Cách xử lý vết muỗi đốt
Thông thường, khi bị muỗi đốt, làn da của con người bị nổi mẩn, ngứa ngáy hoặc sưng tấy, thậm chí còn để lại các vết sẹo thâm. Vậy, làm cách nào để xử lý vết muỗi đốt?
Ảnh minh họa
Theo nghiên cứu khoa học, khi nọc độc của muỗi vào cơ thể sẽ khiến máu không đông để chúng dễ dàng hút máu. Lúc này, cơ thể con người sẽ gửi đi các kháng thể để chống các chất dịch của muỗi, gây nên phản ứng miễn dịch dẫn đến tình trạng sưng và đỏ trên làn da. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn yếu và chưa phát triển hoàn thiện, làn da còn nhạy cảm nên các phản ứng miễn dịch càng mạnh mẽ hơn. Khiến vết muỗi đốt càng sưng tấy và đau nhức khó chịu…
Do đó, sau khi bị muỗi đốt, chúng ta cần có phản ứng nhanh ngay tại chỗ bằng các cách sau để bản thân đỡ cảm thấy khó chịu. Cụ thể, lấy viên đá lạnh chườm vào vết muỗi đốt sẽ giúp bớt ngứa ngáy, giảm sưng tấy. Hoặc thái một lát quả chanh xoa lên vết muỗi đốt sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc chống viêm, sưng vì chanh có tính sát khuẩn cao. Dùng một lượng nhỏ kem đánh răng bôi vào vết muỗi đốt cũng có thể xoa dịu sự ngứa ngáy và giảm sưng vì trong kem đánh răng có chứa một lượng chất sát khuẩn. Ngoài ra, những bà mẹ đang trong thời gian cho con bú có thể vắt sữa rồi bôi lên vết muỗi đốt, giúp làm dịu và giảm sưng tấy vì trong sữa mẹ có nhiều vitamin E.
Muỗi đốt, ngoài gây ngứa ngáy khó chịu, nổi mẩn còn có thể làm lây nhiễm một số bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, vi rút Zika… Do vậy, để phòng tránh bị muỗi đốt, chúng ta cần vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, mắc màn khi đi ngủ, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, vật dụng đọng nước… để muỗi không có nơi trú ngụ, đẻ trứng. Có thể trồng cây thảo dược trong nhà hoặc sử dụng tinh dầu chanh, sả, bạc hà để chống muỗi.
Video đang HOT
Có thể hiến máu sau tiêm phòng vắc-xin COVID-19?
Các chuyên gia y tế khẳng định rằng, việc hiến máu sau chủng ngừa COVID-19 là an toàn. Trên thực tế, hiến máu được khuyến khích mạnh mẽ, đặc biệt trong những tháng hè lượng máu hiến có xu hướng giảm.
Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ báo cáo rằng phản ứng miễn dịch của người hiến máu đối với vắc-xin không bị gián đoạn khi cho máu và không làm giảm khả năng bảo vệ của kháng thể chống lại SARS-CoV-2. Ngoài ra, có thể hiến máu có kháng thể từ vắc-xin.
Những đối tượng nên và không nên hiến máu
Bạn có thể hiến máu bất cứ lúc nào sau tiêm chủng vắc-xin COVID-19, miễn là bạn cảm thấy khỏe mạnh, không cần chờ đợi thời gian giữa việc tiêm và hiến máu.
Theo Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ, máu cũng có thể được hiến tặng giữa liều vắc-xin thứ nhất và thứ hai nếu là người cho không gặp bất cứ tác dụng phụ nào từ vắc-xin như đau cơ, nhức đầu, sốt... Việc hiến máu có thể tiếp tục sau khi hết các tác dụng phụ.
Mặc dù hiến máu là cách tuyệt vời để giúp đỡ những người đang phải đối mặt với tình trạng sức khỏe nguy cấp, song không phải ai cũng có đủ điều kiện hiến máu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyên rằng, bạn không nên hiến máu nếu: mắc bệnh cúm, đau họng, cảm lạnh hoặc các bệnh nhiễm trùng khác; vừa thực hiện một thủ thuật nha khoa, phải đợi 24 giờ trước khi hiến máu; gần thời điểm hiến máu có du lịch đến các quốc gia có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng; quan hệ tình dục không an toàn, nguy cơ cao trong 12 tháng qua; không bị nhiễm hoặc không có các hành vi lây nhiễm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu khác (virus viêm gan B, viêm gan C, giang mai...); người sử dụng các loại thuốc, chất kích thích; người đã từng sinh con trong vòng 9 tháng qua, phụ nữ có thai, đang cho con bú.
Về hiến tặng huyết tương hồi phục: trong thời kỳ đầu của đại dịch, các kháng thể từ huyết tương người tặng thu được từ những người hồi phục sau COVID-19 (gọi là huyết tương dưỡng), được cho là có lợi trong việc điều trị dịch bệnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng không phải như vậy. Do đó, theo Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ, những người đã được chủng ngừa COVID-19 không đủ điều kiện hiến huyết tương dưỡng trong thời điểm này.
Hiến máu là nghĩa cử cao đẹp cho cộng đồng.
Các hình thức hiến máu
Có một số hình thức hiến máu khác nhau: máu toàn phần, huyết tương và tiểu cầu. Mỗi loại có các yêu cầu và điều kiện cụ thể. Hiện ở Việt Nam chủ yếu có 2 hình thức hiến máu là hiến máu toàn phần và hiến tặng tiểu cầu.
Hiến máu toàn phần: Máu toàn phần chứa các tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương.
Điều kiện hiến máu toàn phần: Người khỏe mạnh, hoàn toàn tự nguyện hiến máu; tuổi từ 18 - 60; cân nặng: 42kg với nữ và 45kg với nam; lượng máu hiến mỗi lần không quá 9ml/kg cân nặng; huyết sắc tố 120g/l; sau khi hiến máu, cần tối thiểu 12 tuần để có thể tiếp tục hiến máu hoặc tiểu cầu.
Hiến tặng tiểu cầu: Tiểu cầu là thành phần đông máu của máu, giúp cơ thể cầm máu khi bị thương. Hiến tặng tiểu cầu rất hữu ích đối với những bệnh nhân ung thư, mắc bệnh mạn tính hay bị chấn thương.
Điều kiện hiến tặng tiểu cầu: Người khỏe mạnh, hoàn toàn tự nguyện hiến máu; tuổi: từ 18 - 60; có cân nặng từ 50kg trở lên; đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe: huyết áp, lượng huyết sắc tố, số lượng tiểu cầu... (được khám, xét nghiệm trước khi tham gia hiến tiểu cầu); kích thước tĩnh mạch phù hợp; đã hiến máu trước đó 12 tuần hoặc đã hiến tiểu cầu trước đó 3 tuần; sau khi hiến tiểu cầu, cần 3 tuần để hiến lần tiếp theo.
Ý nghĩa của việc hiến máu
Cho đến nay, máu là loại chế phẩm sinh học duy nhất chưa thể tổng hợp nhân tạo được. Các bác sĩ dựa vào nguồn máu được hiến tặng để cứu sống các bệnh nhân. Các cơ sở y tế dựa vào nguồn cung cấp máu từ người hiến để đáp ứng nhu cầu bệnh nhân, đảm bảo nguồn máu dự trữ cho các trường hợp khẩn cấp.
Truyền máu được sử dụng trong phẫu thuật, trong các chấn thương, bệnh nhân ung thư, bệnh mạn tính hay các bệnh nhân có bệnh lý rối loạn máu như: thiếu máu hồng cầu hình liềm, máu khó đông...
Hiến máu không chỉ là một việc làm có ích cho xã hội mà còn mang lại nhiều sức khỏe cho người hiến tặng như tạo trạng thái tinh thần tích cực, tâm lý thoải mái, giảm quá tải sắt cho cơ thể, tăng tạo máu mới, giảm nguy cơ đột quỵ... Trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng, nguồn máu dự trữ tại các bệnh viện trở nên khan hiếm, do đó khuyến khích những người có đủ điều kiện nên tham gia hiến máu. Những người đã tiêm phòng COVID-19 cũng có thể hiến máu như bình thường.
Bệnh nhân ung thư có phản ứng miễn dịch tốt khi tiêm vaccine COVID-19 Khoảng 90% bệnh nhân ung thư có đủ kháng thể virus SARS-CoV-2 sau khi tiêm chủng. Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN Theo trang mạng CIDRAP News, trong hai nghiên cứu vừa mới được xuất bản gần đây trên tập san học thuật JAMA Oncology về COVID-19 và bệnh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sở thích uống ngọt âm thầm tàn phá sức khỏe nhiều người Việt

