Cẩn trọng các review ‘bóc phốt’ trường đại học
Đang vào cao điểm chọn trường, tuy nhiên nhiều học sinh bối rối vì TikTok xuất hiện hàng loạt bài đăng review trường đại học theo hướng tiêu cực hoặc ‘bóc trần góc khuất’ của trường. Xung quanh vấn đề này có nhiều việc rất đáng bàn.
Trước mạng lưới thông tin đa dạng, rộng khắp về các trường đại học, thí sinh cần tỉnh táo để có quyết định đúng đắn nhất cho tương lai của mình. Ảnh: Quang Vinh.
Sự bùng nổ của các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là Tiktok những năm gần đây đã ảnh hưởng lớn đến cách thức tiếp cận thông tin của giới trẻ. Thay vì tìm kiếm thông tin tại các kênh chính thống và truyền thống trước đây, như các phương tiện thông tin đại chúng, qua website, fanpage chính thức, số hotline của các trường đại học (ĐH)… một số bạn trẻ lại có xu hướng “hỏi Tiktok” và “nghe Tiktoker” trước khi đưa ra quyết định chọn trường, chọn ngành học.
Tràn lan video “bóc phốt” trường đại học
Trần Thu Dung (học sinh lớp 12, Trường THPT Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, em quyết tâm không sử dụng điện thoại di động trước khi vào ĐH để tập trung cho việc ôn thi. Tuy nhiên, nhóm bạn thân của em thì hầu như ngày nào cũng dành thời gian để vào mạng, cập nhật các thông tin mới qua kênh Tiktok.
“Thi thoảng cháu có mượn điện thoại của mẹ vào Facebook, Zalo để trao đổi thông tin thì các bạn nói là lỗi thời rồi và gửi cháu các video ngắn của Tiktok. Vì tò mò cháu cũng mở ra xem thì thấy toàn là những lời khuyên rất kỳ lạ kiểu “3 ngành ĐH vô dụng”, “bằng ĐH vô dụng bậc nhất trong ngành kinh tế”… Dù cháu không dự định học khối ngành kinh tế nhưng xem xong cũng thấy hoang mang. Cháu đã thử tìm kiếm tư vấn về ngành ngôn ngữ Nhật dự định đăng ký xét tuyển ĐH nhưng không thấy, không biết là nên mừng hay lo” – Dung băn khoăn.
Dường như “đọc” được ý nghĩ của người dùng, nhiều thí sinh khi truy cập vào Tiktok sẽ thấy hiển thị ở hàng đầu là những video với lượt xem “khủng” tư vấn về ngành học ĐH, cao đẳng. Còn nếu chủ động gõ vào ô tìm kiếm thì hàng loạt những ngành nghề được các chuyên gia Tiktok tự phong với tiêu đề gây sốc khiến thí sinh khó lòng không kích vào xem. Tuy nhiên, những đánh giá mang tính chủ quan của Tiktoker, không dựa trên bất kỳ số liệu, thống kê nào đã có lại khiến những thí sinh vốn đang rất bối rối với bài toán chọn trường, chọn ngành càng hoang mang hơn bởi đa số nội dung đều hướng tới thông điệp… học ĐH vô dụng.
Đặc biệt, những ngày gần đây, hàng loạt các video có nội dung liên quan đến “review trường ĐH”, “phốt trường ĐH” hoặc “mặt tối các trường ĐH” xuất hiện tràn lan trên Tiktok và thu hút hàng trăm nghìn lượt xem, thích và bình luận. Danh sách các trường được các Tiktoker này điểm mặt, gọi tên rất nhiều, trong đó phần lớn là các trường ĐH quen thuộc với học sinh, sinh viên như ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Thương mại, ĐH Kinh tế Quốc dân, Học viện Báo chí và Tuyên truyền…
ThS Mai Tuyết Nhung (giảng viên Trường ĐH Thương Mại) cho biết, cô đã xem hết video dài gần 2 phút nói về trường mình trong loạt video “mặt tối của các trường ĐH” và thấy đây đều là đánh giá chủ quan của một cá nhân. “Khi nói chất lượng không tương xứng với điểm chuẩn và độ hot, nhưng lại không dẫn ra được các số liệu thực tế không tương xứng là thế nào? Chương trình đào tạo của các trường ngày nay đang hướng đến chuẩn quốc tế, thường được kiểm định chặt chẽ bởi các trung tâm độc lập trong nước và quốc tế. Chất lượng đầu ra của sinh viên với số liệu về việc làm, đánh giá của nhà tuyển dụng với sinh viên tốt nghiệp mới là thước đo chính xác nhất chứ không thể nói trường thổi phồng, tự khoe thành tích” – cô Nhung nhấn mạnh.
