Cách phòng bệnh hô hấp hiệu quả cho bé
Trẻ sơ sinh:
- Cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để duy trì sức đề kháng từ mẹ.
- Khi làm vệ sinh buổi sáng và tối, nên dùng tăm bông nhúng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi và giữ mũi luôn ẩm.
- Xoa dọc 2 bên sống lưng và toàn cơ thể để tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.
Trẻ nhỏ:
- Duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng về số lượng cũng như chất lượng (sự cân đối giữa các thành phần đạm, bột, đường, chất béo, rau quả).
- Cho trẻ uống nước đều đặn (lượng nước cần – bao gồm tất cả các sản phẩm có chứa nước – cho trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi là 50ml trên mỗi cân nặng dưới 3 tuổi là 1 lít cộng với 50ml trên mỗi cân nặng và ngoài 3 tuổi là 100ml trên mỗi cân nặng).
- Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ.
Video đang HOT
- Chất liệu quần áo là cotton để thấm mồ hôi. Nếu trẻ có nhiều mồ hôi cần chú ý lau mồ hôi hoặc thay áo cho trẻ khi bị ướt.
- Hằng ngày nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý (trời lạnh thì nên ngâm ấm lọ nước muối trước khi nhỏ). Nếu trong lúc rửa mũi, trẻ hắt hơi thì cũng là dấu hiệu tốt, nó giúp cho việc đẩy bụi bặm, nước mũi, vi rút (nếu có)… ra ngoài.
- Trẻ trên 1 tuổi có thể cho vào đồ ăn của trẻ vài giọt nước tỏi, gừng hoặc hồi để tăng sức đề kháng.
Nước muối có tác dụng phòng bệnh rất tốt đối với trẻ nhỏ
- Trẻ trên 2 tuổi thì cho súc miệng – họng bằng nước muối ấm 2 lần/ngày, sau bữa sáng và tối trước khi đi ngủ. Nếu có thể thì cho ngậm 1 chút mật ong cũng rất tốt.
- Dạy trẻ trên 3 tuổi cách tập thở bụng theo kiểu thở dưỡng sinh, vuốt dọc hai bên sống mũi để tăng cường hoạt động của hệ hô hấp và phòng sổ mũi. Ngoài ra là các bài tập thể dục đơn giản ngoài trời.
- Giữ ấm chân, lưng và cổ và hai tai cho trẻ nhất là khi đi xe máy.
- Chữa những bệnh khác như sâu răng, suy dinh dưỡng, còi xương… nếu có.
- Thỉnh thoảng cho trẻ đi nghỉ ở vùng núi, biển, nông thôn nếu có điều kiện.
Theo SKDS
Xử lí đúng bệnh hô hấp của trẻ
Những bệnh hô hấp thường gặp
Viêm hô hấp trên là viêm từ mũi xuống ngã ba hầu họng, phần nhiều là viêm mũi, viêm họng, viêm hệ thống bạch huyết ở họng ở trẻ nhỏ (viêm VA), viêm tai. Viêm hô hấp trên có thể tự khỏi hoặc khi được điều trị hoặc có thể tiến triển thành viêm hô hấp dưới như viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản (viêm những cuống phổi cực nhỏ) hay
Theo dõi sức khỏe bệnh nhi tại Khoa hô hấp - Bệnh viện Nhi
Viêm hô hấp đa số do tác nhân siêu vi như rhinovirus, virus RSV, virus cúm... Khi gặp trời lạnh, điều kiện sinh hoạt ẩm thấp, đông đúc là điều kiện thuận lợi để gây bệnh. Biểu hiện ở trẻ là ho, sổ mũi, có khi có sốt, đôi khi bỏ ăn. Diễn tiến bệnh đa số lành tính, nếu chăm sóc tốt sẽ hết sau 5 - 7 ngày, không cần phải nhập viện.
Điều quan trọng là các bậc cha mẹ cần biết những dấu hiệu nặng như trẻ nôn, thở nhanh, sốt cao (ở trẻ nhỏ sốt cao quá có thể gây co giật) hoặc trẻ có triệu chứng khó thở, thở co kéo ngực hoặc phập phồng cánh mũi thì cần đưa trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế.
Trẻ sinh mổ dễ bị khò khè
Những trẻ sinh mổ thường dễ bị khò khè do còn đờm nhớt ở đường hô hấp. Các bà mẹ không nên quá lo lắng trong trường hợp này và cũng không nên cho bé uống kháng sinh quá sớm, nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được hút đờm và tập vật lý trị liệu hô hấp theo chỉ định của bác sĩ.
Khi thấy bé ho hoặc sổ mũi không nên quá lo lắng. Nên lưu ý ho là một phản xạ rất tốt để bảo vệ phổi ở trẻ, do đó không nên quá lo lắng và tự tiện cho bé uống thuốc chống ho, nhất là ở trẻ dưới 1 tuổi.
Không nên chủ quan
Những triệu chứng thường gặp như ho, sốt, nôn, sổ mũi, biếng ăn nhưng là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý ở trẻ nhỏ, do đó không nên quá chủ quan. Có nhiều bà mẹ thấy triệu chứng bé giống như lần trước và đôi khi người lớn vì quá bận rộn nên không đưa bé đi khám được nên tự động dùng theo đơn thuốc cũ, đến khi tự chữa mãi không khỏi phải vào viện thì bé đã bị viêm phổi nặng.
Để đề phòng, các bà mẹ nên giữ vệ sinh sạch sẽ nơi ăn ngủ của bé, giữ ấm cho bé, tiêm chủng đầy đủ cho bé theo lịch tiêm chủng, cho bú sữa mẹ sớm (ngay sau sinh nửa giờ). Tập thói quen cần cho bé ăn nhiều trái cây, rau quả để hệ miễn dịch trong cơ thể của bé hoạt động hữu hiệu hơn, ít mắc bệnh đường hô hâp hơn.
Theo SKDS
Phòng tiêu chảy ở trẻ em Ở nước ta tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp là hai căn bệnh hay gặp ở trẻ em và cũng gây tử vong nhiều nhất cho trẻ. Thế nhưng qua tiếp xúc với các bà mẹ đưa trẻ đi khám, vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về căn bệnh này: nguyên nhân do đâu, có thể làm gì để phòng ngừa...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Não biến đổi ra sao sau 3 ngày bạn không nói chuyện với ai?

