Campuchia cho phép các trường đại học công lập mở cửa trở lại
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Bộ Giáo dục Campuchia ngày 12/10 cho biết đã “bật đèn xanh” cho các trường đại học công lập trên cả nước mở cửa trở lại sau nhiều tháng phải đóng cửa để phòng dịch COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 10/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo của Bộ Giáo dục Campuchia nêu rõ bắt đầu từ ngày 12/10, tất cả các trường đại học công lập của Campuchia có thể nối lại hoạt động với điều kiện phải tuân thủ chặt chẽ các quy định hiện hành về phòng chống dịch COVID-19.
Người phát ngôn Bộ Giáo dục Campuchia Ros Soveacha nhấn mạnh mỗi trường đại học phải tuân thủ các biện pháp y tế của Bộ Y tế Campuchia và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Trong khi đó, ông Heng Vanda thuộc Ban điều hành Hiệp hội giáo dục đại học Campuchia cho biết theo hướng dẫn chung đối với tất cả các trường tiểu học, trung học và đại học trên cả nước trong mùa dịch COVID-19, cả giáo viên và học sinh đều phải đeo khẩu trang, mang theo nước rửa tay diệt khuẩn và thực hiện giãn cách. Học sinh phải mang đồ ăn từ nhà và mỗi lớp không được vượt quá 25 học sinh.
Tháng 7 vừa qua, theo chỉ đạo của Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Bộ Giáo dục Campuchia đã thông báo 3 giai đoạn mở cửa lại trường học ở nước này trên cơ sở tuân thủ các quy định phòng dịch COVID-19. Sau đó nửa tháng, Bộ đã nêu danh sách 20 trường đầu tiên được mở cửa trở lại. Đầu tháng 9, giai đoạn 2 bắt đầu được thực hiện khi chủ các cơ sở giáo dục tư nhân nhất trí thực hiện đầy đủ hướng dẫn chung về phòng dịch, và một tuần sau đó Campuchia cho phép các trường trên cả nước mở cửa cho học sinh lớp 9 đến lớp 12 đi học trở lại.
Về diễn biến dịch COVID-19 tại Campuchia, sáng 11/10, Bộ Y tế nước này xác nhận không có ca nhiễm mới và có thêm một ca hồi phục. Như vậy, Campuchia đã ghi nhận tổng cộng 283 ca mắc COVID-19, trong đó có 278 ca hồi phục và không có ca nào tử vong.
Video đang HOT
* Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình Ấn Độ ngày 13/10 thông báo có thêm 55.342 ca mắc mới COVID-19 ở nước này trong 24 giờ qua. Đây là số ca nhiễm theo ngày thấp nhất ở Ấn Độ kể từ giữa tháng 8, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này lên 7,18 triệu ca, trong đó có 109.856 ca tử vong (sau khi có thêm 706 ca).
Bộ trên cũng cho biết các ca nhiễm mới theo ngày của Ấn Độ đang có xu hướng giảm trong 5 tuần qua. Trong một tuyên bố trên mạng Twitter, Bộ trên nêu rõ: “Ấn Độ đang chứng kiến xu hướng giảm số ca nhiễm trung bình hằng ngày trong 5 tuần qua”, đồng thời đăng kèm một đồ thị thể hiện chiều hướng này. Theo đó, số ca nhiễm trung bình theo ngày ở nước này từ ngày 9-15/9 là 92.830 ca, giảm xuống còn 90.346 ca từ ngày 16-22/9, và xuống 83.232 ca từ ngày 23-29/9, tiếp tục giảm xuống lần lượt 77.113 và 72.576 ca trong 2 tuần tiếp theo.
Bộ trên cũng ca ngợi những nỗ lực to lớn đã giúp mang lại các kết quả đáng khích lệ. Theo đó, Chính phủ Trung ương đang phối hợp chặt chẽ với các chính quyền bang áp dụng chiến lược phân cấp quản lý COVID-19 và ứng phó của y tế cộng đồng. Những nỗ lực không ngừng trong công tác xét nghiệm, theo dõi, truy dấu, điều trị, và áp dụng công nghệ đang dần mang lại những kết quả đáng khích lệ.
* Cùng ngày, New South Wales, bang đông dân nhất Australia, thông báo sẽ nới lỏng các biện pháp hạn chế mặc dù số ca nhiễm mới tại bang này trong 24 giờ qua tăng cao nhất trong 6 tuần qua.
Theo đó, từ ngày 16/10, những quán ăn phục vụ ngoài trời sẽ được phép tăng gấp đôi lượng khách bên ngoài. Trước đó, bang này quy định những cơ sở như vậy phải đảm bảo diện tích 4m2 cho mỗi thực khách.
Bang New South Wales ngày 13/10 ghi nhận 13 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, số ca nhiễm trong ngày cao nhất kể từ ngày 2/9.
Chính phủ liên bang Australia hy vọng việc nới lỏng hạn chế ở cấp bang sẽ giúp khôi phục nền kinh tế nước này đang lao đao do tác động của dịch COVID-19.
Cho đến nay, Australia đã ghi nhận tổng cộng trên 27.000 ca mắc COVID-19 và 899 ca tử vong, trong đó phần lớn số ca mắc được ghi nhận ở Victoria. Hiện bang này đang bước sang tháng thứ 3 thực hiện phong tỏa nghiêm ngặt. Chính quyền bang Victoria cho biết sẽ nới lỏng phần lớn các biện pháp hạn chế khi số ca nhiễm trung bình hằng ngày trong vòng 2 tuần giảm xuống dưới 5 ca.
Trung Quốc nói nên ngăn 'can thiệp bên ngoài' ở Biển Đông
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng Bắc Kinh và ASEAN nên hợp tác để loại bỏ "sự can thiệp từ bên ngoài" trong vấn đề Biển Đông.
Tuyên bố trên được ông Vương đưa ra trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein tại Kuala Lumpur hôm nay, nhưng người đứng đầu Bộ Ngoại giao Trung Quốc không nói rõ yếu tố "bên ngoài" là từ đâu.
Đáp lại, ông Hishammuddin cho rằng các tranh chấp Biển Đông nên được giải quyết một cách hòa bình thông qua đối thoại khu vực.
Ông Vương cũng cáo buộc hợp tác chiến lược giữa Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ trong khuôn khổ Đối thoại An ninh Bốn bên là một phần trong nỗ lực của Washington nhằm xây dựng một "NATO ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", cho rằng sáng kiến này sẽ "phá hoại nghiêm trọng an ninh khu vực".
Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein (phải) đón tiếp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Kuala Lumpur hôm nay. Ảnh: Bernama.
Ngoại trưởng Trung Quốc đang thực hiện chuyến công du 4 nước Đông Nam Á, gồm Campuchia, Malaysia, Lào và Thái Lan. Điểm dừng chân thứ hai của ông là Malaysia, quốc gia được Trung Quốc đưa vào danh sách "ưu tiên" cung cấp 4 loại vaccine Covid-19 do nước này sản xuất và đang được thử nghiệm giai đoạn cuối.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp với phần lớn diện tích Biển Đông và bồi đắp phi pháp 7 bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành đảo nhân tạo. Nước này cũng nhiều lần triển khai trái phép máy bay và khí tài quân sự đến các đảo nhân tạo này.
Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN hồi cuối tháng 7 ra tuyên bố chung bày tỏ lo ngại về việc cải tạo đất, các hoạt động và sự cố nghiêm trọng trong khu vực, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và có thể làm suy yếu hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực. Tuyên bố khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
ASEAN cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tiến tới đạt được Bộ quy tắc ứng xử (COC).
Mỹ gần đây tăng cường hoạt động tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông và thuyết phục các đồng minh, đối tác tham gia nhằm bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở vùng biển này. Washington cũng cáo buộc Bắc Kinh đang tìm cách xây dựng "đế chế hàng hải" ở Biển Đông.
Việt Nam đã nhiều lần lên án hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam và Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình với hai quần đảo này, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Covid-19: Bắc Kinh cung cấp vaccine cho Campuchia, Indonesia sắp sửa tiêm vaccine của Trung Quốc cho người dân? Ngày 12/10, báo chí Campuchia dẫn tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trong chuyến thăm Campuchia kéo dài 2 ngày từ 11-12/10 cho biết, Campuchia sẽ là một trong những nước đầu tiên nhận vaccine ngừa Covid-19 do Trung Quốc sản xuất. Theo Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị, Campuchia sẽ là một trong những nước đầu tiên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng thống Trump rộng cửa theo đuổi chính sách thuế

