Cấm từ chức để trốn tránh trách nhiệm
Các chức danh chủ chốt của bộ máy nhà nước sẽ được thí điểm lấy phiếu tín nhiệm trong thời gian tới, sau khi Nghị quyết lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm được thông qua vào ngày 21/11 tới.
Như cơm ăn nước uống hàng ngày
Sáng 10/11, thảo luận Dự thảo Nghị quyết lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu và phê chuẩn.
Đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) cho rằng, ban đầu nên thực hiện trong phạm vi 49 chức danh chủ chốt tại Quốc hội, sau đó có thể mở rộng. Lấy phiếu cần làm thường xuyên như phải ăn cơm, uống nước hàng ngày, nhưng cũng phải ràng buộc để đảm bảo không lạm dụng, hoặc làm qua loa cho xong.
Việc này cũng như đo xem mặc áo có vừa vặn không. “Nếu nhận thấy áo quá rộng hay quá chật cũng nên có ý kiến để được bố trí mặc chiếc áo khác, đó là văn hóa từ chức” – ĐB Khá nói.
Đại biểu Nguyễn Doãn Khánh (Phú Thọ) đề nghị Quốc hội cần thực hiện công tâm, khách quan để tránh bị nhóm lợi ích chi phối. Quốc hội cần căn cứ cả ý kiến của cử tri khi lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm.
Video đang HOT
Nhiều ĐB đồng tình quan điểm thu hẹp đối tượng lấy phiếu, sẽ tập trung vào các chức danh chủ chốt của Nhà nước (49 chức danh) và ở địa phương (khoảng 21 chức danh).
Đại biểu Phan Văn Tường (Thái Nguyên) cho rằng, chỉ nên bỏ phiếu với một số chức danh là những người có chức trách cao nhất trong bộ máy nhà nước.
Theo ĐB Tường, quyền năng của QH là thể hiện tín nhiệm với chức danh do chính mình bầu, phê chuẩn.
Tuy nhiên, trong số 5 điều kiện để đưa cán bộ ra bỏ phiếu thì có tới 2 điều kiện khó khả thi. “Cán bộ lãnh đạo thì phải có vào có ra, có lên có xuống. Đây cũng là thông điệp tới các vị lãnh đạo rằng nhiệm kỳ 5 năm không dài, cần toàn tâm toàn ý phục vụ quốc gia ngay từ ngày đầu nhậm chức”- ông Tường nói.
Dự thảo Nghị quyết lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm thu hút nhiều ý kiến của ĐBQH. Ảnh: TTXVN
Cấm từ chức để trốn tránh trách nhiệm
Về thời điểm, các ĐB kiến nghị quy định thời điểm lấy phiếu là ở kỳ họp cuối năm, bắt đầu từ năm thứ 2 của nhiệm kỳ Quốc hội. Lúc đó ĐB mới có thời gian quan sát, nắm rõ hiệu quả hoạt động trong một năm của các chức danh trước khi lấy phiếu tín nhiệm.
Theo ĐB Phạm Văn Tam (Hà Nam), Nghị quyết phải đưa ra quy định chặt chẽ về vấn đề cán bộ tự nguyện xin từ chức. Và mỗi cán bộ lãnh đạo nên có tư duy xem từ chức là chuyện bình thường khi chưa hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng cần đề phòng một số vị từ chức để trốn tránh trách nhiệm.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu kết luận phiên họp: Việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm là việc quan trọng, do đó, trước mắt Quốc hội sẽ thí điểm ở các chức danh chủ chốt của Nhà nước, địa phương.
Sau này, khi thực hiện hiệu quả sẽ mở rộng ra các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Dự thảo Nghị quyết sẽ được hoàn thiện, thông qua vào ngày 21/11.
Các chức danh sẽ lấy phiếu tín nhiệm gồm: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác của Chính phủ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước. HĐND thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do HĐND bầu gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, ủy viên thường trực Hội HĐND, Trưởng các ban của HĐND Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên của UBND.
Theo 24h
Sẽ không cho ĐBQH nghỉ họp để đi nước ngoài
"Từ nay trở đi sẽ không giải quyết các trường hợp đại biểu nghỉ họp để đi nước ngoài. Các đoàn sẽ phải cân nhắc, trừ trường hợp Bộ Chính trị, Ban Bí thư cử mới được đi".
Trưởng ban Công tác đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Nương khẳng định như vậy với báo giới ngày 9/11.
Thưa bà, liên quan đến chuyện gần 20% số đại biểu Quốc hội (95 người) xin nghỉ tại kỳ họp này, bà có thể cho biết cụ thể hơn?
- Theo quy định của Quốc hội, danh sách các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nghỉ họp được các đoàn báo cáo theo tuần chứ không phải từ đầu kỳ. Ví dụ tuần này có người xin nghỉ 100% (cả tuần), có trường hợp xin nghỉ để đi nước ngoài. Tuy nhiên, vừa rồi tôi đã ký văn bản thông báo gửi tới các đoàn, từ nay trở đi sẽ không giải quyết các trường hợp ĐB nghỉ họp để đi nước ngoài. Các đoàn sẽ phải cân nhắc, trừ trường hợp Bộ Chính trị, Ban Bí thư cử mới được đi.
Kỳ họp 4 Quốc hội khóa XIII. Ảnh: chinhphu.vn
Thưa bà, về trường hợp ĐB của Đồng Nai xin nghỉ họp để đi dự lễ tốt nghiệp đại học của con ở nước ngoài, quan điểm của bà thế nào?
- Tôi chưa nhìn thấy giấy xin nghỉ của ĐB đó. Nhưng như trước đây, chúng tôi nhắc cả kỳ không có tác dụng vì thế phải thay đổi, nay mình nhắc các ĐB đi họp hàng tuần. Cái này mỗi trưởng đoàn phải có trách nhiệm nhắc nhở, người nghỉ phải xin phép chủ tọa theo quy định. Tôi cũng muốn nói thêm là trong thời gian diễn ra kỳ họp thứ 4 này, Quốc hội không điều động ai đi công tác cả!
Nhưng rõ ràng một ĐBQH - người được cử tri, nhân dân tín nhiệm bầu ra để nói lên tiếng nói của họ, thì không nên nghỉ trong các kỳ họp của Quốc hội?
- Tôi đồng ý, các ĐB không nên vì lý do gì đó để xin nghỉ họp. Là ĐB của dân, việc đi họp phải thực hiện nghiêm túc. Khóa tới, chúng tôi sẽ tham mưu Quốc hội để quy định việc nghỉ phép chặt chẽ hơn chỉ trừ trường hợp các bộ trưởng bận quá thì đành vậy, chứ mỗi ngày cứ 30 - 35 ĐB nghỉ họp thì không nên.
Theo 24h
Đại biểu lo lắng tái cơ cấu kinh tế; bức xúc tham nhũng, lãng phí Sáng nay 30.10, trong phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội (QH) về tình hình kinh tế, xã hội, ngoài việc cùng chỉ ra và yêu cầu có lộ trình để giải quyết "điểm nghẽn" của nền kinh tế là nợ xấu và hàng tồn kho, nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã thẳng thắn đề cập đến tình trạng tham nhũng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bình Phước: Điều tra vụ người đàn ông tử vong trong phòng trọ

