Cần nhiệm kỳ cho chức danh giáo sư, phó giáo sư

Vần đề về tăng đột biến số lượng giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) đang tiếp tục gây nhiều tranh luận. Trong đó, nhiều chuyên gia giáo dục thẳng thắn chỉ ra rằng, tiêu chuẩn chức danh GS, PGS hiện tại đang quá thấp. Bộ GDĐT cần “trả” quyền phong GS, PGS cho các trường. Việc phong chức danh GS, PGS cũng cần có nhiệm kỳ…

Cần nhiệm kỳ cho chức danh giáo sư, phó giáo sư - Hình 1

Anh Trần Xuân Bách (32 tuổi) là người trẻ nhất trong 638 nhà giáo được công nhận phó giáo sư năm 2016. Ảnh: A.C

Định biên GS, PGS theo lĩnh vực

Năm 2017, 1.226 người được công nhận đạt tiêu chuẩn GS, PGS, tăng gần 60% so với năm trước. Đây cũng là con số cao kỷ lục trong 41 năm qua, thậm chí lớn hơn tổng số hai năm 2015, 2016. Nhiều nguyên nhân được chỉ ra để lý giải về sự tăng đột biến này nhưng nguyên nhân đáng chú ý và nghi ngại nhất chính là “chuyến vét” trong năm cuối áp dụng Quyết định 174/2008/QĐ-TTg.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, tiêu chuẩn để công nhận chức danh GS, PGS theo Quyết định 174 là quá thấp, thậm chí còn dễ dàng hơn cả quy định bảo vệ luận án tiến sĩ. Cụ thể, trong 4 tiêu chuẩn công nhận chức danh PGS không có tiêu chuẩn nào yêu cầu ứng viên phải có bài báo khoa học đăng trên tạp chí ISI/Scopus.

Trong 5 tiêu chuẩn công nhận chức danh GS cũng không yêu cầu phải có bài báo khoa học đăng trên tạp chí ISI/Scopus. Các ứng viên chỉ cần “có đủ công trình khoa học quy đổi theo quy định, trong đó có ít nhất 50% số công trình khoa học quy đổi từ các bài báo khoa học và 25% số công trình khoa học được quy đổi được thực hiện trong 3 năm cuối tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ”.

Thế nhưng, đáng nói, việc tính điểm bao gồm cả các tạp chí ISI/Scopus và tạp chí trong nước, tạp chí nội bộ trường với mức điểm quy đổi chênh lệch rất ít, từ 1,5 đến 1 điểm. Mức chênh lệch này không phù hợp với độ khó khi đăng bài trên tạp chí trong nước và tạp chí ISI/Scopus.

Trong khi đó, tiêu chuẩn để được đăng ký đánh giá luận án tiến sĩ theo quy chế do Bộ GDĐT ban hành năm 2017 đã yêu cầu nghiên cứu sinh phải công bố tối thiểu hai bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án. Trong đó, một bài đăng trên tạp chí ISI/Scopus hoặc hai báo cáo bằng tiếng nước ngoài trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện hoặc 2 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện.

Nhận định về sự bùng nổ số lượng chức danh GS, PGS, ông Trần Văn Tớp – Phó Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội – : Nhìn nhận một cách khách quan, số lượng GS, PGS tăng đột biến là do năm nay thời gian nộp hồ sơ kéo dài nên có một số ứng viên đã kết thúc làm đề tài, có nhiều thời gian viết sách để tính điểm công trình. Bên cạnh đó, vì có “manh nha” sửa đổi tiêu chuẩn chức danh GS, PGS theo hướng siết chặt hơn nên nhiều ứng viên cũng có tư tưởng là sẽ cố gắng để hoàn thành hồ sơ trong năm nay.

Lý giải nguyên nhân Việt Nam có số lượng nhiều GS, PGS hơn các nước, ông Tớp chỉ ra nguyên nhân, hiện ở các nước trên thế giới có quy định định biên GS, PGS, tức là mỗi lĩnh vực nghiên cứu của một trường, phòng thí nghiệm… chỉ có một người là GS, PGS và đứng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu đó.

