Cần sớm ban hành một nghị định riêng cho các trường đại học đã được tự chủ

Theo dõi VGT trên

“Cần có hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ hoặc phải sớm ban hành một nghị định riêng cho các trường đại học đã được tự chủ”, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cho biết.

Năm 2014, Chính phủ ban hành Nghị quyết 77/NQ-CP thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 – 2017. Đến nay, có 23 trường đại học công lập được thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo Nghị quyết 77.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện tự chủ đại học vẫn gặp nhiều vướng mắc chưa thể tháo gỡ. Hệ thống văn bản pháp lý chưa đồng bộ, nhất quán nên cách hiểu, cách vận dụng ở mỗi trường có thể còn khác nhau. Đó cũng là lý do thời gian qua, việc bổ nhiệm cán bộ ở một số trường đại học tự chủ còn gây ra nhiều tranh cãi.

Từ ngày 29/3 – 15/4, Hội đồng trường của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã bầu chọn hiệu trưởng. Tuy nhiên, quy trình thực hiện đã gây ra nhiều tranh cãi.

Phó Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng đương nhiệm thời điểm đó đã khẳng định, nhà trường đã làm đúng luật, đúng trình tự và hoàn toàn không có bất thường trong quá trình bầu này.

Cần sớm ban hành một nghị định riêng cho các trường đại học đã được tự chủ - Hình 1

Bộ Y tế đề nghị Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh chủ động thu hồi quyết định bổ nhiệm 2 phó hiệu trưởng (Ảnh: Bệnh viện Đại học Y dược)

Ngày 5/4/2021, Giáo sư Trần Diệp Tuấn – Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã trao nghị quyết của hội đồng trường, bổ nhiệm 2 ông là Hà Mạnh Tuấn và Ngô Quốc Đạt là Phó hiệu trưởng của trường.

Ngay sau khi thông tin bổ nhiệm này được phát đi, đã có nhiều ý kiến khác nhau phản ứng về việc này. Bộ Y tế đã lập tổ công tác, vào làm việc với nhà trường để xác minh lại quy trình bổ nhiệm.

Biên bản cuộc họp được ban hành ngày 11/5. Trong đó, đề nghị Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh chủ động thu hồi quyết định bổ nhiệm ông Ngô Quốc Đạt và ông Hà Mạnh Tuấn. Lý do thu hồi quyết định bổ nhiệm 2 hiệu phó là vì chưa làm đúng quy trình bổ nhiệm cán bộ.

Cụ thể, 2 phó hiệu trưởng là Phó Giáo sư Ngô Mạnh Đạt, Tiến sĩ Hà Mạnh Tuấn được bổ nhiệm vào tháng ba, khi chưa có hiệu trưởng là không đúng với Điểm d, khoản 2, điều 16 của Luật Giáo dục Đại học sửa đổi.

Trường hợp bổ nhiệm ông Hà Mạnh Tuấn không đáp ứng đủ tiêu chuẩn “Đã tham gia quản lý cấp bộ môn hoặc tương đương trở lên ở cơ sở giáo dục đại học (hoặc tương đương) từ 5 năm trở lên”.

Lý giải việc bầu hiệu phó khi chưa có hiệu trưởng, Giáo sư Trần Diệp Tuấn cho biết, ban giám hiệu chỉ có một hiệu phó điều hành là Phó Giáo sư Nguyễn Hoàng Bắc. Ông Bắc điều hành cả nhà trường và bệnh viện Đại học Y Dược, khối lượng công việc rất lớn, cần bổ sung thành viên vào ban giám hiệu để hỗ trợ công việc quản lý với ông Bắc.

Video đang HOT

Cũng theo ông Tuấn, đây là 2 phó hiệu trưởng được bổ sung để hỗ trợ công việc cho ông Bắc. Khi nào có hiệu trưởng mới, hiệu trưởng sẽ thực hiện giới thiệu lại phó hiệu trưởng.

Từ tháng 7/2020 đến nay, Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh khuyết vị trí hiệu trưởng. Việc bầu hiệu trưởng phải tuân theo quy trình bổ nhiệm cán bộ của Bộ Y tế.

