Cận cảnh những nỗi đau từ bản chết
Ai có thể tưởng tượng được trong một bản chưa đến 100 hộ dân, vậy mà có những năm số người chết vì ma túy, HIV đã lên đến con số 24 người
Nằm trên vành đai biên giới Việt – Lào, đã từng được coi là xứ sở của những cánh đồng nở đầy hoa anh túc, Mường Lát (Quan Hoá- Thanh Hoá) nổi lên như một điểm nóng ma túy vào loại bậc nhất Việt Nam. Cây anh túc có thể bị triệt phá, tình trạng buôn bán sử dụng ma túy có thể bị ngăn chặn nhưng nỗi đau mà nó để lại chưa một phút giây nào thôi nhức nhối trên vùng đất miền biên viễn này.
Những đứa trẻ lặng câm
Nhiều người dân xứ này cả đời chẳng bao giờ nghĩ đến việc bước chân ra khỏi cái cổng làng và cũng chẳng bao giờ biết còn có bao điều mới lạ ở những phương trời xa để mà mong đợi một ngày kia sẽ được khám phá. Tất nhiên ở bất cứ nơi đâu, bất cứ vùng đất nào cũng luôn có sẵn những điều kỳ diệu dành tặng cho những người chịu khó kiếm tìm. Trên vùng đất Mường Lát hoang sơ đầy huyền bí này cũng vậy. Người ta đã khám phá ra một loài hoa có vẻ đẹp mê hồn mà họ vẫn nghĩ rằng đó chính là một món quà tuyệt vời mà tạo hóa ban tặng. Họ đâu ngờ rằng đó lại là một loài hoa ẩn chứa bao sự chết chóc, một cái bẫy ma quỷ đã hủy hoại hạnh phúc của bao gia đình, đã cướp đi mạng sống và linh hồn của biết bao con người vốn dĩ rất hiền lành, khỏe mạnh.
Nếu nói về những hậu quả ghê gớm nhất trong cơn bão ma túy ở Mường Lát thì bản Pọng (xã Tam Chung) là một minh chứng “đắt” nhất cho những nỗi đau mà người dân phải gồng mình gánh chịu. Ai có thể tưởng tượng được trong một bản chưa đến 100 hộ dân, vậy mà có những năm số người chết vì ma túy, HIV đã lên đến con số 24 người. Khắp nơi, từ đầu bản đến cuối bản chỉ một màu tang tóc, tiếng mẹ khóc con, vợ khóc chồng, con khóc mẹ… não nùng, nỉ non khắp núi rừng biên giới. Từ thị trấn Mường Lát, đi thêm hơn chục cây số đường mòn, cuối cùng tôi cũng chạm đất bản Pọng.
Bản nghèo vắng vẻ đến nao lòng trong ngày thứ 7 ảm đạm. Càng đi vào sâu trong bản, tôi càng thấy rõ một không khí quạnh hiu bao trùm. Thấy người lạ, những đứa trẻ cởi truồng, nước da xám ngoét vì gió lạnh đang hì hụi nghịch đất bên đường vội chạy trốn sau những cột nhà sàn èo uột, hé mắt nhìn ra vẻ sợ sệt. Phía sau ô cửa, một vài chị em vừa ôm con vừa nhìn theo tôi với ánh mắt tò mò, không mấy thiện cảm. Trước những ánh mắt đầy cảnh giác ấy, nụ cười trên môi chỉ muốn tắt lịm với vô số câu hỏi mỗi lúc càng thêm nhộn nhạo trong đầu.
Bà Khàn cùng cháu ngoại mồ côi
Bằng tất cả thiện chí, tôi cố gắng bắt chuyện với một vài đứa trẻ đang thập thò sau thang cửa nhưng không nhận được gì ngoài những cái nhìn gần như vô cảm. Nhìn những ánh mắt lạnh lùng, ngây dại của chúng, tôi không dám tin đó là ánh mắt của trẻ thơ. Trong những đôi mắt ấy chỉ có nỗi sợ sệt và sự lo lắng như xoáy sâu vào trái tim người đối diện với một nỗi ám ảnh mãi không thôi. Có lẽ phải trải qua những nỗi đau quá lớn, phải chứng kiến sự chết chóc của người thân, phải lớn lên trong quanh năm nghèo đói đã khiến những năm tháng tuổi thơ của chúng trở thành một ác mộng buồn.
Cảnh đời và những nỗi đau
Vốn là một người dân lương thiện, chịu thương chịu khó, anh Hà Văn Thướng sớm kết hôn cùng chị Hà Thị Phiền và sống hạnh phúc với nhau bên bờ sông Mã. Sẽ không có những nuối tiếc, đau thương nếu như anh Thướng không vướng vào ma túy khi cơn bão trắng ập đến bản làng. Vì tiêm chích ma túy, anh bị nhiễm căn bệnh thế kỷ rồi vô tình truyền bệnh cho vợ. Trong vòng chưa đầy một năm, hai đứa con của anh chị đã phải chứng kiến cái chết của cả cha lẫn mẹ. Khi ấy, đứa con gái lớn là Hà Thị Thoái mới lên 10, còn đứa con trai nhỏ tên Hà Văn Thường vừa mới lên ba. Hiện nay, cả hai chị em đang sống với bà ngoại Hà Thị Khàn.
