Cần lưu ý những gì trước khi xét nghiệm chẩn đoán xơ gan?
Xơ gan là một căn bệnh cấp tiến, khó chữa và tiến triển chậm, ngầm trong nhiều năm. Chính vì vậy, việc xét nghiệm chẩn đoán xơ gan sớm là rất cần thiết và quan trọng.
Xơ gan là một căn bệnh cấp tiến, khó chữa và tiến triển chậm, ngầm trong nhiều năm. Bệnh chỉ hình thành khi gan bị tổn thương liên tục kéo dài. Đó là khi các mô tế bào gan khỏe mạnh bị phá hủy dần và thay thế bằng mô sẹo, tình hình sau đó trở nên nghiêm trọng hơn, do các sẹo này ngăn chặn dòng chảy của máu qua gan.
Các mô sẹo phát triển một cách thầm lặng đến một thời điểm nào đó làm vô hiệu hóa chức năng gan. Chính vì vậy, việc thực hiện xét nghiệm chẩn đoán xơ gan sớm là rất cần thiết và quan trọng.
1. Phương pháp xét nghiệm chẩn đoán xơ gan
Do xơ gan ít xuất hiện triệu chứng cụ thể ở giai đoạn sớm, nên thường thì nó chỉ được phát hiện khi người bệnh xét nghiệm hoặc chẩn đoán cùng với một số căn bệnh khác.
Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán xơ gan bao gồm:
- Xét nghiệm máu : thử máu cho biết mức độ hoạt động của chức năng gan. Nếu nồng độ alanine transaminase (ALT) và aspartate transaminase (AST) cao, bệnh nhân có thể bị viêm gan .
- Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm, chụp CT, hoặc MRI cho biết gan có phình to hơn mức bình thường hay không và cùng lúc phát hiện được mô sẹo/nút sần ở gan.
- Sinh thiết gan: một mẫu nhỏ của tế bào gan được chiết xuất và soi dưới kính hiển vi giúp xác nhận được gan có đang bị xơ cứng hóa và nguyên nhân gây cứng.
- Nội soi: một thiết bị y tế dạng ống nhỏ mãnh có gắn máy quay được luồng qua thực quản vào dạ dày. Cách này giúp phát hiện mạch máu sưng, một dấu hiệu nhận biết xơ gan.
2. Những lưu ý trước khi xét nghiệm chẩn đoán xơ gan
- Nên thực hiện xét nghiệm vào buổi sáng
Video đang HOT
Thời điểm tốt nhất để làm các xét nghiệm đánh giá chức năng gan là vào buổi sáng sớm, lúc này các kết quả thường chính xác nhất. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên để bụng trống trước khi xét nghiệm. Lưu ý bệnh nhân nên không ăn sáng sau một đêm ngủ dậy hoặc nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi xét nghiệm chức năng gan để kết quả xét nghiệm được chính xác. Nếu trước khi làm xét nghiệm mà bạn ăn sẽ có thể khiến kết quả sai lệch.
- Nhịn đói khi lấy máu
Nhịn đói lấy máu tức là lấy máu tĩnh mạch vào buổi sáng sớm chưa ăn sáng, lúc này các thành phần sinh hóa tương đối ổn định. Các chỉ số đo được có thể phản ánh khá chính xác sự thay đổi sinh hóa trong cơ thể. Nếu như lấy máu sau khi ăn, thành phần sinh hóa trong máu sẽ xuất hiện thay đổi tạm thời, các kết quả đo được không thể phản ánh đúng tình trạng cơ thể, từ đó sẽ cản trở việc đưa ra những phán đoán lâm sàng chính xác.
- Không nên dùng thuốc trước ngày lấy máu
Bên cạnh đó, một lưu ý trước khi xét nghiệm chẩn đoán xơ gan là không được sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Không nên uống thuốc cũng như thuốc điều trị lao, viêm phổi, tiểu đường, tâm thần… trước khi xét nghiệm chẩn đoán xơ gan vì điều này có thể ảnh hưởng tới kết quả kiểm tra. Những loại thuốc như kháng sinh, thuốc bổ.. cũng đều không được sử dụng vì sẽ cho ra những kết quả sai lệch.
Ngoài ra, các bệnh nhân chuẩn bị xét nghiệm chẩn đoán xơ gan cũng không được uống rượu, bia và hút thuốc lá. Không uống nước ngọt, sữa, nước hoa quả, nước chè, cà phê, trong vòng 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm máu. Những loại chất kích thích có chứa nicotin không có lợi cho sức khỏe và cần được ngưng trước khi kiểm tra ít nhất 4 giờ.
Cần thông báo cho bác sĩ tiền sử dị ứng thuốc và tiền sử bệnh của bạn, mang theo các giấy tờ bảo hiểm và nên có một người thân đi cùng. Nếu như bệnh nhân đã đi khám trước đó và có các kết quả về xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh như chụp X – quang, nội soi,… cần mang theo để bác sĩ xem và sẽ có phán đoán tốt nhất trong quá trình chẩn đoán bệnh.
11 điều không bao giờ nên làm khi bị sốt
Sốt là khi cơ thể trên 37 độ, là một dấu hiệu phổ biến của bệnh. Nhưng gần đây, dấu hiệu này đã thu hút sự chú ý hiếm có: Nó có thể là dấu hiệu của Covid-19.
