Cân nhắc khi mời gia sư
Một trong các công việc làm thêm được nhiều sinh viên đăng ký nhất hiện nay là gia sư bởi dễ tìm được khách hàng, đặc biệt kể từ khi việc dạy thêm ở bậc tiểu học do các giáo viên tổ chức không được hoạt động. Tuy nhiên, chất lượng của dịch vụ này rất khó kiểm soát, ảnh hưởng lâu dài đến năng lực tư duy của học sinh.
Phụ huynh không nên giao việc học tập của con cho gia sư
“Học đại học chẳng nhẽ không dạy được tiểu học”
Tìm hiểu tại một trung tâm gia sư tại phố Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội thì chủ trung tâm này cho biết, thời gian gần đây trung tâm nhận được khá nhiều đơn đặt hàng tìm gia sư. Đáng chú ý là nhu cầu thuê gia sư cho học sinh tiểu học tăng mạnh, đặc biệt có từ học sinh lớp 1 đến lớp 5. “Nhu cầu khá nhiều nên sinh viên không phải đợi học sinh như trước đây, chỉ cần chờ vài ngày là có thể kiếm ngay được một chỗ dạy thích hợp” – chị Hiền cho biết.
Đắt khách nhất phải kể đến những địa chỉ trung tâm gia sư gần trường ĐH Sư phạm Hà Nội với niềm tin đơn giản của các phụ huynh là sinh viên trường sư phạm đã được đào tạo đủ các kỹ năng dạy học. Thắc mắc về việc kiểm soát ra sao với chất lượng gia sư sinh viên này, chị Mai Thu Huệ, có con học tại trường Tiểu học Đại Kim cho rằng: “Mình thuê sinh viên của ĐH Sư phạm Hà Nội vì đúng chuyên môn của các bạn. Với lại dạy tiểu học thì chẳng nhẽ sinh viên đại học lại không dạy nổi với mấy bài luyện chữ, toán cộng trừ, nhân chia”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ, chị Huệ chắc sẽ không còn tin tưởng như vậy vào sự lựa chọn của mình.
Một sinh viên ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội cho biết, “khi tôi tìm đến một trung tâm gia sư đóng tại gần trường ĐH Sư phạm Hà Nội, người của trung tâm chỉ hỏi qua loa học trường gì, năm thứ mấy, muốn dạy môn gì, dạy được lớp mấy rồi ghi hồ sơ và tìm lớp. Ngoài ra trung tâm cũng dặn các gia sư, khi nhận lớp thì không được nói mình học báo chí mà phải nói mình học sư phạm” – sinh viên này cho biết. Thực tế, không phải trung tâm gia sư nào cũng chặt chẽ trong khâu tuyển sinh viên bởi, với mức thu dịch vụ 50% tháng lương đầu tiên của mỗi sinh viên được nhận làm gia sư (tương đương khoảng 600.000 đồng) thì càng nhiều sinh viên có việc làm, trung tâm càng có lợi.
Gia sư hay là người làm bài hộ?
Nguyễn Minh Phương, học sinh lớp 3 trường Tiểu học Nhật Tân, quận Tây Hồ kể: “Chị Nhàn, gia sư của cháu thường xuyên viết bài hộ, nhất là bài tập làm văn. Vì thường nghĩ ra một bài văn rất mất thời gian nên để tiện cả đôi đường, chị Nhàn thường làm hai bài văn rồi bảo Phương và bạn học cùng Phương mỗi người chép một bài cho nhanh. Nếu chép xong sớm, chị Nhàn sẽ thưởng. Có buổi học cả ba chị em cháu chỉ ngồi ăn uống rồi chị cho nghỉ sớm”.
Thực tế, vì không yên tâm với gia sư sinh viên nên nhiều gia đình đã cất công mời bằng được cô giáo tiểu học kèm cho con, tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện kinh tế khi mức giá của sinh viên là 100.000 đồng/buổi thì thù lao cho gia sư là giáo viên lên đến 200.000 đồng/buổi. Hiện nay, khá nhiều giáo viên tiểu học cũng đã nhận các nhóm kèm thêm kiểu gia sư này vì không được trực tiếp mở lớp học thêm. Một giáo viên tiểu học cho biết, với lớp 1, dù chỉ là luyện chữ và học đánh vần thì cũng đòi hỏi giáo viên có kinh nghiệm chứ không thể “dạy bừa”. Gia sư sinh viên chỉ phù hợp với những học sinh THPT đã có ý thức tự học và chủ yếu rèn kỹ năng làm bài để phục vụ cho kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Các gia sư này cũng chủ yếu khai thác kinh nghiệm cá nhân trong quá trình luyện thi của mình và kiến thức về các chương trình THPT cũng còn nhớ tương đối. Còn với tiểu học, THCS, với kiến thức và phương pháp dạy mới, việc phụ trợ của gia sư sinh viên nhiều khi lệch hướng, không đúng phương pháp.
PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh đã khẳng định, gia sư và “osin” là hai “mối nguy” với giới trẻ hiện nay. Đây là nguồn gốc của việc lười lao động, lười suy nghĩ, phụ thuộc vào người khác thay vì tự vận động chân tay cũng như trí óc. Việc trông chờ vào gia sư giải hộ bài, thậm chí làm hộ bài khiến học sinh không có tinh thần tự học, tự khám phá và kiến thức trở thành vay mượn, không có gốc. Việc khoán hẳn chuyện học tập, rèn luyện ở nhà của con em mình cho gia sư là việc các bậc phụ huynh nên cân nhắc kỹ lưỡng hơn.
