Cần sự chuyển động từ địa phương

Mới đây, Bộ GD&ĐT ban hành Chỉ thị về việc chấn chỉnh tình trạng lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường. Đây được coi là tín hiệu tích cực và đã “chạm” vào một vấn đề bất cập, tồn tại trong nhiều năm qua. Đồng thời hiện thực hóa chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ về việc giảm áp lực cho giáo viên.

Cần sự chuyển động từ địa phương - Hình 1

Ảnh minh họa/internet

Còn nhớ, trong những ngày tiên của năm 2019, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã có thông điệp quyết tâm cắt giảm áp lực cho giáo viên và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, là từ khóa của ngành Giáo dục trong năm mới.

Trước đó, Bộ trưởng cũng từng khẳng định: Những gì không phù hợp, gây áp lực cho giáo viên thì bãi bỏ và sẽ “trả lại” cho giáo viên thời gian làm việc chuyên môn bằng việc cắt giảm mạnh mẽ hơn nữa các công việc về hồ sơ, sổ sách cho giáo viên.

Nay tất cả điều đó đã trở thành hiện thực và được cụ thể hóa bằng Chỉ thị 138/CT- BGDĐT về việc chấn chỉnh tình trạng lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường.

Theo chỉ thị này, giáo viên sẽ được phép chọn hình thức trình bày, viết tay hoặc đánh máy khi sử dụng các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định.

Nhớ lại chia sẻ của một cô giáo ở Hà Nội mới thấy rằng, Chỉ thị này có ý nghĩa như thế nào đối với giáo viên. Cô cho biết, trước đây mỗi khi kết thúc tiết dạy, thay vì nghỉ ngơi để chuẩn bị cho tiết dạy tiếp theo thì cô lại hì hục với bảng điểm và đống sổ sách đánh giá học sinh cuối kì.

Ở trên lớp, cứ rảnh lúc nào là giáo viên phải tranh thủ, không viết kịp thì phải mang cả về nhà để viết. Cứ hết một tháng giáo viên lại phải nhận xét tất cả các học sinh, rồi nhận xét tất cả các môn.

Video đang HOT

Cuối năm thì vừa tổng kết tháng cuối cùng, vừa tổng kết năm, rồi vào điểm… Những việc này choán hết cả thời gian dành cho chuyên môn, nghiên cứu bài vở, giáo án.

Đây chính là áp lực không đáng có đối với giáo viên mà lẽ ra thời gian đó giáo viên có thể làm được nhiều việc khác phục cho công tác giảng dạy, hỗ trợ học sinh học tập.

Áp lực sổ sách đã được xóa bỏ, mang lại nhiều cảm xúc tươi mới và động lực cho giáo viên trong những ngày cả nước chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc – Tết Kỷ Hợi.

Vì thế, ngay sau Chỉ thị của Bộ GD&ĐT được ban hành, trên các diễn đàn mạng xã hội, nhiều giáo viên bày tỏ vui mừng vì không phải viết tay sổ sách, giáo án, từ đó có thể chuyên tâm vào công tác giảng dạy. Nhiều giáo viên còn đón nhận Chỉ thị như một món quà Tết, được Bộ trưởng “mừng tuổi” đầu năm.

Vấn đề đã được giải quyết, song điều quan trọng lúc này là cách làm, cách thực hiện của địa phương và các cơ sở giáo dục. Thiết nghĩ, ngay từ bây giờ, hiệu trưởng các trường cần rà soát tất cả các hoạt động của giáo viên.

Trước hết là những hoạt động hành chính không cần thiết, sổ sách, các thủ tục gây phiền hà cho giáo viên để tiến hành cắt giảm. Đồng thời khuyến khích giáo viên tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm giảm bớt thời gian làm việc cho các thầy, cô giáo.

Tuyệt đối không để giáo viên bị áp lực bởi những việc không đáng có. Đồng thời, kiên quyết không đưa ra những chỉ tiêu thi đua, giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm dạy giỏi…

Nói như Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Cái giỏi phải được thể hiện ở hiệu quả cuối cùng. Thà một giáo viên rất tốt còn hơn giỏi một cách hình thức.

Minh Phong

Theo giaoducthoidai

Giảm áp lực sổ sách giáo viên, trên bảo dưới có nghe?

Bên cạnh nhiều ý kiến vui mừng vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi, bởi điều quan trọng dưới cơ sở có thực hiện hay không là do vai trò của hiệu trưởng.

Lâu nay, sổ sách của giáo viên vẫn thường được gọi là những "việc không tên" chiếm mất nhiều thời gian.

