Cái nhìn khác về chuyện học thêm

Mọi người luôn có một suy nghĩ mặc định rằng, học thêm là một hình thức học tập chứa đựng những yếu tố tiêu cực nhiều hơn là tích cực… Họ móc nối những tiêu cực hy hữu để rồi quy chụp ngay rằng học thêm là xấu. Nhưng chuyện học thêm chưa hẳn là tiêu cực, chỉ khác là cách nhìn nhận.

Sự vật luôn vận động và phát triển

Cái nhìn khác về chuyện học thêm - Hình 1

Học thêm là nhu cầu tất yếu?

Mỗi thời đại, có một cách sống khác nhau, không thể mang những điều phổ thông của thời đại trước để áp dụng lên thời đại mới. Cũng giống như việc, chúng ta mang một động cơ 50 phân khối của chiếc Honda 67 để lắp vào khung xe của chiếc mô tô phân khối lớn, rồi bắt nó phải vận hành y như chiếc mô tô chuẩn. Không thể làm được điều đó trừ khi động cơ ấy phải được nâng cấp, tiến hóa toàn bộ. Sao tôi lại lấy hình ảnh của xe cộ để nói về vấn đề học thêm? Vì hình ảnh của nó có nét tương đồng với quá trình phát triển của xã hội, mà học hành, giáo dục cũng là một trong những vấn đề nằm trong xã hội ấy.

Nhu cầu học hành của con người là vô hạn. Việt Nam ta cũng vậy, đã thấm thía cái sự thiệt thòi khi đã có thời kỳ bị mù chữ đến 95% dân số. Lê Nin cũng đã nói rằng “Học, học nữa, học mãi”, vậy thì tại sao khi đã biết chữ thì lại không được học thêm cho giỏi hơn. Xét cho cùng nó cũng là nhu cầu hết sức bình thường.

Theo Điều 3, Chương I, Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 quy định: Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học

Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.

Như vậy, có thể thấy việc dạy thêm, học thêm hoàn toàn là những điều được coi là chính đáng của cả thầy và trò. Đó là nhu cầu cần thiết, tất nhiên miễn là đáp ứng đúng với quy định hiện hành.

Cũng chia sẻ về vấn đề dạy thêm, học thêm hiện nay, GS.TS Nguyễn Xuân Hãn – giảng viên Trường Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra ý kiến: “Nguyên nhân quan trọng nhất là do chương trình nặng. Chương trình của chúng ta nặng hơn so với thế giới, lệch từ 1 đến 3 năm. Với chương trình như hiện nay khẳng định nếu không học thêm thì không hiểu được, bố mẹ cũng không thể dạy hiểu được con. Việc học thêm phải là tự nguyện chứ không phải ép buộc. Nếu như vậy thì “Dạy thêm không có gì xấu nếu dạy nghiêm túc, bởi mình cấm có được đâu”.

“Con người ta đi học cần phải kèm cặp, ở nước ngoài họ cũng kèm cặp, chuyện đó là bình thường làm sao mà cấm được. Nhưng đó là trong sạch, còn ép học thêm lại là chuyện khác…” – GS.TS Nguyễn Xuân Hãn lí giải thêm về điều này.

Tiêu cực chỉ là hi hữu

Video đang HOT

Có nhiều người vẫn xót xa khi thấy hình ảnh những học sinh cấp 1, cấp 2 phải đeo balo sách vở hàng chục cân trên lưng, rồi học ngày học đêm nhưng rõ ràng mỗi người có sự lựa chọn riêng cho cuộc sống của họ, họ cho đấy là điều tốt với bản thân thì họ làm. Vấn đề đáng nói là thực tế hiện nay, việc học thêm đôi lúc không hẳn vì nhu cầu mà vì theo phong trào, vì không tham gia thì học sinh sẽ bị trù dập…

Lý giải về nguyên nhân dẫn đến tiêu cực của việc học thêm, GS.TS Nguyễn Xuân Hoãn cho rằng: “Đây là một vấn đề nhạy cảm, không phải ai cũng nói ra. Cần phải nói thêm là lương giáo viên hiện nay còn thấp. Việc dạy thêm ở nhà trường lại gắn liền với tiền nong, với quản lý thu chi… Giáo viên trực tiếp giảng dạy chỉ được 60% tiền thu của học sinh, còn lại sẽ phải nộp cho nhà trường chi cho công tác quản lý, cơ sở vật chất… cho nên đôi khi tiêu cực sẽ xảy ra, nhưng đó không phải tất cả.”