Thí sinh tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp năm 2023. Ảnh: ĐH Đại Nam.
Cẩn trọng với các lời khuyên thiếu kiểm chứng
Mặc dù thu hút sự quan tâm của đông đảo người dùng mạng xã hội song ngay trong chính phần bình luận dưới các video, nhiều ý kiến của người dùng cũng đã chỉ ra những “sạn” trong những video này. Đơn cử, với video bóc phốt về ĐH Bách Khoa nhận được hàng nghìn bình luận, trong đó có nhiều người đã và đang theo học trường này phản đối Tiktoker với số liệu cụ thể. Một tài khoản khẳng định: “Tôi là sinh viên K54 Tự động hóa, lớp tôi 100% ra trường có việc làm luôn, không có trường hợp nào là không biết xin việc ở đâu như video nói. Có người nhảy việc tới 6, 7 chỗ rồi nhưng chưa bao giờ rơi vào cảnh thất nghiệp nên các em học sinh đừng tin vào clip vớ vẩn này”.
Thực tế, trong đề án tuyển sinh của các trường hàng năm đều phải công khai số liệu việc làm sinh viên sau khi ra trường làm căn cứ tuyển sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng quy định rõ 11 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ĐH và có thanh kiểm tra, giám sát trong suốt quá trình đào tạo, không phải tự vẽ sao cũng được.
Nhìn nhận Tiktok là kênh mà giới trẻ rất thích, nhiều trường ĐH cũng đã nhanh chóng tiếp cận kênh thông tin này. PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh – Trưởng phòng Đào tạo – Trường ĐH Thủy Lợi cho biết, từ mùa tuyển sinh 2021, nhà trường cũng tăng cường quảng bá về trường, các ngành nghề trên nền tảng này và nhiều em rất thích thú và theo dõi.
Tuy nhiên, đối với những video đang gây hoang mang cho các thí sinh trước ngưỡng cửa chọn ngành, chọn nghề, PGS.TS Phạm Thị Liên – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Đại Nam cho rằng, không thể phủ nhận các nền tảng mạng xã hội giúp các sĩ tử, phụ huynh dễ dàng tiếp cận và chủ động hơn trong việc tìm hiểu ngành học, trường học. Tuy nhiên, trước mạng lưới thông tin đa chiều, thí sinh cần tỉnh táo, bình tĩnh chọn lọc kênh thông tin, nội dung; cẩn thận với những chia sẻ khen – chê ngành nghề phiến diện, sai lệch, thiếu căn cứ từ các “chuyên gia dỏm”.
“Sở dĩ những video này đạt được lượng tương tác cao bởi chủ tài khoản Tiktok nắm bắt được thời điểm và tâm lý tìm hiểu về ngành nghề của học sinh. Nội dung của những video này mang tính câu view cao, thị trường, phiến diện, không đưa ra được dẫn chứng, số liệu cụ thể về tình trạng có việc làm của sinh viên các ngành học này sau khi ra trường. Dù vậy vẫn gây tâm lý hoang mang cho thí sinh, phụ huynh…” – bà Liên nói.
ThS Trần Nam – Trưởng phòng Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp – ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TPHCM) cho rằng, thí sinh hiện nay tiếp cận rất nhiều thông tin từ các nguồn khác nhau, trong đó có những nguồn sai lệch mà nhà trường không dễ gì đính chính ngay khiến một bộ phận người xem hoang mang, thậm chí tin theo. Vì vậy, đến với các buổi tư vấn hướng nghiệp trực tiếp, tôi rất mong chờ giải đáp những câu hỏi của học sinh về “hạn chế của ngành học” hoặc “ngành học này đào tạo chuyên sâu về cái gì”, “cơ hội nghề nghiệp ra sao” để các em có những thông tin đúng đắn trước khi chọn trường, chọn ngành.
Riêng với các video hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh của TikToker thường là những nhận định cá nhân, không kèm theo dẫn chứng, số liệu, căn cứ xác đáng để minh chứng cho nội dung mình đưa ra. Nhưng không ít người xem lại hoang mang khi tiếp nhận những thông tin khiếm khuyết, thiếu kiểm chứng này. Đặc biệt nếu TikToker có ác ý đối với một số ngành/trường học nào đó thì rất nguy hại, khiến người xem ngộ nhận về trường đó, ngành học đó.
