Căn bệnh diễn tiến âm thầm có dấu hiệu trẻ hóa, dân văn phòng có nguy cơ mắc
Nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch thường gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên hiện nay căn bệnh này đang ngày càng phổ biến ở người trẻ, đặc biệt là dân văn phòng.
Ai có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch?
Suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt là ở chi dưới, đang trở thành một vấn đề sức khỏe ngày càng phổ biến tại Việt Nam.
Căn bệnh thường diễn tiến âm thầm nhưng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Chia sẻ với Người Đưa Tin, Ths.BS. Đoàn Dư Mạnh – Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch và Đột quỵ Quốc tế, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết, suy giãn tĩnh mạch là một bệnh lý rất phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 60% dân số, từ mức độ nhẹ đến nặng.
Bệnh xảy ra khi các van tĩnh mạch không còn hoạt động hiệu quả, khiến máu bị ứ đọng ở chi dưới thay vì được đưa ngược về tim.
Dân văn phòng cũng có nguy cơ mắc bệnh suy tĩnh mạch cao do đặc thù ngồi nhiều, ít vận động…
“Trước kia suy tĩnh mạch thường gặp ở người từ 50-70 tuổi nhưng hiện nay chúng tôi gặp cả những bệnh nhân rất trẻ có người chưa đến 30 tuổi đã có triệu chứng rõ rệt”, BS.Mạnh cho hay.
BS.Mạnh cho biết, dân văn phòng cũng có nguy cơ mắc bệnh suy tĩnh mạch cao do đặc thù ngồi nhiều, ít vận động, ăn uống kém lành mạnh và tăng cân nhanh. Ngoài ra, những người bị thừa cân , béo phì; người hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Ở giai đoạn đầu, bệnh thường biểu hiện khá lành tính như tức mỏi chân về chiều, chuột rút về đêm, cảm giác nặng chân hoặc xuất hiện mạch máu li ti như mạng nhện dưới da. Một số trường hợp không có dấu hiệu phù chân rõ ràng nhưng thực tế tình trạng bệnh đã tiến triển nặng.
Video đang HOT
Suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn đầu thường chỉ gây khó chịu nhẹ, chủ yếu về mặt cảm giác và thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát, bệnh có thể tiến triển thành các biến chứng nghiêm trọng.
Trong đó, loét da là hậu quả dễ gặp nhất, xảy ra khi máu ứ đọng lâu ngày khiến da ở vùng đó không được nuôi dưỡng, dần dẫn đến hoại tử mô.
Một ca bệnh điều trị suy giãn tĩnh mạch được BS.Mạnh theo dõi, điều trị (Ảnh: BSCC).
Nguy hiểm hơn, tình trạng hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch sâu ( huyết khối tĩnh mạch sâu). Nếu cục máu này di chuyển về tim rồi lên phổi, nó có thể gây tắc mạch phổi – biến chứng đột ngột và có thể tử vong ngay lập tức.
Một số bệnh nhân nặng còn có thể bị hoại tử chân nếu huyết khối làm tắc nghẽn hoàn toàn dòng máu nuôi dưỡng chi dưới.
BS.Mạnh cho hay, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, suy tĩnh mạch có thể dẫn đến loét chân khó lành, hoặc nghiêm trọng hơn là hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT).
Nếu cục huyết khối trôi về tim và lên động mạch phổi, chúng có thể gây đột tử do nhồi máu phổi, biến chứng cực kỳ nguy hiểm.
Thay đổi lối sống rất quan trọng
Theo BS.Mạnh, điều trị suy tĩnh mạch sẽ tùy theo mức độ bệnh. Ở giai đoạn từ độ 2 trở lên, nếu việc sử dụng thuốc, mang tất áp lực và tập luyện không cải thiện triệu chứng, bệnh nhân có thể được chỉ định can thiệp laser nội mạch. Đây là phương pháp hiện đại, ít xâm lấn và giúp phục hồi nhanh.
Tuy nhiên, theo BS.Mạnh, để điều trị đạt hiệu quả, người bệnh cần phối hợp điều trị như thay đổi lối sống: Tránh ngồi lâu một chỗ, tăng cường vận động, tập thể dục đều đặn như đi bộ, bơi lội.
Giảm cân nếu thừa cân, nhất là người có vòng bụng lớn, cai thuốc lá, hạn chế rượu bia vì đây là các yếu tố làm suy yếu thành mạch.
Ths.BS. Đoàn Dư Mạnh khuyến cáo phát hiện sớm và thay đổi lối sống có vai trò rất quan trọng để kiểm soát bệnh hiệu quả.
BS.Mạnh khuyến cáo: “Suy tĩnh mạch không chỉ là vấn đề về thẩm mỹ hay cảm giác khó chịu nhất thời. Nếu không điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển âm thầm và gây ra biến chứng nguy hiểm. Việc phát hiện sớm và thay đổi lối sống có vai trò rất quan trọng để kiểm soát bệnh hiệu quả”.
Ths.BS Nguyễn Tuấn Hải – Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai cũng khuyến cáo người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch cũng cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt phù hợp.
Về vận động, nên duy trì thói quen đi bộ nhẹ nhàng từ 20 đến 30 phút mỗi ngày, bơi lội và đạp xe đều là những hoạt động tốt. Các bài tập co duỗi chân nhẹ nhàng giúp hỗ trợ lưu thông máu.
