Cần nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành toán kinh tế trong trường đại học
Ngày 27/10, trường ĐH Kinh tế quốc dân đã tổ chức buổi Tọa đàm: “Đào tạo và sử dụng nhân lực ngành Toán kinh tế”. Theo đó, việc đào tạo về toán cho các nhà kinh tế và toán ứng dụng trong trường đại học còn nhiều bỏ ngỏ, tồn tại, chậm đổi mới.
Nguồn nhân lực ngành toán kinh tế luôn đáp ứng cao thị trường lao động
41,66% nhân lực ngành toán kinh tế làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
Nhận định về nhân lực ngành toán kinh tế trên thị trường lao động, ông Phạm Ngọc Toàn, Trung tâm Thông tin, Phân tích và Dự báo chiến lược – Bộ Lao động Thương binh & Xã hội cho biết, nhân lực ngành toán kinh tế có kỹ năng tư duy toán học, có khả năng tổ chức tốt các vấn đề. Do đó, cơ hội việc làm cho nhân lực ngành toán kinh tế rất lớn như khi sinh viên tốt nghiệp thường làm các công việc như chuyên gia phân tích dữ liệu, quản lý tài chính, chuyên viên phân tích thống kê, nhà nghiên cứu kinh tế và xã hội, chuyên viên chứng khoán, giảng viên…
Theo thống kê, trong năm 2018, có tới 41,66% nhân lực ngành toán kinh tế làm việc trong lĩnh vực hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; 39,53% hoạt động trong các tổ chức chính trị xã hội; Quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc.
Theo ông Toàn, ưu điểm của nhân lực ngành Toán kinh tế là có kiến thức kinh tế và quản trị kinh doanh, kiến thức thực học đa dạng; có khả năng mô hình hóa, phân tích, dự báo các vấn đề kinh tế xã hội thông qua việc sử dụng các phương pháp, công cụ phân tích dữ liệu hiện đại, cập nhật…
Tuy nhiên, ông Toàn cho rằng, hạn chế hiện nay của nhân lực ngành toán kinh tế là chưa thực sự kết nối giữa lý thuyết kinh tế và mô hình toán, dẫn đến chưa giải thích được việc đề xuất mô hình hay giải thích mô hình; độ gắn kết giữa nội dung giảng dạy với các vấn đề thực tiễn ở các lĩnh vực kinh tế xã hội còn hạn chế; thiếu cập nhật về các nguồn thông tin sẵn có ở Việt Nam; chưa tự tin trong xử lý trên bộ số liệu, chưa tiếp cận nhiều với những công cụ phân tích mới, hay những ứng dụng mới mà đây là nền tảng quan trọng để hình thành ý tưởng trong công việc thực tế.
Còn chậm đổi mới trong đào tạo
GS.TS Nguyễn Quang Dong, trường ĐH Kinh tế quốc dân cho biết, trong 15 năm vừa qua, sự phát triển của toán học và một số ngành khoa học khác đã tạo một khoa học mới. Ranh giới các yếu tố cấu thành khó phân biệt. Chẳng hạn, liên kết giữa toán học, máy tính hình thành data science, big data…Các khoa học cũ được nâng lên tầm cao mới. Kết hợp này là kết quả của quá trình phát triển khoa học và công nghệ.
Ứng dụng toán học trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam cũng đi theo xu thế trên. Tuy vậy, do xuất phát điểm của chúng ta còn thấp, nên việc đào tạo về toán cho các nhà kinh tế và toán ứng dụng còn nhiều tồn tại.
Video đang HOT
Theo GS Dong, các ngành học không chuyên về toán ứng dụng (thuộc lĩnh vực kinh tế, quản trị kinh doanh và quản lý) như Kinh tế học, Kinh tế phát triển, Marketinh, Tài chính-Ngân hàng, Kinh tế và Quản lý môi trường…cần tăng cường đào tạo, ứng dụng toán học, trước hết là các kiến thức về Thống kê, Kinh tế lượng.
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến khối lượng các kiến thức về toán học và thống kê bị cắt giảm rất nhiều. Có ngành học chỉ học Thống kê kinh doanh, các kiến thức về toán cao cấp không đưa vào chương trình đào tạo. Điều này khiến cho chất lượng nguồn nhân lực không cao, khó tiếp thu những đổi mới, những ứng dụng ở trình độ cao được lan tỏa về Việt Nam, về các doanh nghiệp.