Những câu chuyện như: cô giáo ép học sinh phải học thêm để kiếm chác, không học thì trù dập khiến phụ huynh không còn sự lựa chọn nào khác. Những việc ấy có thể có thật.. Đơn giản vì những điều tiêu cực khi được phơi bày trên mặt báo, phương tiện truyền thông thì mọi người có thể có những suy nghĩ quy chụp.

Tuy nhiên, cái gì cũng có 2 mặt của nó. Nếu chúng ta biết phát huy những mặt tích cực của việc học thêm thì chắc chắn nó sẽ là vấn đề rất được ủng hộ. Quan trọng là chúng ta nhìn nó ở khía cạnh nào và có thái độ cầu thị để hạn chế những mặt tiêu cực và phát huy những mặt tích cực của nó hay không.

Theo baobaovephapluat.vn

Học ngày rồi lại học đêm

Mặc dù chưa phải đến mùa thi nhưng học sinh lớp 12 ở nhiều trường THPT trên địa bàn TP HCM phải học suốt ở trường từ 6h30 đến 22h mới được ra về.

Học ngày rồi lại học đêm - Hình 1

Học sinh lớp 12 Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, TP HCM tan học lúc 22h05 (ảnh chụp ngày 17/12/2

Tối 16/12/2015, tại một cơ sở của Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến (quận Tân Bình, TP HCM) trên đường Mai Lão Bạng, đồng hồ đã điểm đúng 22h, nhưng nhiều phụ huynh đậu xe ngoài cổng trường vẫn dõi mắt vào trong trường.

Chị N., phụ huynh của một học sinh lớp 12C6, cho biết: "Tùy vào lịch học của mỗi ngày, thời gian học sinh ra về sớm nhất là 22h; có bữa gặp bài khó thì về trễ hơn, nhưng cũng chỉ đến 22h30 thôi. Biết chắc chắn như vậy nhưng mình và nhiều phụ huynh khác vẫn đến sớm hơn 10-15 phut để được đón con ngay. Học suốt cả ngày cháu nó cũng mệt lắm rồi, ra khỏi trường cháu nào cũng muốn về nhà ngay để tắm rửa, nghỉ ngơi. Khuya như thế này mà phải đứng chờ đợi người nhà nữa thì tội nghiệp lắm".

Chủ nhật cũng học

Đúng 22h10, các học sinh lớp 12 Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến lục tục ra khỏi cổng trường. Một học sinh lớp 12 (đề nghị không nêu tên) đang học để chuẩn bị thi khối D, kể: "Thường mỗi ngày em dậy từ 5h30, vệ sinh cá nhân xong thì đến trường ăn sáng. Đúng 6h30, chuông reng vào lớp. Buổi sáng học đến 11h30, học sinh được nghỉ ăn trưa. 13h30 vào học buổi chiều, đến 16h30 nghỉ ngơi và ăn chiều; 18h, tụi em tiếp tục giờ học buổi tối, 22h ra về. Học suốt như vậy từ thứ hai đến thứ sau, thứ bay và chủ nhật cũng phải học từ sáng đến 16h30, chỉ được nghỉ buổi tối mà thôi".

Học sinh này còn cho biết thêm: "Cứ ba tuần học sinh lớp 12 tụi em mới được nghỉ một ngày chủ nhật trọn vẹn".

Khi chúng tôi hỏi: "Học suốt tuần như vậy có thấy mệt không?", bạn học sinh liền nhún vai: "Mệt chứ! Nhưng tụi em học như vậy từ đầu năm học đến nay rồi, riết cũng quen. Nhưng cứ về nhà là đứa nào cũng lăn quay ra ngủ để lấy sức ngày mai học tiếp. Vậy mà có ngày lên lớp vẫn cứ buồn ngủ".

Để trả lời cho câu hỏi: "Học suốt như vậy thì có hiệu quả không?", một học sinh lớp 12C6 Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến bày tỏ: "Tùy mỗi người thôi. Nhưng tôi nghĩ đa số là hiệu quả. Bởi vì mỗi dạng bài thầy cô đều cho ôn đi ôn lại, làm đi làm lại rồi, làm riết thành ra thuộc luôn".

Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện trên địa bàn TP HCM có khá nhiều trường tổ chức cho học sinh học vào ban đêm như: Trường THCS-THPT Nhân Văn, Trường THCS-THPT Tân Phú, Trường THCS-THPT Thanh Bình...

