Căn hầm tối mật nhất miền Bắc thời chiến tranh VN
Từ Hầm ngầm D67, Bộ tổng tư lệnh và Quân uỷ Trung ương đã chỉ đạo quân và dân ta đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc.
Gắn liền với Nhà D67 (nơi hoat đông cua Bô Chinh tri, Quân uy Trung ương từ năm 1954- 1975) tại trong quần thể di tích Hoàng thành Hà Nội, Hầm ngầm D67
hay hầm ngầm Quân ủy Trung ương có thể coi là căn hầm tối mật nhất miền Bắc thời chiến tranh Việt Nam.
Hầm được xây dựng năm 1967 cùng với nhà D67 vào thời điểm Mỹ đã tiến hành leo thang bắn phá miền Bắc. Theo đề án của Bộ Tổng tham mưu, việc bảo đảm an toàn cho cơ quan đầu não tại thành cổ có ba mức: báo động, xuống hầm và di tản. Hệ thống hầm ngầm sẽ được sử dụng ở mức báo động 2.
Nhiệm vụ thiết kế, xây dựng công trình được giao cho Bộ tư lệnh Công binh. Hầm nằm ở độ sâu 9m, được xây dựng kiên cố để chống bom. Hai đường dẫn xuống hầm đối diện với hai cửa phòng làm việc của tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Văn Tiến Dũng trong nhà D67.
Hầm được chia làm bốn phòng với diện tích khoảng 50 m2, có hai dãy hành lang ở hai bên.
Phòng họp là phòng lớn nhất, được dùng làm nơi họp của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương khi cần thiết.
Các phòng bên dành cho ban thư ký và phòng để máy móc, điện đài.
Video đang HOT
Có cả một phòng chứa hệ thống thông hơi, lọc khí đồ sộ chạy điện được chế tạo tại Liên Xô.
Các lối lên xuống và cửa ra vào của Hầm ngầm D67 có tới sáu cửa thép sơn xanh dày 12 cm, có nhiều tay nắm và hệ thống gioăng cao su có thể ngăn nước và khí độc.
Toàn bộ hệ thống hầm ngầm đều liên hoàn đường điện máy phát, có đầy đủ hệ thống thoát nước, thông khí, thông tin, liên lạc, hậu cần, lương thực, y tế… và vũ trang bảo vệ.
Ngoài hai cầu thang nối với Nhà D67, hầm còn một cầu thang phía Nam nối với nhà Con Rồng (Tổng hành dinh trong khu A thành cổ Hà Nội).
Hiện tại, Hầm D67 còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá của cán bộ, nhân viên nhà D67 sử dụng trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
Nhiều trang thiết bị được nhập khẩu từ Liên Xô vẫn còn cho đến nay.
Tại Hầm ngầm D67, Bộ tổng tư lệnh và Quân uỷ Trung ương đã chỉ đạo quân và dân ta đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (18/12/1972 – 29/12/1972).
Ngày nay, Nhà và Hầm D67 là một di tích lịch sử tiêu biểu của giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, đồng thời là biểu tượng của sự tiếp nối truyền thống trong khu di tích có bề dày lịch sử hơn 1.000 năm.
Theo_Kiến Thức
Cuộc chiến tranh 17-2-1979:Bản lĩnh kiên cường, dũng mãnh của Việt Nam
Việt Nam đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc năm 1979 bằng sự lãnh đạo tài tình, ý chí kiên cường và chiến thuật hợp lý.
Sau 3 tuần chiến đấu, quân dân Việt Nam đã anh dũng đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, buộc nhà cầm quyền Bắc Kinh phải rút quân vào ngày 5-3-1979, với thiệt hại tới 62.000 quân và hàng trăm xe tăng, xe cơ giới.
Chúng ta cùng tìm hiểu và đưa ra những đánh giá về nguyên nhân quân và dân Việt Nam có được chiến thắng trước đạo quân xâm lược "biển người" của Trung Quốc.
Những nguyên nhân khách quan:
Được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế
Sau khi Trung Quốc nổ súng tấn công Việt Nam, cộng đồng quốc tế - đặc biệt là các nước thuộc khối Xã hội Chủ nghĩa đã đồng loạt lên tiếng ủng hộ chúng ta, phản đối hành động xâm lược trắng trợn của Trung Quốc.
Ngày 19-2, Liên Xô đã ra Bản tuyên bố thứ nhất lên án hành động xâm lược của Trung Quốc, khẳng định sự ủng hộ và thực thi những cam kết của mình đối với Việt Nam, thông qua những điều khoản trong Hiệp ước hợp tác hữu nghị toàn diện và giúp đỡ lẫn nhau giữa Liên Xô và Việt Nam.
Đồng thời, Liên Xô cũng tiến hành những hoạt động tích cực tại Liên Hiệp Quốc nhằm đòi Trung Quốc chấm dứt chiến tranh và yêu cầu đưa "kẻ xâm lược" ra xét xử. Ngoài ra, nước bạn còn cử cố vấn sang giúp đỡ, tăng cường viện trợ hàng hóa và vũ khí cho Việt Nam.