Cần chế tài xử lý nghiêm
TS Lê Viết Khuyến – Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường ĐH, cao đẳng Việt Nam khẳng định: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành nào không tuyển được trong 2-3 năm hoặc không đạt chỉ tiêu việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp sẽ bị loại. Nếu những ngành đó vẫn tồn tại và trường vẫn đi tuyển sinh thì không thể gọi là ngành học vô dụng. Tương tự, những video “bóc phốt” về trường chỉ là góc nhìn từ một cá nhân, không thể đại diện cho tất cả. Thí sinh cần bình tĩnh, tham khảo chắt lọc dựa trên mức độ uy tín của người đưa ra nhận định, chuyên môn thế nào, có số liệu hay minh chứng gì không. Còn để lựa chọn ngành nghề, học sinh cần tìm được sở trường, sở đoản, đam mê, xem dự báo xu hướng việc làm tương lai từ các nguồn đáng tin cậy.
Ông Khuyến cũng cho rằng, cần có các chế tài mạnh mẽ từ các cơ quan chức năng để chấn chỉnh lại tình trạng “rác thông tin” đang tràn ngập các nền tảng mạng xã hội, trong đó có Tiktok gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới người dùng. Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục với hàng triệu thí sinh đang đứng trước ngưỡng cửa tốt nghiệp THPT, đang bối rối chọn ngành, chọn trường, khi gặp những video bát nháo sẽ lợi bất cập hại.
PGS.TS Phạm Thị Liên – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Đại Nam:
Kết nối với nhà trường thay vì tin Tiktoker
Ngoài các kênh như báo đài, website, fanpage của nhà trường, thí sinh còn có thể kết nối với các anh, chị khóa trên để hỏi về trường, về ngành học. Từ đó, sĩ tử sẽ có cái nhìn khách quan và đưa ra quyết định đúng đắn cho bản thân. “Các em có thể tham gia các buổi tư vấn, hướng nghiệp do các trường ĐH tổ chức để có thông tin chuẩn mực, rõ ràng. Hoặc thí sinh có thể trực tiếp đến phòng Tuyển sinh của các trường để được tư vấn trực tiếp hoặc gọi điện đến số hotline, nhắn tin cho fanpage của trường để được cung cấp thông tin và tư vấn về các ngành nghề mà mình đang quan tâm.
Diễn giả trường Đại học tiếp tục dạy đời khi bị ném đá đi trễ, tuyên bố học đại học cũng đi làm thuê
Vừa qua, trang HUFLIT Confession với 120.000 người theo dõi đăng bài viết của một sinh viên phản ánh về buổi trò chuyện của diễn giả Đ.T.T có nội dung như sau:
'Chào mọi người, mình viết bài này để bày tỏ bức xúc về một diễn giả gần đây chia sẻ về vấn đề khởi nghiệp gì đó ở hội trường SVH.
Mình không biết trước khi mời một người nào đó về trường chia sẻ kinh nghiệm thì ban tổ chức (BTC) có tìm hiểu kĩ về những gì người đó sẽ phát biểu không ạ?
Điều gây bức xúc đầu tiên chắc là vấn đề thời gian ạ. Không biết do BTC trừ hao thời gian hay như nào nhưng anh xuất hiện trễ hơn giờ bắt đầu chương trình 1 tiếng đồng hồ. Anh là giám đốc công ty tổ chức sự kiện nhưng lại để hơn 400 người đợi 1 tiếng đồng hồ?
Nhưng vấn đề đó không là gì so với những điều anh chia sẻ cho sinh viên. Biết là anh chia sẻ về kinh nghiệm khởi nghiệp nhưng ai đời đứng trong môi trường đại học, trước bao nhiêu sinh viên mà lại nói là 'Trong 30 nhân viên của anh, không ai có tấm bằng đại học. Vậy tụi em học đại học làm gì rồi sau này cũng đi làm thuê cho người ta?'.
Anh còn nói những bạn nào da trắng thì nhuộm tóc được còn những bạn da đen thì đừng nhuộm tóc, nhìn rất dơ. Anh còn nói rất nhiều câu nghe chối tai, kiểu đang dạy đời người ta vậy nhưng mình nghe không nổi nên phải bỏ về giữa chừng.
Mình biết không phải một mình mình cảm thấy như vậy vì trong lúc ra về, mình có nghe những bạn khác đi cùng thang máy cũng nói y như mình.
Mong các đơn vị tổ chức sau này có mời ai thì nên tìm hiểu kỹ về những thông tin người ta chia sẻ để sinh viên không mất thời gian vào những thứ vô bổ'.
