Cận cảnh cây cầu đá trăm tuổi ‘có 1 không 2′ ở Nghệ An
Với kỹ thuật ghép đá vững chắc, sau 1 thế kỷ tồn tại, cầu đá Quan Thành ở huyện Yên Thành đã trở thành chiếc cầu cổ ‘có 1 không 2′ ở Nghệ An
Bàu Rộc nằm giữa 2 xã Trung Thành và Nam Thành vốn là một con kênh thoát nước đã có từ lâu đời. Trước kia, bàu này rất rộng nhưng giờ đã bị bồi lấp, xây chắn khiến lòng bàu trở nên cạn, hẹp.
Điều đặc biệt, trên bàu Rộc tồn tại 1 chiếc cầu đá có từ đầu thế kỷ trước. Cầu này do ông Nguyễn Văn Thuyết, tên thường gọi cụ Bá Thuyết (cụ Bá Hoan) vốn quê ở làng Phù Lưu, nay là xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) xây dựng. Năm 1921, ông đã đứng ra vận động nhân dân đóng góp và bản thân ông tự bỏ tiền ra làm cầu đá. Ông tự vẽ bản thiết kế, rồi lên báo cáo xin quan huyện chuẩn y. Được đồng ý, ông Thuyết ra tận Thanh Hóa, vào Hà Tĩnh thuê thợ đá giỏi, huy động nhân công đục đẽo đá làm cầu.
Cầu có chiều dài gần 30m, uốn hình cầu vồng, giữa cao hai đầu thấp, gồm 18 nhịp cầu, mỗi nhịp cầu được nâng đỡ bởi các trụ đá vững chắc.
Cầu rộng 1,37m, được ghép bởi 40 phiến đá. Mỗi nhịp được ghép từ 2 – 3 phiến đá, mỗi phiến dài 1,67m, phiến rộng nhất 95,5 cm, phiến hẹp nhất 41,5 cm. Các phiến đá được gắn kết với nhau bằng các mộng đá rất chặt chẽ. Hai bên cầu, các phiến đá đều được xoi chỉ.
Những phiến đá bắc ngang trên trụ cầu, hai bên đều được điêu khắc trang trí hoa văn rất sống động. Ảnh: Huy Thư
Với vị trí giao thông khá thiết yếu, hàng ngày vẫn có nhiều xe đạp, xe máy qua lại trên cầu đá. Ảnh: Huy Thư
Thậm chí những chiếc xe công nông vẫn liều lĩnh qua cầu, mặc dù chiều ngang của cầu khá hẹp (chỉ vừa lọt 2 bánh xe).
Trước kia, cầu đá cao hơn 2 bờ sông, nay do tốc độ xây dựng, kiến thiết của người dân 2 xã bên bàu Rộc, nên cầu bị lọt thỏm giữ đôi bờ bàu Rộc. Đặc biệt là ở bờ Nam, con đường liên xóm đã nâng cấp cao lên, khiến việc lên xuống cầu gặp khó khăn, nhiều người dân đi xe đạp phải xuống dắt bộ khi qua cầu. Theo bà con, khi qua đây, không ít người đã rơi cả xe và người xuống bàu Rộc.
Video đang HOT
Cũng theo người dân địa phương, ngày xưa bàu Rộc khá sạch, hai bờ cầu đá từng được xây dựng thành 2 bến nước có chỗ lên xuống để người dân sinh hoạt tắm rửa. Nay bàu cạn, nước bẩn, cảnh quan cầu đá không còn như xưa. Năm 1978, trong trận lụt lịch sử, 1 nhịp cầu ở giữa đã bị nước cuốn trôi. Năm 1988, người dân địa phương đã chung tay tu sửa lại cầu.
Bờ Bắc cầu Rộc thuộc xã Trung Thành, người xưa đã cho dựng cột bia đá 4 mặt cao 0,8m, rộng 0,6m tạc khắc chữ Hán, ghi công đức của cụ Thuyết và những người dân đã đóng góp tiền bạc, công sức làm cầu. Cột bia này lúc đầu được dựng phía trước chùa Phúc, nay người dân đã di dời về chỗ sát lối xuống cầu.
Ảnh: Huy Thư
Đã 1 thế kỷ trôi qua, cầu đá Quan Thành vẫn vững chãi trên bàu Rộc như một chứng tích lịch sử sinh động. Người dân địa phương mong muốn chiếc cầu đá độc đáo này sớm được xếp hạng di tích để bảo vệ, tôn tạo, xem đây là một niềm tự hào của quê hương.
Huy Thư
Thế giới côn trùng Việt Nam qua ảnh
Một phần thế giới côn trùng phong phú và nhiều màu sắc tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên trên khắp Việt Nam hiện ra qua ống kính của nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp người Ý và nhà côn trùng học Việt Nam.