Trên diễn đàn Chúng tôi là giáo viên, tài khoản Văn Giang đã kiệt kê ra các loại sổ mà giáo viên đang phải gánh hiện nay như: giáo án, sổ điểm, sổ kế hoạch giảng dạy, sổ đầu bài, sổ dự giờ (1 năm đủ 18 tiết), sổ hội họp, sổ chủ nhiệm, sổ mượn đồ dùng dạy học, sổ đăng ký mượn đồ dùng dạy học, và sổ học bồi dưỡng thường xuyên...

Giảm áp lực sổ sách giáo viên, trên bảo dưới có nghe? - Hình 1

Cách đây 4 năm Bộ GD-ĐT đã có quy định rõ về sổ sách của giáo viên, tuy nhiên trên thực tế giáo viên vẫn bị "ngập" trong sổ sách

Còn cách đây 4 năm Bộ GD-ĐT cũng có công văn số 68 về việc chấn chỉnh việc lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường.

Công văn quy định rõ giáo viên chỉ phải làm 4 loại sổ sách như: Giáo án (có thể kết hợp soạn nhiều môn trong một cuốn); Sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp; Sổ điểm cá nhân (không yêu cầu đối với giáo viên Tiểu học); Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).

Cô giáo Trần Thị Hồng, giáo viên ở quận 9, TP.HCM cho rằng, hiện nay giáo viên đang "gánh" qúa nhiều sổ sách, vì vậy Chỉ thị không đặt thêm sổ sách cho giáo viên là một tín hiệu vui. Tuy nhiên, vẫn chưa giải quyết tận gốc vấn đề. Theo cô Hồng, chưa giải quyết được tận gốc vấn đề là do Chỉ thị yêu cầu không đặt thêm sổ sách chứ không phải là cắt giảm những sổ sách mà giáo viên đang phải "gánh".

Trong khi đó, cô Phạm Thúy Hà, nguyên hiệu trưởng Trưởng tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, quận 4, TP.HCM, bộc bạch cô rất tán thành việc làm này của Bộ GD-ĐT. Theo cô Hà, để có một tiết dạy tốt giáo viên đã phải đầu tư rất nhiều thứ, chiếm nhiều thời gian. Do vậy, nếu bớt được công việc giấy tờ giáo viên sẽ có thêm thời gian để tập trung giảng dạy.

Cô Hà cho rằng, giáo viên chỉ cần giữ những sổ sách theo đúng lịch như lên lớp thì có giáo án còn những sổ sách không cần thiết thì cũng nên cắt giảm. Ngoài ra hiện nay sổ kế hoạch của giáo viên đã tích hợp, nên không cần tăng thêm sổ chi tiết nữa. Việc có nhiều sổ sách chỉ làm giáo viên mất thời gian mà thôi.


Trong khi đó cô Trần Phương Thảo, giáo viên THPT ở Nghệ An, cho rằng việc giáo viên "ngập" trong sổ sách đã diễn ra từ lâu. Gần đây, nhà trường đã tạo điều kiện cho "tích hợp" nhiều sổ nên phần nào giảm tải những sổ sách không cần thiết. Tuy nhiên khi thực hiện sổ sách điện tử và tích hợp lại xảy ra tình trạng sao chép của nhau dẫn tới mất ý. Vì vậy việc không đặt ra sổ sách và cắt giảm là điều nên làm để giáo viên tập trung giảng dạy, tránh hình thức, sổ sách cho đủ.

Trên diễn đàn Chúng tôi là giáo viên, vấn đề cắt giảm sổ sách cho giáo viên nhận được nhiều ý kiến ủng hộ. Một nhà giáo có tài khoản Cuộc sống xanh đưa ra quan điểm: "Thiết nghĩ giáo viên chỉ cần 2 sổ, 1 là giáo án 2 là sổ điểm. Quan trọng là học sinh học được kiến thức, chứ sổ sách bày đặt lại chép chép, ghi lại của nhau được gì. Nên để thời gian chép sổ cho để nghiên cứu bài vở".

Còn cô giáo mầm non có tên Phạm Bảo Ngọc, cho rằng ở bậc mầm non chỉ cần giảm sổ chấm ăn, sổ đón trả trẻ, sổ điểm danh gộp vào thành 1 loại sổ, nên cắt sổ tích luỹ và bồi dưỡng hiện nay. Theo cô giáo này cũng phải xem việc thực hiện ở các trường như thế nào, tránh tình trạng trên dưới không đồng nhất.

