Cận cảnh 101 kiểu đến trường của học sinh Việt
Có học sinh thì được đến trường trên chiếc ô tô sang trọng và ấm áp. Có bạn lại phải leo núi, vượt sông… tất cả chỉ có ở học sinh Việt Nam mà thôi.
Những học trò nhí của trường tiểu học Lý Thường Kiệt (phố Nguyễn Khuyến, Hà Nội) được đưa đón tận cổng trường với sự chăm chút của người thân.
Gần một trăm học sinh trường tiểu học Tĩnh Bắc (xã Tĩnh Bắc, huyện Lộc Bình, Lạng Sơn) hàng ngày phải lội qua dòng sông Kỳ Cùng ít nhất 2 lần để đến trường. Vào mùa mưa, nước lên cao toàn bộ số học sinh này phải nghỉ học.
Đưa đón tận cổng trường, mẹ của bạn học sinh trường THCS Marie Curie (Hà Nội) này còn tận tay gỡ chiếc khẩu trang cho con gái yêu.
Bé gái học sinh lớp 1, trường tiểu học Cửa Vạn (Hùng Thắng, Hạ Long) cũng như những học sinh khác nơi đây hàng ngày phải một mình chèo con thuyền nan mỏng manh đi học.
Giống như không ít học sinh ở các thành phố, cậu học sinh trường THCS Marie Curie (Hà Nội) này vẫn đến trường trên chiếc ô tô ấm áp của gia đình.
Video đang HOT
Cùng với những em nhỏ ở bản Phạc Giàng (Xã Hùng Việt, Tràng Định, Lạng Sơn) bé trai này hàng ngày vẫn vượt sông Kỳ Cùng trên chiếc bè nửa chìm nửa nổi để đến lớp mẫu giáo bên kia bờ sông. Không có người lớn đưa đón, không có bất kỳ phương tiện cứu sinh nào trên những chiếc bè này.
Đưa con đến tận cổng trường, người cha này vẫn chìa bàn tay theo con tỏ vẻ chưa yên lòng với cậu con trai đang theo học tại trường TH Lý Thường Kiệt (Hà Nội).
14 học sinh tiểu học người H’ Mông ở bản Mu Màn (Thượng Nung, Võ Nhai, Thái Nguyên) để đến được trường TH Lũng Cà phải mất gần 2 giờ băng rừng, bám đá bằng cả hai tay.
Một học trò ở Hà Nội được đưa đến trường trên chiếc xe sang trọng
Những bước nhảy đầy mạo hiểm trên những mỏm đá sắc nhọn của cô trò nhỏ trường TH Lũng Cà trên đường đi học.
Được đưa đến tận cổng trường, nam sinh trường THCS Marie Curie này còn được ông trợ giúp đeo lại chiếc balo trên lưng.
Sách vở cầm tay, quần dài vắt vai tránh ướt, hàng ngày những nam sinh trường THCS Đồng Văn (Xã Đồng Văn, huyện Quế Phong, Nghệ An) phải lội qua 2 con suối đi học.
Cũng như nhiều con đường đến trường gian nan trên khắp đất nước, tính mạng những học sinh ở trường TH Hùng Việt luôn bị đe dọa khi vượt dòng Kỳ Cùng hung dữ trên những chiếc bè đơn sơ và không có phương tiện cứu sinh như thế này.
Hai bé gái ở Tĩnh Bắc, Lộc Bình, Lạng Sơn hàng ngày phải bám lưng mẹ vượt dòng Kỳ Cùng đến lớp mẫu giáo.
Theo Vietnamnet
Bố cõng con băng nước xiết đến trường
Cứ vào mùa mưa, làng bị cô lập hoàn toàn, những người đàn ông can đảm, biết bơi trong làng phải thay nhau đi chợ thay cho những bà vợ.
Từ nhiều năm qua, tại thôn 9 Hà Pheo, xã Phú Định, huyện Bố Trạch - Quảng Bình, cứ vào mùa mưa lũ, con đường duy nhất của làng nối với trung tâm xã và các địa phương bị ngập chìm trong dòng nước chảy xiết, ngôi làng bị cô lập hoàn toàn.
Để kéo dài "sự sống" cho gia đình, chỉ những người đàn ông biết bơi và can đảm mới dám bơi qua khe Thầy Luyến để tới chợ mua thực phẩm về cho cả nhà.
Ngoài cõng con qua khe, những người đàn ông kiêm luôn việc đi chợ giúp các bà vợ
Nhiều phương tiện muốn qua lại khe cũng phải nhờ tới sức khỏe của những người đàn ông
Anh Trần Văn Tình (1970, ngụ ở thôn 9, xã Hà Pheo) cho biết: Vào mùa mưa lũ, có lúc các gia đình một tháng mới đi chợ một lần, khi nước dâng cao không qua được khe nên bữa cơm của gia đình chỉ toàn mắm muối dự trữ sẵn. Những lúc nước cao và chảy xiết, đàn bà, con gái không qua được nên chỉ có cánh đàn ông trong thôn biết bơi mới có thể qua được khe để tới chợ.