Tại Bảo tàng Dân tộc học, Hà Nội, đang diễn ra triển lãm "Khám phá đa dạng côn trùng Việt Nam" gồm 38 tác phẩm của nhiếp ảnh gia Saulo Bambi (Bảo tàng Lịch sử tự nhiên, Đại học Florence, Ý) và PGS.TS Vũ Văn Liên (Bảo tàng Thiên nhiên, Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam).
Các bức ảnh khổ lớn 85X85cm hoặc 100X100cm ghi lại quá trình tiến hóa và thích nghi với môi trường sống của các loài côn trùng. Trong đó, các bức ảnh của Saulo Bambi được chụp từ năm 2010 đến nay trong các chuyến đi cùng các nhà côn trùng học Việt Nam đến các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên trên khắp đất nước; còn các bức ảnh của nhà côn trùng học Vũ Văn Liên được chụp từ cuối những năm 1990 đến gần đây trong các chuyến đi thực địa.
Côn trùng chiếm gần 80% tổng số loài sinh vật trên hành tinh, với hơn 1 triệu loài đã biết. Phần lớn côn trùng có ích hoặc vô hại, chỉ có chưa đến 0,1% thuộc loài gây hại. Theo PGS Vũ Văn Liên, là nước đứng thứ 16 về đa dạng sinh học, Việt Nam có một thế giới côn trùng rất phong phú. "Chưa có thống kê đầy đủ nhưng Việt Nam phải có 10 đến 20 nghìn loài côn trùng và nếu nghiên cứu đầy đủ có thể có đến 100 nghìn loài," vị PGS, Phó giám đốc Bảo tàng Thiên nhiên nói.
Tuy nhiên, trong 20 năm đặt chân đến khắp các vườn quốc gia và khu bảo tồn trong nước, ông nhận thấy có nhiều loài côn trùng trước đây phổ biến giờ cũng khó gặp hơn. "Sự suy giảm này là do môi trường thay đổi và các cánh rừng bị thu hẹp. Có những loài như bướm phượng, vốn thường gặp trên các đỉnh núi giờ cũng ít thấy," ông chia sẻ.
Hiện tượng nhiều loài côn trùng dường như biến mất này có lẽ cũng nằm trong xu hướng toàn cầu. Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Úc phát hiện ra rằng 10% các loài côn trùng được biết đến trên toàn cầu đã bị tuyệt chủng. Trong số các loài côn trùng còn lại, 41% đang có xu hướng suy giảm. Trong 30 năm qua, tốc độ suy giảm của tất cả các loài côn trùng vào khoảng 2,5% mỗi năm và nếu tốc độ này không được kìm hãm thì 100 năm nữa thế giới sẽ không còn côn trùng, các nhà khoa học cảnh báo.
Thông qua triển lãm, BTC mong muốn nâng cao hiểu biết của người xem về thế giới côn trùng và môi trường sống của chúng, với hy vọng có thể khuyến khích việc bảo vệ sự đa dạng của côn trùng nói riêng, các loài động và thực vật nói chung, "để thế giới tự nhiên mãi mãi đồng hành với con người" như lời PGS Vũ Văn Liên.
Song song với triển lãm ảnh, tại Bảo tàng Thiên nhiên - đơn vị phối hợp tổ chức triển lãm - diễn ra hoạt động bổ trợ, giới thiệu cách làm tiêu bản côn trùng, cho phép khách tham quan tự tay làm tiêu bản mẫu bướm.
Triển lãm kéo dài đến hết ngày 18/6/2019.
Dưới đây là một số hình ảnh được trưng bày tại triển lãm:
Côn trung co sau chân va thương co hai đôi canh; nhên, rêt va bo cap co tam chân va không co canh, do đo chung không phai côn trung. Ảnh: Saulo Bambi, Vườn quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc, tháng 6/2010.
Nhờ hình dạng và màu sắc độc đáo, con châu chấu này hoàn toàn hòa lẫn vào rêu trên thân cây. Ảnh: Saulo Bambi, Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, tỉnh Hòa Bình, tháng 6/2013.
Không thể thiếu côn trùng trong việc duy trì sự cân bằng tự nhiên của các hệ sinh thái: chúng có thể là con mồi, giống như loài rầy co màu sắc săc sơ này, hoặc la nhưng ke săn môi. Ảnh: Saulo Bambi, Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn, tháng 6/2011.