Do phụ huynh yêu cầu

Trao đổi với chúng tôi, TS Lê Trọng Tín, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, cho biết: "Từ thời cổ xưa đến nay học sinh phải khổ học mới thành tài. Đến lớp 12 rồi nếu các em không tập trung học thì làm sao mà thi đậu được? Nếu học sinh không đậu đại học được là nhà trường có tội với phụ huynh.

Ở trường chúng tôi, buổi sáng và chiều học sinh học chính khóa. Buổi tối là thời gian tự học của học sinh dưới sự giám sát của giáo viên quản nhiệm, chứ các em không học thêm bài mới. Mặc dù tự học nhưng học sinh vẫn ngồi theo mô hình lớp học trong không khí nghiêm túc, nếu có chỗ nào "bí" thì có thể hỏi giáo viên để được giải đáp ngay".

Thế nhưng, tại sao nhà trường không để học sinh về nhà tự học bài, làm bài mà phải "cấm túc" tại trường vào buổi tối? TS Lê Trọng Tín giải thích: "Thời điểm học buổi tối có thể hiểu là thời gian học sinh thẩm thấu kiến thức đã học từ buổi sáng và chiều. Vào các buổi sáng, lúc 6h30 trường tôi gọi là tiết 0: giao viên sẽ kiểm tra xem học sinh có làm bài, học bài của hôm trước không. Kiểm soát ngặt nghèo như vậy nhưng vẫn có em không làm".

Ông Lê Hữu Khương, Tổng quản nhiệm cơ sở 1 Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, còn băn khoăn: "Nếu cho các em về nhà tự học thì trong thời gian nhất định của buổi tối liệu các em có làm được khối lượng bài tập theo yêu cầu như ở trường không? Thật ra thời gian buổi tối học sinh được giải lao 30 phut, chứ không phải học suốt 4 tiếng đồng hồ".

Trong khi đó, một giáo viên Trường THCS-THPT Thanh Bình lại cho rằng: "Chính phụ huynh đề nghị nhà trường phải tổ chức cho học sinh học tại trường vào buổi tối. Bởi nhiều em không có tinh thần tự học. Có phụ huynh đã than thở rằng, cứ về nhà là các em chơi game rồi ăn, ngủ, ba mẹ có nói gì cũng không nghe, nhắc nhở học bài cũng không học. Họ bảo, chỉ còn cách nhà trường "cấm túc" đến 9, 10h đêm, có giáo viên ngồi kè kè bên cạnh là học sinh phải học chứ không chạy đi đâu được".

Tương tự, một hiệu trưởng trường THPT ở Gò Vấp cũng tâm sự: "Tôi không vơ đũa cả nắm, nhưng thât sự bây giờ có rất ít học sinh muốn đi đến đích của kiến thức. Các em ngại học, chán học, bước vào lớp học với sự uể oải, nhưng khi đi chơi thì các em tràn đầy sinh lực.

Có phụ huynh đã nói thẳng với tôi: "Nhà trường cần nghĩ ra nhiều cách thức để "cấm túc" học sinh trong khuôn viên trường từ sáng đến tối. Khi về nhà, các cháu chỉ tắm rửa, ăn uống rồi đi ngủ thôi. Nếu 17h, học sinh tan học rồi các cháu đi chơi bời, dễ sa vào những cạm bẫy của xã hội thì làm sao cha mẹ quản lý được. Nếu trường không tổ chức giữ học sinh vào buổi tối thì tôi xin chuyển trường cho cháu...".

Không muốn nhưng phải học

"Từ đầu năm học đến giờ, ngày nào em cũng phải thực hiện theo thời gian biểu: buổi sáng 6g45 có mặt ở trường (may là nhà em ở gần trường, chứ có nhiều bạn ở xa cực lắm). Buổi trưa em ở lại trường ăn trưa, rồi tranh thủ ngủ lấy sức để chiều tối học tiếp.

Tới khoảng 5g chiều học xong chương trình chính khóa, em được người nhà đón về ăn cơm, tắm rửa rồi quay lại trường học buổi tối. Lúc này chủ yếu thầy cô cho tụi em ôn lại bài cũ, làm bài tập và chuẩn bị bài mới.

Có những đợt bài vở nhiều, phải học nhiều hơn để chuẩn bị làm kiểm tra thì thât sự là có thiếu ngủ. Vô lớp đứa nào cũng ngáp ngắn ngáp dài. Học cực quá, nhưng đây là năm cuối cấp nên tụi em phải ráng chứ biết làm sao.

Nói chung, thời gian ở trường suốt từ sáng đến tối mình thu nạp được kiến thức nào thì thu, chứ 10g đêm về đến nhà là lăn ra ngủ luôn, không xem bài vở gì được nữa, quá mệt rồi.

