Cảm ơn Bộ Giáo dục đã lắng nghe nhà giáo chúng tôi!
Công văn 336/BGDĐT-NGCBQLGD như luồng gió mát giải tỏa nhiều băn khoăn, thắc mắc và bức xúc của nhiều giáo viên trong thời gian qua.
Ngày 27/1/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn 336/BGDĐT-NGCBQLGD về một số nội dung liên quan đến trình độ chuẩn được đào tạo và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
Kể từ thời điểm 01/7/2020, Luật Giáo dục 2019 chính thức có hiệu lực thì chuẩn trình độ đào tạo của nhà giáo được nâng lên, ở bậc mầm non từ trung cấp lên cao đẳng, bậc tiểu học từ trung cấp lên đại học, bậc trung học cơ sở từ cao đẳng lên đại học khiến cho hàng ngàn giáo viên đang trong biên chế và hợp đồng từ đạt chuẩn, trên chuẩn thành không đạt chuẩn có khả năng mất việc khiến nhiều giáo viên tâm tư, ấm ức.
Những giáo viên trên không chỉ vướng mắc trong quá trình bổ nhiệm, xếp lương mới mà còn gặp khó khăn trong quá trình tuyển dụng, tuyển dụng đặc cách, hợp đồng, thỉnh giảng,…
Nguy cơ mất việc, chấm dứt hợp đồng là rất cao nếu không có văn bản tháo gỡ từ các cấp lãnh đạo, chính quyền.
Rất may, lắng nghe được nhiều ý kiến từ cơ sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn 336/BGDĐT-NGCBQLGD gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về một số nội dung liên quan đến trình độ chuẩn được đào tạo nhà giáo, hợp đồng lao động, bổ nhiệm lại với cán bộ quản lý có trình độ cử nhân quản lý giáo dục và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
Ảnh minh họa, nguồn: GDVN.
Có thể nói, Công văn 336/BGDĐT-NGCBQLGD như luồng gió mát giải tỏa nhiều băn khoăn, thắc mắc và bức xúc của nhiều giáo viên trong thời gian qua.
Công văn 336 cho thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo biết lắng nghe, thấu hiểu những tâm tư của nhà giáo đồng thời tháo gỡ những vướng mắc do lịch sử để lại bằng các hành động cụ thể được giáo viên đồng tình hoan nghênh và biết ơn.
Xin được trích lược một số nội dung trong công văn liên quan đến tuyển dụng, hợp đồng giáo viên được giáo viên đồng tình hoan nghênh rất cao.
Có thể tuyển dụng đặc cách giáo viên đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2005
Video đang HOT
Đây có thể là tin rất vui đối với những giáo viên hợp đồng công tác nhiều năm có trình độ đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2005 mà chưa đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019 có ước mơ trở thành giáo viên chính thức tại các trường mầm non, phổ thông.
Theo nội dung công văn có hướng dẫn cụ thể: “Những địa phương chưa thực hiện xong việc tuyển dụng đặc cách theo chỉ đạo của Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ và theo hướng dẫn tại Công văn số 5378 của Bộ Nội vụ khẩn trương hoàn thành để bảo đảm quyền lợi của giáo viên có nhiều năm công tác.
Trong quá trình triển khai thực hiện, các địa phương lưu ý: Thực hiện tuyển dụng đặc cách đối với giáo viên đã đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo Luật Giáo dục 2005 nhưng chưa đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo Luật Giáo dục 2019. Sau khi tuyển dụng, các giáo viên được bố trí đào tạo theo lộ trình nâng trình độ chuẩn theo quy định.
Thực hiện tuyển dụng giáo viên có bằng cử nhân chuyên ngành (phù hợp với môn dạy) không thuộc ngành đào tạo giáo viên.
Đối với trường hợp này, giáo viên phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm (một số nội dung về chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm được hướng dẫn tại mục 4 Công văn này).
Sau khi tuyển dụng, các địa phương áp dụng các quy định tại các văn bản hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện việc bổ nhiệm, xếp lương.”