Video đang HOT
Bà ngoại của các em đã ngoài 70 tuổi, không còn đủ sức làm các công việc nặng nhọc để kiếm tiền nuôi cháu. Ngày ngày, bà vẫn phải cặm cụi lên rừng nhặt nhạnh mươi khúc củi vụn, đổi lấy vài ba nắm gạo, bà cháu bữa rau, bữa cháo nuôi nhau. Khi tôi đến, chỉ có bà cụ cùng cháu nhỏ đang sửa soạn trong nhà, còn cô chị thì đã theo người lớn lên nương từ sớm. Theo đó tôi được biết, bé lớn năm nay mới 13 tuổi nhưng không được đến trường như một số bạn bè cùng trang lứa mà phải đi làm thuê làm mướn phụ bà kiếm gạo nuôi em. Đã ba năm trôi qua kể từ ngày bố mẹ chết vì căn bệnh thế kỷ nhưng cho đến tận bây giờ, đêm đêm bé Thường vẫn nằm mơ ú ớ gọi mẹ. Mỗi lần như vậy, bà lại thao thức đến sáng cùng một nỗi đau đã hằn sâu theo năm tháng.
Cách đó ba nhà là nhà ông Ngần Văn Toại. Trong căn nhà sàn trống hoác, dựng sơ sài bằng tre, nứa, lá, gió núi thổi vào lồng lộng, ông đang sống cùng hai đứa cháu nhỏ mồ côi. Cũng là nạn nhân của cơn bão trắng, bố mẹ các em đều chết do căn bệnh HIV vào năm 2008. Khi ấy, cô chị mới lên 10, còn cậu em chưa đầy 8 tuổi. Từ bấy đến nay, ba ông cháu phải nương tựa vào nhau mà sống trong cái đói, cái nghèo quay quắt quanh năm.
Hai chị em đều phải lao động vất vả như người lớn từ khi còn rất nhỏ, chưa từng biết đến niềm hạnh phúc mà lẽ ra ở lứa tuổi ấy, các em xứng đáng được hưởng. Nhắc đến cái chết của bố mẹ chúng, ông Toại chỉ biết lặng thinh cùng những nếp nhăn cong oằn trên gương mặt. Lát sau, ông đưa bàn tay đồi mồi gạt ngang đôi mắt đã mờ đục, ông ngậm ngùi: “Bố mẹ cháu chết cách nhau có vài tháng đều vì căn bệnh đáng sợ ấy cả. Thương mấy đứa nhỏ quá mà không thể làm gì cho chúng nó. Tôi không còn sống được bao nhiêu nữa, biết mai này chúng sẽ ra sao?”.
Ở bản Pọng nói riêng và một số bản nghèo ở Tam Chung nói chung, không ít những đứa trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn như vậy. Những đứa trẻ mà tôi vừa nhắc đến ít ra cũng còn có người thân bên cạnh, dù đó chỉ là người ông, người bà già yếu như trái chín trên cành chẳng biết khi nào rụng nhưng vẫn còn có thể cho chúng hơi ấm của tình thương, sự che chở. Tôi biết, có những đứa trẻ, sau khi cả bố và mẹ đều chết vì căn bệnh thế kỷ thì chỉ còn một mình chúng bơ vơ, côi cút giữa sóng gió cuộc đời. Chúng như những cây con trơ trọi trên đỉnh Sài Khao, biết có chống chọi nổi với điều kiện khắc nghiệt hay sẽ gục ngã giữa muôn trùng sương gió?
Ông Hà Văn Thiên cho biết: “Xã đã có chính sách hỗ trợ đối với các em nhỏ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn như tặng gạo, tặng quà, miễn học phí… Nhưng vì điều kiện kinh tế xã còn nghèo trong khi số em nhỏ cần được giúp đỡ là vô cùng lớn cho nên sự hỗ trợ của chính quyền cũng chỉ ở trong một giới hạn cho phép”. Do đó, các em rất cần sự chung tay giúp đỡ của cả cộng đồng để có cơ hội được đến trường, được có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Và khi ấy, tôi sẽ lại được thấy những đôi mắt trẻ thơ hồn nhiên, trong sáng và trên môi rạng rỡ những nụ cười.
Thời kỳ cao điểm gần 100 người chết vì ma tuý và AIDS
Ông Hà Văn Thiên (phó chủ tịch xã Tam Chung) cho biết, Tam Chung là một địa bàn nóng bỏng về vấn đề buôn bán, sử dụng chất ma túy. Đây cũng là xã có số người chết liên quan đến may túy, HIV vào loại cao nhất của huyện. Cao điểm nhất là thời điểm năm 2009 và 2010, tổng số người chết lên đến 86 người trong đó 24 người được xác định là chết vì căn bệnh thế kỷ AIDS, còn lại là chết trong quá trình sử dụng ma túy. Bản Pọng là bản có số người chết cao nhất xã. Do người chết chủ yếu là thanh niên trai tráng, trong đó nhiều người đã có gia đình, con cái cho nên rất nhiều trẻ em trong bản đã trở thành mồ côi sau cái chết đau lòng của cha mẹ chúng. Nhiều em mất cả bố lẫn mẹ khi mới được vài tháng tuổi, phải sống với ông, bà già yếu trong cảnh đói khát triền miên
