Cận cảnh những khu ‘đất vàng’ bị bỏ hoang đầy lãng phí ở cố đô Huế
Những khu đất nằm ở mặt tiền các tuyến đường trung tâm và có vị trị đắc địa của TP Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế) nhưng lại bỏ hoang lãng phí suốt nhiều năm.
Căn biệt thự cổ kiểu Pháp ở số 26 Lê Lợi (TP Huế) có tuổi đời trên 100 năm tuổi này vốn là trụ sở Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên-Huế, nơi lui tới của nhiều văn – nghệ sĩ nổi tiếng đất Cố đô.
Đầu năm 2018, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế ban hành quyết định công bố 27 công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu trên địa bàn TP.Huế nhằm chuẩn bị xây dựng kế hoạch, kêu gọi đầu tư để bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị của 27 công trình này. Theo quyết định này, ngôi biệt thự Pháp số 26 Lê Lợi không có tên trong danh sách được bảo tồn, tôn tạo.
UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng thống nhất chủ trương cho phép Công ty cổ phần Hạ tầng và dịch vụ truyền thông Logi 3 nghiên cứu đầu tư dự án Khu phức hợp khách sạn và dịch vụ thương mại cao cấp THAT tại khu đất số 26, 28 Lê Lợi, TP Huế.
Ngoài ra, UBND TP Huế cũng tính đến phương án xem việc thuê “thần đèn” Nguyễn Văn Cư di dời ngôi biệt thự cổ nói trên sang vị trí đối diện có phù hợp về mặt không gian hay không.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chính quyền TP Huế và Thừa Thiên – Huế vẫn chưa có phương án cuối cùng việc tháo dỡ hay di dời đối với ngôi biệt thự cổ kể trên. Cùng với đó, khu đất 26 Lê Lợi cũng đang bị bỏ không một cách lãng phí, trong khi toà nhà và cơ cở vật chất bên trong cũng đang bị xuống cấp nghiêm trọng.
Khu nhà đất thứ 2 nằm ở số 15 Lê Lợi (TP Huế) có diện tích khoảng 3.260m2 nằm ở vị trí đắc địa, đẹp nhất bên phía bờ Nam sông Hương thơ mộng nên mọi người thường gọi là khu “đất vàng”. Khu đất từng được UBND TP Huế đầu tư xây dựng công trình và cho Công ty cổ phần Văn hóa Phương Nam thuê để kinh doanh từ năm 2010.
Thế nhưng hoạt động của Công ty cổ phần Văn hoá Phương Nam không hiệu quả, chưa thu hút khách du lịch đến tham quan, mua sắm và không đáp ứng được mục đích, yêu cầu của phương án tổ chức khai thác nên năm 2018 UBND TP. Huế thu hồi mặt bằng tại địa điểm trên để tìm kiếm nhà đầu tư có đủ năng lực.
Đầu năm 2019, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Huế ra thông báo tổ chức đấu giá cho thuê khu đất trên với diện tích 3.260m2 trong thời gian 30 năm với giá khởi điểm 136.710.0000 đồng/tháng. Tuy nhiên, do có những lùm xùm, khuất tất mà cuộc đấu giá sau đó bị huỷ và khu đất tiếp tục bị bỏ hoang.
Tháng 4/2022, ông Nguyễn Văn Phương – Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế yêu cầu UBND TP khẩn trương xây dựng phương án đấu giá kêu gọi đầu tư, khai thác hiệu quả cơ sở nhà đất số 15 Lê Lợi (TP Huế). Thế nhưng đến nay, khu đất này vẫn nằm trong tình trạng bị bỏ hoang rất đáng tiếc. Trả lời PV VTC News, một lãnh đạo UBND TP Huế cho biết, hiện đơn vị đang chuẩn bị cải tạo lại khu nhà đất này để chuẩn bị cho những phương án sử dụng tiếp theo.
Khu đất tiếp theo trong danh sách này nằm ở số 73 đường Nguyễn Huệ (TP Huế) có diện tích 1.543,2m2 và có vị trí đắc địa khi nằm ở sát núi giao giữa đường Nguyễn Huệ và Lý Thường Kiệt và cũng là tuyến phố trung tâm sầm uất bậc nhất ở Thừa Thiên – Huế. Khu đất được UBND Thừa Thiên Huế quyết định phê duyệt kết quả bán đấu giá tài sản trên đất và chuyển nhượng cho Công ty Việt Thành. Tổng số tiền trúng thầu là hơn 35,7 tỉ đồng.
S
Sau đó, dù quá hạn nhưng công ty nói trên không nộp đủ số tiền trúng đấu giá vào ngân sách nhà nước. Tỉnh Thừa Thiên – Huế chia lô đất trên làm hai phần và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty Việt Thành với diện tích 797m2. Tuy nhiên sau khi được trao giấy chứng nhận, công ty trên chỉ xây dựng phần thô công trình rồi bỏ hoang khu đất nhiều năm.
Đến tháng 7/2020 Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên – Huế có quyết định thu hồi, hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cấp cho Công ty Việt Thành tại khu đất nêu trên. Tuy nhiên, sau đó, chính quyền chưa tìm ra nhà đầu tư mới nên khu đất tiếp tục bị bỏ hoang, bên ngoài quây tôn kín mít, bên trong cỏ mọc um tùm.
Khu đất cuối cùng nằm ở 85 Nguyễn Chí Diễu (TP Huế), sát di tích Đại nội Huế. Tháng 11/2015, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cấp quyết định chủ trương đầu tư Khu nghỉ dưỡng 6 sao Nama (Nama Resort) cho Công ty TNHH đầu tư du lịch Kinh Thành tại khu đất nêu trên. Theo điều chỉnh dự án lần thứ nhất (ngày 21/6/2017) thì diện tích sử dụng đất khoảng 6.338,1 m2, tổng vốn đầu tư 196,56 tỉ đồng.
Đáng chú ý, khu đất để thực hiện dự án vốn thuộc khu vực bảo vệ một di tích Khâm Thiên Giám – Bộ Học là danh sách di sản cấp I thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận Di sản Văn hóa Thế giới năm 1993. Do đó, dự án chưa được giao đất, cho thuê đất, chưa được cấp phép xây dựng và tạm dừng triển khai từ năm 2018 đến nay.
