Cần nhìn lại về cách ăn uống và giao tiếp
Trong đại dịch Covid-19, một số thói quen trong ăn uống, sinh hoạt và giao tiếp thường ngày đã biểu lộ một số hành vi không còn phù hợp với các tiêu chí vệ sinh an toàn cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng.
Cần thay đổi một số thói quen trên bàn ăn hằng ngày, để đảm bảo vệ sinh cho bản thân và gia đình – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Theo tập quán của người Việt, khi dọn bữa cơm thì đem tất cả các món ăn lên mâm cùng một lúc. Mỗi người được dọn chén đũa riêng, nhưng khi ăn thì cùng gắp chung các thức ăn có trong mâm, dùng chung một chén nước chấm.
Cách ăn uống theo thói quen này đã biểu lộ một số điều ngày nay chúng ta thấy không còn phù hợp với các tiêu chí vệ sinh an toàn cho sức khỏe của từng cá nhân và cả cộng đồng.
Có lẽ đã đến lúc cần phải thay đổi, không chỉ để thể hiện lối sống văn minh mà còn giúp phòng ngừa, làm hạn chế nguy cơ lây nhiễm một số bệnh thuộc hệ tiêu hóa ( viêm gan siêu vi A, viêm gan siêu vi B, tiêu chảy, giun sán…), hệ hô hấp (các bệnh lây nhiễm vi rút, vi khuẩn), HP…
Vệ sinh an toàn thực phẩm yêu cầu đạt những tiêu chuẩn xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra, nhằm bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho người tiêu dùng.
Một vài gợi ý để thay đổi thói quen
- Các dụng cụ ăn uống luôn giữ sạch sẽ, khô ráo. Nếu được, mỗi thành viên trong gia đình nên có bộ dụng cụ ăn uống riêng (đũa, chén, muỗng thìa, ly tách…), có dấu hiệu riêng để dễ tìm.
- Nhà bếp là nơi chế biến, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh, đủ trang bị và các vật dụng phòng chống bụi bẩn, ruồi, gián, côn trùng gây bệnh; có đủ dụng cụ bảo đảm vệ sinh để kẹp, gắp, xúc thức ăn.
- Bàn ăn phải thường xuyên lau chùi, giữ vệ sinh sạch sẽ.
- Nguyên liệu sử dụng phải an toàn, tươi sạch, có nguồn gốc rõ ràng.
Video đang HOT
- Khi đi chợ, nên sử dụng găng tay.
- Dùng thớt dành riêng cho thực phẩm sống và thớt dành riêng cho thực phẩm chín, để tránh lây nhiễm chéo.
- Nước sử dụng trong ăn uống phải là nước sạch, đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
- Rửa tay bằng xà phòng, lau sạch tay trước và sau khi ăn.
- Không ngồi quá sát mâm hay bàn ăn, nhưng cũng không ngồi xa quá.
- Không nói lớn tiếng hoặc cười đùa hoặc ho trong bữa ăn.
- Nên thay đổi thói quen cả nhà dùng chung một chén nước chấm, tốt nhất nên chia mỗi người 1 chén nhỏ.
- Không dùng đũa, thìa của mình để gắp vào tô, đĩa thức ăn chung. Nên có một đôi đũa, thìa, muỗng hoặc kẹp riêng của từng món để lấy thức ăn.
- Không xới xáo vào đĩa thức ăn để chọn miếng mình thích.
- Khi ăn, không nên để thức ăn vương vãi trên bàn ăn.
- Cẩn thận không để tay áo của mình dính vào thức ăn trên bàn khi gắp đồ ăn.
- Không để các vật dụng cá nhân lên bàn ăn, nhất là điện thoại di động.
- Nếu bị cay muốn hắt hơi, thì ra xa để hắt hơi, hỉ mũi vào khăn sạch rồi bỏ vào thùng rác.
- Khi đi ăn tiệc, tránh va chạm tay với người cùng ăn, nếu thuận tay trái thì nói trước để chọn chỗ cho thuận tiện.
- Cần báo trước về việc mình đang ăn kiêng, bị dị ứng một loại thực phẩm nào đó (nếu có) để tránh bất tiện cho người mời.
- Không dùng chung một ly rượu, bia cho tất cả người trong bàn. Nếu không uống được rượu, bia, nên xin phép uống một loại khác để không bị ép buộc.
Mục đích chính của những gợi ý nêu trên là để tránh lây lan dịch bệnh, nhằm bảo đảm chất lượng cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt hơn, lành mạnh và an toàn hơn.
Khi mua thực phẩm về, không nên đặt cả túi ni lông đựng thực phẩm vào tủ lạnh. Vì người bán đã chạm tay vào túi, người mua lại tiếp tục chạm vào, rồi đặt để nhiều chỗ trước khi đem về nhà. Nếu bỏ chung với các thực phẩm khác, sẽ là nguồn lây nhiễm vi rút, vi khuẩn.
Cần rửa sạch sẽ, chế biến, chia thành các túi, hộp nhỏ riêng biệt có nắp kín trước khi đưa vào tủ lạnh và không giữ thực phẩm trong tủ lạnh quá lâu.
Những điều học sinh phải thuộc lòng để tránh mắc COVID-19 tại trường
Khi đi học trở lại sau kỳ nghỉ dài ngày do COVID-19, học sinh phải nhớ rõ những điều này để phòng tránh lây nhiễm bệnh.
Những điều học sinh phải thuộc lòng để tránh mắc COVID-19 tại trường. Ảnh: Anh Nhàn
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM đã có những hướng dẫn cụ thểkhi học sinh quay trở lại trường. Để thực hiện những điều này, giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện đối với trẻ mầm non, học sinh tiểu học.
Những việc cần làm là:
1. Rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh thường xuyên: Trước khi vào lớp, trước và sau khi ăn, sau khi ra chơi, nghỉ giữa giờ, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.
2. Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi. Vứt bỏ khăn, giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay.
3. Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
4. Không khạc nhổ bừa bãi.
5. Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như ly, bình nước, khăn mặt, khăn lau tay, gối, chăn,...
6. Bỏ rác đúng nơi quy định.
7. Học sinh khi có biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở thì báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm.
Trường học phải đạt 15 tiêu chí an toàn khi đón học sinh trở lại
Ngày 28.4, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học.
Với 15 tiêu chí áp dụng cho trước - trong và sau khi học sinh học tập ở trường, nếu cơ sở giáo dục đạt từ 7 tiêu chí trở xuống sẽ bị đánh giá là "thực hiện chưa tốt, trường học không an toàn và không được phép hoạt động".
Căn cứ vào bộ tiêu chí này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng các tiêu chí cụ thể gắn với tình hình thực tiễn của địa phương, làm cơ sở đánh giá mức độ an toàn của nhà trường khi cho học sinh đi học trở lại.
Các Sở Giáo dục và Đào tạo đồng thời cần tiếp tục nghiêm túc thực hiện công văn hướng dẫn các điều kiện bảo đảm an toàn cho học sinh đi học trở lại và xử trí trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 trong trường học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành ngày 23.4.
Khuyến cáo tiêm vắc xin đúng lịch và đủ liều Hưởng ứng Tuần lễ tiêm chủng thế giới năm 2020 (từ ngày 22 đến 30/4), Bộ Y tế phối hợp cùng WHO Việt Nam xây dựng clip ngắn về tầm quan trọng của vaccine và tiêm chủng. Ảnh minh họa Trước tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 2251/BYT-DP ngày 22-4-2020 gửi...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mối nguy từ trà nóng, canh nóng