Như vậy, đây là thông tin rất vui đối với nhiều giáo viên hợp đồng tại các trường đã đạt chuẩn Luật Giáo dục 2005 (có trình độ trung cấp trở lên đối với giáo viên tiểu học, mầm non; trình độ cao đẳng trở lên đối với giáo viên trung học cơ sở).
Nếu không có Công văn 336 thì sẽ có nhiều giáo viên trên là giỏi, công tác nhiều năm nhưng do không đạt chuẩn trình độ theo Luật Giáo dục 2019 sẽ mất việc, không được hợp đồng mới, không được tuyển dụng đặc cách.
Hàng ngàn giáo viên rơi vào trường hợp trên sau khi nhận được Công văn 336 đã mừng rơi nước mắt và vô cùng biết ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn kịp thời tháo gỡ vướng mắc của họ, ước mơ được trở thành giáo viên chính thức có thể trở thành sự thật.
Có thể hợp đồng, thỉnh giảng giáo viên chưa đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019
Cũng theo Công văn 336 trên về việc tiếp tục hợp đồng lao động, hợp đồng thỉnh giảng giáo viên có hướng dẫn như sau:
“Hiện nay, nhiều địa phương đang hợp đồng lao động, hợp đồng thỉnh giảng giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại Điều 77 Luật Giáo dục 2005.
Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên và bảo đảm quyền lợi cho giáo viên hiện đang hợp đồng lao động, hợp đồng thỉnh giảng, các địa phương xem xét tiếp tục hợp đồng, thỉnh giảng đối với những giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại Điều 77 Luật Giáo dục 2005 đã ký hợp đồng trước ngày 1/7/2020.
Những giáo viên này được tham gia lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo để đạt trình độ chuẩn theo quy định tại Luật Giáo dục 2019.”
Đây cũng là thông tin rất vui đối với giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục mới 2019 nhưng đã đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại Điều 77 Luật Giáo dục 2005 được xem xét tiếp tục hợp đồng, thỉnh giảng tại các cơ sở giáo dục và sẽ được tham gia lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo Nghị định 71/2020/NĐ-CP (miễn phí) để đạt trình độ chuẩn theo quy định tại Luật Giáo dục 2019.
Trong công văn còn có hướng dẫn về việc bổ nhiệm lại và bổ nhiệm, xếp luơng đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có bằng cử nhân quản lý giáo dục (không phải bằng cử nhân chuyên ngành đào tạo giáo viên) như cho phép bổ nhiệm lại đối với với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có bằng cử nhân quản lý giáo dục (hiện nay đang vướng mắc).
Sau khi bổ nhiệm lại, cán bộ quản lý trường học phải tham gia đào tạo nâng chuẩn trình độ để đạt trình độ chuẩn theo quy định tại Luật Giáo dục 2019.
Sau khi hoàn thành nâng chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại Luật Giáo dục 2019 thì thực hiện bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong công văn cũng có hướng dẫn về chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cấp phổ thông.
Bộ Giáo dục có đề nghị và yêu cầu không yêu cầu chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên đã tham gia giảng dạy có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm hoặc cao đẳng sư phạm.
Chấp nhận các loại chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm mà các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đã cấp cho các giáo viên trước ngày 22/5/2021.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện các nội dung trên. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Công văn này như luồng gió mát, làm ấm lòng hàng ngàn giáo viên đang trĩu nặng tâm tư về khả năng mất việc, cắt hợp đồng sau Tết Nguyên đán 2022, cũng như tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong việc tuyển dụng, bố trí nhân sự do tình trạng thiếu giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.
Qua bài viết, cũng xin được kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục nghiên cứu, xem xét việc cho phép tuyển dụng đối với các cử nhân sư phạm ra trường trước đây đã đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2005 nhưng chưa đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019 chưa có việc làm để các em có cơ hội được trở thành giáo viên, được cống hiến và tiếp tục nâng cao trình độ theo Luật Giáo dục mới vừa tạo điều kiện cho các em có việc làm vừa giải quyết bài toán thiếu hụt giáo viên ở các cơ sở giáo dục.
