỏ bia
Pháp luật
20:15:28 07/05/2025
Độc lạ Rolls-Royce Wraith rắc vàng 24K từ trong ra ngoài
Ôtô
20:12:44 07/05/2025
Giọng opera số 1 Việt Nam biểu diễn cùng em trai NSND Thanh Lam
Nhạc việt
20:04:09 07/05/2025
Ông trùm Diddy lộ tóc bạc, thừa nhận lo lắng trong ngày đầu hầu tòa
Sao âu mỹ
20:01:02 07/05/2025
Nam nghệ sĩ Việt nổi tiếng: Tuổi 70 ở nhà thuê dù con cái ở Mỹ cực giàu
Sao việt
19:57:47 07/05/2025
Sao nam "Lật mặt 8" đưa con gái cực xinh tham gia "Bố ơi", chỉ 1 chi tiết đã khiến triệu người tan chảy
Tv show
19:54:36 07/05/2025
Bảng giá xe Rebel 1100 2023 mới nhất tháng 5/2025
Xe máy
19:46:48 07/05/2025
Windows 11 chiếm bao nhiêu dung lượng ổ cứng?
Thế giới số
19:19:45 07/05/2025