Video đang HOT

Ví dụ như Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có 50 bộ môn thì chỉ có 50 GS, PGS và là người đứng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu của bộ môn đó. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta thực hiện theo tiêu chuẩn, tức là người nào đáp ứng đủ các tiêu chuẩn đã đề ra được phong hàm GS, PGS. Vì vậy, trong một bộ môn giảng dạy của một trường đại học có thể có từ 3-7 GS, PGS. Những người này thực hiện công việc nghiên cứu nhưng không phải là người đứng đầu bộ môn, đứng đầu lĩnh vực nghiên cứu.

Ông Tớp cũng cho rằng, ở Việt Nam việc bổ nhiệm GS, PGS liên quan đến hệ số lương còn chưa thể trở thành một người đứng đầu trong một lĩnh vực nghiên cứu nào đó. Bởi những người có chức danh GS, PGS sẽ có bậc lương cao hơn so với chuyên viên chính.

Còn theo TS Lê Viết Khuyến – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GDĐT: “Đúng là nhiều người tỏ ra lo ngại với số lượng GS, PGS tăng 60% so với những năm trước. Nhiều lý do được đưa ra do tính khách quan, do thời gian dài, do số lượng đầu vào lớn… nhưng cá nhân tôi cho rằng đó là con số không bình thường. Hoạt động giảng dạy hay chất lượng các bài khoa học của chúng ta thế nào trong năm qua thì chúng ta là người rõ hơn ai hết. Thành tích khoa học đóng góp cho đất nước thì còn quá hạn chế”.

Không dành cho những người háo danh

TS Lê Viết Khuyến cũng thẳng thắn chỉ rõ rằng, hiện nay một bộ phận cán bộ, giảng viên “dùng mọi cách” để được phong hàm GS, PGS là bằng chứng của việc háo danh và giải quyết “khâu oai”. Bộ GDĐT nên trả việc công nhận GS, PGS cho các trường dựa trên bộ tiêu chuẩn do Bộ GDĐT đề ra. Đương nhiên, để mọi người tâm phục, khẩu phục chắc chắn các trường sẽ đưa ra bộ tiêu chí cao hơn quy định tiêu chuẩn tối thiểu của bộ.

Lý giải quan điểm của mình, ông Khuyến cho biết: Với các nước trên thế giới, phần lớn GS đều gắn với chức danh của trường, không có chuyện GS là doanh nhân, là nhà chính trị. Vì thế, chức danh GS, PGS chỉ nên dành cho những người trực tiếp giảng dạy, có biên chế cụ thể tại trường. Người làm công tác quản lý, hoạt động trong doanh nghiệp, không có công trình nghiên cứu, không tham gia giảng dạy không nên tham gia vào chức danh này. Khi không còn đóng góp cho nghiên cứu khoa học thì chức danh đó cũng được bỏ.

TS Khuyến cũng thẳng thắn chỉ rõ, việc xét hồ sơ hiện nay được chuyển từ cấp cơ sở lên đến hội đồng trung ương. Các trường đào tạo quyết định bổ nhiệm GS trên cơ sở những người được hội đồng Nhà nước công nhận. Điều này nghe có vẻ hợp lý nhưng khi đã đặt ra danh hiệu GS, PGS cấp Nhà nước thì khó có trường nào từ chối được.

GS, PGS cũng phải có nhiệm kỳ, thường là 5 năm xét 1 lần. Trong khi ở mình GS là suốt đời, nên có người xong GS rồi là chẳng chịu làm việc nữa. Ở nước ta, thời kỳ trước đây cũng chỉ phong GS, PGS cho những người đang trực tiếp làm công tác đào tạo. Cũng có cán bộ quản lý nhưng phải là cán bộ quản lý cơ sở đào tạo hoặc cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp quản lý đào tạo. Về sau này, quy chế mở rộng đối tượng ứng viên GS, PGS nên mới có chuyện bộ trưởng làm GS, PGS.

Theo Laodong.vn

Giáo sư, phó giáo sư phải đáp ứng tiêu chuẩn nào?

Tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư hiện nay không quy định phải có công bố khoa học quốc tế.

Giáo sư, phó giáo sư phải đáp ứng tiêu chuẩn nào? - Hình 1

Giáo sư, phó giáo sư ngoài tiêu chuẩn chung, còn có tiêu riêng, trong đó phải có bằng tiến sĩ, giao tiếp được bằng tiếng Anh. Ảnh minh họa.