Hun hút đường vào bản chết
Cách trung tâm huyện Quan Hóa 100km đường bộ nhưng Mường Lát là một đích đến không dễ gì chinh phục được. Những người đã từng có cơ hội đặt chân đến xứ Mường đều không khỏi ái ngại mỗi khi nghĩ đến việc quay trở lại trên con đường đất đầy gian truân ấy. Ngày trời nắng, bụi đất mù mịt như bão cát sa mạc khiến khách bộ hành vừa đi vừa giàn dụa nước mắt. Ngày trời mưa, đường trơn như đổ mỡ hoặc dính bết vào bánh xe như những tảng cơm nếp không sao chuyển động được. Nhiều người chỉ cần nhìn xuống những vực sâu hun hút bên đường cũng đủ choáng váng, lạnh sống lưng khi nghĩ đến việc chẳng may rơi xuống đó. Chỉ khi đi trên con đường này, người ta mới thực sự hiểu thế nào là “Dốc lên khúc khủy, dốc thăm thẳm/Heo hút cồn mây súng ngửi trời”. (Tây tiến – Quang Dũng).
Theo vietbao
Cô bé 11 tuổi nuôi 5 em nhỏ ăn học
Mới 11 tuổi nhưng em Sùng Thị Dợ, học sinh lớp 6A Trường THCS Mường Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đã phải thay bố mẹ chăm sóc nuôi 3 em và 2 cháu nhỏ ăn học. Trong túp lều nhỏ được dựng lên từ tre nứa, 6 chị em tự chăm sóc nhau.
Sùng Thị Dợ là học sinh người dân tộc Mông, thuộc bản Sa Lung, xã Mường Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa). Sinh ra trong một gia đình có tới 9 anh chị em, Dợ là con thứ 5 trong gia đình. Ngay từ khi còn nhỏ, Dợ đã ước ao lớn lên được đi học chữ để không phải làm nương, làm rẫy vất vả khổ cực như những anh chị của mình.
Em Sùng Thị Dợ (áo hồng bìa phải) cùng 5 em nhỏ trong căn lều trọ học ở Trường THCS Mường Lý.
Quyết tâm theo học chữ bằng được, dù nhà xa trường hơn 7km nhưng 6 năm qua, chưa bao giờ Dợ có ý định bỏ học. Dợ tâm sự: "Nhà nghèo lắm, bố mẹ và anh chị làm nương vất vả lắm. Ngày trước nhà ở bản Muống 1 nhưng mới đến bản Sa Lung để làm nương, em ở lại trường đi học. Phải gắng học chữ thật giỏi, chứ không muốn làm nương vất vả lắm".
Anh chị của Dợ đều phải sớm theo bố mẹ đi làm nương không ai biết đến cái chữ. "Hai anh đầu thì lấy vợ rồi đi làm nương, còn hai chị gái cũng làm nương và đi chăm bò chứ không được đi học giống như em đâu. Em muốn đi học để về dạy chữ cho anh chị em của em", Dợ hồn nhiên nói.
Với dáng người nhỏ nhắn, Dợ đã làm cho nhiều thầy cô và các bạn học sinh Trường THCS Mường Lý phải khâm phục về sự ham học và gắng vươn lên trong học tập. Điều khiến mọi người cảm phục là mới 11 tuổi, xa gia đình nhưng Dợ lại một mình nuôi 5 em nhỏ (gồm 3 em ruột và 2 cháu là con anh chị của Dợ) trong một túp lều nhỏ. Năm em nhỏ mà Dợ đang chăm nuôi gồm 3 em ruột: Sùng A Phương (4 tuổi), Sùng Thị Pà và Sùng Thị Du (5 tuổi, sinh đôi) và 2 cháu: Sùng Thị Sùng (5 tuổi), Sùng A Cháng (4 tuổi).
Mới 11 tuổi, nhưng em Sùng Thị Dợ (áo hồng) đã phải vừa học vừa lo chăm sóc 5 em nhỏ.
"Em lớn nhất nên phải chăm nuôi các em, các cháu. Bố mẹ em với anh chị giao cho em nuôi các em, các cháu để gắng học lấy con chữ khỏi phải đi làm nương. Xa nhà nên mấy chị em phải tự chăm nuôi lấy nhau", em Dợ chia sẻ.
Hàng ngày, ngoài giờ lên lớp Dợ phải làm tất cả các công việc như đi chợ, nấu cơm, rửa bát, giặt quần áo, tắm rửa cho các em và các cháu. Mỗi ngày, Dợ phải thức dậy rất sớm để lo làm những việc cần thiết như giặt quần áo, đi lấy nước, đánh thức các em dậy để chuẩn bị lên lớp. Sau đó, Dợ lại bắt đầu đi chợ, mua con cá, mớ rau hay đi hái rau rừng về lo nấu cơm bữa cơm trưa. Buổi chiều, em lên lớp học rồi lại lo về để chuẩn bị buổi chiều cho các em.
