Cái giá phải trả khi chơi với láng giềng khổng lồ

Mặc dù gần đây khá “nhiệt tình” kết thân với Bắc Kinh, nhưng Moscow cũng hiểu rõ cái giá phải trả và rủi ro khi chơi với người láng giềng khổng lồ. Đặc quyền tiếp cận của Trung Quốc với RFE có thể giúp họ chiếm ưu thế về kinh tế.

Kịch bản TQ tiến tới sáp nhập RFE

Trong giao thương với Vùng viễn đông Nga (RFE), Bắc Kinh có thể triển khai các tập đoàn nhà nước khổng lồ, với chiếc túi vốn to phồng và chiến lược do chính phủ dẫn dắt. So với các công ty phương Tây nặng gánh trách nhiệm trước cổ đông, công ty Trung Quốc có thể mạnh dạn đầu tư với các tầm nhìn dài hạn mà không trông mong thu lợi trước mắt. Điều đó giúp Trung Quốc có lợi thế hơn hẳn phương Tây tại RFE – nơi các dự án kinh doanh thường đòi hỏi nguồn tài chính lớn, rủi ro đáng kể và không hứa hẹn mang lại lợi nhuận nhanh chóng.

RFE còn là một phần trong cuộc chơi địa chính trị lâu dài của Trung Quốc với mục tiêu tạo lập các vùng ảnh hưởng dọc theo dọc theo biên giới của họ tại lục địa Á Âu. Hai khu vực trọng yếu khác, nơi Bắc Kinh cũng theo đuổi những mục đích tương tự nhằm đảm bảo an ninh biên giới, khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên tự nhiên giàu có và thậm chí là một mức độ nhất định trong kiểm soát chính trị ở tương lai đó là Đông Nam Á và Trung Á.

Khá ngẫu nhiên, phần lớn các khu vực này, như RFE trong quá khứ thường nằm dưới quyền bá chủ của Trung Quốc. Một đặc điểm khá phổ biến trong chính sách của Bắc Kinh với “các khu vực sân sau” là ràng buộc chúng với vùng lân cận của Trung Quốc. Ví dụ, phía tây nam Trung Quốc (nhất là tỉnh Vân Nam gắn với Đông Nam Á, phía tây (Tân Cương) với Trung Á và phía đông bắc (Hắc Long Giang) cho RFE.

Cái giá phải trả khi chơi với láng giềng khổng lồ - Hình 1

Một nhân công làm việc cho công ty Trung Quốc đầu tư vào vùng Viễn Đông của Nga

Mặc dù gần đây khá “nhiệt tình” kết thân với Bắc Kinh, nhưng Moscow cũng hiểu rõ cái giá phải trả và rủi ro khi chơi với người láng giềng khổng lồ. Đặc quyền tiếp cận của Trung Quốc với RFE có thể giúp họ chiếm ưu thế về kinh tế không chỉ so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, mà còn là với chính các công ty Nga hoạt động ngoài RFE. Mất ưu thế về kinh tế, dù sớm hay muộn, cũng sẽ tạo ra sự suy yếu trong kiểm soát chủ quyền.

Một khả năng xảy ra khiến nhiều người lo ngại là sự độc quyền kinh tế của Trung Quốc ở RFE cuối cùng sẽ góp phần gia tăng sự kiểm soát địa chính trị, làm suy giảm quyền chủ quyền của Nga và có nguy cơ biến RFE không chỉ là sân sau cung cấp nguyên liệu thô mà còn là căn cứ quân sự chiến lược cho Trung Quốc ở Bắc Thái Bình Dương, nhất là nếu Moscow thiết lập liên minh đầy đủ với Bắc Kinh. RFE chính xác sẽ trở thành những gì mà Trung Quốc thích gọi – “Vòng ngoài Mãn Châu” – vùng lãnh thổ mà chủ quyền Nga ngày càng trở nên mong manh, nơi mà các vấn đề được quyết định tại Bắc Kinh hay Cáp Nhĩ Tân hơn là Moscow hoặc Vladivostok.