Quy trình đã được Bộ Y tế ban hành nhưng mỗi trường lại hiểu theo mỗi cách khác nhau, không thống nhất, do mô hình hội đồng trường quá mới. Từ thực tế đó, Bộ Y tế cho biết sẽ ban hành quy trình mẫu. Nhà trường đang chờ quy trình mẫu để kiện toàn các vị trí trong ban giám hiệu.

Theo Giáo sư Trần Diệp Tuấn, việc Bộ Y tế đề nghị Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh chủ động thu hồi quyết định bổ nhiệm 2 phó hiệu trưởng khiến nhà trường rơi vào tình trạng hết sức khó khăn. (1)

Chia sẻ về những câu chuyện liên quan đến việc bổ nhiệm cán bộ ở một số trường đại học tự chủ trong thời gian qua, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến – Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng: “Lý do là vì chưa có hệ thống hành lang pháp lý đồng bộ, nhất quán, đặc biệt là chưa có một nghị định riêng cho các trường đại học tự chủ.

Hiện nay, việc bổ nhiệm ở các trường đại học tự chủ vẫn phải thực hiện theo văn bản pháp lý áp dụng chung cho các đơn vị sự nghiệp hành chính công lập. Có nghĩa là, các trường đại học tự chủ đang thiếu cơ sở, căn cứ pháp lý cho riêng mình”.

Theo Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, tự chủ đại học là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, được thể hiện qua hàng loạt những nghị quyết, các chỉ thị của Đảng, của Chính phủ.

Tuy nhiên, những nghị quyết, chỉ thị lại không phải là những văn bản có tính chất pháp lý. Ví dụ Nghị quyết 77/NQ-CP thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 – 2017 cũng không phải văn bản pháp lý.

Cần sớm ban hành một nghị định riêng cho các trường đại học đã được tự chủ - Hình 2

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cho rằng, cần sớm ban hành nghị định riêng cho các trường đại học tự chủ (Ảnh: Tùng Dương)

Cho đến thời điểm hiện tại, chỉ có Luật 34/2018/QH14, Nghị định 99/2019/NĐ-CP là những căn cứ pháp lý cho các trường đại học tự chủ.

Mặc dù vậy, việc bổ nhiệm ở các trường đại học tự chủ vẫn đang phải thực hiện theo cả Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp hành chính công lập.

Nghị định 99/2019/NĐ-CP hướng dẫn việc bổ nhiệm theo một quy trình nhưng Nghị định 115/2020/NĐ-CP lại quy định bổ nhiệm theo một quy trình khác. Chính sự thiếu đồng bộ, nhất quán giữa các văn bản pháp lý khiến quá trình thực hiện, vận dụng trở nên phức tạp hơn, khó khăn khăn hơn.

“Nói vậy để thấy rằng, không phải thực hiện theo Nghị định 115/2020/NĐ-CP là sai. Nhưng Nghị định này lại ban hành cho các đơn vị hành chính sự nghiệp công lập, mà không phải đơn vị sự nghiệp công lập nào cũng giống với các trường đại học tự chủ.

Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập mà không phải là các trường đại học thì không thể theo Luật 34/2018/QH14 , mà phải theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP về Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Chính vì thế. các trường đại học cũng cần một nghị định riêng để đảm bảo thực hiện đúng theo tinh thần và nguyên tắc tự chủ”, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến khẳng định.

Nghị định 16/2015/NĐ-CP cũng đã đưa ra yêu cầu phải tiếp tục ban hành các nghị định riêng đối với từng lĩnh vực. Thế nhưng, cho đến bây giờ, ngoài lĩnh vực khoa học công nghệ, không có nghị định nào được ban hành theo từng lĩnh vực cả. Bản thân Nghị định 16/2015/NĐ-CP cũng chưa thực sự đi vào cuộc sống.

Theo Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, hệ thống văn bản pháp lý đang mâu thuẫn, văn bản đã ban hành chung cho các cơ sở hành chính sự nghiệp công lập nhưng không ban hành riêng cho các đơn vị tự chủ.

Trong khi đó, các trường, các cơ sở tự chủ thì cho đến bây giờ vẫn chưa có một văn bản pháp lý riêng biệt nào.

Điều “tréo ngoe” hiện nay là các trường bước vào con đường tự chủ nhưng đang thiếu cơ sở, căn cứ pháp lý cho riêng mình.