Một mình phải vất vả lo cho các em, các cháu công việc tưởng chừng như rất khó khăn này giờ đã trở thành quen thuộc đối với Dợ. Mỗi lúc có thời gian rảnh rỗi, hay được nghỉ học ở nhà Dợ lại mang sách vở ra để dạy cho các em các cháu lo học chữ. 11 tuổi Dợ đã phải đảm nhiệm hết tất cả công việc của một người mẹ, người chị, rồi cả việc làm cô giáo dạy chữ cho các em của mình.
Công việc hàng ngày của Dợ là lấy nước, đi chợ, nấu cơm, giặt quần áo, tắm rửa... cho 5 em nhỏ.
Đi học xa nhà nên Dợ được nhà trường sắp sếp cho chỗ ở trong khu kí túc xá của trường nhưng vì phải lo cho các em, các cháu nên Dợ phải ra ở lều thường xuyên để tiện cho việc chăm sóc các em các cháu. Nhà cách xa trường nên lâu lâu mấy chị em, cô cháu mới được về thăm nhà một lần. Bình thường thì tháng được về hai lần nhưng cũng có khi cả tháng không được về nhà. Đường xa nếu muốn về nhà thì phải có người nhà xuống đón mới được về không thì phải ở lại lều.
Tháng nào không về được thì người nhà đem tiền và gạo xuống trường cho Dợ để có tiền chăm lo cho các em các cháu. Cuộc sống trọ học của cô học trò nhỏ gặp rất nhiều khó khăn khi gia đình không có nhiều tiền để cho em.
"Khi nào hết tiền mua thức ăn thì đi hái rau rừng về ăn. Gạo đủ ăn được chứ tiền thì chẳng có tháng nào đủ cả. Phải đi chợ mua rau, mua muối, mua nhiều thứ lắm, rồi cả tiền để mua bút sách vở nữa. Hết tiền thì chị em chỉ ăn cơm không với muối thôi", Dợ cho biết
Không chỉ chăm lo tốt cho các em mà Dợ cũng chăm ngoan và học giỏi. Hiện Dợ là lớp trưởng của lớp 6A. Theo như lời của thầy giáo Hoàng Trọng An, chủ nhiệm lớp 6A Trường THCS Mường Lý nhận xét thì trong số 44 học sinh của lớp thì Dợ rất nhanh nhẹn, cần cù chăm chỉ siêng năng.
"Em Dợ là một học sinh chăm ngoan học tốt, dù phải chăm lo cho các em ngoài giờ lên lớp nhưng em Dợ vẫn luôn cố gắng vươn lên. Trong lớp Dợ học không thua kém so với các em khác. Đặc biệt, em Dợ có sự nhanh nhẹn trong tiếp thu bài học và học hơn các học sinh khác trong môn Toán và Tiếng Anh", thầy An chia sẻ.
Mỗi khi có thời gian rảnh rỗi, Dợ lại mang sách vở ra học bài và dạy chữ cho các em các cháu trong túp lều.
Thầy An cho biết thêm: "Mới đây em Dợ được nhận học bổng Để em không phải bỏ học với số tiền hơn 2 triệu đồng. Số tiền này đã khích lệ cho em Dợ rất nhiều, nhận được số tiền trên em Dợ rất vui mừng và đã để dành tiết kiệm phục vụ cho công việc học tập của mình. Mỗi tháng mỗi tuần chỉ lấy một ít để trang trải cho việc học tập".
Thầy giáo Nguyễn Văn Hà - Hiệu phó Trường THCS Mường Lý nhận xét: "Trường hợp như em Dợ là vô cùng đặc biệt và là học sinh duy nhất ở đây. Mới 11 tuổi phải trọ học xa nhà nhưng một mình phải nuôi 5 em nhỏ, ở trong lều tranh vách nứa. Ngoài việc phải lo học tập cho mình, em Dợ còn phải đảm nhiệm công việc chăm sóc, lo lắng cho các em. Nhà trường cũng dành cho em sự qua tâm đặc biệt, mỗi khi có sự giúp đỡ gì đều dành hỗ trợ cho trường hợp em Dợ".
Thái Bá - Duy Tuyên
Theo Dân trí
Thủ tướng phê bình 14 tỉnh có người chết vì TNGT tăng Ngày 5-4, Thủ tướng Chính phủ đã biểu dương 13 địa phương giảm trên 20% số người chết vì tai nạn giao thông trong quý 1-2013, đồng thời phê bình 14 tỉnh có số người chết vì tai nạn giao thông tăng. 14 tỉnh có số người chết vì tai nạn giao thông trên địa bàn trong quý 1-2013 tăng so với cùng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Taxi chạy ngược chiều gây tai nạn chết người ở cửa ngõ TPHCM