Đương nhiên, nếu có sự lựa chọn khác thì chắc chắn em đâu muốn học như thế này!".

T.N.H. (học sinh lớp 12, Trường THCS-THPT Tân Phú)

Không thi cũng vẫn học đêm

Cứ tưởng chỉ học sinh lớp 12 mới phải học ngày học đêm để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới. Trong những ngày đi thực tế, chúng tôi đã gặp cả những học sinh các lớp dưới. Các em bắt buộc phải đi học thêm vào buổi tối theo ý nguyện của cha mẹ mình.

Phụ huynh của em N.T.T.D. (lớp 7 Trường THCS-THPT Nhân Văn) giải thích: "Nhà tôi đăng ký gửi con cho nhà trường tới tối mới đón về, chứ để ở nhà nó cũng đi chơi. Vì con tôi là con gái nên vợ chồng tôi còn lo nó có người yêu sớm nữa, phức tạp lắm, cha mẹ không quản được. Cứ để nó trong trường là an toàn nhất. Cháu nó mới lớp 7 mà phải học suốt từ sáng đến tối tôi cũng xót lắm. Nhưng thấy cháu không than thở gì nên vẫn cứ cho cháu học".

Theo Hoàng Hương - Hải Quân/Tuổi Trẻ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Quang Lê bị trục xuất: "Họ giữ tôi đúng 12 tiếng"Quang Lê bị trục xuất: "Họ giữ tôi đúng 12 tiếng"
12:43:33 12/05/2025
Làm rõ hành vi lừa đảo và loạn luân ở "Tịnh thất Bồng Lai"Làm rõ hành vi lừa đảo và loạn luân ở "Tịnh thất Bồng Lai"
11:00:16 12/05/2025
PGS.TS Bùi Hiền 'cha đẻ' cải tiến "tiếq Việt" khiến dư luận dậy sóng vừa qua đờiPGS.TS Bùi Hiền 'cha đẻ' cải tiến "tiếq Việt" khiến dư luận dậy sóng vừa qua đời
13:41:01 12/05/2025
OTP hot nhất MIQ "khoá môi", công khai tình cảm, giật spotlight Hà Tâm Như?OTP hot nhất MIQ "khoá môi", công khai tình cảm, giật spotlight Hà Tâm Như?
10:30:37 12/05/2025
Cha đẻ ca khúc 4 tỷ view hot nhất dịp 30/4 bức xúc khi bị hạ nhục, bôi nhọCha đẻ ca khúc 4 tỷ view hot nhất dịp 30/4 bức xúc khi bị hạ nhục, bôi nhọ
12:32:04 12/05/2025
Quang Linh và Hằng Du Mục bất ngờ bị đại biểu gọi tên trên Quốc hộiQuang Linh và Hằng Du Mục bất ngờ bị đại biểu gọi tên trên Quốc hội
11:43:15 12/05/2025
Nam ca sĩ Vbiz đẹp như xé truyện bước ra, bước giữa cơn mưa trắng xoá tạo nên khung hình "tuyệt đối điện ảnh"Nam ca sĩ Vbiz đẹp như xé truyện bước ra, bước giữa cơn mưa trắng xoá tạo nên khung hình "tuyệt đối điện ảnh"
12:26:25 12/05/2025
Đau lòng bức ảnh điều dưỡng sưng mắt vì bị đánh trước ngày tôn vinh nghềĐau lòng bức ảnh điều dưỡng sưng mắt vì bị đánh trước ngày tôn vinh nghề
15:23:31 12/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lê Tuấn Khang từ "chăn vịt" lột xác ngoạn mục nhờ Lý Hải, cú bẻ lái khó tin!

Lê Tuấn Khang từ "chăn vịt" lột xác ngoạn mục nhờ Lý Hải, cú bẻ lái khó tin!

Hậu trường phim

16:25:56 12/05/2025
Lê Tuấn Khang bất ngờ trở thành hiện tượng mạng nhờ những video hài hước, đời thường. Cơ duyên bất ngờ đưa anh góp mặt trong phim của đạo diễn Lý Hải bước ngoặt lớn trong hành trình từ đồng ruộng đến phim trường.
Uống nước lá tía tô có công dụng gì với sức khỏe?

Uống nước lá tía tô có công dụng gì với sức khỏe?