Tuy nhiên, bên cạnh nhiều ý kiến vui mừng vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi, bởi điều quan trọng dưới cơ sở có thực hiện hay không là do vai trò của hiệu trưởng

Nhà giáo có tài khoản Tuyết Trần thì cho rằng: "Bộ đã có Chỉ thị bằng văn bản yêu cầu các địa phương tuyệt đối không được đặt thêm các loại sổ sách cho giáo viên. Có nghĩa Bộ cấm không được đặt thêm thôi, chứ không có bỏ bớt, do vậy giáo viên vẫn cứ như cũ mà thực hiện".

Hiệu trưởng một trường tiểu học ở TP.HCM cho hay cách đây 4 năm Bộ GD-ĐT đã có công văn chấn chỉnh việc lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường. Trên thực tế các trường hiện nay đã áp dụng điều này. Tuy nhiên hiệu trưởng này cho rằng Chỉ thị lần này sẽ tiếp tục là động lực cho giáo viên cắt giảm những việc "không tên" để tập trung giảng dạy.

Còn thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, TP.HCM, cho rằng chỉ đạo của Bộ GD-ĐT sẽ làm giáo viên vui hơn, tuy nhiên bản thân ông hơi băn khoăn, ở địa phương có áp dụng triệt để chỉ đạo này hay không vì hiện tại mỗi giáo viên có quá nhiều loại hồ sơ. Theo thầy Phú cái mà ngành giáo dục hiện nay đang tụt hậu là vì còn hồ sơ bắt viết tay. Trong thời đại mà mọi ngành đều gắn liền cuộc cách mạng 4.0 thì điều này thật thương cho giáo viên. Thầy Phú đề xuất, Bộ nên lập 1 kênh phản hồi của giáo viên các trường để kịp thời chấn chỉnh. Đơn vị, trường học nào không thực hiện nên có chế tài xử lý cụ thể.

Lê Huyền

Theo vietnamnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sốc: Phát hiện thi thể sao nam nổi tiếng trong rừng, 2 tay bị trói chặtSốc: Phát hiện thi thể sao nam nổi tiếng trong rừng, 2 tay bị trói chặt
07:19:12 19/05/2025
Cậu cả bầu Hiển có con lần 3, vợ bí ẩn lộ thân thế, dâu thứ Đỗ Mỹ Linh ra rìa?Cậu cả bầu Hiển có con lần 3, vợ bí ẩn lộ thân thế, dâu thứ Đỗ Mỹ Linh ra rìa?
10:15:47 19/05/2025
Người yêu cũ đòi "hot boy" Tống Đông Khuê trả gần 44 tỷ đồng: Toà sơ thẩm phán quyết ra sao?Người yêu cũ đòi "hot boy" Tống Đông Khuê trả gần 44 tỷ đồng: Toà sơ thẩm phán quyết ra sao?
10:09:30 19/05/2025
Chủ tịch tỉnh yêu cầu xác minh việc bữa ăn bán trú phải đóng 2 lần thuếChủ tịch tỉnh yêu cầu xác minh việc bữa ăn bán trú phải đóng 2 lần thuế
09:21:22 19/05/2025
Chủ tịch Công ty Dược Sơn Lâm khai chi tiền 'hoa hồng' cho gần 100 cán bộ y tếChủ tịch Công ty Dược Sơn Lâm khai chi tiền 'hoa hồng' cho gần 100 cán bộ y tế
08:22:37 19/05/2025
Nữ bác sỹ gom rác bán sau giờ làm, kiếm được nhiều tiền hơn lương bệnh việnNữ bác sỹ gom rác bán sau giờ làm, kiếm được nhiều tiền hơn lương bệnh viện
08:58:35 19/05/2025
Jack "đụng chạm" còn thái độ với con Vân Dung, thiếu gia up ảnh full HD cực sốcJack "đụng chạm" còn thái độ với con Vân Dung, thiếu gia up ảnh full HD cực sốc
07:17:31 19/05/2025
Cha lao xuống giếng cứu con ở Gia Lai: 'Tôi đã nghĩ đến điều xấu nhất'Cha lao xuống giếng cứu con ở Gia Lai: 'Tôi đã nghĩ đến điều xấu nhất'
08:44:52 19/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc trên đà cách mạng công nghệ với chip không dùng silicon

Trung Quốc trên đà cách mạng công nghệ với chip không dùng silicon

Thế giới

13:19:21 19/05/2025
Trung Quốc đang đứng trước một bước đột phá công nghệ lớn, với tiềm năng thay đổi ngành công nghiệp chip toàn cầu và giảm sự phụ thuộc vào công nghệ Mỹ.
Bộ Công an bắt hàng chục gã xăm trổ, triệt phá ổ tội phạm ở Tiền Giang

