Cách nhớ nhanh các sự kiện và mốc thời gian trong môn Lịch sử
Việc học thuộc môn Lịch sử, nhất là ghi nhớ các sự kiện và các mốc thời gian của bài học luôn là điều khó khăn và vất vả đối với mỗi thí sinh.
1. Lập bảng niên biểu gắn với các sự kiện
Để dễ dàng cho việc hệ thống hóa kiến thức nội dung bài học, chúng ta có thể lập bảng niên biểu ngắn gọn, trong đó chia thành các cột thời gian, cột sự kiện và cột nội dung hoặc diễn biến vắn tắt trong một bài học lịch sử. Việc lập bảng này sẽ giúp các thí sinh hệ thống hóa được khối lượng kiến thức bài học nhanh và ngắn gọn nhất, đồng thời sẽ nhìn nhận trực quan và dễ nhớ các mốc thời gian cùng với các sự kiện, nội dung xảy ra tương ứng với mốc thời gian đó. Từ đó, thí sinh nắm được nội dung bài học và thuộc bài lâu hơn.
2. Vẽ sơ đồ tia
Đây là thao tác cụ thể hóa nội dung kiến thức trong một bài học Lịch sử. Muốn vẽ sơ đồ tia trước hết, thí sinh phải nắm được nội dung kiến thức của bài học, sau đó ta cụ thể hóa nó bằng cách phân ra các ý theo hình tia. Chẳng hạn, với chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, thí sinh có thể phân ra các nhánh tia chính là: nguyên nhân, hoàn cảnh của ta và của địch, diễn biến, kết quả và ý nghĩa thắng lợi. Trên cơ sở các nhánh tia chính đó, chúng ta có thể phân ra các nhánh tia phụ để cụ thể hóa các ý của bài học. Từ đó, ta sẽ ghi nhớ kiến thức dựa vào kỹ năng phân chia bằng sơ đồ tia. Việc học thuộc các sự kiện và nội dung bài học môn Lịch sử bằng sơ đồ tia mang lại hiệu quả hơn hẳn so với cách học truyền thống trước đây rất nhiều.
3. Dùng các thao tác ghi nhớ linh hoạt
Việc ghi nhớ các mốc thời gian và các sự kiện ở môn Lịch sử lâu nay được coi là một trong những vấn đề khó khăn của nhiều thí sinh khi tham gia thi tốt nghiệp cũng như thi đại học. Hơn nữa, việc ghi nhớ các yếu tố này phải có trật tự, logic và phải chính xác nữa. Vì vậy, trong quá trình ôn và học thi, mỗi thí sinh cần tùy vào khả năng và hoàn cảnh để ghi nhớ sao cho hiệu quả. Chẳng hạn, để nhớ được lâu các sự kiện và các mốc thời gian trong một bài học, có thể ghi ra một tờ giấy hoặc sổ tay để khi cần thiết có thể tranh thủ học.
Video đang HOT
Khi học ôn, thí sinh cần sử dụng kỹ năng tái hiện và xác lập mối quan hệ giữa bài đang học với kiến thức của các bài đã học để không rơi vào việc quên kiến thức cũ, chẳng hạn khi học lịch sử giai đoạn từ 1961- 1975, ta nên so sánh ba chiến lược chiến tranh theo tiến trình học tập để khắc sâu kiến thức. Trong học ôn môn Lịch sử, không phải ai cũng có khả năng nhớ chi tiết các ngày tháng, con số. Do đó, mỗi thí sinh nên tập cho mình cách ghi nhớ mang tính “tương đối”. Tức là trong sự kiện hoặc một chiến dịch nào đó, ta không nhất thiết phải nhớ cự thể ngày, giờ mà chỉ cần nhớ tháng, năm hoặc là khoảng thời gian trong năm xảy ra sự kiện đó. Ví dụ: đầu năm 1945, cuối năm 1945, thu-đông năm 1947… Tuy nhiên những sự kiện lớn, quan trọng của tiến trình lịch sử thì bắt buộc phải nhớ như: ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930), ngày Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lâp (02-9-1945) hoặc ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30- 4-1975).