5 chủ tịch xã, thị trấn tạm dừng công tác điều hành để xử lý vi phạm đất đai

Nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Nam Định bị con trai bệnh nhân đấm liên tiếp

Bộ Ngoại giao thông tin vụ 4 người Việt tử vong ở Đài Loan

Vụ gần 600 loại sữa giả: Vì sao việc quy trách nhiệm trở nên mơ hồ?

Vụ cá bò hòm giá 3,5 triệu đồng/kg tại Nha Trang: Xác định nhiều vi phạm

Chủ tịch nước Lương Cường chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Thanh Tâm

TP.HCM: Tai nạn giữa ô tô công nghệ và xe tải, tài xế mắc kẹt trong xe

Vụ sữa giả, thuốc giả: Bộ Y tế nói đã 'làm hết trách nhiệm'

Bị chặn đầu xe, bẻ cần gạt nước, tài xế ô tô chỉ im lặng ghi hình

Thiếu tướng công an nói về vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Điều tra viên cùng nhân chứng tới hiện trường vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long
Có thể bạn quan tâm

Top 10 xe hơi sử dụng hộp số sàn tốt nhất năm 2025: Honda Civic góp mặt
Ôtô
09:14:34 07/05/2025
Tài sản tỉ phú Warren Buffett mất gần 9 tỉ USD sau tuyên bố nghỉ hưu
Thế giới
09:14:16 07/05/2025
Cập nhật bảng giá xe máy Honda SH tháng 5/2025
Xe máy
09:13:30 07/05/2025
Microsoft ra mắt máy tính AI giá rẻ
Đồ 2-tek
09:11:39 07/05/2025
Vụ ngoại tình chấn động showbiz: Camera hành trình phơi bày 16 phút xấu hổ của cặp đôi trơ trẽn
Sao châu á
09:10:39 07/05/2025
Nữ phượt thủ đánh giá "vách đá trắng quốc dân" ở Hà Giang có độ khó mức 3/10
Du lịch
09:07:41 07/05/2025
Dấu chấm hết của ca sĩ trả thù bạn gái bằng ảnh nóng: Sa ngã vào chất cấm, sự nghiệp chìm trong bê bối
Nhạc quốc tế
09:04:01 07/05/2025
Puka lên tiếng làm rõ sự thật bức ảnh gây tranh cãi "dàn dựng quá đà" khi sinh con đầu lòng
Sao việt
08:55:04 07/05/2025
Nóng hơn mùa hè, bạn gái hot TikToker của "nam thần" U23 Việt Nam diện bikini khoe body khét lẹt
Sao thể thao
08:52:16 07/05/2025
Vì sao cựu sinh viên kiện đòi Đại học Kinh tế quốc dân bồi thường 44 tỉ?
Pháp luật
08:29:27 07/05/2025