Do đó, quy trình bổ nhiệm ở một số trường vẫn gặp nhiều vướng mắc. Cùng một sự việc nhưng nhìn nhận dưới hệ thống văn bản pháp lý khác nhau dẫn tới những kết luận đúng sai khác nhau.

Thậm chí, thực tế đã có những câu chuyện là cùng một hoạt động nhưng khi các đơn vị giám sát kiểm định vận dụng Luật 34/2018/QH14 thì đúng, nhưng vận dụng luật khác như Luật đầu tư công, Luật Công chức viên chức lại sai. Đó chính là vấn đề khó khăn của các trường đại học tự chủ hiện nay.

“Bài toán đặt ra cho cơ quan quản lý nhà nước hiện nay là cần sớm ban hành nghị định riêng cho các trường đại học tự chủ.

Phải hoàn thiện hành lang pháp lý đảm bảo đồng bộ, nhất quán thì tự chủ đại học mới đi vào thực tiễn cuộc sống”, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến nhấn mạnh.

Tài liệu tham khảo:

(1) https://zingnews.vn/dh-y-duoc-tphcm-noi-ve-viec-bo-nhiem-2-hieu-pho-post1215513.html

Lấy ý kiến về đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ

Bộ GDĐT vừa tổ chức tọa đàm góp ý dự thảo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ. Ông Hoàng Minh Sơn - Thứ trưởng Bộ GDĐT cho biết, quy mô đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của các các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) đang giảm mạnh bởi nhiều nguyên nhân.

Lấy ý kiến về đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ - Hình 1

Ảnh minh họa

Do đó, Bộ GDĐT chủ trương xây dựng lại Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, đảm bảo theo đúng quy định của luật và yêu cầu tập trung vào chất lượng. Ông Sơn nhấn mạnh: "Chúng ta chỉ có thể tăng được quy mô đào tạo khi chúng ta đảm bảo với xã hội, cam kết với xã hội về chất lượng".

Lần này, dự thảo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ đã có những bước đổi mới quan trọng về tổ chức đào tạo trình độ thạc sĩ, theo hướng tăng cường tự chủ, công khai, khuyến khích tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở GDĐH, tiệm cận với thông lệ của các nước phát triển.

Còn dự thảo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ chỉ quy định khung về tiêu chuẩn giảng viên, người hướng dẫn, điều kiện tuyển sinh, yêu cầu về thành viên và quy định bảo vệ luận án. Dự thảo cũng nêu chi tiết các quy định liên quan đến trách nhiệm của Bộ GDĐT - cơ quan kiểm tra giám sát và trọng tài khi có khiếu kiện tố cáo liên quan đến chất lượng và quy trình đào tạo tiến sĩ.

Về cấu trúc, dự thảo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ giảm từ 8 chương và 32 điều xuống 5 chương và 26 điều, giảm thiểu các chi tiết cầm tay chỉ việc, giao cơ sở tự chủ. Bộ GDĐT chỉ quy định chuẩn và thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra giám sát theo chuẩn.

Trước đó, sau khi Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành theo Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT, số lượng nghiên cứu sinh tuyển mới năm 2018 giảm đáng kể. Trong khi, Luật Giáo dục ĐH 2012 và Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH năm 2018 quy định mở rộng quyền tự chủ cho cơ sở đào tạo trong chuyên môn.

Có nhiều phân tích được đưa ra, song một trong những nguyên nhân tác động đến thực trạng khiến lượng nghiên cứu sinh (NCS) giảm hẳn là do yêu cầu "công bố quốc tế" với các bài báo; việc đào tạo NCS gắn nhiều hơn với hoạt động nghiên cứu khoa học...

Khi ấy ông Hoàng Minh Sơn (là Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) thừa nhận rằng, chất lượng đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam đang có vấn đề, song không thể vì thế mà không làm nữa.

Nhiều chuyên gia cũng đồng tình rằng dù người ta nhiều lần nhắc tới con số 24.000 như một minh chứng cho số lượng tiến sĩ quá nhiều ở Việt Nam, song nhu cầu giảng viên có trình độ tiến sĩ thực sự có chất lượng, nhất là cho các trường ĐH, vẫn là rất lớn.

Ông Sơn khi ấy đã đề xuất, cần phải gắn đầu tư cho nghiên cứu khoa học với đào tạo tiến sĩ thì chất lượng đào tạo tiến sĩ mới có thể nâng lên.

