Cái lý của ông Park
Khi những đề nghị của HLV Park Hang-seo về cách tổ chức V-League chưa kịp lắng xuống, người ta chợt thấy ông có lý khi nhìn vào trận tranh Siêu Cup Quốc gia.
Hà Nội và Viettel có nhiều cầu thủ chất lượng ở các cấp độ trẻ. Ảnh: Tienphong .
Sau chức vô địch V-League và đăng quang giải U21 Quốc gia của Viettel mùa trước, CLB áo lính nghiễm nhiên được xếp chung mâm với Hà Nội trên mọi mặt trận. Đây được xem như hai thế lực lớn nhất của bóng đá nội hiện tại, bởi không chỉ có đội một, các tuyến trẻ của họ được đầu tư bài bản.
Lấy ví dụ giải U21 Quốc gia, trước khi Viettel lên ngôi năm 2020, Hà Nội đã là số một 4 trong 5 lần tổ chức gần nhất. Ngay cả cấp độ thấp hơn, là giải U19 Quốc gia, Hà Nội cũng chiếm ưu thế khi vô địch 3 trong 5 mùa gần nhất. Chính bởi có nhiều cầu thủ trẻ tài năng, sau đó cho đi mượn tích luỹ kinh nghiệm ở các CLB V-League, đội bóng bầu Hiển dư thừa lực lượng. Quang Hải, Hùng Dũng, Đình Trọng… đều được tôi luyện từ môi trường như này.
Video đang HOT
Viettel tất nhiên là không kém cạnh. Trước khi nhờ tới cái duyên của HLV Trương Việt Hoàng để trở lại đỉnh cao V-League, họ cũng gặt hái không ít thành tích cấp độ trẻ. Họ vào bán kết U21 năm 2018, và giành ngôi á quân năm 2017. Ở cấp U19, Viettel cũng vào bán kết năm 2018 và chung kết năm 2016. Tựu trung lại, chức vô địch năm 2020 của họ là sự hội tụ từ nhiều yếu tố: tài chính, cách làm đúng đắn và dàn cầu thủ tài năng.
Không thể có chuyện tự dưng cúp bạc rơi xuống đầu Viettel, bởi nếu không nhiều CLB khác từng lắm tiền nhiều của trong quá khứ như Ninh Bình, Thanh Hoá, Sài Gòn Xuân Thành cũng đã ghi danh sử sách.
Nhìn từ Hà Nội, Viettel, cộng thêm những địa phương có công tác đào tạo trẻ tốt như HAGL, SLNA, hay Khánh Hoà, người ta càng thấy lợi ích của việc phát triển bền vững. HAGL, SLNA từng đối mặt với nguy cơ xuống hạng, nhưng nhờ dàn nội binh thi đấu vì màu cờ sắc áo, họ vẫn bám lại được V-League. Khánh Hoà tuy ở hạng Nhất, nhưng lúc nào cũng chực chờ ngày lên hạng. Cả 3 đội, cùng với Hà Nội, còn một điểm chung nữa, là luôn tôn thờ bóng đá tấn công.
Viettel cũng từng chơi tấn công như vậy. Họ chỉ biến sang đá phòng ngự từ giai đoạn hai mùa trước, khi nhận thấy cửa vô địch. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận một thực tế của họ, là cùng với 4 đội phía trên, là luôn tạo cơ hội cho cầu thủ trẻ. Những cầu thủ thuộc lứa U21, thậm chí U19, sau khi có thành tích, đều được cất nhắc lên đội chính. Hệ quả thế nào ai cũng thấy, những người này khi lên đội U19 hoặc U23 Việt Nam đều chơi vô cùng chững chạc, thậm chí là trụ cột.
HLV Park Hang-seo từng than trời về việc thiếu tiền đạo giỏi, nhưng nếu ngồi trên khán đài theo dõi trận tranh Siêu Cup Quốc gia hôm 9/1 tới, có lẽ ông thầy người Hàn sẽ chẳng mấy lo lắng. Lý do là bởi với những đội có truyền thống đào tạo trẻ, họ sẽ lựa cách sử dụng sao cho phù hợp sản phẩm cây nhà lá vườn. Chính Hà Nội và Viettel, họ có những tiền đạo ngoại hàng đầu như Rimario, Bruno, nhưng chẳng ai nói các vệ tinh xung quanh họ đá kém, hay không biết tấn công cả.
Sau mùa 2020, VFF từng liệt kê danh sách 4 CLB không đạt chuẩn thi đấu, trong đó có những đội thiếu tuyến trẻ. Và khi người ta vẫn còn đang băn khoăn về chuyện tốn chi phí nuôi cầu thủ trẻ, ĐTQG sẽ là nơi chịu thiệt hơn cả.