Sốt cũng có thể biểu thị một vấn đề gì đó ít nghiêm trọng hơn, như cúm thông thường. Bất kể lý do là gì, dưới đây là những thực hành tốt nhất bạn nên tuân theo nếu bị sốt. Bạn hãy luôn nhớ liên hệ với cơ sở y tế bạn bị sốt trên 39,5 độ C hoặc nếu bạn lo lắng).
1. Không uống một số loại đồ uống
Cần tránh uống rượu, soda và đồ uống chứa caffein khi bị sốt. Chúng có thể gây mất nước khi cơ thể thực sự cần nước nhất.
2. Không giữ ấm quá mức
Đừng ủ ấm quá kỹ hoặc ở nơi quá nóng. Điều này có thể làm xáo trộn quá trình điều nhiệt của cơ thể và làm cho sốt tăng thêm hơn.
3. Không nhân đôi liều thuốc
Acetaminophen nói chung là một thuốc hiệu quả để điều trị sốt, tuy nhiên, vượt quá liều lượng khuyến cáo có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng cho gan và thậm chí tử vong.
Lời khuyên : Người lớn không nên dùng quá 1.000mg acetaminophen một lúc; giới hạn hàng ngày là 2.000 mg. Đối với trẻ em, liều lượng thậm chí nên thấp hơn - tuân thủ cẩn thận theo hướng dẫn trên bao bì.
4. Không nhịn đói
Sốt làm tăng tốc độ trao đổi chất và bạn sẽ cần nhiều calo hơn từ thực phẩm. Đói có thể làm tê liệt hệ thống miễn dịch theo nghĩa đen.
5. Không quên uống nước
Sốt sẽ làm tăng nhịp thở, và do đó làm mất nước, và tăng tiết mồ hôi để giảm nhiệt độ cơ thể. Hơn nữa, lượng nước uống thường giảm trong khi bị sốt, cuối cùng sẽ làm nặng thêm tình trạng mất nước.
Lời khuyên : Điều quan trọng là phải giữ đủ nước, vì vậy hãy đảm bảo uống nhiều nước. Theo WebMD, lượng chất lỏng được khuyến nghị hàng ngày cho nam giới là 13 cốc (khoảng 3 lít) và 9 cốc (hơn 2 lít một chút) đối với phụ nữ.
6. Không cho trẻ em uống aspirin
Người lớn có thể uống aspirin, nhưng cho trẻ em hoặc trẻ vị thành niên uống aspirin khi bị nhiễm virus có thể dẫn đến một tình trạng có thể gây tử vong có tên là Hội chứng Reye . Hội chứng Reye là một rối loạn hiếm gặp gây tổn thương não và gan thường thấy ở trẻ em, mặc dù có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Lời khuyên : Hãy sử dụng các loại thuốc không kê đơn như acetaminophen (Tylenol) và thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen (Advil, Motrin) và naproxen (Aleve).
7. Không để bị thiếu ngủ
Hệ miễn dịch tiêu tốn khá nhiều năng lượng trong ngày trong khi cố gắng chống lại nhiễm trùng. Khi bạn ngủ, cơ thể có thời gian để phục hồi năng lượng đó. Thiếu ngủ có thể khiến bệnh kéo dài.
Lời khuyên: Hãy ngủ đủ từ 7 - 9 giờ mỗi đêm như khuyến nghị để đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ và thời gian thích hợp để chữa lành.
8. Không tiếp tục các hoạt động bình thường
Sốt thường là một dấu hiệu cho thấy bạn bị ốm. Cơ thể cần rất nhiều năng lượng để chống lại nhiễm trùng. Chuyển năng lượng đó sang các hoạt động khác có thể khiến việc chống nhiễm trùng trở nên khó khăn hơn.
Lời khuyên: Ở nhà cho đến khi hết sốt ít nhất 24 giờ. Hãy đảm bảo nghỉ ngơi và uống thật nhiều nước.
9. Không tắm nước lạnh
Mặc dù nước lạnh có thể làm giảm nhiệt độ trong thời gian ngắn, nhưng nó có thể dẫn đến run. Cơ bắp run để tăng nhiệt độ cơ thể đến một nấc mới do vùng dưới đồi thiết lập. Tắm lạnh sẽ cực kỳ khó chịu và sẽ khiến các cơ bắp run và chuột rút nhiều hơn để cố gắng tăng nhiệt độ một lần nữa.
Lời khuyên : Thay vào đó hãy thử tắm bằng nước ấm. Cơ thể sẽ bắt đầu mát khi nước bay hơi. Dừng tắm hoặc tăng nhiệt độ nước nếu thấy bắt đầu run.
10. Không tự động uống thuốc hạ sốt
Sốt là một triệu chứng, không phải là bệnh. Đó là phản ứng của cơ thể với nhiễm trùng. Nếu bạn cảm thấy thoải mái với nhiệt độ 38,3 độ C hoặc hơn một chút, thì tốt hơn hết là không nên dùng thuốc để giảm nhiệt độ vì bạn đang chống lại nỗ lực của cơ thể để làm chậm sự nhân lên của virus hoặc vi khuẩn.
11. Không mặc định là mình bị Covid-19
Có nhiều cách giải thích khác, cả virus và vi khuẩn, cho một cơn sốt. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn lo lắng về các triệu chứng của mình, bất kể chúng có phù hợp với COVID-19 hay không.
Cẩm Tú
Tiết chế ăn uống, tiết chế tập Nếu muốn tăng khả năng tập luyện phải chú trọng chế độ dinh dưỡng. Nhịn đói trước và sau khi tập luyện sẽ làm mất cơ và cũng không giúp giảm cân. Ảnh minh họa Tranh thủ những ngày làm việc tại nhà, chị Ngọc Lan (Gia Lâm, HN) tiết chế ăn uống, năng luyện tập để vừa giảm cân, vừa tăng khối...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hiểm họa từ ủ tắm trắng: Bác sĩ cũng sợ nhưng nhiều chị em bất chấp