Covid-19 gia tăng tại một số nước, tình hình tại Việt Nam như thế nào?

Giữa cơn bão AI, người thầy vẫn là trái tim của giáo dục

AI và y học: Khi trí tuệ nhân tạo trở thành "bác sĩ thầm lặng'"

Bia rượu vẫn đang tàn phá sức khỏe người Việt

Liệu pháp proton đột phá điều trị ung thư không tác dụng phụ

Uống nước chanh nghệ mỗi sáng có tác dụng gì?

Thói quen buổi sáng 'đầu độc' gan không kém bia rượu

5 dấu hiệu cảnh báo sớm nhất gan bị tổn thương, bạn chớ bỏ qua

3 không khi dùng mật ong

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Nữ sinh ngỡ ngàng khi bác sĩ nói mình là con trai, từ chối phẫu thuật
Có thể bạn quan tâm

Pháp: Sân bay lớn thứ 2 của Paris tiếp tục bị gián đoạn
Thế giới
21:04:47 19/05/2025
Bất thình lình bị đặt câu hỏi, Hoa hậu Ý Nhi lộ trình tiếng Anh thật tại Miss World
Sao việt
20:59:00 19/05/2025
Chốt chặn trên cao tốc, bắt nhóm đối tượng vừa gây án đang bỏ trốn
Pháp luật
20:54:58 19/05/2025
Lâm Canh Tân bị Triệu Lệ Dĩnh "đá", ôm hận về chung phe kẻ thù tình cũ?
Sao châu á
20:52:43 19/05/2025
Cứu bạn bị ngưng tim, nam sinh bỏ dở kỳ thi quan trọng và cái kết vỡ òa
Netizen
20:28:57 19/05/2025
Đàn cá heo bơi tung tăng trên vịnh Nha Trang
Tin nổi bật
20:25:35 19/05/2025
Anh Tú gây xúc động mạnh với ca khúc tự sáng tác "Người là Hồ Chí Minh"
Nhạc việt
20:02:44 19/05/2025
Trẻ trung và năng động với áo corset ngày hè
Thời trang
20:00:01 19/05/2025
"Tân binh toàn năng" đối mặt tranh cãi sau 5 tập phát sóng
Tv show
19:57:27 19/05/2025
Vạch trần mối quan hệ giữa BLACKPINK và thành viên số 5 rút khỏi nhóm vào phút cuối
Nhạc quốc tế
19:47:43 19/05/2025