Bộ Công an bắt hàng chục gã xăm trổ, triệt phá ổ tội phạm ở Tiền Giang

Pháp luật

13:15:49 19/05/2025
Băng nhóm tội phạm ở TIền Giang và các tỉnh lân cận do Nguyễn Công Huân cầm đầu vừa bị Bộ Công an triệt phá. Trong đó, 32 đối tượng bị khởi tố về 7 tội danh.
Quyến rũ vẻ đẹp hoang sơ suối Lang Bá

Quyến rũ vẻ đẹp hoang sơ suối Lang Bá

Du lịch

13:14:29 19/05/2025
Chúng tôi theo chân cán bộ kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng và các hộ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng là những người dân tộc Churu, Cơho và Ra Glai dọc ngang các tiểu khu rừng tự nhiên
Haaland còn kém xa Ronaldo, Messi

Haaland còn kém xa Ronaldo, Messi

Sao thể thao

13:02:40 19/05/2025
Khoảnh khắc ấy tại Wembley không chỉ là một quyết định đơn thuần. Đó là ranh giới phân định giữa những kẻ vĩ đại và những người xuất sắc.
2 tảng đá lớn từ trên núi lăn xuyên nhà dân

2 tảng đá lớn từ trên núi lăn xuyên nhà dân

Tin nổi bật

13:02:35 19/05/2025
Vụ việc hi hữu xảy ra khi tảng đá lớn từ trên núi lăn trúng nhà dân tại xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
Ái nữ của "ông trùm truyền thông" nghìn tỷ đầu tiên ở Việt Nam: Tốt nghiệp ĐH Oxford danh giá, 17 tuổi sáng lập quỹ từ thiện xây cầu khắp mọi miền Tổ quốc

Ái nữ của "ông trùm truyền thông" nghìn tỷ đầu tiên ở Việt Nam: Tốt nghiệp ĐH Oxford danh giá, 17 tuổi sáng lập quỹ từ thiện xây cầu khắp mọi miền Tổ quốc

Netizen

13:01:30 19/05/2025
Hiện tại cô đang là cánh tay đắc lực của cha, đảm nhận vai trò Giám đốc Chiến lược Nội dung cho các chương trình nổi tiếng như: Anh trai say hi, Em xinh say hi...
Thu Quỳnh nói gì khi bị chê "lên đồng" như My Sói, gây ức chế ở phim VTV?

Thu Quỳnh nói gì khi bị chê "lên đồng" như My Sói, gây ức chế ở phim VTV?

Sao việt

12:56:04 19/05/2025
Bộ phim Cha tôi, người ở lại của đạo diễn Vũ Trường Khoa, phát trên VTV được khán giả yêu thích nhờ kịch bản hấp dẫn và dàn diễn viên hợp vai.
Làm sườn xào chua ngọt mãi cũng chán, đem cháy tỏi được món vừa ngon lại đánh bay nồi cơm

Làm sườn xào chua ngọt mãi cũng chán, đem cháy tỏi được món vừa ngon lại đánh bay nồi cơm

Ẩm thực

12:28:44 19/05/2025
Những miếng sườn cháy tỏi vàng ươm, thơm lừng không chỉ kích thích vị giác mà còn mang đến cảm giác ấm áp của những bữa cơm gia đình.
Đậu đen làm đẹp da như thế nào?

Đậu đen làm đẹp da như thế nào?

Làm đẹp

12:10:15 19/05/2025
Hạt đậu đen không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho làn da nhờ chứa các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
6 nguyên tắc vàng khi thiết kế phòng khách

6 nguyên tắc vàng khi thiết kế phòng khách

Sáng tạo

11:26:20 19/05/2025
Phòng khách được ví như bộ mặt đại diện của gia đình, đồng thời thể hiện gu thẩm mỹ và phong cách của chủ nhân. Để không gian phòng khách tiện nghi, thoải mái và đảm bảo tính thẩm mỹ, cần tuân thủ những nguyên tắc khi thiết kế nội thất.
Chỉ vì 1 đôi hoa tai, mỹ nhân 17 tuổi bị lộ gia thế khủng, hóa ra là "công chúa hào môn" trong truyền thuyết

Chỉ vì 1 đôi hoa tai, mỹ nhân 17 tuổi bị lộ gia thế khủng, hóa ra là "công chúa hào môn" trong truyền thuyết

Sao châu á

11:18:56 19/05/2025
Chỉ một đôi hoa tai, một chi tiết tưởng chừng nhỏ nhặt, cũng đủ để phơi bày cả một hệ thống áp lực và định kiến đang ngày càng đè nặng lên các nghệ sĩ trẻ.