Theo ANTD
Cha mẹ hãy thương con đúng cách
Không khí náo nức của những ngày khai giảng đầu năm học mới đã lắng dịu nhưng với các bậc phụ huynh, vẫn còn nhiều suy ngẫm từ bức thư dành cho cha mẹ học sinh của PGS. Văn Như Cương. Trao đổi với phóng viên Báo An ninh Thủ đô, PGS. Văn Như Cương cho biết, ông rất mừng vì nhận được nhiều phản hồi tốt sau bức thư của ông.
- Phải chăng bức thư của PGS đã chạm đúng bản chất và đúng thực tế những sai lầm trong giáo dục hiện nay?
- Từ ngày xưa, tôi đã nhận được sự giáo dục rất nghiêm khắc từ gia đình. Bố tôi là thầy giáo làng, mẹ tôi làm ruộng. Theo quy tắc trong gia đình, con cái không được cãi lại bố mẹ, cho ăn gì thì ăn nấy, được mặc cái gì thì mặc cái đó... Nhưng những điều như thế không còn thích hợp với hoàn cảnh hiện nay. Vậy thì cần thay đổi cách giáo dục như thế nào cho nó mới, nó hợp và đúng thời đại thì rất khó. Tôi vẫn thường nhận được tâm sự của phụ huynh, họ nói "dạy con bây giờ khó lắm thầy ơi!" vì bây giờ trẻ con trưởng thành, độc lập suy nghĩ, có quyền phát biểu ý kiến của mình. Chung quy tôi chỉ muốn trao đổi những tâm sự của mình với phụ huynh về cách dạy con nên đã viết bức thư đầu năm học mới như vậy.
- Những lời gửi gắm của PGS mong phụ huynh đừng quá thương con đến mức không để chúng đụng chân, đụng tay làm bất cứ việc gì, dành toàn bộ thời gian cho chúng dùi mài kinh sử...?
- Đúng là điều khiến tôi lo lắng nhất hiện giờ là trẻ con không được học cách lao động, làm việc và không biết tự học. Đây là hai khía cạnh mà với kinh nghiệm của một nhà giáo nhiều năm dạy học tôi thấy ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục cho học sinh thành người. Điều này thấy rõ qua việc phổ biến vai trò của người giúp việc và gia sư trong các gia đình. Có người giúp việc, trẻ con ngày nay không biết quét nhà, dọn dẹp, ăn uống xong bỏ bừa ra đấy. Ngay việc lao động để phục vụ bản thân mình mà cũng không biết cách làm. Còn gia sư thì khiến trò không thiết học. Có bài tập khó, thông thường trò phải suy nghĩ, tìm cách làm, không làm được thì hỏi thầy, hỏi bạn, nhưng có gia sư rồi thì lại ỉ vào gia sư, thậm chí là đọc chép, làm hộ...
- Nhưng PGS cũng biết, nếu không đầu tư thời gian cho con học thêm thì với cách dạy và học hiện nay phụ huynh nào cũng sợ con em mình sẽ thua thiệt?
- Đúng là có phụ huynh phản hồi là "thầy ơi, nếu con chúng tôi không đi học thêm thì sẽ bị điểm kém vì dạng bài này chỉ có những bạn học thêm mới được luyện". Hiện tượng ấy đúng nhưng tôi muốn phụ huynh hiểu rằng đó chỉ là cái lợi trước mắt. Con các vị được 9, 10 điểm vì đã được ôn luyện thì chỉ là lợi trước mắt nhưng nguy hại lâu dài của nó là các cháu không biết tự học, không biết độc lập suy nghĩ. Vậy sau này ra đời con của các vị sẽ ra sao? Đó mới là điều cần quan tâm.
- Ngay từ đầu bức thư PGS đã nói các bậc phụ huynh hãy thận trọng và bình tĩnh khi nhận xét và đánh giá con cái của mình.
- Tôi đã gặp không ít ông bố, bà mẹ luôn buồn bực vì con, chì chiết, thậm chí mạt sát con, xem nó là đồ bỏ đi, không được tích sự gì... Lối suy nghĩ này rất nguy hại cho trẻ con, vì cũng làm nó cho rằng, nó là đứa trẻ vô tích sự, có cố gắng cũng không bao giờ hài lòng bố mẹ. Chính vì vậy tôi muốn chia sẻ rằng nghệ thuật làm cha, làm mẹ là phải biết cách khuyến khích, khen ngợi nhưng không đề cao quá đáng những điểm mạnh của con mình, mặt khác cần khắc phục những điểm yếu của nó mà không vùi dập. Một đứa trẻ kiêu căng, tự phụ hoặc một đứa trẻ tự ti, sợ hãi không phải mục tiêu giáo dục của chúng ta.
Vinh Hương (Thực hiện)
Theo ANTD
Các trường đại học ngại thống kê số sinh viên thất nghiệp Gần đây, TS Vũ Tuấn Anh - chuyên gia về giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực - Giám đốc Viện Quản lý Việt Nam - VIM đưa ra ý kiến ủng hộ việc Bộ GD-ĐT sử dụng tiêu chí tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm trong đánh giá chất lượng đào tạo đại học. Số liệu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xe tải va chạm xe khách, quốc lộ 20 Lâm Đồng ùn ứ nghiêm trọng