Một số trường, các kiến thức về Thống kê, Kinh tế lượng được giảng dạy mà không có cơ sở vật chất (máy tính, phần mềm, dữ liệu, giáo trình…) cho người học thực hành. Điều này dẫn đến người đã học thiếu tự tin trong công việc, ở bậc sau đại học cũng không sử dụng được để nghiên cứu, viết luận án. Việc giảng dạy và học tập như vậy chưa hiệu quả, lãng phí nguồn lực.
Kết nối giữa khoa học toán học và các khoa học khác
Với các ngành học toán ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế, theo GS Dong, hiện tại ở Việt Nam, nhiều trường đại học đang đào tạo toán ứng dụng trong kinh tế với các tên khác nhau: Toán kinh tế, Toán tài chính, Atuary (Đại học Kinh tế Quốc dân), Toán tin ứng dụng (Đại học Bách khoa Hà Nội), Toán tài chính (Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh), Tài chính định lượng (Trường đại học Ngân hàng-Marketing, Thành phố Hồ Chí Minh)… Trường đại học Quy Nhơn đào tạo data science trong ngành Toán ứng dụng, nhưng nghiên về khía cạnh kỹ thuật (học máy, trí tuệ nhân tạo…)
Các chương trình thuộc các trường khối kinh tế có nhược điểm chung là khối kiến thức về công nghệ thông tin không tương xứng. Kiến thức về cơ sở dữ liệu hầu như không được đưa vào chương trình đào tạo. Ngoài SPSS, STATA, EVIEWS, các phần mềm dựa trên hệ thống code – SAS, R, Tython- chưa được đào tạo cho người học.
Kiến thức về data science, big data chưa đưa vào giảng dạy. Một số chương trình đưa data mining vào giảng dạy với thời lượng 2 tín chỉ. Nội dung của các học phần cốt lõi chưa được cập nhật. Rất nhiều phương pháp, mô hình mới được các ngân hàng, doanh nghiệp sử dụng, nhưng trong đào tạo chưa có. Đào tạo gắn với thực tế, kỹ năng thực hành của sinh viên chưa được chú trọng. Liên kết với các doanh nghiệp còn chưa cao, các doanh nghiệp hầu như chưa tham gia vào quá trình đào tạo.
Việc chậm phản ứng so với thay đổi của thực tế về nôi dung học phần, học phần mới, các ngành/lĩnh vực đào tọa mới. Minh chứng rõ nét nhất là đến hết kỳ tuyển sinh năm 2018, chưa có trường đại học mở được chương trình đào tạo về data science, big data trong lĩnh vực kinh tế.
Cần có chính sách quốc gia về đào tạo toán học
Tại buổi tọa đàm, nhiều đại biểu kiến nghị, các trường đại học cần có tầm nhìn để nâng cao chất lượng đầu ra của các ngành đào tạo đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có tính hội nhập, phù hợp với yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Các trường cần rà soát chương trình đào tạo, đưa vào các kiến thức về toán học, thống kê, công nghệ thông tin phù hợp với từng ngành học đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp sẽ nhanh chóng thích ứng với công việc trong điều kiện của cách mạng 4.0.
GS Nguyễn Quang Dong kiến nghị với Bộ GD&ĐT, cần nghiên cứu, ổn định chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có kiến thức toán học để nâng cao chất lượng đầu vào cho các trường đại học. Có giải pháp giúp các trường đại học, cao đẳng lựa chọn được các ứng viên phù hợp với ngành đào tạo.
Đặc biệt, Bộ GD&ĐT phối hợp với các cơ quan hữu quan (Hội Toán học Việt Nam, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, Viện Toán cao cấp…) soạn thảo chính sách quốc gia về đào tạo toán học trong cuộc cách mạng 4.0.
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Kỹ sư robot - nghề 'nóng' trong kỷ nguyên 4.0
Mặc dù ngành công nghệ robot (robotics) tại VN còn rất non trẻ, nhưng theo dự báo của các chuyên gia, trong tương lai, VN cần đến hàng trăm ngàn cán bộ kỹ thuật có trình độ về tự động hóa và robot khi ngày càng có nhiều ứng dụng liên quan người máy.
