Cách Royal School đồng hành cùng phụ huynh học sinh khối 1
Hơn một tháng dạy học trực tuyến, Trường Song ngữ Quốc tế Hoàng Gia thường tổ chức các buổi trao đổi với phụ huynh để tăng hiệu quả học tập của con em.
Chất lượng dạy và học trực tuyến không chỉ phụ thuộc vào trang thiết bị, đường truyền, phầm mềm công nghệ hay phương pháp triển khai mà còn cần cả sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình. Đặc biệt, với các em học sinh khối một vừa phải học cách thao tác trên máy tính, vừa phải thích nghi với nề nếp học tập thì sự kết nối và phối hợp đó càng quan trọng.
Học sinh lớp 1 Trường Song ngữ Quốc tế Hoàng Gia ( Royal School) trong một giờ học trực tuyến.
Tại Royal School, ngay từ những ngày đầu giảng dạy trực tuyến, trường đã chú trọng thiết kế chương trình lớp 1 sao cho phù hợp. Với các môn giảng dạy bằng tiếng Anh thuộc chương trình Cambridge, mỗi lớp có hai giáo viên: một giáo viên nước ngoài và một trợ giảng người Việt giúp học sinh dễ hiểu bài.
Các thầy cô cũng thường xuyên theo dõi, xác định năng lực của từng bạn để có thể kịp thời hỗ trợ khi cần thiết. Trường cũng áp dụng những ứng dụng học tập với nhiều hình ảnh, âm thanh, video sinh động để thu hút sự tương tác của các con.
Nội dung phong phú, sinh động giúp học sinh hứng thú học tập.
Song song với đó, học sinh lớp một cũng cần sự đồng hành của phụ huynh. Tại Royal School, mỗi khi có khó khăn hay thắc mắc, phụ huynh có thể trao đổi với nhà trường qua nhiều kênh liên lạc. Năm học 2021-2022 bắt đầu, bên cạnh việc tổ chức họp phụ huynh đầu năm học, trường còn thường xuyên tổ chức những buổi họp, buổi trao đổi để lắng nghe những chia sẻ từ phía gia đình.
Đầu tháng 10, trường đã tổ chức buổi trao đổi về chương trình tiếng Anh Cambridge với phụ huynh có con đang theo học lớp một. Theo đại diện trường, đây là dịp để bố mẹ hiểu hơn về lộ trình học tập khoa học, chất lượng của đội ngũ giáo viên và cùng nhà trường thống nhất phương án giúp học sinh thêm hứng thú học tập với hình thức trực tuyến.
Video đang HOT
Buổi trao đổi nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phụ huynh.
Cũng như nhiều phụ huynh khác, chị Lê Hà Uyên Nhi lo lắng khi con bắt đầu hành trình học tập lớp một bằng hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, trước sự đầu tư và quan tâm từ phía nhà trường, chị lựa chọn đặt niềm tin và quyết tâm đồng hành cùng con trẻ.
“Khi theo dõi con học online, tôi thấy có những bài học con rất hứng thú nhờ sự tương tác, khơi gợi và tổ chức tốt của giáo viên. Tuy nhiên, cũng có lúc con mất tập trung, còn rụt rè khi phát biểu, trong khi những bạn cùng lớp lại tương tác tốt. Sau khi trao đổi với giáo viên và cô trợ giảng về vấn đề này, tôi hiểu con cần thời gian để tiếp cận và thích nghi nên bớt lo lắng hơn”, chị Uyên Nhi cho hay.
Chia sẻ về việc học trực tuyến của học sinh lớp một, Nhà giáo ưu tú, Tiến sĩ Trương Thị Việt Liên – Cố vấn cao cấp hệ thống Royal School cho biết, vào lớp một là bước ngoặt lớn trong đời của con trẻ. Môi trường học tập mới có nhiều thay đổi, hoạt động chuyển từ vui chơi sang học tập, đi kèm đó là việc học trực tuyến không chỉ là thách thức đối với con và phụ huynh mà còn cả giáo viên. Các thầy cô giáo phải chuẩn bị kỹ, chu đáo từ nội dung bài giảng, phương pháp dạy online, đến các phần mềm trò chơi ứng dụng công nghệ để phục vụ cho công tác dạy học trực tuyến.