Video đang HOT

Một số chuyên gia an ninh tại Nga thậm chí còn đề cập tới kịch bản Trung Quốc tiến tới sáp nhập RFE trong cuộc tấn công bất ngờ và chớp nhoáng. Dĩ nhiên đây không phải là cách để nói rằng, một cuộc xâm nhập là có khả năng hay sắp xảy ra. Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ, nếu Nga trở nên quá yếu – nhất là nếu họ rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị hay kinh tế. Nếu Trung Quốc cố gắng chiếm lấy RFE, thì những người chơi khác có thể cũng chiếm giữ nhiều vùng khác trước khi người Trung Quốc đặt chân ở đó…

Mỹ và vùng Viễn Đông

Một nhà phân tích Mỹ dường như không quá cường điệu sự thực khi nói rằng, bà có thể nhìn thấy nước Nga ở sân sau. Trong thực tế, Đảo Little Diomede của Alaska chỉ cách đảo Big Diomede của Nga hai dặm ở giữa Eo biển Bering.

Hiện tại, RFE có lẽ không có vai trò quan trọng về kinh tế với Mỹ – một nước có nguồn cung tài nguyên tự nhiên dồi dào giống như ở vùng Viễn Đông. Tuy nhiên, ở góc độ địa chính trị, ý nghĩa của RFE với Mỹ ngày càng gia tăng giữa lúc cạnh tranh Trung Quốc với Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương không hề có dấu hiệu giảm nhiệt.

Như đã đề cập, Trung Quốc tìm cách giữ vững “vùng sân sau” dọc theo biên giới của mình. Kiểm soát toàn bộ các khu vực này sẽ góp phần mở rộng đáng kể ảnh hưởng của Bắc Kinh ở lục địa Á Âu và khiến cho họ thấy tự tin hơn trong cán cân quyền lực với Washington. Trong số ba khu vực đã nói, RFE thậm chí có sức nặng hơn vì khá gần Bắc Mỹ. Mức độ thâm nhập ngày một lớn của Trung Quốc tại RFE càng đặt ra nhiều nguy cơ hơn với Mỹ.

Mối quan tâm của Mỹ với số phận vùng Viễn Đông không phải chưa từng có trong tiền lệ lịch sử: đầu những năm 1920, Washington đã thành công trong việc ép Nhật Bản – khi đó là đối thủ địa chính trị lớn của Mỹ – rút quân khỏi vùng Viễn Đông Nga.

Mục tiêu chính của Mỹ không hẳn là hất cẳng Trung Quốc khỏi RFE. Thay vào đó, họ hướng tới việc tích hợp RFE với các nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương. Và vì thế, Trung Quốc không thể trở thành người chơi chiếm ưu thế. Nga rõ ràng mong chờ một chiến lược như vậy. Hơn thế nữa, người Nga nhận thức rằng, Trung Quốc sẽ không cung cấp cho RFE những gì vùng này cần như công nghệ hiện đại, kỹ thuật chuyên môn. Theo khía cạnh nhận thức này, Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác có ưu thế hơn với Trung Quốc.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng Ukraine đã dẫn tới việc Nga bị cấm vận, bị cô lập từ phương Tây và tạo ra lực cản khi Mỹ muốn đầu tư vào RFE. Tuy nhiên, Washington có thể “tham vấn” các nước châu Á hợp tác với RFE hơn là gây sức ép để họ tham gia chuyện cấm vận Nga. Sự tham gia lớn hơn của các nền kinh tế phát triển ở châu Á như Nhật, Hàn và Singapore sẽ tạo ra đối trọng với ảnh hưởng kinh tế trỗi dậy của Trung Quốc tại RFE, đóng góp vào sự ổn định hơn ở châu Á – Thái Bình Dương.

Tác giả bài viết là Artyom Lukin, Phó Giám đốc nghiên cứu trường Nghiên cứu quốc tế và khu vực thuộc Đại học Viễn Đông liên bang, Vladivostok, Nga.

Theo Minh Anh (theo Huffingtonpost)

Vietnamnet

Tại sao 2015 là năm "sống còn" đối với châu Âu?

Cuộc tranh cãi về chính sách thắt lưng buộc bụng đang tạo ra một "quả bom chính trị" trong EU bởi vì nó trở thành một cuộc xung đột giữa Đức với Italy, và tệ hơn là cả với Pháp, vào đúng thời điểm khi mà các lực lượng chống châu Âu và lực lượng dân tộc chủ nghĩa đang phát triển mạnh.