Hiện Bộ GDĐT đã đăng công khai lấy ý kiến rộng rãi cho dự thảo Thông tư ban hành Quy chế đào tạo thạc sĩ từ ngày 18/9 đến ngày 18/11 và dự thảo Thông tư quy định Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ từ ngày 7/10 đến ngày 7/12.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sát hại bảo vệ nghĩa trang ở Bình Dương rồi kể với vợ "vừa chém con cọp"Sát hại bảo vệ nghĩa trang ở Bình Dương rồi kể với vợ "vừa chém con cọp"
16:14:26 03/05/2025
Quang Linh vướng tù tội, 1 người trong team châu Phi lộng quyền, mở tiệc ăn mừngQuang Linh vướng tù tội, 1 người trong team châu Phi lộng quyền, mở tiệc ăn mừng
16:44:07 03/05/2025
Nữ sinh ĐH Tôn Đức Thắng được tuyển chọn gắt gao để tham gia khối xe Nghi trượng tại Đại lễ 30/4Nữ sinh ĐH Tôn Đức Thắng được tuyển chọn gắt gao để tham gia khối xe Nghi trượng tại Đại lễ 30/4
16:17:11 03/05/2025
Hoa hậu Phương Lê mang thai lần 4 ở tuổi U50, là con chung đầu tiên với NSƯT Vũ LuânHoa hậu Phương Lê mang thai lần 4 ở tuổi U50, là con chung đầu tiên với NSƯT Vũ Luân
19:42:27 03/05/2025
Subeo chuẩn bị lên đường du họcSubeo chuẩn bị lên đường du học
16:12:21 03/05/2025
Cha xử kẻ hại con: Rõ nguyên nhân TNGT, huỷ quyết định cũ, vợ kể việc làm ám ảnhCha xử kẻ hại con: Rõ nguyên nhân TNGT, huỷ quyết định cũ, vợ kể việc làm ám ảnh
21:22:39 03/05/2025
Hé lộ cách cung nữ thỏa nhu cầu "sinh lý", nhiều điều khó tin nhưng có thậtHé lộ cách cung nữ thỏa nhu cầu "sinh lý", nhiều điều khó tin nhưng có thật
17:42:53 03/05/2025
Học sinh vẽ con gà bị cô giáo phê "không đúng thực tế", ông bố gửi 1 bức ảnh khiến ai nấy cười nghiêng ngảHọc sinh vẽ con gà bị cô giáo phê "không đúng thực tế", ông bố gửi 1 bức ảnh khiến ai nấy cười nghiêng ngả
17:02:26 03/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phá án nhanh vụ giết người trong đêm ở An Giang

Phá án nhanh vụ giết người trong đêm ở An Giang

Pháp luật

22:22:44 03/05/2025
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chỉ trong thời gian ngắn, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh An Giang đã nhanh chóng xác định được nhóm đối tượng liên quan đến vụ án đang lẩn trốn tại TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
Mỹ Lệ: Được Trịnh Công Sơn khuyên Nam tiến và ca khúc giúp sự nghiệp 'sang trang'

Mỹ Lệ: Được Trịnh Công Sơn khuyên Nam tiến và ca khúc giúp sự nghiệp 'sang trang'

Tv show

22:20:24 03/05/2025
Là khách mời trong Kỷ niệm thanh xuân , ca sĩ Mỹ Lệ có dịp ôn lại những cột mốc gắn với chặng đường ca hát của mình.
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio giữ 4 chức cùng lúc

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio giữ 4 chức cùng lúc

Thế giới

22:11:21 03/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 1.5 đề cử Cố vấn an ninh quốc giaMike Waltzlàm Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc và bổ nhiệm Ngoại trưởngMarco Rubiotạm thời thay ông Waltz giữ chức cố vấn an ninh quốc gia.
Kha Ly tái xuất sau khi sinh, cùng chồng góp giọng trong dự án đặc biệt

Kha Ly tái xuất sau khi sinh, cùng chồng góp giọng trong dự án đặc biệt

Nhạc việt

21:59:53 03/05/2025
Sau thời gian tập trung cho con gái, Kha Ly dần trở lại với các hoạt động nghệ thuật. Gần đây, cô gây chú ý khi góp giọng trong MV Đường từ tâm của tác giả Phạm Nhật Huy.
Mỹ nhân nóng bỏng đang vướng tin đồn hẹn hò với tài tử Tom Cruise