Con bọ cánh cứng hình lá chắn này bám rất chặt vào một chiếc lá đến nỗi kẻ săn mồi không thể tách nó ra để ăn. Ánh sáng mặt trời phản chiếu con bọ giống như giọt nước. Ảnh: Saulo Bambi, Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, Tuyên Quang, tháng 6/2013.
Một số côn trùng, như loai châu chấu này, chuyên ẩn nấp trên lá và rất khó nhìn thấy. Ảnh: Saulo Bambi, Vườn quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ, tháng 6/2012.
Một số sâu róm có nhưng sơi lông độc dài giúp chúng tự bảo vệ trước những kẻ săn mồi. Ảnh: Saulo Bambi, Khu bảo tồn thiên nhiên Văn Bàn, Yên Bái, tháng 6/2012.
Ngai (bươm đêm) có thể co những hoa văn hình mắt trên đôi cánh nhằm hăm dọa kẻ săn mồi, Ảnh: Saulo Bambi, Vườn quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ, tháng 6/2010.
Con sâu bướm này trông có vẻ dễ bị tổn thương, nhưng nó có "vũ khí" của riêng mình,bao gồm phần phụ (sừng) màu đỏ và mắt giả giống như đầu của một con rắn, khiến những kẻ săn mồi sợ hãi. Ảnh: Vũ Văn Liên, Vườn quốc gia Tam Đảo, tháng 6/2008.
Côn trùng thương nhỏ, nhưng chúng cũng có thể đạt đến kích lớn, chăng han như loài ngai (bướm đêm) xinh đẹp và duyên dáng này. Những cái đuôi dài thu hút sự chú ý của kẻ săn mồi khỏi những khu vực dễ bị tổn thương hơn, thà mất một cái đuôi còn hơn mất đầu. Ảnh: Saulo Bambi, Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, Gia Lai, tháng 5/29016.
Xén tóc là loài côn trùng có thể phát hiện màu sắc và chuyển động với đôi mắt kép lớn gồm hàng trăm, đôi khi hàng ngàn, các tế bào cảm quang nhỏ bé được gọi là "mắt con". Ảnh: Saulo Bambi, Vườn quốc gia Ba Vì, tháng 6/2012.
Đôi chân trước dài mang đến vẻ ngoài rất lạ cho loài đuông dưa đỏ này. Ảnh: Vũ Văn Liên, Vườn quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc, tháng 6/2010.
Ngoai sau chân ngăn, sâu cũng có cac "chân gia" ở phần phụ bụng giúp chúng di chuyển. Ảnh: Saulo Bambi, Khu bảo tồn thiên nhiên Văn Bàn, Yên Bái, tháng 5/2015.
Một con ve sầu độc đáo, khác hẳn những con ve sầu cánh trong chúng ta thường thấy. Tiếng ve sầu là một âm thanh đặc trưng trong những khu rừng nhiệt đới. Ve đực có tiếng kêu gọi bạn tình đặc biệt, mà con cái cách xa đến 1,5 km cũng có thể nghe thấy. Ảnh: Saulo Bambi, Khu bảo tồn thiên nhiên Sao La, Thừa Thiên - Huế, tháng 5/2017.
Đôi khi sâu ngài (bướm đêm) có thể tập hợp thành những đàn lớn; lông độc để bảo vệ chúng khỏi kẻ săn mồi. Ảnh: Saulo Bambi, Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An, tháng 6/2018.
Một số sâu bướm tạo ra một loại lồng tơ nhỏ để bảo vệ nhộng trong quá trình chuyển hóa thành một con bướm trưởng thành. Ảnh: Saulo Bambi, Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, Đồng Nai, tháng 6/2015.
Màu sắc và hình dạng của loai rầy nay giúp no ngụy trang lẫn với màu xanh của rừng. Ảnh: Saulo Bambi, Vườn quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình, tháng 6/2014.
Thái Thanh
Theo Khoa học & Phát triển
Nằm ngủ trong lớp học, nữ sinh bị bạn cùng lớp "xăm trổ" miễn phí khiến ai nấy cười bò Không biết khi tỉnh ngủ, cô bạn này có sợ hãi, hoảng hốt khi nhìn thấy bàn tay của mình hay không? Không ít bạn vì quá mệt khi phải học 4, 5 tiết liền nên đã trốn sau lưng bạn cùng lớp rồi gục xuống bàn nằm ngủ. Nhiều bạn ngủ say đến mức cô giáo đến tận nơi gọi cũng không...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cảnh tượng kinh ngạc: Hàng nghìn chim én bay lượn trên một ngôi nhà