Sự thật về vắc-xin 6 trong 1 mà bố mẹ không thể bỏ qua

Thói quen buổi sáng giúp bụng êm, người nhẹ tênh cả ngày

Uống cà phê khi đói: Lợi và hại cần cân nhắc

6 món ăn bài thuốc thanh nhiệt, giải độc cơ thể mùa hè

Loại rau được ví như 'vàng xanh mùa hè', hút mỡ máu

Ba loại đồ uống hạn chế đường tốt cho sức khỏe đường ruột

Yếu tố nguy cơ gây loãng xương

Người bị gan nhiễm mỡ có cần dùng thuốc bổ gan?

Cách ăn trứng tốt cho người tăng huyết áp

Những tiến bộ trong điều trị sỏi thận

5 tác dụng của gừng trong ngăn ngừa bệnh tim
Có thể bạn quan tâm

Thiết kế Galaxy Z Fold 7 có thể làm ngỡ ngàng cho người hâm mộ?
Đồ 2-tek
19:14:44 13/05/2025
Em gái Trấn Thành bị đồng nghiệp bóc hẹn hò lén lút với 1 mỹ nam Vbiz
Sao việt
19:12:54 13/05/2025
Galaxy AI trên Galaxy S25 series đồng hành cùng người trẻ cải thiện giấc ngủ
Thế giới số
18:52:49 13/05/2025
Cuộc gọi cuối cùng của Từ Hy Viên trước khi rút ống thở
Sao châu á
18:38:41 13/05/2025
Hendrio nhập tịch Việt Nam, lấy tên Đỗ Quang Hên?
Sao thể thao
18:28:24 13/05/2025
Xe tay ga Honda 125cc, trang bị màn hình TFT4,2 inch, giá rẻ hơn Vision
Xe máy
18:16:23 13/05/2025
8 giờ đàm phán khẩn cấp: Ấn Độ và Pakistan thoát khỏi miệng hố chiến tranh như thế nào?
Thế giới
18:10:22 13/05/2025
Miss Universe Thailand: Thí sinh đủ ngành nghề, cao trên 1m70, quyết "phục thù"?
Tv show
17:34:54 13/05/2025
Giá vé xem G-Dragon và CL biểu diễn tại Hà Nội: Dự kiến cao nhất 6,5 triệu đồng
Nhạc quốc tế
17:21:39 13/05/2025
Vào khách sạn với 'bạn trai' rồi nhắn chồng cầm dao đến cưỡng đoạt tài sản
Pháp luật
17:14:50 13/05/2025