Bóng đá Việt Nam thiếu tiền đạo?
HLV Park Hang-seo sau 2 trận giao hữu của tuyển Việt Nam thắng nhọc nhằn U22 quốc gia 3-2 và hòa 2-2, đã tiếp tục than phiền việc ông không thể tìm ra tiền đạo mới giỏi như Công Phượng, Tiến Linh, Hà Đức Chinh.
Văn Quyết (trái) và Hà Đức Chinh là hai chân sút tốt của HLV Park. Ảnh: ANH HUY
Hai trận đá tập của đàn anh tuyển quốc gia đều bị đàn em dẫn bàn trước, trong khi các tiền đạo vừa yếu vừa thiếu của ông Park chưa kịp để lại dấu ấn gì. Ông thầy người Hàn Quốc rất mong mỏi tìm những chân sút giỏi trong rất nhiều tiền đạo ông gọi lên tuyển hoặc chưa có cơ hội thử sức. Nhưng có vẻ như ông đang "mò kim đáy bể".
Thật ra Bóng đá Việt Nam không thiếu tiền đạo. Vấn đề là các chân sút nội ở CLB không thể cạnh tranh nổi với đồng nghiệp ngoại. Việc ông Park thống kê có khoảng 70-80% ngoại binh chiếm chỗ chơi của tiền đạo nội, đặc biệt là cầu thủ trẻ, là căn nguyên khiến cho ông dù mỏi mắt cũng tìm không ra cầu thủ giỏi. Ông muốn VFF và VPF tạo ra cơ chế thúc đẩy CLB mạnh dạn sử dụng tiền đạo nội để tăng cường nguồn kế thừa cho các đội tuyển quốc gia, hơn là mãi sử dụng ngoại binh.
Lời than thở của thầy Park đúng mà chưa đủ, bởi đây cũng là một bài toán hóc búa qua rất nhiều nhiệm kỳ VFF vẫn chưa có lời giải thuyết phục nhất.
Có một thực tế là hầu hết các giải quốc gia trên thế giới đều sử dụng ngoại binh để nâng cao chất lượng và kiếm tiền cho giải đấu. Nó tạo ra một sự tranh đua sòng phẳng giữa các cầu thủ với nhau. Gần gũi thì có Bóng đá Thái Lan vẫn nhập ngoại binh, chủ yếu đá tiền đạo, nhưng các chân sút của họ không hề kém cạnh. Thậm chí, cầu thủ Thái Lan còn xuất khẩu sang Nhật Bản và nỗ lực tìm chỗ đứng cho mình.
HLV Lê Huỳnh ức từng nói một sự thật là ông Park chưa cầm quân một đội bóng chuyên nghiệp đá V.League nên ông mới nhận định như thế. ơn giản tiền đạo ngoại có những tố chất và năng lực vượt trội đồng nghiệp nội, giúp CLB đạt mục tiêu trụ hạng, hoặc tranh chấp ngôi vô địch. Nên các CLB không thể mạo hiểm bỏ suất tiền đạo ngoại.
Giả sử V.League không cho phép sử dụng ngoại binh để tất cả CLB chơi thuần cầu thủ Việt, sẽ rất khó tạo ra các cuộc đối đầu hấp dẫn, gay cấn và quan trọng là thiếu tính cạnh tranh mang tính chất thúc đẩy tất cả cùng phát triển. Một ví dụ là việc sử dụng thuần cầu thủ nội sẽ không thể sản sinh ra trung vệ giỏi cho ông Park, vì những lần cọ xát với tiền đạo ngoại mạnh mẽ giúp các trung vệ tích lũy kỹ năng, kinh nghiệm và thể lực.
Bóng đá Việt Nam không thiếu tiền đạo. Cái chính là cầu thủ nội cần nỗ lực nhiều hơn nữa để khẳng định mình trong môi trường có sự ganh đua quyết liệt, thì mới mong có nhiều chân sút giỏi.
Tuyển Việt Nam và HLV Park Hang-seo đối mặt với năm 2021 đầy bận rộn Huấn luyện viên Park Hang-seo đối mặt 4 giải đấu lớn và đều phải giành thành tích cao cùng hai đội tuyển hàng đầu Việt Nam trong năm 2021 với gần 20 trận đấu chính thức. Trong năm 2021, đội tuyển Việt Nam cần bảo vệ thành công chức vô địch AFF Cup còn U22 Việt Nam phải giành Huy chương vàng SEA...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hùng Dũng là đội trưởng tuyển Việt Nam ở AFF Cup 2022