Theo ông Joschka Fischer, cựu Ngoại trưởng và Phó Thủ tướng Đức trong giai đoạn 1998-2005, cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro, như mọi người đề cập, đã kết thúc. Bình yên đang trở lại đối với các thị trường tài chính trong bối cảnh có một sự bảo đảm chắc chắn từ các thành viên thuộc Liên minh châu Âu (EU) - đặc biệt là Ngân hàng Trung ương châu Âu. Nhưng các nền kinh tế ở khu vực phía nam của châu Âu vẫn còn trong tình trạng trì trệ, khu vực đồng euro vẫn đang phục hồi một cách chậm chạp, áp lực giảm phát, và tại các quốc gia khủng hoảng, tình trạng thất nghiệp vẫn tiếp tục ở mức cao.

Không có gì ngạc nhiên, rõ ràng, với sự "bất lực" của chính phủ các nước EU trong việc chấm dứt tình trạng bất ổn, nhiều quốc gia thành viên đang mất dần sự kiên nhẫn đối với chính sách thắt lưng buộc bụng. Thực vậy, một vài quốc gia đang phải đối mặt với những biến động về chính trị.

Ông Joschka Fischer cho rằng, rất có khả năng Hy Lạp sẽ là nơi kích hoạt một cuộc khủng hoảng như vậy (và thậm chí đối với cả khu vực đồng euro). Nước này đang tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống mà dường như khó có khả năng đưa ra một người thắng cuộc. Nếu Quốc hội không chọn được một vị tổng thống mới trong vòng bỏ phiếu thứ 3, Hy Lạp sẽ phải tiến hành cuộc tổng tuyển cử sớm trước thời hạn và đây sẽ là cuộc tổng tuyển cử thứ hai trong vòng chưa đầy hai năm tại quốc gia châu Âu này. Có nguy cơ rằng đảng Xã hội cực tả sẽ lên nắm quyền tại Hy Lạp.

Tại sao 2015 là năm sống còn đối với châu Âu? - Hình 1

Năm tới sẽ đánh dấu một bước ngoặt với châu Âu. Ảnh: Telegraph

Tất nhiên, Hy Lạp là một quốc gia nhỏ và dường như các vấn đề của nước này khó có thể đặt ra một mối nguy hiểm thực sự cho khu vực đồng euro. Nhưng kết quả bầu cử ở Athens có thể dẫn đến sự hoảng loạn trong thị trường tài chính, gây ra một cuộc khủng hoảng có thể lan rộng sang Italy và sau đó là Pháp, lần lượt là nền kinh tế lớn thứ 3 và thứ 2 của khu vực đồng euro.

Một phép lạ có thể xảy ra: Một tổng thống mới được bầu ở Athens vào tuần tới, hoặc Syrza không giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội tiếp theo. Nhưng thật không may, một trong hai kết quả trên sẽ chỉ trì hoãn một cuộc khủng hoảng chính trị diễn ra trong lòng EU. Ở Italy, tình hình cũng tương tự với những dấu hiệu cho thấy một cơn bão đang kéo đến, không chỉ vì chính sách khắc khổ mà còn vì chính các vấn đề nội tại ngày càng tăng của đồng euro. Và khi cơn bão đổ vào Italy, Pháp có thể là nạn nhân tiếp theo.

Bên cạnh đó, cuộc tranh cãi về chính sách thắt lưng buộc bụng đang tạo ra một "quả bom chính trị" bởi vì nó trở thành một cuộc xung đột giữa Đức và Italy, và tệ hơn, cả giữa Đức và Pháp. Điều này lại đang xảy ra vào đúng thời điểm khi mà các lực lượng chống châu Âu và lực lượng dân tộc chủ nghĩa đang phát triển mạnh mẽ trong hội đồng của các bang và quốc hội Đức - do đó, làm giảm đáng kể khả năng thỏa hiệp của Thủ tướng Merkel. Cuộc chiến giữa bên bảo vệ chính sách khắc khổ và bên phản đối thực sự đe dọa không chỉ đối với sự sụp đổ của khu vực đồng euro mà còn gây ra chia rẽ với cả châu Âu.