Việc bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư được quy định trong quyết định số 174 năm 2008 của Thủ tướng. Theo Điều 8, giáo sư, phó giáo sư phải đáp ứng tiêu chuẩn chung là có bằng tiến sĩ từ đủ 36 tháng trở lên kể từ ngày có quyết định cấp bằng tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ. Chuyên ngành được đào tạo phải phù hợp với ngành chuyên môn của chức danh đăng ký xét đạt tiêu chuẩn.

Nếu có bằng tiến sĩ nhưng chưa đủ 36 tháng tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ, ứng viên phải có số công trình khoa học quy đổi gấp hai lần tiêu chuẩn chung, gồm cả bài báo khoa học và các công trình thực hiện trong ba năm cuối.

Ứng viên chức danh giáo sư, phó giáo sư cần có đủ số công trình khoa học quy đổi theo quy định của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo. Trong đó có ít nhất 50% số công trình khoa học quy đổi từ các bài báo khoa học và 25% số công trình khoa học quy đổi được thực hiện trong ba năm cuối tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ. Những người này phải sử dụng thành thạo một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và giao tiếp được bằng tiếng Anh.

Các ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư khi có số phiếu tín nhiệm của tổng số thành viên Hội đồng chức danh giáo sư từ 2/3 trở lên với cấp cơ sở; từ 3/4 với cấp ngành, liên ngành và từ 2/3 với cấp Nhà nước.

Tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư

Ngoài đáp ứng được các tiêu chuẩn chung, ứng viên chức danh phó giáo sư cần đáp ứng những yêu cầu sau:

Thứ nhất, có ít nhất sáu năm thâm niên làm nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy từ trình độ đại học trở lên. Trong đó ba năm cuối tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ đang làm nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy trình độ đại học hoặc cao hơn.

Nhà giáo có trên 10 năm công tác liên tục ở cơ sở giáo dục đại học tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ, nếu trong ba năm cuối có thời gian đi thực tập nâng cao trình độ hoặc tu nghiệp không quá 12 tháng thì thời gian đi thực tập này không tính là gián đoạn của ba năm cuối.

Nhà giáo chưa đủ sáu năm thâm niên làm nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy từ trình độ đại học trở lên thì phải có số công trình khoa học quy đổi ít nhất gấp hai lần tiêu chuẩn quy định và ba năm thâm niên cuối tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ đang đào tạo trình độ đại học hoặc cao hơn.

Nhà giáo có bằng tiến sĩ khoa học theo quy định của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo thì cần có ít nhất một năm thâm niên cuối tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ đang trực tiếp đào tạo trình độ đại học hoặc cao hơn.

Thứ hai, ứng viên phải hướng dẫn chính ít nhất 2 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, hoặc hướng dẫn (chính hoặc phụ) một nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.

Thứ ba, ứng viên phải chủ trì ít nhất hai đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, hoặc một đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, hoặc đề tài cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên.

Tiêu chuẩn chức danh giáo sư

Thứ nhất, ứng viên chức danh giáo sư phải là phó giáo sư đã được bổ nhiệm từ 3 năm trở lên tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ.

Thứ hai, ứng viên phải hướng dẫn chính ít nhất 2 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.

Thứ ba, ứng viên phải biên soạn sách sử dụng trong đào tạo từ trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư. Sách này đã được xuất bản, nộp lưu chiểu trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ.

Cuối cùng, ứng viên cần chủ trì ít nhất một đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ hoặc đề tài cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên.

Tháng 1/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư. So với quy định hiện hành, tiêu chuẩn mới nhiều và cao hơn, đặc biệt ứng viên phải có công bố khoa học quốc tế.

Cụ thể, đến năm 2019, ứng viên chức danh giáo sư thuộc nhóm ngành Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật và Công nghệ phải là tác giả chính và đã công bố được ít nhất 2 bài báo khoa học trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc hệ thống ISI, Scopus; hoặc có ít nhất một bài báo khoa học thuộc hệ thống ISI, Scopus và một quyển hoặc chương sách phục vụ đào tạo được xuất bản bởi một nhà xuất bản có uy tín trên thế giới; hoặc ít nhất một bài báo khoa học thuộc hệ thống ISI, Scopus và một bằng độc quyền sáng chế.

