Căn cứ hải quân khủng của Mỹ có nguy cơ chìm trong biển nước
Căn cứ hải quân chính của Hạm đội Đại Tây Dương của Hải quân Mỹ ở Norfolk, Virginia, có thể bị ngập chìm dưới nước, The National Interest viết.
Căn cứ hải quân Mỹ ở Virgina
Công ty nghiên cứu American Security Project đưa vào danh sách các căn cứ quân sự có nguy cơ cao nhất do biến đổi khí hậu. Từ năm 2000, đã có nhiều trận lụt ở Norfolk hơn trước đây. Hầu hết các đánh giá biến đổi khí hậu cho thấy trong tương lai sẽ còn ngập nhiều hơn nữa theo dự báo, đến năm 2100, mực nước lũ sẽ tăng thêm 1,5 mét.
Ngoài ra, khi khí hậu thay đổi nhiều hơn, các cơn bão mạnh hơn sẽ bắt đầu xuất hiện trong khu vực. Quân đoàn Cơ khí Mỹ cho rằng một chỉ cần cơn bão như vậy đã có thể phá hủy căn cứ Norfolk và cơ sở hạ tầng liên quan.
Tạp chí The National Interest lưu ý rằng Hải quân có thể từ chối xây dựng ở những khu vực dễ bị tổn thương nhất để giải quyết vấn đề, nhưng sẽ không dễ dàng bảo vệ cơ sở hạ tầng khi đối mặt trong điều kiện bị thu hẹp ngân sách.
Video đang HOT
Theo Danivet
Mỹ tái kích hoạt Hạm đội 2 ở bắc Đại Tây Dương đối phó Nga
Mỹ tái kích hoạt và triển khai Hạm đội 2 - từng phụ trách cả bắc và nam Đại Tây Dương trước khi bị giải tán năm 2011 - đến bắc Đại Tây Dương đối phó Nga.
Hải quân Mỹ vừa cho tái kích hoạt và triển khai Hạm đội 2 đến bắc Đại Tây Dương sau khi giải tán từ năm 2011, Tư lệnh Các chiến dịch hàng hải Mỹ, Đô đốc John Richardson thông báo ngày 4-5.
"Chiến lược Quốc phòng của chúng ta nói rõ chúng ta đang quay lại thời kỳ cạnh tranh sức mạnh khốc liệt trong môi trường an ninh liên tục gia tăng thách thức và phức tạp. Đó là lý do hôm nay chúng ta viện tới Hạm đội 2 để đáp ứng các thay đổi này, đặc biệt ở bắc Đại Tây Dương" - Đô đốc Richardson tuyên bố tại căn cứ hải quân Norfolk ở bang Virginia.
Đô đốc Richardson muốn nói đến chiến lược mà Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis soạn thảo và công bố hồi tháng 1, tăng đối phó với Nga và Trung Quốc.
Hạm đội 2 từng phụ trách cả bắc và nam Đại Tây Dương, trước khi bị giải tán năm 2011. Nhân lực, tài sản quân sự Hạm đội 2 được sáp nhật vào Bộ Tư lệnh Các lực lượng Hạm đội Mỹ ở Norfolk. Việc tái kích hoạt Hạm đội 2 từng được đề cập trong nhiều báo cáo quân sự gần đây liên quan đến các vấn đề an toàn mà các tàu chiến Hạm đội 7 gặp phải ở Thái Bình Dương.
Hai tàu khu trục USS Porter và USS Arleigh Burke (xa) của Mỹ. Ảnh: US NAVY
Theo một biên bản nội bộ của hải quân Mỹ mà USNI News thu thập được, trụ sở chính của Hạm đội 2 sẽ nằm ở Norfolk, Bộ Chỉ huy Hạm đội 2 sẽ chính thức hoạt động vào ngày 1-7, bước đầu sẽ có 15 quan chức, sau đó sẽ tăng dần lên hơn 250 người. Khu vực hoạt động chính của Hạm đội 2 là bắc Đại Tây Dương. Khu vực nam Đại Tây Dương đã và đang được Hạm đội 4 quản lý từ năm 2008.
Theo USNI News, thông tin kế hoạch tái kích hoạt Hạm đội 2 vẫn chưa hoàn toàn thống nhất. Trong khi USNI News nói Chỉ huy Hạm đội 2 sắp tới sẽ là Đô đốc Christopher Grady thì Navy Times nói Đô đốc Grady là Chỉ huy Bộ Tư lệnh Các Lực lượng Hải quân Mỹ từ ngày 4-5.
Thay đổi ở dàn lãnh đạo các hạm đội hải quân Mỹ bắt đầu khi Đô đốc Harry Harris, Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ được đề cử vị trí đại sứ tại Úc hồi tháng 4. Đến tháng 4, Đô đốc Harris lại được chuyển đề cử sang vị trí đại sứ tại Hàn Quốc. Đô đốc Philip Davidson rời vị trí Chỉ huy Bộ Tư lệnh Các Lực lượng Hải quân Mỹ chuẩn bị thay Đô đốc Harris.
Tàu ngầm hạt nhân Severodvinsk - tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Yasen của Nga, thuộc Hạm đội phương Bắc. Ảnh: SPUTNIK
USNI News dẫn lời nhiều quan chức Mỹ biết về quyết định tái kích hoạt và triển khai Hạm đội 2 cho biết bước đi này xuất phát từ "các đe dọa từ Nga ở Đại Tây Dương". Russia Today cũng nhận định động thái này chỉ nhằm đối phó Nga.
Năm 2016, Phó Đô đốc James Foggo III lúc đó là Chỉ huy Hạm đội 6 hải quân Mỹ nhận định: "Các tàu ngầm của Nga đang len lỏi ở Đại Tây Dương, thử thách khả năng phòng thủ chúng ta, đối đầu kiểm soát của chúng ta trên biển, và chuẩn bị sẵn không gian chiến đấu phức tạp dưới nước nhằm nắm lợi thế nếu có xung đột trong tương lai".
Phó Đô đốc Foggo giờ là Chỉ huy Bộ Tư lệnh các lực lượng hải quân Mỹ ở châu Âu và châu Phi. Dù quy mô nhỏ hơn thời kỳ Liên bang Xô Viết nhưng hải quân Nga trong vài năm qua đã thể hiện khả năng chưa từng thấy trước đây. Dường như lo ngại của Phó Đô đốc Foggo đã được xác nhận khi tháng 3 vừa rồi một số tàu ngầm Nga trong một lần tập trận đã tiếp cận bờ biển phía đông Mỹ rồi rời đi mà không bị phát hiện.
Tàu chiến và tàu ngầm Nga cũng tham gia vào xung đột Syria từ tháng 9-2015. Lần triển khai nổi bật nhất đến Syria là vào tháng 11-2016 với tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov và tàu tuần dương tên lửa hạng nặng Peter Đại Đế. Tháng 6-2017, Nga thông báo sẽ duy trì 15 tàu chiến ở đông Địa Trung Hải ngay bên ngoài Syria.
Theo Pháp Luật TP.HCM
Tại sao Mỹ đóng cửa lãnh sự Nga ở Seattle? Mỹ lo điệp viên Nga dùng lãnh sự quán ở Seattle do thám hoạt động hải quân Mỹ. Lãnh sự quán Nga ở Seattle cách căn cứ hải quân Kitsap-Bangor của Mỹ chưa tới 50 km. Mỹ ngày 26-3 tuyên bố trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga đồng thời đóng cửa lãnh sự quán Nga ở TP Seattle, bang Washington, nhằm thể...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga sẵn sàng đàm phán không cần điều kiện tiên quyết với Ukraine