Cuộc khủng hoảng trong khu vực đồng euro và việc từ chối thực hiện bất kỳ một phương pháp tiếp cận châu Âu thực tế nào nhằm khôi phục đà tăng trưởng đã góp phần - không hoàn toàn, nhưng đáng kể - vào sự hồi sinh của chủ nghĩa dân tộc trong EU. Sức mạnh của xu hướng chính trị này được thể hiện rõ ràng vào tháng 5 vừa qua, trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) lần thứ 8, khi các đảng cực hữu và theo xu hướng hoài nghi đồng tiền chung châu Âu giành thắng lợi lớn tại một số nước EU. Xu hướng này vẫn không suy giảm kể từ thời điểm đó.

Ở mức độ nào đó, điều này có vẻ kỳ lạ. Xét cho cùng, không vấn đề nào mà châu Âu đang và sẽ phải đối mặt có thể được giải quyết một cách dễ dàng bởi từng quốc gia hơn là bởi cả châu Âu thông qua khuôn khổ của một cộng đồng chính trị "siêu quốc gia". Thật vậy, bài ngoại dân tộc là một điều đặc biệt phi lý trong bối cảnh thực tế nhân khẩu học tại châu lục này: Một châu Âu lão hóa đang rất cần nhiều người nhập cư.

Sẽ không quá khi nói rằng EU đang bị đe dọa cả từ bên trong lẫn bên ngoài bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan, đó là lý do tại sao cuộc khủng hoảng đồng euro tiếp theo sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng chính trị. Vậy, tại sao các chính quyền ở Berlin, Brussels và ở các thủ đô khác của EU vẫn không sẵn sàng thay đổi chính sách của họ, vốn rõ ràng đang tạo ra một tình huống tồi tệ hơn?

Vấn đề cuối cùng đó là Anh. London đang có một loạt các động thái với quyết tâm rõ ràng nhằm tiến tới một cuộc trưng cầu dân ý về thành viên EU của Anh trong quốc hội tiếp theo. Đó là vấn đề nguy hiểm sau năm 2015, nhưng lại là một thành phần quan trọng trong bức tranh tổng thể về một cuộc khủng hoảng sắp xảy ra trong EU. Bất kể cuối cùng Anh có tách khỏi EU, năm tới sẽ đánh dấu một bước ngoặt với châu Âu.

Theo Công Thuận

Báo Tin tức

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phi công ngất xỉu, gần 200 hành khách bay 10 phút không người điều khiểnPhi công ngất xỉu, gần 200 hành khách bay 10 phút không người điều khiển
07:00:07 19/05/2025
Cựu TT Mỹ Joe Biden mắc ung thư, đã di căn đến xương, bệnh nguy hiểm thế nào?Cựu TT Mỹ Joe Biden mắc ung thư, đã di căn đến xương, bệnh nguy hiểm thế nào?
14:14:00 19/05/2025
Ông Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tínhÔng Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tính
23:14:16 19/05/2025
Miss World 'đua đòi' Nawat, đổi format mới có tới 3 á hậu, Ý Nhi vẫn khó intop?Miss World 'đua đòi' Nawat, đổi format mới có tới 3 á hậu, Ý Nhi vẫn khó intop?
10:10:54 19/05/2025
Ông Trump chúc ông Biden sớm hồi phục sau chẩn đoán ung thưÔng Trump chúc ông Biden sớm hồi phục sau chẩn đoán ung thư
18:38:02 19/05/2025
Điện đàm Trump - Putin: Nga tự tin nắm thế thượng phong?Điện đàm Trump - Putin: Nga tự tin nắm thế thượng phong?
20:00:20 19/05/2025
4 điều kiện then chốt để ông Trump dỡ bỏ trừng phạt Syria4 điều kiện then chốt để ông Trump dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:34:17 19/05/2025
Lý do nhiều quan chức Mỹ lo ngại việc Australia chuyển giao 49 xe tăng Abrams cho UkraineLý do nhiều quan chức Mỹ lo ngại việc Australia chuyển giao 49 xe tăng Abrams cho Ukraine
20:25:11 19/05/2025