Quang Hải là 'ứng viên đặc biệt' tại AFF Cup 2022

AFF Cup 2022: Đội tuyển Việt Nam đặt mục tiêu giành 3 điểm trong trận ra quân

Thái Lan đề nghị mua bản quyền 8 trận AFF Cup 2022 nhưng bị từ chối

Tuyển Việt Nam và bài học trước Lào

Top 5 ngôi sao đắt giá nhất của ĐT Việt Nam

Đội trưởng Campuchia nói gì sau chiến thắng trước Philippines?

ĐT Việt Nam loại 2 cầu thủ, chốt danh sách dự AFF Cup 2022

Đội hình tuyển Việt Nam đắt giá nhất AFF Cup 2022

Trụ cột ĐT Indonesia chấn thương trước trận đầu tại AFF Cup 2022

Indonesia có giá trị đội hình cao nhất tại AFF Cup 2022

AFF Cup 2022: Thái Lan lộ diện, thầy Park có mừng thầm
Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Ấn Độ đánh giá vai trò của S-400 trong Chiến dịch Sindoor
Thế giới
13:14:15 14/05/2025
Diệp Bảo Ngọc: 'ma nữ' đẹp nhất màn ảnh Việt, có cuộc sống độc thân chuẩn phú bà
Sao việt
13:05:41 14/05/2025
Dành tiền triệu cho skincare nhưng bỏ qua 3 bước này, da vẫn lão hóa nhanh chóng
Làm đẹp
13:03:19 14/05/2025
Lý Yên trở về Trung Quốc cùng bạn bè đi mua sắm, cô bé hở hàm ếch năm nào giờ đã là thiếu nữ 19
Sao châu á
13:01:06 14/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 39: Thảo thất tình, tình bạn với An rạn nứt
Phim việt
12:53:36 14/05/2025
Sáng mai, xét xử phúc thẩm 2 bị cáo Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân
Pháp luật
12:35:46 14/05/2025
Mặt Trời bùng phát mạnh mẽ đe dọa Trái Đất với chu kỳ mới
Lạ vui
12:33:41 14/05/2025
Toàn Trí Độc Giả: Jisoo vừa "hiện hình" đã bị mắng, Lee Min Ho thảm hơn, vì sao?
Phim châu á
11:48:42 14/05/2025
Căn nhà có 4 người đang ngủ bị cháy, hàng xóm hành động tức thì
Tin nổi bật
11:43:33 14/05/2025
Loại rau mọc dại đầy Việt Nam, nhưng lại là "thần dược" cho sức khỏe
Sức khỏe
11:27:24 14/05/2025