4. Hệ thống hóa lại kiến thức
Sau khi học bài xong, thí sinh cần kiểm tra và hệ thống hóa lại kiến thức bài học một lần nữa, nếu cảm thấy chưa đạt thì phải có biện pháp khắp phục ngay. Đây là khâu quan trong đối với các môn khoa học xã hội, bởi nếu ta học xong mà không hệ thống hóa kến thức sẽ dẫn đến tình trạng “học trước quên sau”, “râu ông nọ cắm cằm bà kia”…. Thao tác này cũng giúp cho thí sinh có cách nhìn tổng thể, khách quan về các chặng đường, giai đoạn lịch sử và rút ra những kỹ năng nắm bắt, so sánh, lý giải. Từ đó, sẽ giải quyết được những yêu cầu của nội dung bài học và làm bài thi hiệu quả hơn.
Theo GD
Học sinh kém Sử: Có trách nhiệm của Hội Khoa học Lịch sử
"Học sinh kém Sử có trách nhiệm một phần của Hội Khoa học Lịch sử" - Tổng thư ký hội Khoa học Lịch sử Việt Nam Dương Trung Quốc cho biết.
Mới đây, tại buổi lễ tôn vinh học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội, nhà sử học Dương Trung Quốc (ảnh) - Tổng thư ký hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết: "Học sinh kém Sử, trách nhiệm một phần của Hội Khoa học Lịch sử. Vừa qua, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Bộ GD-ĐT đã ký Bản ghi nhớ để cùng hợp tác nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng giáo dục môn sử, tìm ra các nguyên nhân và đề ra các giải pháp khắc phục, chấn hưng một cách toàn diện và căn bản. Qua đây, chúng tôi muốn nhân cơ hội để nhận trách nhiệm của một hội nghề nghiệp cùng với Bộ GD-ĐT tôn vinh, động viên và khích lệ tinh thần học Sử cho các học sinh. Trên cơ sở biên bản ký kết với Bộ GD-ĐT mà trực tiếp là Bộ trưởng đã chủ động đến gặp Hội Sử học là bước chuyển nhận thức lớn. Trong chương trình này, chúng tôi quan tâm nhiều đến việc dạy học Sử trong nhà trường liên quan đến chương trình, sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên dạy Sử và hình thức khác nhau để khích lệ, tôn vinh những điển hình, sáng kiến hỗ trợ cho việc dạy và học Sử".
Với sự kết hợp này, ông có thấy ở Bộ GD-ĐT tinh thần quyết tâm? Và Hội Sử học sẽ thực hiện những bước như thế nào để nâng cao chất lượng môn sử trong trường học?
Mong muốn nâng cao chất lượng không chỉ của Bộ, Hội Khoa học Lịch sử mà của toàn xã hội. Nhưng mong muốn ấy phải được thể hiện bằng những việc làm cụ thể. Việc phá cơ chế cũ đã khó, hệ thống chương trình, hình thức biên soạn SGK đã lâu năm cũng cần phải thay đổi là cần thiết nhưng phải thận trọng. Không nên đòi hỏi quá nhanh bởi nhanh thường là hỏng nhưng phải khởi động ngay.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận và GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN trao giải thưởng cho HS giỏi quốc gia môn Lịch sử tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) sáng ngày 14/4/2012.
Một ví dụ về việc dạy Lịch sử là vừa qua Hà Nội có cho chú giải tên một số tuyến đường phố nhưng lại sai? Ông nghĩ sao về cách làm này?
Mọi sáng kiến về việc dạy và học sử tôi đều ủng hộ. Việc làm của Hà Nội vừa đáp ứng nhu cầu của xã hội nhưng cũng là việc làm mạnh dạn của cơ quan quản lý thành phố. Trước đó ở Mỹ Tho đã làm, nước ngoài cũng có.
Nhưng việc chú giải không hề đơn giản, tưởng dễ mà không dễ. Bởi viết càng ngắn, cô đọng, súc tích bao nhiêu thì ngoài yếu tố chính xác ra phải đầy đủ. Lẽ ra (cách làm của Hà Nội) phải có hội đồng tương đối chuẩn mực để đưa ra những định danh bảo đảm tính ngắn ngọn nhưng chính xác.