5 thay đổi chế độ ăn uống để có giấc ngủ ngon

Nam thanh niên thủng ruột non do nuốt phải tăm tre

Tại sao cần nạp chất béo tốt khi giảm cân?

Axit uric cao nên ăn rau gì?

Không tùy tiện sử dụng glutathione làm trắng da

5 tiêu chí xác định thuốc không kê đơn

Người bị bệnh thận nên ăn gì?

Viêm đường tiết niệu có thể nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Ăn trứng để giảm cân thời điểm nào tốt nhất?

Mua thuốc online trị mẩn ngứa, bị nấm da toàn thân

Nhà virus học cảnh báo nguy cơ đại dịch từ mèo
Có thể bạn quan tâm

Tiếc cho Thùy Tiên
Sao việt
06:37:38 25/05/2025
Ảnh vệ tinh hé lộ Nga đang xây dựng các căn cứ quân sự gần biên giới Phần Lan
Thế giới
06:35:25 25/05/2025
Gợi ý 6 món đân dã mà ngon như đặc sản, thích hợp đãi cả nhà cuối tuần
Ẩm thực
06:08:18 25/05/2025
Biên kịch bí ẩn nhất Hàn Quốc, phim nào cũng là phim 'quốc dân'
Hậu trường phim
06:01:02 25/05/2025
10 lần phim Hàn chọn sai nữ chính: Park Min Young chả có gì ngoài đẹp, Kim Yoo Jung vẫn mãi là trẻ con
Phim châu á
05:55:30 25/05/2025
Nỗi ám ảnh live-action: Top 10 phim chuyển thể anime "thảm họa" nhất mọi thời đại
Phim âu mỹ
05:54:57 25/05/2025
Rơi từ tầng 12, nữ lao công sống sót kỳ diệu, giục chồng gọi cấp cứu
Netizen
23:41:06 24/05/2025
Tài xế ô tô trốn đo nồng độ cồn, tông thẳng vào CSGT
Tin nổi bật
23:24:43 24/05/2025
G.E.M 1 mình hạ đo ván BLACKPINK, GRAMMY vinh danh, có gì đáng gờm?
Sao châu á
23:12:37 24/05/2025
Taylor Swift nghỉ chơi Blake Lively, lý do gây chấn động showbiz?
Sao âu mỹ
23:09:03 24/05/2025