Tin đang nóng

Khám xét nơi ở của hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ TiênKhám xét nơi ở của hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên
12:38:29 20/05/2025
Vụ DJ Thái Lan bị 'xử', nghi vấn mập mờ với bạn gái ông trùm, cảnh sát truy lùngVụ DJ Thái Lan bị 'xử', nghi vấn mập mờ với bạn gái ông trùm, cảnh sát truy lùng
15:29:17 20/05/2025
Con gái Vũ Linh bị mẹ nuôi từ mặt, mắng vô ơn, mở tiệc sinh nhật mời cô 6Con gái Vũ Linh bị mẹ nuôi từ mặt, mắng vô ơn, mở tiệc sinh nhật mời cô 6
15:01:19 20/05/2025
Trần Dịch Tấn qua đời đột ngột, nghi báo tin Covid-19 để che đậy sự thật sốc?Trần Dịch Tấn qua đời đột ngột, nghi báo tin Covid-19 để che đậy sự thật sốc?
11:48:18 20/05/2025
Thùy Tiên nhận kết đắng vì tham, loạt ồn ào quá khứ bị đào lại, toang sự nghiệpThùy Tiên nhận kết đắng vì tham, loạt ồn ào quá khứ bị đào lại, toang sự nghiệp
14:56:20 20/05/2025
Shipper ở TPHCM bị đánh gãy mũi từ mâu thuẫn đơn hàng 64.000 đồngShipper ở TPHCM bị đánh gãy mũi từ mâu thuẫn đơn hàng 64.000 đồng
14:52:49 20/05/2025
Quang Linh Farm bị cảnh sát Châu Phi kiểm tra, nghi 'tiếng xấu' đồn xa?Quang Linh Farm bị cảnh sát Châu Phi kiểm tra, nghi 'tiếng xấu' đồn xa?
13:34:28 20/05/2025
MC Mai Ngọc hé lộ ảnh hiếm cận mặt của quý tử, thừa hưởng visual cực phẩm từ mẹ!MC Mai Ngọc hé lộ ảnh hiếm cận mặt của quý tử, thừa hưởng visual cực phẩm từ mẹ!
13:12:33 20/05/2025

Tin mới nhất

Lãnh đạo Đài Loan lên tiếng về quan hệ với Bắc Kinh

Lãnh đạo Đài Loan lên tiếng về quan hệ với Bắc Kinh

16:50:51 20/05/2025
Lãnh đạo Đài Loan mong muốn đối thoại với Trung Quốc đại lục nhưng nhấn mạnh chính quyền hòn đảo sẽ tiếp tục tăng cường phòng thủ.
Tàu sân bay Mỹ về nước sau khi mất 3 chiếc F/A-18

Tàu sân bay Mỹ về nước sau khi mất 3 chiếc F/A-18

16:38:18 20/05/2025
Tàu sân bay USS Harry S. Truman của Hải quân Mỹ đang trên đường về nước sau đợt triển khai sóng gió và bị mất 3 tiêm kích F/A-18.
Nghị sĩ ra dự luật ngăn ông Trump nhận máy bay Qatar làm chuyên cơ

Nghị sĩ ra dự luật ngăn ông Trump nhận máy bay Qatar làm chuyên cơ

16:35:55 20/05/2025
Lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer ngày 19.5 đưa ra dự luật ngăn việc dùng máy bay nước ngoài làm chuyên cơ Không lực Một.
Houthi tuyên bố 'phong tỏa' cảng Haifa của Israel

Houthi tuyên bố 'phong tỏa' cảng Haifa của Israel

16:33:33 20/05/2025
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ kiểm soát toàn bộ Dải Gaza, trong khi lực lượng Houthi ở Yemen tuyên bố sẽ tấn công nhằm vào cảng Haifa của Israel.
Ông Trump đòi điều tra sao ca nhạc, truyền hình từng ủng hộ bà Harris

Ông Trump đòi điều tra sao ca nhạc, truyền hình từng ủng hộ bà Harris

16:31:07 20/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi mở một cuộc điều tra lớn về một số hợp đồng quảng cáo mà cựu Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris nhận được trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2024.
Thủ phạm vụ trộm bồn cầu vàng 155 tỉ đồng lãnh án treo

Thủ phạm vụ trộm bồn cầu vàng 155 tỉ đồng lãnh án treo

16:27:42 20/05/2025
AFP ngày 20.5 đưa tin Frederick Doe (37 tuổi) đã bị tòa tuyên án 21 tháng tù treo và 240 giờ lao động công ích về tội âm mưu chuyển nhượng tài sản phạm tội.
Hamas trước nguy cơ diệt vong