Apple vi phạm lệnh cấm chống độc quyền App Store

Bí mật công nghệ Rekord SV-98M: Súng bắn tỉa thế hệ mới làm rúng động chiến trường

Hồng y đoàn đặt mục tiêu bầu nhanh giáo hoàng

Mỹ gửi loạt tiêm kích F-16 từ "nghĩa địa máy bay" cho Ukraine

Thỏa thuận đất hiếm Mỹ - Ukraine khó sinh ra lợi nhuận trong 10 năm tới?

Yêu cầu đặc biệt của Ukraine bị bác bỏ trong thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Thỏa thuận khoáng sản nâng vị thế của Ukraine trên bàn đàm phán với Nga

Phó Tổng thống Mỹ JD Vance thừa nhận xung đột Ukraine 'sẽ còn kéo dài'

Xung đột Hamas-Israel: Tàu chở viện trợ cho Gaza bị tấn công ngoài khơi Malta

Chile ban bố cảnh báo sóng thần sau động đất ở vùng cực Nam

Syria tuyên bố bảo vệ chủ quyền sau cuộc không kích của Israel gần dinh tổng thống
Có thể bạn quan tâm

Khuất Sở Tiêu: Ngũ a ca mất sự nghiệp vì sở thích quái gở, trở lại không ai đón?
Sao châu á
17:21:07 03/05/2025
Đậu xanh nấu hạt sen mát gan, giải nhiệt ngày hè
Ẩm thực
17:19:21 03/05/2025
Phim Hàn mới chiếu đã nhận bão lời khen, nam chính chưa từng thất bại nhờ tuyệt chiêu "đấm phát chết luôn"
Phim châu á
17:09:51 03/05/2025
Người lật mặt không phải Lý Hải, mà là Victor Vũ
Hậu trường phim
17:07:26 03/05/2025
Cảnh phim "giả bán khoai lấy tin mật" viral nhất hiện tại: Xem xong mới hiểu vì sao hút 10 triệu view
Phim việt
17:04:20 03/05/2025
Nên mua iPhone 16e, Xperia 5 V hay Pixel 9a?
Đồ 2-tek
17:04:18 03/05/2025
Nữ tiếp viên thắng đời 1000 lần, check in cùng dàn cực phẩm quân nhân, MXH ước
Netizen
17:03:58 03/05/2025
Đoạn clip đứng giữa nhiều cô gái hút 5 triệu views khiến G-Dragon bị hỏi "Anh ta bị sao vậy?"
Nhạc quốc tế
17:00:41 03/05/2025
Chiều cao ở tuổi lên 7 của con gái Hoa hậu Đặng Thu Thảo gây bất ngờ
Sao việt
16:55:32 03/05/2025
Hàng trăm chú chó dachshund săn đuổi kỷ lục ở Hungary
Lạ vui
16:54:21 03/05/2025