Mỹ nhân nóng bỏng đang vướng tin đồn hẹn hò với tài tử Tom Cruise

Sao âu mỹ

21:56:28 03/05/2025
Ngôi sao Hollywood Ana de Armas tiếp tục vướng nghi vấn hẹn hò với tài tử Tom Cruise. Họ bị giới săn tin bắt gặp khi di chuyển chung bằng trực thăng, cùng dùng bữa tối vào sinh nhật của nữ diễn viên.
Hậu trường cảnh nước lũ khiến Lý Hải suýt mất hết thiết bị khi quay "Lật mặt 8"

Hậu trường cảnh nước lũ khiến Lý Hải suýt mất hết thiết bị khi quay "Lật mặt 8"

Hậu trường phim

21:52:49 03/05/2025
Theo chia sẻ từ đạo diễn Lý Hải, đoàn phim đã mất 14 ngày thiết kế bối cảnh và liên tục ngâm mình 48 giờ trong nước để ghi hình.
Cả MXH đổ xô xin lỗi "công chúa Huawei" Diêu An Na giữa bê bối tình ái chấn động xứ tỷ dân, chuyện gì đây?

Cả MXH đổ xô xin lỗi "công chúa Huawei" Diêu An Na giữa bê bối tình ái chấn động xứ tỷ dân, chuyện gì đây?

Sao châu á

21:37:58 03/05/2025
Là tiểu thư cành vàng lá ngọc hàng thật giá thật, nhưng Diêu An Na không dựa vào thế lực gia đình để giành giật vai chính với các đồng nghiệp trong showbiz.
Thanh Thủy ghi điểm ở Indonesia, đọ sắc với 3 nàng hậu quốc tế, visual hơn hẳn?

Thanh Thủy ghi điểm ở Indonesia, đọ sắc với 3 nàng hậu quốc tế, visual hơn hẳn?

Sao việt

21:32:22 03/05/2025
Thanh Thủy vừa có chuyến công du đến Indonesia tham dự chung kết Puteri Indonesia tìm ra đại diện của quốc gia này đến với Miss International 2025. Bên cạnh đó, khán giả đổ dồn sự chú ý vào màn đọ sắc của Thanh Thủy với 3 nàng hậu quốc ...
Xe tải va chạm xe khách, quốc lộ 20 Lâm Đồng ùn ứ nghiêm trọng

Xe tải va chạm xe khách, quốc lộ 20 Lâm Đồng ùn ứ nghiêm trọng

Tin nổi bật

21:29:41 03/05/2025
Xe khách chở hơn 20 hành khách đã va chạm với một xe tải trên quốc lộ 20 đoạn qua tỉnh Lâm Đồng khiến giao thông ùn ứ nghiêm trọng.
Shark Bình đưa Phương Oanh "hồi cung", netizen nhận xét 2 chữ về vợ chủ tịch

Shark Bình đưa Phương Oanh "hồi cung", netizen nhận xét 2 chữ về vợ chủ tịch

Netizen

21:14:33 03/05/2025
Sau khi kết hôn và sinh 2 nhóc tì cho Shark Bình , Phương Oanh vẫn dành trọn thời gian chăm sóc gia đình, chưa quay lại với công việc diễn xuất. Mới đây vợ chồng Shark Bình đưa 2 con đi du lịch Hàn Quốc nhân dịp nghỉ lễ.
Nửa đêm đang ngủ thì khói nghi ngút cùng mùi khét lẹt bay vào phòng, vợ chồng tôi hốt hoảng chạy ra thì thót tim thấy mẹ đứng trong bếp

Nửa đêm đang ngủ thì khói nghi ngút cùng mùi khét lẹt bay vào phòng, vợ chồng tôi hốt hoảng chạy ra thì thót tim thấy mẹ đứng trong bếp

Góc tâm tình

20:52:10 03/05/2025
Chồng tôi bật điện lên rồi kéo mẹ ra xa, tránh khỏi cái ấm siêu tốc đang bốc cháy. Mẹ chồng mới đến ở với vợ chồng tôi được mấy tháng nay.