Hamas trước nguy cơ diệt vong

16:25:59 20/05/2025
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu quyết định tấn công trở lại Dải Gaza dường như nhằm diệt vong lực lượng Hamas.
Nhóm người nhập cư đầu tiên nhận tiền 'tự trục xuất' khỏi Mỹ

Nhóm người nhập cư đầu tiên nhận tiền 'tự trục xuất' khỏi Mỹ

16:25:43 20/05/2025
Sau khi nhóm nhập cư đầu tiên tự nguyện rời Mỹ theo chương trình của chính phủ, Bộ trưởng An ninh Nội địa Kristi Noem kêu gọi những người nhập cư không giấy tờ khác cũng nên làm theo.
Trung Quốc đối mặt mưa lớn, nắng nóng cực đoan

Trung Quốc đối mặt mưa lớn, nắng nóng cực đoan

16:23:07 20/05/2025
Tân Hoa xã ngày 19.5 đưa tin mưa lớn ở các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây thuộc miền nam Trung Quốc đã khiến 5 người thiệt mạng và nhiều người mất tích.
Mỹ tính áp thuế cho từng khu vực

Mỹ tính áp thuế cho từng khu vực

16:19:13 20/05/2025
Trong cuộc phỏng vấn cuối ngày 18.5 trên CNN, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết Washington có thể áp thuế nhập khẩu theo từng khu vực thay vì mức thuế riêng cho từng đối tác, khi thời gian để đàm phán đang cạn dần.
Đài Loan cần gấp công nghệ giám sát sau vụ bắt 2 người Trung Quốc

Đài Loan cần gấp công nghệ giám sát sau vụ bắt 2 người Trung Quốc

16:17:13 20/05/2025
Lực lượng Tuần duyên Đài Loan ngày 19.5 khẳng định có nhu cầu cấp thiết về việc sử dụng công nghệ để phát hiện những chiếc xuồng nhỏ ngoài khơi hòn đảo này sau khi bắt giữ 2 người Trung Quốc đại lục.
Thủ tướng Campuchia phản ứng về tin bán sân bay quốc tế Phnom Penh

Thủ tướng Campuchia phản ứng về tin bán sân bay quốc tế Phnom Penh

16:11:52 20/05/2025
Thủ tướng Hun Manet mới đây đã lên tiếng về tin đồn liên quan thỏa thuận được đề xuất về việc bán sân bay quốc tế Phnom Penh (PPIA) với giá 3 tỉ USD cho một công ty tư nhân.

Có thể bạn quan tâm

Xuất hiện hố sụt lún bất thường tại Tuyên Quang

Xuất hiện hố sụt lún bất thường tại Tuyên Quang

Tin nổi bật

17:29:06 20/05/2025
Một hố sụt lún đường kính khoảng 1 m đã xuất hiện sát tuyến đường tỉnh ĐT188, thuộc địa phận xã Phúc Sơn, H.Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.
Tài sản khổng lồ của Hoa hậu Thùy Tiên trước khi bị khởi tố: Thu nhập hàng chục tỷ, cổ đông nhiều công ty lớn

Tài sản khổng lồ của Hoa hậu Thùy Tiên trước khi bị khởi tố: Thu nhập hàng chục tỷ, cổ đông nhiều công ty lớn

Sao việt

17:27:46 20/05/2025
Trước khi vướng vào vòng lao lý, Thùy Tiên là Chủ tịch công ty vốn điều lệ 8 tỷ, thu nhập hàng chục tỷ, mua cổ phần Miss Grand International và sở hữu nhiều món hàng hiệu đắt tiền...
Selena Gomez mặc áo cưới, nhan sắc xinh đẹp, nhưng bị nghi copy vợ Justin Bieber

Selena Gomez mặc áo cưới, nhan sắc xinh đẹp, nhưng bị nghi copy vợ Justin Bieber

Sao âu mỹ

17:25:15 20/05/2025
Nếu theo dõi Selena Gomez, nhiều người có lẽ đang hạnh phúc thay cho công chúa Disney một thời khi nhìn thấy thời kỳ viên mãn của cô hiện tại. Không chỉ là tỷ phú trẻ nhất, cả tình yêu và nhan sắc của Selena đều thăng hạng.
Cà Mau: Khởi tố cựu Phó giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai H.Ngọc Hiển