Bên cạnh đó, tiếp tục quan tâm, xem xét việc bổ nhiệm, xếp lương giáo viên đang công tác chưa đạt chuẩn theo Luật Giáo dục mới nhưng thời gian công tác còn ngắn và có nhiều thành tích để xếp lương họ phù hợp, tránh thiệt thòi cho những giáo viên sắp về hưu lại mang tiếng “chưa chuẩn”.
Tài liệu tham khảo: Công văn 336/BGDĐT-NGCBQLGD
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo
Trong sự nghiệp "trồng người", đội ngũ nhà giáo đóng vai trò hết sức quan trọng. Do vậy, việc chăm lo phát triển đội ngũ nhà giáo là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên nhằm bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).
Giờ học của cô, trò Trường THCS Đông Hải (TP Thanh Hóa).
Với ý nghĩa đó, nhiều năm qua, ngành giáo dục tỉnh nhà luôn quan tâm, chú trọng xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục, tạo bước chuyển biến về chất lượng và hiệu quả giáo dục; thường xuyên chỉ đạo sàng lọc, lựa chọn để xây dựng đội ngũ CBQL gồm những người ưu tú và thực sự có năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn đổi mới. Theo thống kê của Sở GD&ĐT, trong 5 năm gần đây, toàn ngành có 11.540 lượt CBQL được bồi dưỡng tiêu chuẩn nghề nghiệp, chức danh quản lý; 67.500 lượt cán bộ, giáo viên (CBGV) các cấp được tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng phương pháp dạy. Trong đó, khối mầm non có 3.108 CBGV, khối tiểu học có 16.225 CBGV, khối trung học có 45.904 CBGV và khối giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng có 2.270 CBGV. Cũng trong thời gian trên, toàn ngành cử 3.218 giáo viên đi đào tạo nâng trình độ chuẩn. Trong đó cấp mầm non là 1.586 người, tiểu học 977 người, THCS 472 người, THPT 154 người và giáo dục thường xuyên là 29 người. Thông qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo được nâng lên, tỷ lệ CBQL và giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng tăng. So với năm 2015, hiện nay, trình độ trên chuẩn của CBQL và giáo viên toàn ngành tăng 15,6%.
Qua rà soát, đánh giá theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019, trong hệ thống giáo dục công lập của tỉnh với hơn 50.000 CBQL, giáo viên, nhân viên thì hiện có gần 90% đạt trình độ chuẩn trở lên. Cụ thể, giáo dục mầm non đạt chuẩn 90,1%; giáo dục tiểu học đạt chuẩn 83,2%; THCS đạt chuẩn 91,6%; THPT đạt chuẩn 100%; giáo dục thường xuyên đạt chuẩn 95,5%. Cùng với việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngành cũng đặc biệt coi trọng và quan tâm đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo không chỉ vững về chuyên môn nghiệp vụ mà còn có tinh thần đoàn kết, lòng nhiệt huyết, yêu nghề, gắn bó và cống hiến tâm sức cho sự nghiệp "trồng người" của quê hương, đất nước.
Sự quan tâm của ngành chức năng cùng sự nỗ lực của mỗi CBGV trong xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo đã góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học ở các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Minh chứng cho thấy, 5 năm gần đây, Thanh Hóa liên tục nằm trong tốp đầu của giáo dục cả nước về kết quả các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế các môn văn hóa. Tính từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh có hơn 350 học sinh đạt giải quốc gia các môn văn hóa THPT; 13 em đạt huy chương Olympic khu vực và quốc tế. Trong đó có 7 HCV, 5 HCB, 1 HCĐ; 5 học sinh đoạt Huy chương Olympic khu vực châu Á - Thái Bình Dương (1 HCV, 1 HCB, 3 HCĐ). Bên cạnh đó, toàn ngành đã duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS. Chất lượng giáo dục khu vực miền núi cũng có bước chuyển rõ rệt, với nhiều học sinh đạt giải nhất cấp tỉnh các môn văn hóa, từng bước giảm sự chênh lệch giữa miền núi với miền xuôi về chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở GD&ĐT, bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo vẫn còn những khó khăn, trở ngại cần sớm được tháo gỡ. Đơn cử như tình trạng thiếu giáo viên ở các bậc học. Từ năm 2016 đến nay toàn ngành đã tuyển mới 6.738 giáo viên ở tất cả các cấp học. Song, theo quy định của Bộ GD&ĐT về định biên giáo viên/lớp và theo nhu cầu thực tế, hiện toàn tỉnh vẫn thiếu trên 9.000 giáo viên. Trong đó thiếu nhiều nhất là bậc mầm non với 5.174 người và tiểu học là 2.380 người. Cùng với việc thiếu giáo viên, toàn ngành còn khoảng 10% giáo viên chưa đạt chuẩn theo quy định, trong đó cấp mầm non là 9,9%, tiểu học 8,4%, THCS 8,4%. Thực trạng này đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tổ chức hoạt giáo dục ở các nhà trường. Ngoài ra, một bộ phận giáo viên vẫn còn làm việc dựa trên kinh nghiệm, chưa thật sự đổi mới phương pháp, đổi mới đánh giá; chưa gắn kết hoạt động giảng dạy với thực tiễn đời sống; vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, chưa thực sự tâm huyết với nghề...