Ba nước NATO ra "tối hậu thư" với Israel

Ukraine tung robot phun lửa 2.500C ra chiến trường

Nhật Bản kiên định yêu cầu Mỹ xóa thuế quan

Bác sĩ Lữ đoàn 3 Ukraine đối phó với hậu quả đáng sợ của UAV Nga

Trung Quốc tính toán gì khi đề xuất bán máy bay J-10CE cho Colombia?

Ngoại trưởng Mỹ: Ông Trump hướng tới hòa bình, khác một số nước châu Âu

Lo ngại kho tên lửa của Nga - Trung Quốc, Mỹ thúc đẩy lá chắn "Vòm Vàng"

CEO Nvidia Jensen Huang: "Nếu là sinh viên, tôi sẽ dùng AI để học tốt"

Ông Biden có thể đã mắc ung thư từ đầu nhiệm kỳ

Giải mã gen chống HIV: Dấu vết di truyền 9.000 năm từ vùng Biển Đen

Ông Trump có thể tăng viện trợ quân sự cho Ukraine
Có thể bạn quan tâm

Thùy Tiên bị bắt: Phim "đắp chiếu" mất hàng chục tỷ, NSX có khởi kiện?
Hậu trường phim
07:00:30 21/05/2025
Thuỳ Tiên vướng lao lý, "bé hai" trợ lý nói đúng 4 chữ, dì Dung khóc sưng mắt?
Sao việt
06:58:21 21/05/2025
Bị khởi tố, sự nghiệp của Hoa hậu Thùy Tiên sẽ ra sao?
Pháp luật
06:57:57 21/05/2025
Toàn cảnh cuộc chiến ngầm của Anna Kendrick và mỹ nhân đẹp nhất thế giới
Sao âu mỹ
06:57:13 21/05/2025
Album phòng thu đầu tiên của nhóm RIIZE: Hành trình âm nhạc vươn ra thế giới
Nhạc quốc tế
06:53:51 21/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 41: Cả nhà vỡ oà nghe kết quả xét nghiệm của bố Bình
Phim việt
06:44:38 21/05/2025
Chàng trai TP.HCM làm hoa bằng kem "thật còn hơn cả hoa thật"
Netizen
06:40:00 21/05/2025
Mỹ nhân showbiz tổ chức buổi tiệc "cháy" nhất từ trước tới nay, mời dàn mỹ nam khoe body bỏng mắt
Sao châu á
06:25:33 21/05/2025
Cắt giảm calo có giúp giảm mỡ bụng?
Sức khỏe
06:01:57 21/05/2025
Nhìn qua tưởng "tóc rối" nhưng nấu được nhiều món ăn vừa ngon, bổ dưỡng lại mang ý nghĩa điềm lành
Ẩm thực
05:57:52 21/05/2025