DJ Ngân 98 nói mình bị hãm hại có tổ chức và tố giác hàng giả, hàng nhái

Nổ lớn tại nhà máy SGI Vina, 12 người nhập viện cấp cứu

Hai học sinh thiệt mạng do đuối nước

7 học sinh bị lũ cuốn, 1 em ngừng hô hấp, 3 em mất tích

SpaceX của tỷ phú Elon Musk sẽ đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam

Kiểm tra công ty bán sản phẩm giảm cân "Ngân 98" nhưng... không tìm ra

Vụ "xẻ thịt" bờ biển ở Thanh Hóa: Người dân tháo dỡ lều quán trái phép

Vụ 2 bố con dưới giếng sâu 30m gần 2 giờ: Phép màu từ tình phụ tử

Tài xế lái xe ngược chiều trên cao tốc Liên Khương - Prenn

Đồng Nai báo cáo Bộ Y tế về tiến độ kiểm tra hồ sơ quảng cáo sữa Milo

SIM rác, cuộc gọi lừa đảo "bủa vây" người dân
Có thể bạn quan tâm

Dàn nhân vật hoạt hình Conan hóa người thật: Haibara xinh không tưởng, sao Ran lại kém sắc thế này
Hậu trường phim
23:48:46 21/05/2025
11 thanh, thiếu niên lĩnh án tù vì cầm hung khí rượt đuổi 2 người
Pháp luật
23:48:09 21/05/2025
Ukraine tấn công nhà máy chuyên cấp linh kiện cho tên lửa Nga
Thế giới
23:46:37 21/05/2025
10 phim ngôn tình Hàn Quốc hay nhất thập kỷ: Hạng 1 đau thấu tâm can, ai xem cũng xót xa
Phim châu á
23:45:40 21/05/2025
Ngã vào xô chứa nước thải điều hòa, bé 19 tháng tím tái, ngưng thở
Sức khỏe
23:32:29 21/05/2025
Ford Explorer tiếp tục bị triệu hồi tại Việt Nam, vẫn là lỗi camera 360 độ
Ôtô
23:26:13 21/05/2025
Thanh Lam xem show Lady Gaga với chồng, Thanh Hằng được nhạc trường hôn đắm đuối
Sao việt
23:24:13 21/05/2025
Nam NSƯT là công tử gia tộc giàu có, quyền lực: "Tôi chưa bao giờ đàn áp ai"
Tv show
23:11:17 21/05/2025
Phản ứng của Tom Cruise trước câu hỏi khiếm nhã khi ra mắt bom tấn 'Mission: Impossible'
Sao âu mỹ
23:07:22 21/05/2025
Khi những nghệ sĩ lâu năm thống trị Top Trending âm nhạc
Nhạc việt
23:00:34 21/05/2025