Robot được ứng dụng ngày càng nhiều trong các lĩnh vực - ẢNH: NAM SƠN
Nhân lực chưa được đào tạo bài bản
Theo ông Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ KH-CN, Chủ tịch Hội Tự động hóa VN, hiện VN chưa thực sự có nguồn nhân lực về công nghiệp robot theo đúng nghĩa. Tại một số trường ĐH kỹ thuật mới chỉ có bộ môn hoặc khoa chuyên ngành về tự động hóa, một lĩnh vực liên quan nhiều nhất đến robot. "Công nghiệp robot không chỉ có tự động hóa hay công nghệ thông tin. Để có ngành công nghiệp robot thì phải phát triển đồng bộ công nghệ thông tin truyền thông - trí tuệ nhân tạo, công nghệ cơ khí - chế tạo và công nghệ vật liệu... Trong khi chúng ta mới chỉ quan tâm đào tạo nhân lực công nghệ thông tin, còn nhân lực ngành cơ khí và vật liệu bị suy giảm nghiêm trọng trong nhiều năm gần đây, thậm chí nhiều trường ĐH không tuyển được sinh viên theo học các ngành này hoặc phải dừng đào tạo", ông Quân nói.
Nói về thực trạng phát triển robot tại VN, ông Quân cho hay robot công nghiệp đã được sử dụng khá rộng rãi ở VN, nhưng chủ yếu là trong các dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Một số doanh nghiệp VN cũng quan tâm đưa robot vào sản xuất nhưng quy mô còn nhỏ. Do chưa có năng lực cơ khí chế tạo, gần như toàn bộ robot công nghiệp đều nhập khẩu nên nhân lực chủ yếu là để sử dụng robot. Ông Quân chia sẻ: "Hiện nay, chúng ta nói rất nhiều về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhu cầu nhân lực cho ngành công nghiệp robot là rất lớn. Nếu các ngành công nghiệp đều ứng dụng trí tuệ nhân tạo và robot để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm thì nền kinh tế sẽ cần hàng trăm ngàn cán bộ kỹ thuật có trình độ về tự động hóa và robot, tương lai sẽ tạo ra hàng triệu việc làm mới".
Nhiều cơ hội việc làm, thu nhập cao
TS Đinh Triều Dương, Chủ nhiệm Khoa Điện tử - Viễn thông Trường ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội), cho hay nhu cầu nhân lực trong ngành khá cao. Hiện nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những tập đoàn lớn đang có nhu cầu về kỹ sư tự động hóa và robot đóng vai trò chủ đạo. Các kỹ sư kỹ thuật robot hoàn toàn có cơ hội làm việc trong các hệ thống dây chuyền sản xuất công nghiệp đòi hỏi khả năng xử lý liên quan đến trí tuệ nhân tạo, hệ thống điều khiển thông minh...
Là một trong những đơn vị tiên phong phát triển nền tảng robot công nghiệp dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, anh Trương Trọng Toại, sáng lập Công ty TNHH chế tạo máy Robot 3T, cho biết: "Nhiều sinh viên học các ngành cơ khí, cơ điện tử, tự động hóa... rất thích làm robot nhưng do chưa được đào tạo bài bản về robot nên khi tuyển dụng chúng tôi thường phải đào tạo lại từ 6 - 12 tháng mới có thể làm được việc. Tuy nhiên, việc tuyển dụng nhân lực đạt yêu cầu không phải dễ".
Tại hội thảo "Công nghệ robotics - mechatronics trong cách mạng công nghiệp 4.0" do Bộ Công thương và Bộ KH-CN tổ chức mới đây, Thứ trưởng Công thương Cao Quốc Hưng nhìn nhận, robotics có thể được xem là một trong những trụ cột của nền công nghiệp 4.0 với những nhà máy thông minh và doanh nghiệp được chuyển đổi số hóa toàn diện, cũng như nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống.
Theo các chuyên gia dự báo, 20 năm tới, tại VN, robot càng trở nên quan trọng và không thể thiếu cho sự phát triển của con người. Hiện nay, robot công nghiệp phát triển mạnh mẽ nhưng sắp tới xu hướng sẽ là robot dịch vụ vì nó tham gia phục vụ trực tiếp vào các công việc như giúp việc, chăm sóc người già, nhân viên tại các viện bảo tàng... hay ứng dụng robot thay thế giảng viên ngoại ngữ tại các trường ĐH. Đặc biệt, tới đây tự động hóa là một trong 6 lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, trong đó sẽ tập trung vào ngành công nghiệp robot.