Các nước Cuba, Ba Lan, Cộng hòa Dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Hungary, Bulgaria, Albania, Mông Cổ..., cùng với nhiều quốc gia châu Á, châu Phi khác như Lào, Ấn Độ, Afghanistan, Ethiopia, Angola, Mozambique... đã đồng loạt lên án nhà cầm quyền Bắc Kinh và bày tỏ sự ủng hộ Việt Nam.
Ngày 23 tháng 2, Liên Xô cùng Tiệp Khắc đưa dự thảo nghị quyết trong đó lên án hành động xâm lược và đòi nhà cầm quyền Bắc Kinh phải rút quân, đồng thời phải bồi thường chiến tranh cho Việt Nam và kêu gọi quốc tế cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc.
Thậm chí, trước ngày Trung Quốc tuyên bố rút quân, Cuba đã cảnh báo rằng, nếu Bắc Kinh không chấm dứt hành động xâm lược, nước này có thể sẽ đưa quân đến giúp đỡ Việt Nam.
Ngoài Hoa Kỳ trước đó đã ngấm ngầm ủng hộ và bật đèn xanh cho Trung Quốc xâm lược Việt Nam thì đa số các quốc gia phương Tây phản đối mạnh mẽ hành động quân sự của phía Trung Quốc, sự cô lập này đã ảnh hưởng khá lớn tới chính sách ngoại giao thời kỳ đầu mở cửa của Bắc Kinh.
Nhân dân yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới cũng đã đứng về phía nhân dân ta, tổ chức nhiều phong trào đấu tranh đòi Trung Quốc rút quân. Nhiều cuộc vận động ủng hộ Việt Nam về tinh thần và vật chất đã được phát động ở khắp nơi trên thế giới.
Cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của cộng đồng quốc tế
Truyền thông thế giới cũng đồng loạt lên án những hành động xâm lược trắng trợn của Trung Quốc và coi cuộc xâm lược này là sự thể hiện bản chất của một "siêu cường quân phiệt và bá quyền, có dã tâm dúng sức mạnh áp bức các nước láng giềng yếu hơn".
Sự phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa trong chính nội bộ Trung Quốc
Sau khi chiến tranh kết thúc, nhiều tài liệu cho thấy, việc mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam không chỉ bị binh lính nước này nghi ngờ về tính chất phi nghĩa của nó, mà còn có nhiều nhân vật thuộc tầng lớp cấp cao trong quân đội Trung Quốc phản đối gay gắt.
Nguyên soái Diệp Kiếm Anh (lúc đó là Chủ tịch nước-Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, tức nhân vật số 2 của Trung Quốc) đã bất bình nói rằng: "Diễu võ dương oai đánh Việt Nam thì được gì? Không khác gì Gia Cát Lượng Bắc phạt Tư Mã Ý, đánh vào nơi nào và làm sao đánh thắng được?".
Trong binh lính Trung Quốc thời đó đa phần không hiểu tại sao lại phải đánh Việt Nam, tâm lý đó đã dẫn đến tình trạng tự thương để trốn về tuyến sau, những người ở lại thì tinh thần chiến đấu sa sút, chỉ dựa vào số đông để ào ào tiến, lúc thua thì nhụt chí, bỏ chạy.
Đây là một trong những nguyên nhân khiến quân ta mặc dù quân số ít hơn nhưng nhiều lần bẻ gẫy những đợt tấn công ồ ạt của quân địch. Yếu tố tâm lý tác động đến cuộc chiến tranh phi nghĩa của nhà cầm quyền Bắc Kinh như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ trong phần nguyên nhân thất bại của Trung Quốc.
Sự giúp đỡ quý báu của Liên Xô
Về bản chất, phần này có thể đưa vào mục " sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế" nhưng sự ủng hộ về tinh thần và vật chất, cùng với những động thái quân sự của Liên Xô giúp đỡ Việt Nam là vô cùng to lớn, có tác động mang tính quyết định đến cuộc chiến năm 1979. Do đó, phẩn này sẽ được trình bày thành một bài riêng, trong kỳ tiếp theo.
Theo_Báo Đất Việt
Trung Quốc được ai ủng hộ trong chiến tranh xâm lược 1979? Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tháng 21979 đã được Trung Quốc chuẩn bị cực kỳ chu đáo cả về kinh tế, quân sự và đặc biệt là ngoại giao. Trung Quốc luôn biện minh cho hành động của mình là một cuộc "Chiến tranh phản kích tự vệ" (?!). Tuy nhiên, cuộc chiến "phản kích" (thường ở trong trạng thái bị...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: 2 biên bản hiện trường có sự khác biệt?