Sức khỏe

16:13:02 12/05/2025
Tía tô có rễ củ trắng, có vị nồng cay, mọc hoang hoặc trồng nhiều nơi trong cả nước và châu Á. Cây ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất thịt, đất phù sa.
Anh, Đức cấp tên lửa, vũ khí mồi nhử cho Ukraine

Anh, Đức cấp tên lửa, vũ khí mồi nhử cho Ukraine

Thế giới

16:11:02 12/05/2025
Trong nỗ lực mới nhất nhằm hỗ trợ cho quân đội Ukraine, Đức và Anh sẽ chuyển thêm các vũ khí cho Kiev, trong đó có tên lửa phòng không Patriot.
Con gái 7 tuổi mê vẽ rắn còn đoạt cả giải thưởng, bố mẹ tự hào nhưng cô giáo xem xong lập tức cau mày: "Báo cảnh sát đi!"

Con gái 7 tuổi mê vẽ rắn còn đoạt cả giải thưởng, bố mẹ tự hào nhưng cô giáo xem xong lập tức cau mày: "Báo cảnh sát đi!"

Netizen

16:04:42 12/05/2025
Những bức tranh của trẻ có thể nói với cha mẹ rất nhiều điều, bao gồm cả nội tâm, tâm trạng cũng như trạng thái hiện tại của trẻ.
Thấy cô hàng xóm bị đánh ghen, chồng tôi bỗng có một hành động không ngờ

Thấy cô hàng xóm bị đánh ghen, chồng tôi bỗng có một hành động không ngờ

Góc tâm tình

15:58:04 12/05/2025
Những ánh mắt đổ dồn về tôi với tiếng xì xầm. Bản thân tôi cũng ngỡ ngàng, tức giận đến mức tái mặt. Người đàn ông vừa làm anh hùng cứu mỹ nhân kia không ai khác chính là chồng tôi.
Tình thế đảo ngược với Casemiro

Tình thế đảo ngược với Casemiro

Sao thể thao

15:57:13 12/05/2025
Trong thế giới bóng đá hiện đại, nơi tuổi tác thường được coi là kẻ thù lớn nhất của mỗi cầu thủ, có những chiến binh vẫn bất chấp quy luật tự nhiên để khẳng định đẳng cấp vượt thời gian
YG hồi sinh ngoạn mục nhờ BABYMONSTER, TREASURE, lộ âm mưu "xóa sổ" BLACKPINK?

YG hồi sinh ngoạn mục nhờ BABYMONSTER, TREASURE, lộ âm mưu "xóa sổ" BLACKPINK?

Sao châu á

15:48:01 12/05/2025
Sau lần tụt dốc không phanh trước đó, YG Entertainment trở mình nhờ thu về khoản tiền khủng chỉ với 3 tháng đầu năm. Điều này đến từ chiến lược đầu tư thông minh hay có mới nới cũ ?
Xôn xao hình ảnh nghi Wren Evans bị "tóm dính" hẹn hò cùng gái lạ giữa drama đấu tố ngoại tình

Xôn xao hình ảnh nghi Wren Evans bị "tóm dính" hẹn hò cùng gái lạ giữa drama đấu tố ngoại tình

Sao việt

15:46:08 12/05/2025
Một bức ảnh lan truyền chóng mặt, ghi lại khoảnh khắc một chàng trai có ngoại hình giống Wren Evans ngồi trong quán cà phê thân thiết với một cô gái lạ.
NSƯT Ốc Thanh Vân ổn định cuộc sống hậu trở về từ Úc

NSƯT Ốc Thanh Vân ổn định cuộc sống hậu trở về từ Úc

Tv show

15:42:50 12/05/2025
NSƯT Ốc Thanh Vân là giám khảo chương trình Biến hóa bất ngờ . Mới đây, nhà sản xuất chương trình tung ra hậu trường của các giám khảo.
Giá iPhone 16e tiếp tục giảm

Giá iPhone 16e tiếp tục giảm

Đồ 2-tek

15:36:41 12/05/2025
Đầu tháng 3, dòng sản phẩm iPhone 16e được Apple chính thức mở bán tại thị trường Việt Nam. Sau hai tháng, mẫu máy này đã liên tục được các hệ thống bán lẻ điều chỉnh giảm giá.
Mâu thuẫn leo thang trong gia đình Beckham vì dâu cả độc đoán, thích kiểm soát

Mâu thuẫn leo thang trong gia đình Beckham vì dâu cả độc đoán, thích kiểm soát

Sao âu mỹ

15:33:47 12/05/2025
Theo báo chí nước Anh, mâu thuẫn giữa vợ chồng David Beckham và Nicola Peltz sớm hay muộn cũng sẽ bùng nổ vì cái nết của nàng dâu cả.