Cháu bé 2 tuổi ở TPHCM uống nhầm bột thông cống, bỏng toàn bộ khoang miệng

Thải độc bằng nước cốt chanh: Lợi bất cập hại

Cảnh báo nguy hiểm do tự ý mua thuốc điều trị

Bệnh thận ở trẻ em: Cảnh báo sớm để không phải chạy thận

4 gia vị phổ biến không nên dùng chung với thuốc tây

4 nhóm chất và thực phẩm cần thiết cho xương chắc khỏe

6 loại trà giúp tăng cường trí não cho sĩ tử mùa thi

Đừng chỉ ăn quả, lá loại cây này quý như 'nhân sâm người nghèo' ở quê mọc um tùm

Thời điểm không nên uống nước đậu đen rang? Ai không nên uống nước đậu đen rang?

Ăn dưa bắp cải vào thời điểm nào tốt cho sức khỏe đường ruột?

Hồi sinh hơi thở tự nhiên cho hai phụ nữ nhờ ghép phổi từ người chết não
Có thể bạn quan tâm

Bộ đội Việt Nam 'đi giữa vòng tay đồng bào' khi duyệt binh ở Moscow
Netizen
16:23:26 08/05/2025
Thư Kỳ mỹ nữ 'phim cấp 3' nổi loạn hết tuổi trẻ giờ hạnh phúc bên chồng bạn thân
Sao châu á
16:19:41 08/05/2025
Gần 20 bang kiện chính quyền Mỹ về việc thay đổi chính sách mở rộng trạm sạc xe điện
Thế giới
16:13:45 08/05/2025
Võ Hạ Trâm lại tag Duyên Quỳnh khoe chiến tích ê hề, dân tình vào soi thái độ?
Sao việt
16:01:17 08/05/2025
Lương Thu Trang và bạn diễn hơn 11 tuổi trong 'Cha tôi người ở lại' bị phản ứng
Hậu trường phim
15:12:12 08/05/2025
OpenAI hỗ trợ các nước phát triển hạ tầng AI
Thế giới số
15:10:28 08/05/2025
Tùng Dương: 'Ở tuổi hơn 40 tôi không đặt nặng phải liên tục có bản hit'
Nhạc việt
14:48:59 08/05/2025
Những hình ảnh công khai chấn động của cặp đôi "hot" nhất Hollywood
Sao âu mỹ
14:46:07 08/05/2025
Galaxy A 'lên đời' mạnh mẽ khi 'hồn' Galaxy S25 nhập vào điện thoại giá rẻ
Đồ 2-tek
14:37:49 08/05/2025
Doãn Hải My tăng 7kg so với thời thi hoa hậu, vóc dáng thay đổ rõ rệt nhưng vẫn khiến Văn Hậu say đắm
Sao thể thao
14:32:09 08/05/2025