Xe tang bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Bộ Nội vụ lên tiếng về thông tin 'liệt sĩ 6 tuổi'

Nổ lớn tại nhà dân ở Thái Nguyên, 1 người tử vong

Gia chủ phát hiện thi thể phân hủy trong phòng tắm sau 1 năm vắng nhà

Vụ 3 mẹ con tử vong trong nhà: Mẹ đến nhà trẻ đón 2 con về sớm

Ba mẹ con tử vong trong căn nhà khóa cửa

Em bé trong vụ "nộp đủ tiền mới cấp cứu" đã tự thở, tri giác tốt

Tìm thấy thi thể bé trai 12 tuổi mất tích hơn 2 ngày

Đàn voi rừng đi trên đường ven hồ Trị An: 1 voi con lọt giếng chết

Phẫn nộ trước clip 1 phụ nữ xúc phạm thậm tệ shipper giao hàng

Chạy "mất dép" khi xem hoả pháo súng thần công
Có thể bạn quan tâm

Nghi chồng ngoại tình, vợ dùng dao sát hại chồng rồi tự tử
Pháp luật
19:59:08 05/05/2025
Cựu quan chức CIA: Mỹ chỉ viện trợ cho Ukraine 'đủ để chiến đấu'
Thế giới
19:57:49 05/05/2025
Nvidia lo lắng trước tốc độ làm chip của Huawei
Thế giới số
19:54:37 05/05/2025
Võ Hạ Trâm: Tiêu biểu ca sĩ phái thực lực, chồng Ấn cưng hết mực, tặng kim cương
Sao việt
19:48:26 05/05/2025
Lọ Lem tái xuất, mặt mộc mới dậy hút triệu view, gửi "chiến thư" tới Nàng Mơ?
Netizen
19:35:54 05/05/2025
Triệu Lộ Tư: Hát không hay nhưng tự tin có thừa!
Nhạc quốc tế
19:30:54 05/05/2025
Thời tiết lúc này không thể "nóng" bằng Jennie khoe ảnh bikini: 1 chi tiết độc quyền không ai có được
Phong cách sao
19:28:59 05/05/2025
Làm vườn dưa 50m2 trên sân thượng, gia chủ ở TPHCM bội thu vài tạ trái mỗi mùa
Sáng tạo
19:18:18 05/05/2025
Cơn đau đầu của HLV Tuchel
Sao thể thao
18:46:10 05/05/2025
Xu hướng quần jeans đẹp nhất mùa này
Thời trang
18:36:14 05/05/2025