Những hạn chế, khó khăn này đòi hỏi ngành giáo dục phải nỗ lực hơn nữa trong thực hiện các giải pháp nhằm tạo được bước chuyển mạnh mẽ về chất lượng đội ngũ nhà giáo, như: xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ nhà giáo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng của tỉnh. Tiếp tục chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Việc tuyển dụng, sử dụng và bổ nhiệm CBQL giáo dục phải thực hiện trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác. Đặc biệt, trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, nhiệm vụ đặt lên vai mỗi CBGV là không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải có năng lực sư phạm, năng lực giáo dục, hơn thế nữa phải có khả năng truyền động lực về việc học tập, tu dưỡng đạo đức, nhân cách tới mỗi học sinh và cộng đồng xã hội. Vì vậy, mỗi CBGV cần nỗ lực rèn luyện, phấn đấu tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tận tụy với nghề nghiệp, có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất, đạo đức, lối sống mẫu mực, trong sáng, ra sức thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng thời, thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt", xứng đáng với niềm tin và sự kỳ vọng của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân.
Mở cửa trường học nhưng phải an toàn Chất lượng dạy học cũng như giải pháp dạy học trực tiếp, trực tuyến để bảo đảm sức khỏe của nhà giáo và học sinh là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm Ngày 25-2, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội (QH) tổ chức phiên giải trình "Về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong tuyển dụng, sử...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Thấy mẹ kế lén lút dúi bọc nilon vào tay người đàn ông lạ, tôi tra hỏi thì bà rơi nước mắt thú nhận một chuyện mà nghe xong, tôi cũng ngậm ngùi
Góc tâm tình
05:06:19 11/05/2025
6 nữ diễn viên Nhật Bản sở hữu gương mặt thiên thần "nghìn năm có một": Sắp 30 mà nhìn như gái 18
Hậu trường phim
23:43:34 10/05/2025
Phim Hàn hay nhức nhối có rating tăng 114% chỉ sau 1 tập, cặp chính đẹp bất bại trong mọi khung hình
Phim châu á
23:40:26 10/05/2025
5 chi tiết ẩn giấu cực khéo trong Thám Tử Kiên, xem một lần chưa chắc đã biết
Phim việt
23:37:16 10/05/2025
Ukraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện với Nga trong 30 ngày
Thế giới
23:17:17 10/05/2025
Khả Ngân lên tiếng về gương mặt thay đổi gây sốc
Sao việt
23:15:34 10/05/2025
Chia sẻ hiếm hoi của Lưu Đức Hoa về cô con gái 13 tuổi
Sao châu á
22:50:12 10/05/2025
Ben Affleck khó chịu vì bạn thân Tom Cruise hẹn hò tình cũ Ana de Armas
Sao âu mỹ
22:47:59 10/05/2025
Hot girl 'Người ấy là ai', TikToker triệu view gây chú ý ở 'Gương mặt truyền hình'
Tv show
22:40:53 10/05/2025
Bắt tạm giam 22 đối tượng "bay lắc" tại bar Paris Night club
Pháp luật
22:02:09 10/05/2025