Nhà giáo ưu tú, Tiến sĩ Trương Thị Việt Liên thấu hiểu những lo lắng của phụ huynh.
Nhà giáo ưu tú, Tiến sĩ Trương Thị Việt Liên thấu hiểu với những lo lắng của các phụ huynh cũng chia sẻ thêm, với Royal School, điều quan trọng khi dạy ngoại ngữ là tạo cho trẻ niềm hứng thú với việc học tiếng Anh và phát huy được khả năng của học sinh qua đó giúp các em mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.
Vì vậy, nhà trường đang tổ chức các lớp ôn tập ngoài giờ cho các em chưa theo kịp chương trình Cambridge, đồng thời, cung cấp các video bài giảng, tài liệu học tập để phụ huynh có thể dễ dàng bổ trợ kiến thức cho con. Các bài tập cũng được thay đổi phù hợp với trình độ của mỗi bạn để tạo hứng thú và sự tự tin cho từng học sinh.
Phải có niềm thích thú khi học ngoại ngữ thì mới có kết quả tốt.
“Tăng cường tương tác hai chiều chính là lời giải cho bài toán phối hợp giữa bố mẹ học sinh và nhà trường sao cho hiệu quả, đặc biệt ở giai đoạn giáo dục trực tuyến. Qua các buổi họp và trao đổi gần gũi, gia đình và nhà trường sẽ phối hợp và cùng nhau hỗ trợ học sinh hiệu quả”, đại diện trường Royal School khẳng định.
Học sinh mắc kẹt tại Hà Nội được học thế nào?
Thực hiện Công văn của Bộ GD&ĐT về việc tiếp nhận, tạo điều kiện cho học sinh học tập tại nơi cư trú do dịch Covid-19; học sinh Hà Nội bị mắc kẹt ở quê hay học sinh các địa phương bị mắc kẹt tại Hà Nội do dịch bệnh Covid- 19 đều được tạo điều kiện tối đa để duy trì việc học.
Đến trường học trực tiếp tại địa phương vùng xanh
Dịch bệnh Covid- 19 có diễn biến phức tạp đã nảy sinh nhiều tình huống, trong đó có việc học sinh bị "mắc kẹt" tại quê, chưa thể trở về Hà Nội và ngược lại, học sinh ở Hà Nội bị "mắc kẹt" tại quê.
Có con sinh năm 2015, chị Lưu Thị Tố Nga, trú tại huyện Thanh Trì đã đăng ký trực tuyến cho con vào lớp 1 tại một trường công lập thuộc địa bàn huyện Thanh Trì, Hà Nội. Giữa tháng 7/2021, chị gửi con về ông bà ngoại ở Thanh Hóa. Từ ngày 24/7, Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nên chị không đón con về Hà Nội được.
Đầu tháng 9/2021, sau lễ khai giảng trực tuyến, chị Nga duy trì cho con học online 2 tuần theo chương trình lớp 1 tại Hà Nội nhưng sau đó, không thể dự báo được diễn biến tiếp theo của dịch bệnh, người mẹ này đã quyết định xin cho con học tạm trực tiếp tại quê. "Tôi đã làm đơn theo hướng dẫn và được tiếp nhận vào trường luôn.
Hàng ngày đến lớp, dưới sự yêu thương, dạy bảo của cô giáo cùng việc được thỏa sức vui đùa, chạy nhảy cùng các bạn nên con tôi rất vui. Tôi thấy may mắn khi quê mình thuộc vùng xanh, vì vậy con có cơ hội đến lớp học tập trong điều kiện an toàn", chị Nga chia sẻ.
Học sinh chưa thể trở lại Hà Nội do dịch bệnh phức tạp được duy trì học tập tại quê
Khi học sinh Hà Nội bị mắc kẹt tại các địa phương vùng xanh, trẻ đến trường học tạm trực tiếp tại địa phương hay tiếp tục duy trì lịch học trực tuyến với lớp học tại Hà Nội; thậm chí vừa học trực tiếp, vừa học trực tuyến- là lựa chọn của phụ huynh.