Tuy nhiên, người bệnh cần tránh chạy bộ đường dài, nhảy dây, nâng tạ nặng hoặc đứng – ngồi bất động trong thời gian dài, đặc biệt quá một giờ liên tục.
Về thói quen sinh hoạt, bác sĩ khuyến cáo nên kê cao chân khi nghỉ ngơi hoặc ngủ, cao hơn tim khoảng 10-15 cm để hỗ trợ dòng máu hồi lưu. Massage chân nhẹ nhàng hằng ngày và mang tất áp lực theo đúng hướng dẫn cũng giúp cải thiện tuần hoàn tĩnh mạch.
Tuyệt đối không nên ngâm chân nước nóng trên 40 độ C, xông hơi lâu hoặc đi giày cao gót quá 3 cm vì có thể làm tăng áp lực lên hệ tĩnh mạch chi dưới.
Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong điều trị và phòng ngừa bệnh. Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, các loại đậu, yến mạch để bổ sung chất xơ, giúp phòng táo bón; uống đủ nước từ 2 đến 2,5 lít mỗi ngày, đồng thời bổ sung thực phẩm giàu vitamin C và E như cam, bưởi, cà chua giúp bảo vệ và tăng độ bền thành mạch.
Bé trai ở TPHCM bị đột quỵ khi mới 2,5 tuổi
Sau 3 ngày liên tục nôn ói, bệnh nhi 2,5 tuổi được đưa vào cấp cứu và diễn tiến đến hôn mê, phải thở máy xâm lấn.
Nguyên nhân do huyết khối tĩnh mạch nội sọ nặng gây đột quỵ.
Ngày 14/6, Phó giáo sư, bác sĩ Phùng Nguyễn Thế Nguyên - Trưởng khoa Hồi sức Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận một trường hợp huyết khối tĩnh mạch nội sọ nặng do bệnh Homocystin niệu (Homocystinuria) - một bệnh do rối loạn di truyền hiếm gặp, khiến cơ thể mất khả năng xử lý một số axit amin dẫn đến rối loạn đa hệ thống của mô liên kết, cơ, hệ thần kinh trung ương và hệ tim mạch.
Bé trai 2,5 tuổi vào cấp cứu sau 3 ngày nôn ói sau ăn, khoảng 3-4 lần/ngày, sau đó mức độ ói ngày càng tăng dần. Ngày nhập viện, người nhà thấy bé ói nhiều lần kèm lừ đừ, tiếp xúc kém nên đưa bé cấp cứu.
Hình ảnh huyết khối và tổn thương não của bệnh nhi trên phim chụp. Ảnh: BSCC.
Về tiền sử, trẻ không sốt, không chấn thương đầu và chưa từng nhập viện. Bác sĩ khám lâm sàng lúc nhập viện ghi nhận yếu nửa người mức độ trung bình. Sau nhập viện, bé bắt đầu xuất hiện những cơn co giật ngắn ở nửa người trái kèm theo tri giác xấu dần, diễn tiến đến hôn mê phải đặt nội khí quản giúp thở.
Chụp CT scan sọ não cấp cứu ghi nhận nhồi máu đồi thị kèm phù não xung quanh, huyết khối lan tỏa tĩnh mạch vỏ não, xoang tĩnh mạch nội sọ, kéo dài đến tĩnh mạch cảnh chung trái, đường giữa lệch sang trái. Chụp MRI sọ não cũng ghi nhận hình ảnh nhồi máu. Xét nghiệm dịch não tủy bình thường.
Xét nghiệm di truyền cho thấy bé đột biến gen CBS, gây homocystin niệu. Như vậy, bé bị huyết khối tĩnh mạch nội sọ nặng là do bệnh homocystin niệu. Đây một bệnh do rối loạn di truyền hiếm gặp, khiến cơ thể mất khả năng xử lý một số acid amin, dẫn đến rối loạn đa hệ thống của mô liên kết, cơ, hệ thần kinh trung ương và hệ tim mạch.
Bệnh nhi được hồi sức tích cực bằng thở máy xâm lấn, an thần, vận mạch, chống phù não, điều trị huyết khối bằng enoxaparin sau đó chuyển sang rivaroxaban. Đồng thời, bé bắt đầu được điều trị nguyên nhân bằng pyridoxin liều cao kết hợp với folate và vitamin B12. Chế độ ăn giảm methionin được triển khai với sự tư vấn của các bác sĩ dinh dưỡng.
Sau hơn 2 tuần điều trị, bé tỉnh dần, được cai máy thở, tình trạng yếu nửa người trái cải thiện dần. Trẻ được xuất viện sau 5 tuần trong tình trạng tỉnh táo hoàn toàn, còn yếu nhẹ tay trái. Trong thời gian tới, trẻ sẽ tiếp tục được theo dõi và điều trị dài hạn tại chuyên khoa di truyền - chuyển hóa và phục hồi chức năng thần kinh.
Theo bác sĩ Nguyên, huyết khối tĩnh mạch nội sọ, hay còn gọi là huyết khối xoang tĩnh mạch não, là tình trạng hình thành cục máu đông trong hệ thống tĩnh mạch dẫn lưu máu từ não. Mặc dù hiếm gặp nhưng đây là một nguyên nhân đáng chú ý gây đột quỵ ở trẻ em. Tỷ lệ mắc bệnh ước tính khoảng 0,67 trên 100.000 trẻ em mỗi năm, với tỷ lệ tử vong lên đến 10% và khoảng 40% trẻ sống sót có di chứng thần kinh.
Bài tập co duỗi cổ chân ngăn ngừa cục máu đông Co duỗi cổ chân là bài tập tác động thấp có lợi cho cẳng chân, cải thiện lưu thông máu, ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu, đồng thời tăng cường độ linh hoạt và khả năng vận động khớp mắt cá chân, các cơ xung quanh... Co duỗi cổ chân (ankle pumps) là bài tập đơn giản, bao gồm việc chủ động...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người phụ nữ bị 70 con ong vò vẽ đốt nguy kịch khi tập thể dục gần nhà