Như thường lệ, sau giờ tan trường, các em học sinh lại tập trung bên bờ khe đợi các ông bố tới cõng về nhà
Đó là chuyện ăn uống, sinh hoạt, còn chuyện học hành của các em nhỏ ở thôn 9, xã Hà Pheo mới thật sự đáng ngại.
Theo ông Phạm Văn Phê, trưởng thôn 9, vào mùa mưa lũ hằng năm, nước khe Thầy Luyến dâng cao nên số học sinh hệ THPT thì có thể tự bơi qua được nhưng với các em học sinh tiểu học và hệ THCS thì các ông bố phải cõng từng em qua khe để tới trường.
"Sau mỗi buổi học, các phụ huynh trong thôn lại thay nhau đứng đợi để cõng các em quay về nhà" - ông Phê nói.
Khe Thầy Luyến có bề rộng khoảng gần 10 m, mùa khô thì nước không quá mắt cá chân nhưng khi vào mùa mưa nước từ thượng nguồn đổ về dâng cao và chảy xiết nên rất nguy hiểm. Lúc nước lũ mạnh thì có từ 2-3 người, lúc nước xuống thấp thì chỉ cần một người đứng đợi để cõng học sinh qua về.
Từ nhiều năm qua, năm nào cũng vậy, bất chấp mưa lũ, nước chảy xiết, lạnh giá, các bậc phụ huynh phải đánh liều cõng con qua khe để đến trường học chữ. Có khi bị vấp ngã giữa khe làm áo quần, sách vở bị ướt sũng khiến nhiều em lạnh co ro nhưng vẫn kiên quyết đến lớp.
Hiện tại, ở Hà Pheo có 30 hộ dân với 125 khẩu, trong đó có 35 cháu học sinh các cấp học. Để thực hiện ước mơ được tới trường, các em đang phải đánh liều với "thủy thần" để vượt khe đến trường tìm chữ vào mùa mưa lũ.
Mong ước của chính quyền địa phương và các hộ dân, các em học sinh thôn 9, xã Hà Pheo là có một cây cầu tạm để có thể đi lại an toàn, thuận lợi vào mùa mưa lũ.
Theo NLĐ
Ngủ gật khi đến trường Thay vì mang theo tinh thần sảng khoái đến trường vào mỗi buổi sáng, hình ảnh học sinh (HS) gật gù ngủ sau lưng cha mẹ trên đường đến trường đã không còn xa lạ. Tranh thủ mọi lúc, mọi nơi Trong ngày 14.12, trên đoạn đường Liên tỉnh 5 (ngã tư Bùi Minh Trực - Liên tỉnh 5, Q.8, TP.HCM) qua cầu...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Cô gái nghèo lột xác đỉnh nhất Hàn Quốc: Từ Song Hye Kyo "bản dupe" đến nữ hoàng màn ảnh triệu người say mê
Hậu trường phim
23:44:37 04/05/2025
Mỹ nhân cả nước biết mặt: Từng chảnh chọe, chèn ép người khác, cuộc sống tuổi 53 ra sao sau khi giải nghệ?
Sao việt
23:39:11 04/05/2025
Hát 'Thua một người dưng', cô gái 23 tuổi được Ngọc Sơn nhắn nhủ một điều
Tv show
23:05:05 04/05/2025
Vì sao phòng ngủ của vua "khiêm tốn" thua 72.000 lần diện tích Tử cấm thành?
Netizen
23:04:34 04/05/2025
Alexander-Arnold rời Liverpool với giá rẻ bèo
Sao thể thao
23:02:43 04/05/2025
'Ngọc nữ' Nhật bản Ryoko Hirosue điều trị tâm thần sau vụ bị bắt giữ
Sao châu á
23:02:13 04/05/2025
3 giọng hát Đà Lạt 'như rót mật ngọt', một người 18 năm mới trở lại
Nhạc việt
22:36:44 04/05/2025
Bắt 34 đối tượng đá gà, lắc tài xỉu dịp nghỉ lễ, thu giữ gần 200 triệu đồng
Pháp luật
22:24:01 04/05/2025
Rộ tin Mỹ cắt giảm hơn 1.000 nhân viên tình báo CIA
Thế giới
22:22:03 04/05/2025
"Nữ hoàng gợi cảm" comeback "tàng hình" không ai thèm ngó đến, bị fan tẩy chay vì mải mê yêu đương
Nhạc quốc tế
21:44:03 04/05/2025