Anh Phạm Huy, trú tại quận Hoàng Mai cho biết, con anh năm nay lên lớp 2. Sau thời gian nghỉ hè kéo dài, cháu đọc và viết có phần chậm hơn trước nên khi mắc kẹt ở quê "vùng xanh", anh đã làm đơn cho con học trực tiếp tại trường để được cô cầm tay uốn nắn, củng cố lại kiến thức. Tuy nhiên, do học chương trình Giáo dục phổ thông mới, bộ sách ở quê khác sách ở lớp các con học; ngoài ra lịch học tại trường con ở Hà Nội duy trì buổi tối nên song song với việc học trực tiếp 1 buổi/ngày với lớp ở quê, anh Huy còn cố gắng cho con học online với chương trình ở lớp để con theo được nhịp học cùng các bạn; tránh sau trở về Hà Nội lại mất thời gian làm quen chương trình từ đầu.
Cũng có trường hợp, học sinh mắc kẹt tại quê thuộc vùng xanh- có thể xin học tạm trực tiếp tại trường nhưng phụ huynh vẫn quyết định cho con học trực tuyến theo lớp trên Hà Nội. Chị Nguyễn Thu Hà, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội kể: "Con tôi về quê nội ở Thái Bình đến nay đã tròn 3 tháng. Ban đầu, vợ chồng chỉ định cho con về ông bà chơi để có không gian chạy nhảy, vui đùa nhưng dịch bệnh phức tạp, Hà Nội thực hiện giãn cách nên từ đó đến nay, con chưa thể trở lại Hà Nội. Do không biết dịch kéo dài bao lâu nên tôi không xin cho con học trực tuyến tại quê mà duy trì lịch học online tại lớp cũ. Mọi hoạt động học tập của con vẫn được hoàn thành theo đúng yêu cầu của cô giáo; do vậy gia đình cũng tạm thời yên tâm".
Học sinh các tỉnh được tiếp nhận, học tạm tại Hà Nội
Tương tự với trường học thuộc các địa phương trên cả nước, trường học Hà Nội cũng sẵn sàng tiếp nhận, tạo điều kiện cho học sinh tỉnh ngoài bị mắc kẹt tại đây được học trực tuyến.
Giữa tháng 8/2021, khu vực phường Văn Miếu và Văn Chương, quận Đống Đa bị phong tỏa do phát hiện nhiều ca dương tính với Covid- 19 dẫn đến việc một số học sinh tỉnh ngoài lên nhà người nhà chơi ở khu vực này bị mắc kẹt, chưa thể trở về quê. Năm học mới đến, trong khi các bạn ở quê được đến trường học trực tiếp, các học sinh thuộc diện này có nguyện vọng xin vào các trường tại Hà Nội để học trực tuyến tạm một thời gian.
Theo Hiệu trường Tiểu học Văn Chương Hoàng Thúy Nga thì trường hiện có 3 học sinh tỉnh ngoài học nhờ; trong đó có 2 học sinh khối 1 và 1 học sinh khối 4 thuộc các tỉnh: Nam Định và Phú Thọ- 2 địa phương vùng xanh. Khi nhận được nguyện vọng của gia đình, nhà trường đã hướng dẫn phụ huynh thực hiện các bước; sau đó tiếp nhận con vào lớp theo đúng lứa tuổi. Qua hơn 1 tháng học tập, giáo viên ghi nhận các con học hòa nhập, hào hứng, tương tác tốt.
Học sinh trường tiểu học Yên Hòa hào hứng trong tiết học online
Còn cô Nguyễn Phương Lan - Hiệu trưởng Tiểu học Yên Hòa, quận Cầu Giấy cho hay: Thời gian qua, khi nhận được liên hệ của phụ huynh học sinh xin chuyển trường tạm thời cho con, trên cơ sở Công văn 2978/SGDĐT-QLT ngày 24/8/2021 của Sở GD&ĐT về việc tiếp nhận, tạo điều kiện cho học sinh học tập tại nơi cư trú do dịch Covid-19 và văn bản hướng dẫn của Phòng GD&ĐT quận, nhà trường đã bố trí bộ phận văn phòng hướng dẫn phụ huynh thực hiện đúng thủ tục quy định.