Cà Mau: Khởi tố cựu Phó giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai H.Ngọc Hiển

Pháp luật

17:18:29 20/05/2025
Ông Hồ Tấn Bạo, cựu Phó giám đốc chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai H.Ngọc Hiển (Cà Mau), bị khởi tố để điều tra hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Cường Đô La thay mẹ nắm quyền, em gái lộ diện, được khen ăn đứt 1 điều

Cường Đô La thay mẹ nắm quyền, em gái lộ diện, được khen ăn đứt 1 điều

Netizen

17:10:01 20/05/2025
Vừa qua, cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai đã diễn ra như dự kiến. Đáng chú ý, lần này có sự tham gia của bà Nguyễn Thị Như Loan.
Tống Tổ Nhi tái xuất bị 'chèn ép', đóng cặp với nam chính 'xấu', mất chemistry?

Tống Tổ Nhi tái xuất bị 'chèn ép', đóng cặp với nam chính 'xấu', mất chemistry?

Sao châu á

17:01:24 20/05/2025
Kể từ khi lên sóng Khom Lưng có sự tham gia của Tống Tổ Nhi đã lập nhiều kỉ lục đáng nể trong giới phim ảnh. Vốn là bộ phim ngược tâm sẽ khiến khán giả đau lòng rơi nước mắt nhưng fan lại bất ngờ trước vẻ ngoài mất thẩm mỹ của nam chính...
Sắc đẹp vạn người mê của dàn Hoa khôi bóng chuyền áo lính

Sắc đẹp vạn người mê của dàn Hoa khôi bóng chuyền áo lính

Sao thể thao

17:01:12 20/05/2025
Nguyệt Anh vừa vinh dự được tham gia Đại hội của BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Nữ chủ công xinh đẹp được nhận danh hiệu Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ VIII.
Số ca Covid 19 tăng nhanh, BYT chuẩn bị cơ sở sẵn sàng cách ly, điều trị bệnh

Số ca Covid 19 tăng nhanh, BYT chuẩn bị cơ sở sẵn sàng cách ly, điều trị bệnh

Sức khỏe

16:48:02 20/05/2025
Sau gần 4 năm chống dịch COVID-19, nền kinh tế Việt Nam dần trở lại quỹ đạo và tích cực phục hồi. Khi mọi thứ dần khởi sắc thì COVID-19 lại 1 lần nữa quay lại và đột biến thành chủng mới tăng nhanh liên tục, BYT đã sẵn sàng cho công cuộ...
Ninh Bình: Ngắm Tràng An - Cúc Phương từ trên cao bằng khinh khí cầu

Ninh Bình: Ngắm Tràng An - Cúc Phương từ trên cao bằng khinh khí cầu

Du lịch

16:33:55 20/05/2025
Lễ hội Khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương có chủ đề Tuyệt sắc miền Cố đô sẽ diễn ra từ ngày 26-29.10, với quy mô gồm 35 khinh khí cầu và dù lượn được điều khiển bởi phi công nước ngoài
Bán vé sớm mega concert có G-Dragon: Website mở 30 giây đã sập, phải tổ chức 2 đêm mới đáp ứng đủ hàng chục nghìn người xếp hàng!

Bán vé sớm mega concert có G-Dragon: Website mở 30 giây đã sập, phải tổ chức 2 đêm mới đáp ứng đủ hàng chục nghìn người xếp hàng!

Nhạc quốc tế

16:31:38 20/05/2025
Hàng chục nghìn người hâm mộ Việt xếp hàng chờ mua vé mega concert có G-Dragon, cuộc chiến săn vé cực căng thẳng.
Miss World 2025: đại diện 90kg của Anh bỏ thi, từng bị Ý Nhi 'dìm hàng' cỡ này?

Miss World 2025: đại diện 90kg của Anh bỏ thi, từng bị Ý Nhi 'dìm hàng' cỡ này?

Người đẹp

16:27:32 20/05/2025
Trong diễn biến mới nhất của cuộc thi Miss World 2025 (Hoa hậu Thế giới) đang diễn ra tại Ấn Độ, đại diện Anh - Milla Magee - đã tuyên bố rút lui giữa chừng sau gần hai tuần tham gia cuộc thi.