Cháu bé 3 tuổi bị chó hàng xóm cắn trọng thương

Nguy hại khi tự ý áp dụng thụt tháo thải độc đại tràng

Nỗi lo sợ vô sinh từ kinh nguyệt bất thường

10 tác dụng của chuối tiêu xanh

Biến chứng nguy hiểm có thể gặp sau khi mắc sởi

Đắk Lắk ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên do sốt xuất huyết Dengue trong năm 2025

8 loại hạt và khẩu phần ăn tốt nhất cho người đái tháo đường

Top những thực phẩm giúp đường ruột khỏe mạnh

Hai ca mắc viêm não Nhật Bản B ở Quảng Ninh đều có triệu chứng sốt, đau đầu

Dấu hiệu nhận biết sớm hói đầu và những lầm tưởng phổ biến

Cô gái 20 tuổi phải đi cấp cứu vì tai nạn bất ngờ khi làm món chân gà sả ớt
Có thể bạn quan tâm

Thực đơn cơm tối giàu dinh dưỡng ít calo
Ẩm thực
16:22:10 20/07/2025
Bão số 3 tăng 3 cấp, hướng vào ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng
Tin nổi bật
16:06:28 20/07/2025
Thủ đoạn lừa đảo hơn 1,3 tỷ đồng của thanh niên mang mác du học sinh
Pháp luật
16:03:32 20/07/2025
Hoa hậu Kỳ Duyên và Thiên Ân bị phát tán ảnh riêng tư, nàng hậu bức xúc lên tiếng
Sao việt
15:58:44 20/07/2025
Loan Barbie gây sốt mạng xã hội khi nhận áo bib Marathon Đà Nẵng 2025
Netizen
15:54:14 20/07/2025
Bom tấn mới của Christopher Nolan "cháy vé" trước 1 năm
Hậu trường phim
15:51:59 20/07/2025
Moscow bị UAV tấn công đêm thứ hai liên tiếp
Thế giới
15:42:01 20/07/2025
Bộ phim khiến người Hàn Quốc không dám xem lại lần thứ 2
Phim châu á
15:37:30 20/07/2025
Xe ga 150cc giá 47 triệu đồng trang bị đỉnh cao sánh ngang SH, rẻ hơn SH Mode, chỉ ngang Air Blade
Xe máy
15:18:23 20/07/2025
Nỗi lo quyền riêng tư và cách sống an toàn hơn trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo
Thế giới số
15:06:09 20/07/2025