41.000 năm trước, loài người sống sót qua tận thế nhờ "kem chống nắng"?

Loài chim đắt đỏ bậc nhất thế giới, giá gần nửa tỷ đồng/con, được cấp hộ chiếu, ngồi khoang hạng nhất

Hào quang mặt trời xuất hiện ở Quảng Ngãi

Chú rể tát cô dâu ngất xỉu, 2 gia đình ẩu đả dữ dội trong đám cưới

Chim chết hàng loạt một cách bí ẩn ở California, người dân lo sợ

NASA đã tính toán xong chính xác thời điểm thế giới sẽ tận thế

Giải mã hiện tượng mặt đất trồi lên 5 mét sau thảm họa ở Nhật Bản

Mặt Trời bùng phát mạnh mẽ đe dọa Trái Đất với chu kỳ mới

Phát hiện lăng mộ hoàng tử Ai Cập ẩn sau cánh cửa giả

Vũ trụ bị phân hủy và biến mất sớm hơn vẫn tưởng?

Phát hiện "đại dương bị chôn vùi" bên trong Sao Hỏa
Có thể bạn quan tâm

Những chặng đường bụi bặm - Tập 26: Nguyên "khó ở" khi đến điểm trường vùng cao
Phim việt
08:40:57 17/05/2025
Tràn lan hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử: Các sàn không thể vô can
Pháp luật
08:32:02 17/05/2025
Điểm danh 5 pha kết liễu đáng sợ nhất Until Dawn
Phim âu mỹ
08:31:05 17/05/2025
Phim cổ trang đẹp đến từng bông tuyết, nữ chính chuẩn lá ngọc cành vàng đứng im cũng thành tuyệt tác
Phim châu á
08:27:17 17/05/2025
Vụ 210 tấn xi măng bị hư hỏng: Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xã
Tin nổi bật
08:24:33 17/05/2025
Từng là "thiếu gia trong mộng" của Cbiz, Lý Á Bằng nay dọn về sống trong khu chung cư cũ: Nợ nần, phá sản, đứa con nhỏ 3 tuổi cũng chịu khổ
Sao châu á
08:24:16 17/05/2025
Rộ tin Lê Dương Bảo Lâm ly thân
Sao việt
08:19:25 17/05/2025
Thị trường xe hybrid Việt ngày càng đa dạng, Toyota vẫn 'thống trị'
Ôtô
08:16:31 17/05/2025
Căn bệnh hiểm khiến người đàn ông ở TPHCM bỗng mất thị lực, đối diện mù lòa
Sức khỏe
08:13:00 17/05/2025
Loạt xe tay ga Yamaha giảm giá sốc tại Việt Nam, cao nhất lên tới 16 triệu đồng
Xe máy
08:07:12 17/05/2025