Vụ 3 thi thể trong căn nhà ở Nha Trang: Nỗi đau đớn, tiếc thương ngập tràn xóm nhỏ

Bò tót húc tử vong nhân viên bảo vệ rừng

Trâu lạ xông vào nhà dân ở Hải Phòng, 3 người bị thương

Nữ sinh nói lời "gan ruột" chuyện cựu chiến binh bị đối xử vô lễ

Việt Nam phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền ở quần đảo Trường Sa

TPHCM sau sáp nhập, bộ máy quản lý chỉ còn chỗ cho "siêu cán bộ"

Chiêm bái Xá lợi Đức Phật: cảnh tượng phật tử đổ xô gây sốt, bảo tháp có gì?

Vụ 3 người tử vong trong khách sạn ở Nha Trang: Mới có quan hệ tình cảm

Tham nhặt drone 30/4: không giao nộp công khai rao bán, nguy cơ 'bóc lịch'

Nhân vật trong clip "diễn xiếc" ở Bà Rịa - Vũng Tàu gây xôn xao mạng xã hội là nam sinh lớp 10

Hàng ngàn phật tử xếp hàng chờ chiêm bái Xá lợi Đức Phật ở Bình Chánh
Có thể bạn quan tâm

Khoảnh khắc thiên nhiên, 'mùa yêu chim Trảu'
Lạ vui
10:26:42 04/05/2025
Cận cảnh siêu xe Pagani Zonda 760 Roadster Kunlun độc nhất thế giới
Ôtô
10:26:21 04/05/2025
Hàn Quốc lo bảo mật thông tin gia tăng sau vụ tấn công mạng vào SK Telecom
Thế giới số
10:21:11 04/05/2025
iPhone 17 Pro và 17 Pro Max có nâng cấp gì đặc biệt ở hệ thống camera?
Đồ 2-tek
10:11:13 04/05/2025
Trào lưu 'Botox từ thiên nhiên' có hiệu quả?
Làm đẹp
10:07:09 04/05/2025
Cô gái TP.HCM từ bỏ mức lương gần 80 triệu đồng/tháng để ngủ bù
Netizen
09:53:13 04/05/2025
Gánh nặng và diễn biến khó lường của dịch sốt xuất huyết Dengue
Sức khỏe
09:44:02 04/05/2025
Bên trong bữa tiệc sinh nhật xa hoa của David Beckham
Sao thể thao
09:36:41 04/05/2025
Sống nhờ nhà anh trai, buổi trưa nghe truyện cũng bị chị dâu cho rằng bậy bạ, phản cảm
Góc tâm tình
09:20:31 04/05/2025
Bức tranh mùa Xuân tại làng Lauterbrunnen, Thụy Sĩ
Du lịch
09:14:43 04/05/2025