Ứng viên thuộc nhóm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn là tác giả chính và đã công bố được ít nhất một bài báo khoa học trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc hệ thống ISI, Scopus.

Dự thảo này sau đó nhận được nhiều ý kiến trái chiều nên năm 2017 vẫn áp dụng tiêu chuẩn của quyết định 174 (năm 2008) để xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư. Đợt xét này, hơn 1.200 người đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư, gấp 1,7 lần năm 2016 và gấp 2,3 lần năm 2015.

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lao động Việt tử vong tại Đài Loan: Nước mắt ngày 4 bình tro cốt hồi hươngLao động Việt tử vong tại Đài Loan: Nước mắt ngày 4 bình tro cốt hồi hương
20:21:59 12/05/2025
Vụ nữ sinh Vĩnh Long gặp nạn: Tài xế yếu, liệt nửa người, CA tuyên bố đanh thépVụ nữ sinh Vĩnh Long gặp nạn: Tài xế yếu, liệt nửa người, CA tuyên bố đanh thép
17:57:34 12/05/2025
HOT: Tiểu hoàng tử - công chúa nhà Song Joong Ki và vợ Tây lộ diện?HOT: Tiểu hoàng tử - công chúa nhà Song Joong Ki và vợ Tây lộ diện?
17:15:25 12/05/2025
Danh ca Ý Lan: sinh 9 con, U70 vóc dáng 'đủ wow', lấy chồng thứ 3 phát hiện sốcDanh ca Ý Lan: sinh 9 con, U70 vóc dáng 'đủ wow', lấy chồng thứ 3 phát hiện sốc
18:01:50 12/05/2025
Ý Nhi gây bão truyền hình quốc tế, fan Việt quay xe, 'phát sốt' vì điều bất ngờ?Ý Nhi gây bão truyền hình quốc tế, fan Việt quay xe, 'phát sốt' vì điều bất ngờ?
17:48:08 12/05/2025
Nam NSƯT nổi tiếng cả nước: Lần đầu công khai vợ, sở hữu nhà 153m2 giữa trung tâm Hà NộiNam NSƯT nổi tiếng cả nước: Lần đầu công khai vợ, sở hữu nhà 153m2 giữa trung tâm Hà Nội
22:22:35 12/05/2025
Sau bữa sáng tại nhà Bí thư Hà Nội, Thuận An được làm cầu Vĩnh Tuy 2Sau bữa sáng tại nhà Bí thư Hà Nội, Thuận An được làm cầu Vĩnh Tuy 2
19:23:58 12/05/2025
Vụ cô gái 23 tuổi tố bị hành hung: Người đánh là cán bộ xã?Vụ cô gái 23 tuổi tố bị hành hung: Người đánh là cán bộ xã?
21:49:58 12/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nghệ sĩ Phương Dung: Người ta đồn tôi hung dữ quá nên ế chồng

Nghệ sĩ Phương Dung: Người ta đồn tôi hung dữ quá nên ế chồng

Tv show

23:14:58 12/05/2025
Là khách mời trong chương trình Chị em gỡ rối, nghệ sĩ Phương Dung tiết lộ những câu chuyện dở khóc dở cười liên quan đến chủ đề hàng xóm .
Con gái nuôi hát 'Giấc mơ cánh cò', nghẹn ngào nhắc kỷ niệm với Phi Nhung

Con gái nuôi hát 'Giấc mơ cánh cò', nghẹn ngào nhắc kỷ niệm với Phi Nhung

Nhạc việt

22:56:40 12/05/2025
Trình diễn Giấc mơ cánh cò , Thiêng Ngân và Tuyết Nhung tiết lộ đây là ca khúc mẹ nuôi Phi Nhung từng lựa chọn để hai chị em thể hiện trên các sân khấu.
Bí ẩn 'lời kêu cứu' của vũ trụ, 'mâu thuẫn' giữa các hành tinh, khoa học giải mã

Bí ẩn 'lời kêu cứu' của vũ trụ, 'mâu thuẫn' giữa các hành tinh, khoa học giải mã

Thế giới

22:49:20 12/05/2025
Các vụ va chạm giữa những hành tinh khổng lồ không chỉ để lại dấu vết vật lý mà còn tạo ra sóng địa chấn kéo dài hàng triệu năm, và ta vẫn có thể nghe thấy chúng. Các nhà khoa học đã tiến hành giải mã những bí ẩn về lời kêu cứu vọng về ...
Từ sân khấu đáng quên Oscar 2025: Sẽ ra sao nếu Lisa "nhập vai" Bond Girl thế hệ mới?