Đến thời điểm hiện tại, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên – Huế cũng khẳng định, hiện vẫn chưa rõ “số phận” của dự án này sẽ thế nào.
Hàng chục hộ dân sống tạm trong khu vực lăng vua Dục Đức mong được di dời
Sau ngày đất nước giải phóng, nhiều hộ dân được cơ quan chức năng cấp nhà tập thể nằm trong khuôn viên di tích lăng vua Dục Đức (phường An Cựu, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế) để làm nơi ở.
Đến nay đã hàng chục năm trôi qua, hàng chục hộ dân vẫn tá túc trong những căn nhà cũ xập xệ, xuống cấp nhưng vẫn chưa được di dời đến nơi ở mới. Trong khi đó, lăng vua Dục Đức, còn gọi An Lăng, là di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế...
Dãy nhà tập thể xuống cấp chờ sập bên trong khuôn viên di tích lăng vua Dục Đức.
Lăng vua Dục Đức tọa lạc tại thôn Tây Nhất, làng An Cựu, nay thuộc phường An Cựu, TP Huế. Quần thể kiến trúc lăng vua Dục Đức rộng gần 6ha, là nơi an táng 3 vị vua Dục Đức, Thành Thái, Duy Tân; hoàng hậu và 42 tẩm mộ ông hoàng, bà chúa cùng 121 ngôi mộ đất của con cháu vua Nguyễn. Từ những năm đầu 1980, nhiều cán bộ, nhân viên thuộc Ty Công nghiệp tỉnh Bình Trị Thiên được tạo điều kiện cấp nhà tập thể nằm trong khuôn viên lăng vua Dục Đức để làm nơi ở và sinh sống. Sau hơn 40 năm, khu nhà tập thể nay bị xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng.
Tuy nhiên, vì không có chỗ ở nào khác nên các hộ dân năm xưa được cấp nơi ở vẫn bám trụ lại ở khu tập thể này. Lúc chúng tôi đến, ông Hoàng Văn Phỉ (SN 1948, nguyên cán bộ Ty Công nghiệp tỉnh Bình Trị Thiên) đang ngồi trước cửa căn nhà cũ kỹ với diện tích rộng chưa đầy 30m2. Ông Phỉ cho biết, sau ngày đất nước mới giải phóng, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, cuộc sống khó khăn nên sau khi được cơ quan tạo điều kiện, gia đình ông đã chuyển đến sinh sống trong khu tập thể thuộc khuôn viên lăng vua Dục Đức. Ban đầu khu nhà được xây dựng khá kiên cố với bờ tường xi măng, mái lợp tôn. Trải qua hàng chục năm không được tu sửa, khu nhà tập thể ở di tích này dần xuống cấp, hư hỏng và trông rất nhếch nhác. "Do không có điều kiện mua đất để làm nhà riêng nên gia đình tôi vẫn phải tá túc trong căn nhà chật hẹp, xuống cấp này. Mùa nắng thì còn chịu được chứ mưa xuống là nhà dột khắp nơi, quá vất vả nhưng không biết phải làm thế nào. Khu nhà tập thể xuống cấp đã gây mất mỹ quan di tích", ông Phỉ trải lòng.
Cùng chung vách với nhà ông Phỉ là nhà của gia đình ông Hà Thái Sinh (SN 1952). Sau năm 1975, ông Sinh có nhiều năm gắn bó với Ty Công nghiệp tỉnh Bình Trị Thiên nên được đơn vị này bố trí về ở tại khu tập thể nằm trong khuôn viên lăng vua Dục Đức như nhiều cán bộ, nhân viên khác. Tính đến nay, ông Sinh đã gắn bó với khu tập thể này 42 năm. Điều kiện kinh tế chật vật, khó khăn nên vợ chồng ông Sinh cũng không có đủ tiền để mua đất làm nhà. Do đó, cả gia đình ông Sinh với ba thế hệ 9 thành viên suốt nhiều năm trời chen chúc trong ngôi nhà tập thể cũ kỹ. Ông Sinh nói: "Chúng tôi muốn sửa sang, cơi nới để nhà cửa kiên cố hơn nhưng vì lăng vua Dục Đức là di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào năm 1993 nên tôi và nhiều hộ dân phải chấp hành nghiêm quy định để bảo vệ di tích. Giờ thấy bà con sống ở khu vực 1 di tích Kinh thành Huế được di dời đến nơi ở mới, chúng tôi cũng hy vọng sẽ được các cơ quan chức năng tạo điều kiện di dời để con cháu chúng tôi ổn định cuộc sống về lâu dài".
Ngoài khu tập thể là nhà của các hộ dân đang sinh sống, trong di tích lăng vua Dục Đức còn có một dãy nhà khác xuống cấp được người dân tận dụng làm nhà kho và để các vật dụng. Tại dãy nhà này, đơn vị quản lý di tích đã gắn biển cảnh báo khu vực nguy hiểm cấm người dân đến gần để đề phòng công trình này có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Lãnh đạo UBND phường An Cựu cho biết, hiện trong khuôn viên lăng vua Dục Đức có 31 hộ dân với hơn 100 nhân khẩu sinh sống. Trong đó phần lớn là cán bộ, nhân viên Ty Công nghiệp tỉnh Bình Trị Thiên ngày trước đã về hưu và ở tại đây suốt hơn 40 năm qua. Nhà cửa xuống cấp, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào nên các hộ dân nhiều lần có kiến nghị mong muốn được di dời nhưng vì nhiều lý do nên đến nay, chính quyền địa phương vẫn chưa thể giải quyết được cho người dân.
Liên quan đến vấn đề này, ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, hiện đơn vị đang thực hiện thống kê và đề xuất các cơ quan chức năng sớm có giải pháp di dời những hộ dân sống trong khuôn viên di tích lăng vua Dục Đức nhằm sớm trả lại đất và cảnh quan cho di tích.
Thừa Thiên - Huế: Gỡ lưỡi câu khi đi câu cá, một người đuối nước tử vong Một người đàn ông tại Thừa Thiên - Huế đã không may bị đuối nước khi đi câu cá. Ngày 27.7, lãnh đạo UBND xã Phong An, H.Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) cho biết trên địa bàn vừa xảy ra một vụ đuối nước, ông N.V.T. (60 tuổi, trú tổ dân phố Tân Lập, TT.Phong Điền, H.Phong Điền) gặp nạn trong lúc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tài xế ô tô tử vong khi lao vào đuôi xe tải đang lùi trên quốc lộ