Ở đây địa danh đã có thay đổi, năm nay ở tỉnh này, năm sau ở tỉnh khác. Hay chuyện 55 hay 56 ngày đêm tính theo cách nào? Một sự cảnh tỉnh rằng ý nghĩa việc làm là tốt nhưng cách thức thực hiện phải phù hợp.
Cần hiểu rằng xã hội vẫn hết sức quan tâm không bỏ mặc môn lịch sử. Chưa bao giờ nhiều sách viết về lịch sử như hiện nay, một số cách mới như sách tranh chẳng hạn đã xuất hiện. Các nhà xuất bản, điện ảnh đã nỗ lực (dù chưa thực sự thành công), sân khấu cũng vậy. Chúng ta phải ghi nhận đã có thay đổi đó.
Và cũng đừng ngộ nhận việc các cháu nhỏ bây giờ xem phim Trung Quốc mà thuộc lịch sử Trung Quốc. Phim cổ trang khác lịch sử. Tuy nhiên hiểu lịch sử Trung Quốc là tốt chứ, sống bên cạnh họ phải hiểu về họ thì mới hợp tác, bảo vệ được đất nước ta.
Ông có nghĩ, việc học trò học kém môn Lịch sử có phải do lỗi của người lớn?
Cái đó đúng. Cần phải hiểu tại sao các cháu không thấy lịch sử hấp dẫn, thiết thực...
Cá nhân tôi cho rằng hiện nay nhiều sân chơi vẫn thiên về việc đánh đố trí nhớ các em. Trong thời đại mà chỉ cần click chuột, học trò đã có cả bộ bách khoa toàn thư thu gọn trong lòng bàn tay, nhiều sân chơi không còn phù hợp.
Cái khó nhất và giá trị nhất của lịch sử là tính ngụ ngôn: những câu chuyện, những bài học lịch sử và sự liên tưởng. Các cụ xưa có câu "ôn cố nhi tri tân" tức xem chuyện xưa để nhận ra chuyện nay, nhìn chuyện nay mà ngẫm chuyện xưa. Để thấy rằng phương pháp tư duy lịch sử vô cùng quan trọng. Ngành nghề nào cũng vậy, nếu có một sự hiểu biết lịch sử vững chắc thì nghề nghiệp vững vàng hơn vì có một phương pháp phù hợp.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Tôn vinh những học sinh giỏi nhất môn Sử Sáng 14/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Bộ GD-ĐT đã tổ chức lễ tuyên dương và trao giải thưởng cho 211 học sinh đoạt giải môn lịch sử chọn học sinh giỏi quốc gia THPT. Kỳ thi quốc gia môn sử năm nay có 415 học sinh (HS) dự thi, kết...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Những "trợ thủ đắc lực" trong bữa ăn hằng ngày giúp hạ huyết áp
Sức khỏe
08:07:18 17/05/2025
Loạt xe tay ga Yamaha giảm giá sốc tại Việt Nam, cao nhất lên tới 16 triệu đồng
Xe máy
08:07:12 17/05/2025
TPHCM phát hiện 50 tấn nội tạng động vật và hàng chục hộp yến sào trôi nổi
Tin nổi bật
07:52:00 17/05/2025
41.000 năm trước, loài người sống sót qua tận thế nhờ "kem chống nắng"?
Lạ vui
07:45:48 17/05/2025
GMC Hummer EV 2026 ra mắt, bổ sung phiên bản Carbon Fiber Edition
Ôtô
07:40:05 17/05/2025
Giám đốc bị 2 công nhân đánh trọng thương
Pháp luật
07:40:05 17/05/2025
Sao Việt 17/5: Kaity Nguyễn xuất hiện ở LHP Cannes, Kỳ Duyên gặp mỹ nam Thái Lan
Sao việt
07:30:10 17/05/2025
Mẹ biển - Tập 41: Hai Tánh thuyết phục Đại về nhà
Phim việt
07:26:16 17/05/2025
Lim Feng nhận mình khờ, lộ việc tồi tệ tình cũ làm, fan suy đoán giống Thiên An?
Netizen
07:25:44 17/05/2025
Nữ diễn viên sở hữu nông trại 50.000m ở Đà Lạt, 5 két sắt kim cương, bỏ đóng phim vẫn hot khủng khiếp
Hậu trường phim
07:16:25 17/05/2025