Theo anh Toại, hiện các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thu hút các chuyên gia kỹ thuật có trình độ cao. Thậm chí, nhiều sinh viên học năm thứ 3 các chuyên ngành cơ khí, thiết kế chế tạo máy, cơ điện, tự động hóa cũng được "đặt hàng" tuyển dụng. Mức lương trong ngành robotics so với mặt bằng chung cao hơn một số ngành nghề, tùy theo từng vị trí, kỹ sư nghiên cứu robot có thể đạt được mức lương 20 triệu đồng/tháng. "Nhu cầu nhân lực trong ngành này là rất thiếu, tương lai đây là lĩnh vực có tiềm năng. Ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, nếu các bạn trẻ có những ý tưởng tốt có thể phát huy khởi nghiệp từ lĩnh vực robot", anh Toại chia sẻ.
Bổ sung mã ngành đào tạo robot
Để chuẩn bị nhân lực ngành robot cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, theo ông Nguyễn Quân, trước hết cần sớm ban hành các quy định để thu hút lao động trẻ vào ngành robotics như: bổ sung mã ngành đào tạo robot cho các trường ĐH, CĐ; tăng chỉ tiêu tuyển sinh các ngành tự động hóa, cơ khí chính xác, vật liệu hợp kim và vật liệu điện tử cho các trường ĐH công nghiệp trọng điểm; yêu cầu các trường xây dựng chương trình đào tạo tích hợp công nghệ thông tin và cơ khí chế tạo, cơ khí chính xác, thiết kế chế tạo linh kiện điện tử và vi mạch...
Mặc dù có những lo ngại việc đưa robot vào sản xuất thay thế con người trong nhiều công đoạn sản xuất có thể sẽ làm dôi dư lao động hay tăng tỷ lệ thất nghiệp ở một số ngành như dệt may, da giày, chế biến thực phẩm..., nhưng ông Quân cho rằng, cuộc cách mạng 4.0 cũng sẽ tạo ra nhiều việc làm mới trình độ cao hơn, năng suất lao động cao hơn, có thu nhập tốt hơn.
Theo thanhnien
Lợi thế công việc của sinh viên toán ứng dụng Ngành Toán ứng dụng ra đời giúp học sinh duy trì đam mê toán học lại có những khám phá mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tại hội thảo với chủ đề "Học toán, làm toán và cơ hội việc làm" diễn ra hồi tháng 5 tại Đại học Quy Nhơn, giáo sư, tiến sĩ khoa học Phùng Hồ Hải -...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Khung hình hỗn loạn nhất Baeksang 2025: 3 cực phẩm visual hội tụ, chỉ 1 hành động mà "quậy banh" cả sự kiện
Hậu trường phim
23:51:58 06/05/2025
Những skin CS:GO giá rẻ đáng chú ý
Mọt game
23:46:13 06/05/2025
Bị chê viết câu 'sai', tác giả 'Nhật ký của mẹ' bật khóc hé lộ lý do
Nhạc việt
23:29:55 06/05/2025
PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84
Sao việt
23:27:13 06/05/2025
Góc nhìn về ông bố phi thường trong 'Lật mặt 8': Nói ít làm nhiều, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng vì con
Phim việt
23:24:51 06/05/2025
Bất chấp scandal, Kim Soo Hyun vẫn 'on Top' BXH sao Hàn
Sao châu á
23:20:42 06/05/2025
Vé concert của BlackPink bị chê 'quá đắt'?
Nhạc quốc tế
23:16:56 06/05/2025
Chàng trai nhút nhát chinh phục cô gái xinh đẹp trên show hẹn hò
Tv show
23:01:04 06/05/2025
Justin Bieber ngày càng lún sâu vào con đường nghiện ngập
Sao âu mỹ
22:57:52 06/05/2025
Xem phim "Sex Education", tôi đau lòng biết lý do con trai khóc nức nở trong nhà vệ sinh: Một câu thoại đã giúp tôi cứu vớt tâm lý con
Góc tâm tình
22:26:04 06/05/2025