Xe tang bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Bộ Nội vụ lên tiếng về thông tin 'liệt sĩ 6 tuổi'

Nổ lớn tại nhà dân ở Thái Nguyên, 1 người tử vong

Gia chủ phát hiện thi thể phân hủy trong phòng tắm sau 1 năm vắng nhà

Vụ 3 mẹ con tử vong trong nhà: Mẹ đến nhà trẻ đón 2 con về sớm

Ba mẹ con tử vong trong căn nhà khóa cửa

Em bé trong vụ "nộp đủ tiền mới cấp cứu" đã tự thở, tri giác tốt

Tìm thấy thi thể bé trai 12 tuổi mất tích hơn 2 ngày

Đàn voi rừng đi trên đường ven hồ Trị An: 1 voi con lọt giếng chết

Phẫn nộ trước clip 1 phụ nữ xúc phạm thậm tệ shipper giao hàng

Chạy "mất dép" khi xem hoả pháo súng thần công
Có thể bạn quan tâm

Cô giáo tử vong bất thường bên lề đường
Pháp luật
18:46:27 05/05/2025
Cơn đau đầu của HLV Tuchel
Sao thể thao
18:46:10 05/05/2025
Doanh nghiệp Mỹ điều chỉnh kế hoạch đầu tư theo chiến lược 'Nước Mỹ trước tiên'
Thế giới
18:45:39 05/05/2025
Samsung chuẩn bị tung One UI 8 Beta vào tháng 6
Thế giới số
18:38:30 05/05/2025
Xu hướng quần jeans đẹp nhất mùa này
Thời trang
18:36:14 05/05/2025
Chủ quán cà phê 15 năm chưa yêu ai chinh phục được cô giáo xinh đẹp
Tv show
18:29:21 05/05/2025
Siêu thảm đỏ Baeksang 2025: Song Hye Kyo xuống tóc lên đồ "chặt chém" lấn át cả IU - Suzy, Hyun Bin - Byeon Woo Seok hóa hoàng tử dẫn đầu dàn nam thần
Sao châu á
18:03:43 05/05/2025
Hòa Minzy nói gì khi Võ Hạ Trâm hát ở đại lễ diễu binh 30/4?
Sao việt
17:58:47 05/05/2025
Truy tìm Võ Thị Diễm My - cô gái liên quan vụ án "Tịnh thất Bồng Lai" mất tích bí ẩn suốt 5 năm
Netizen
17:42:40 05/05/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm chiều chuẩn mùa hè, đơn giản mà ngon
Ẩm thực
17:06:10 05/05/2025