Từ sân khấu đáng quên Oscar 2025: Sẽ ra sao nếu Lisa "nhập vai" Bond Girl thế hệ mới?

Nhạc quốc tế

22:41:49 12/05/2025
Lisa khi hoá thân vào Bond Girls sẽ có thần thái điện ảnh hơn, mang sắc thái cool ngầu đúng chuẩn dòng phim hành động
Sóng gió gia tộc nhà Beckham, dâu cả độc đoán kéo bè kết phái bôi nhọ nhà chồng

Sóng gió gia tộc nhà Beckham, dâu cả độc đoán kéo bè kết phái bôi nhọ nhà chồng

Sao âu mỹ

22:25:55 12/05/2025
Cuộc sống của những gia tộc lớn luôn thu hút sự chú ý từ phía công chúng. Vừa qua mối bất hòa trong gia đình Beckham vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt mà ngày càng căng thẳng khiến netizen hóng hớt không ngừng.
Con trai út của Trương Bá Chi lộ diện: Mới 6 tuổi đã "đốn tim" netizen, ngoại hình được khen vượt cả hai anh

Con trai út của Trương Bá Chi lộ diện: Mới 6 tuổi đã "đốn tim" netizen, ngoại hình được khen vượt cả hai anh

Sao châu á

22:25:28 12/05/2025
Từng khiến showbiz chấn động khi sinh con thứ ba không rõ danh tính cha, Trương Bá Chi suốt 6 năm qua luôn giữ kín thông tin về cậu bé út.
Người đàn ông cầm dao đuổi đánh công nhân khai thác khoáng sản

Người đàn ông cầm dao đuổi đánh công nhân khai thác khoáng sản

Pháp luật

22:14:50 12/05/2025
Khi công nhân vận hành máy để khai thác khoáng sản thì bị ông Cường ở Lâm Đồng đe dọa, cầm dao đuổi đánh. Lực lượng chức năng sau đó khống chế ông Cường, đảm bảo an ninh khu vực.
Thót tim khoảnh khắc Quỳnh Lương té ngã ngay trước thềm nhà khi đang mang thai 6 tháng

Thót tim khoảnh khắc Quỳnh Lương té ngã ngay trước thềm nhà khi đang mang thai 6 tháng

Sao việt

22:09:48 12/05/2025
Quỳnh Lương chia sẻ khoảnh khắc bị té ngã khi đi xuống bậc thềm ở cửa. Vì cô đang mang thai nhóc tỳ thứ 2 được 6 tháng nên netizen càng thêm lo lắng
Phát hiện "đại dương bị chôn vùi" bên trong Sao Hỏa

Phát hiện "đại dương bị chôn vùi" bên trong Sao Hỏa

Lạ vui

22:07:06 12/05/2025
Thông qua các sóng địa chấn, các nhà khoa học phát hiện một lớp bất thường sâu từ 5,4 đến 8 km bên dưới bề mặt Sao Hỏa.
Học sinh cố tình làm cháy laptop do thực hiện theo trò đùa trên TikTok

Học sinh cố tình làm cháy laptop do thực hiện theo trò đùa trên TikTok

Netizen

22:02:32 12/05/2025
Một trò đùa đang lan truyền trên TikTok, kêu gọi các học sinh tại Mỹ làm cháy những chiếc laptop tại trường học, buộc mạng xã hội này phải ra tay can thiệp.
Khoa học báo loạt tin vui cho người thích ăn cay

Khoa học báo loạt tin vui cho người thích ăn cay

Sức khỏe

22:01:29 12/05/2025
Ớt không chỉ là gia vị đơn thuần mà còn là siêu thực phẩm tiềm năng trong phòng ngừa các bệnh mạn tính như mỡ máu cao, tim mạch và ung thư.