Theo đó, nhà trường gửi mẫu đơn xin chuyển trường tạm thời để phụ huynh kê khai, xin xác nhận của địa phương nơi học sinh cư trú; sau đó nhà trường tiến hành tiếp nhận, bố trí, xếp lớp cho học sinh học tập theo đúng đối tượng. Bên cạnh đó, trường rất quan tâm hỗ trợ học sinh về các điều kiện học tập cần thiết và tạo thuận lợi nhất cho các em học tập theo kế hoạch của nhà trường. "Sau khi hết thời gian giãn cách, nhà trường sẽ có bản xác nhận kết quả rèn luyện và học tập của học sinh được tiếp nhận để các em quay trở lại trường cũ học tập"- Hiệu trường trường Tiểu học Yên Hòa nêu rõ.
Ngày 8/10, Bộ GD&ĐT đã có Công văn số 4556/BGDĐT- GDTrH gửi các Sở GD&ĐT về việc tiếp nhận và tạo điều kiện học tập cho học sinh di chuyển về cư trú tại địa phương.
Công văn nêu: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh sớm ổn định, tiếp tục học tập tại địa phương nơi cư trú, Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT tiếp tục thực hiện Công văn số 3508/BGDĐT-GDTrH ngày 17/8/2021 của Bộ GD&ĐT về việc tiếp nhận, tạo điều kiện cho học sinh học tập tại nơi cư trú do dịch Covid-19.
Các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường nơi học sinh chuyển đến chủ động, tạo điều kiện thuận lợi tiếp nhận học sinh vào học tập, đồng thời phối hợp với nhà trường nơi học sinh chuyển đi sớm hoàn thành thủ tục chuyển trường theo quy định; đồng thời chỉ đạo các nhà trường chủ động bố trí xếp lớp cho học sinh học tập theo đúng đối tượng; tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh chuyển đến để kịp thời đáp ứng yêu cầu học tập theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Giảm tải kiến thức cần đồng bộ Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có văn bản về việc giảm tải chương trình các cấp để phù hợp với tình hình học trực tuyến của nhiều địa phương. Ảnh minh họa Tuy nhiên, do không có văn bản hướng dẫn cụ thể mà để các trường linh hoạt lựa chọn nội dung giảm tải khiến việc triển khai...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Nhóm nữ ám ảnh với đạo nhái
Nhạc quốc tế
06:13:38 11/05/2025
Tìm người thợ hàn trong vụ nổ gây cháy khiến 3 người thương vong
Tin nổi bật
06:10:01 11/05/2025
Bắt, khám xét nhà Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Việt Úc
Pháp luật
06:00:25 11/05/2025
Mỹ nhân Trung Quốc càng ác càng đẹp gây bão MXH: Nhan sắc phong thần, đỉnh đến nỗi mọi tội lỗi đều được tha thứ
Phim châu á
05:57:01 11/05/2025
Jennifer Lopez căng thẳng với Ben Affleck khi rao bán biệt thự
Sao âu mỹ
05:56:29 11/05/2025
Vịt hấp gừng kiểu này vừa ngon lại thanh mát, giữ nguyên chất và độ ngọt, ai thưởng thức cũng khen
Ẩm thực
05:55:28 11/05/2025
Lầu Năm Góc có tính toán mới với Greenland, báo hiệu một nước cờ lớn?
Thế giới
05:49:02 11/05/2025
Thấy mẹ kế lén lút dúi bọc nilon vào tay người đàn ông lạ, tôi tra hỏi thì bà rơi nước mắt thú nhận một chuyện mà nghe xong, tôi cũng ngậm ngùi
Góc tâm tình
05:06:19 11/05/2025
6 nữ diễn viên Nhật Bản sở hữu gương mặt thiên thần "nghìn năm có một": Sắp 30 mà nhìn như gái 18
Hậu trường phim
23:43:34 10/05/2025
5 chi tiết ẩn giấu cực khéo trong Thám Tử Kiên, xem một lần chưa chắc đã biết
Phim việt
23:37:16 10/05/2025