Những phát ngôn này của diễn giả T đã nhận về rất nhiều phản ứng dữ dội, đặc biệt là các bạn sinh viên. Theo tờ Dân trí, ngay sau đó, diễn giả T đã đáp trả bằng một clip phản hồi trên mạng xã hội TikTok.
Cụ thể, clip phản hồi này có chạy dòng chữ 'Những bạn sinh viên này tương lai sẽ đi về đâu với lối sống này?'.
Thông qua clip, diễn giả T giải thích về vấn đề đi trễ để 400 người phải chờ, ông cho biết đã đến trường lúc 8h30 nhưng trường không có chỗ gửi xe ô tô. Ông đi lòng vòng, được người của ban tổ chức hướng dẫn gửi nhưng cũng không được nên sau đó phải đi tìm chỗ gửi xe khác rồi đi bộ đến trường, dẫn tới việc lên sân khấu trễ.
Về vấn đề sinh viên phản ứng có hành vi body shaming (miệt thị ngoại hình), ông T. phản hồi rằng, một trong những thứ phải thay đổi là có một con mắt biết nhìn, phải đẹp và chỉn chu.
'Ví dụ như hôm nay mình đi gặp một người khách nào đó thì từ tóc tai, quần áo mình đều phải chỉn chu. Ví dụ như da mình trắng thì chọn tóc màu, da bình thường thì để tóc đen, biết nhận thức, biết chọn style (phong cách) cho mình.
Vậy mà các bạn lại lấy điều này ra để 'kháy', để nói rằng mình đả động đến chuyện sinh viên nhuộm tóc thế này thế kia, rồi công kích mình trên phương tiện của các bạn', diễn giả T bày tỏ trong clip.
Vị diễn giả này cho rằng, bản thân mình chia sẻ với các bạn sinh viên rất chân thành, trường mời đến cũng chỉ là hỗ trợ cho các bạn có thêm kiến thức nhưng đã bị các bạn làm lớn chuyện, tiêu cực.
Những phản hồi trên của diễn giả T đã kéo theo nhiều ồn ào hơn. Về vấn đề này, qua trao đổi với tờ Tiền phong, diễn giả T cho rằng, đây là sự hiểu lầm giữa ông và một số bạn sinh viên trong buổi nói chuyện đó. Nhà trường cũng đã giải quyết và em đã tháo bài cho nên hai bên cũng không có gì hết.
'Phía nhà trường đã liên lạc với tôi và nhìn nhận sự việc chỉ là hiểu lầm. Bài viết trên mạng xã hội của các trang sinh viên chưa phản ánh hết và đúng về sự việc. Vì vậy giữa tôi và nhà trường thống nhất không bàn luận thêm về việc này vì nó nằm ngoài kiểm soát của chúng tôi', ông Đ.T.T nói.
Trong khi đó, chia sẻ với tờ Thanh niên, Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM cho rằng: 'Thông thường sinh viên của trường rất dễ thương, nếu diễn giả đến trễ mà gọi điện thoại báo trước vì kẹt xe, xin lỗi vì sự cố bất khả kháng thì sinh viên sẽ không khó chịu. Đằng này người đó không hề xin lỗi vì sự cố bất thường. Đến rồi cũng không có một lời xin lỗi và coi chuyện mọi người phải đợi là chuyện bình thường. Nếu diễn giả bình tĩnh và cầu thị thì đã không đẩy sự việc đến mức căng thẳng như hiện nay'.
Hiệu trưởng cũng nhận định: Vị diễn giả đã có những hành vi chưa đúng chuẩn như đi trễ, có những câu nói phản cảm với sinh viên.
Phạm Thoại tiếc vì bỏ học ĐH, cho biết từng bị khinh vì không có bằng Phạm Thoại có lẽ là cái tên quen thuộc, dù không có bằng đại học, thế nhưng anh chàng vẫn có thể kiếm được cả trăm triệu một tháng. Dù vậy, đối với Phạm Thoại, việc bỏ học không phải là điều đáng tự hào. Thậm chí, đến tận thời điểm này, anh chàng vẫn cảm thấy hối hận vì đã không học...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Quang Linh bị bắt, team châu Phi tan rã, Công Giáp rời nhóm tự lập kênh?

Đưa cả gia đình vào Vạnh Hạnh Mall chơi lễ, chi tiêu mua sắm: Nhận được 1 hành động đặc biệt từ bác bảo vệ

"Dâu hào môn" Đỗ Mỹ Linh tung ảnh hẹn hò Chủ tịch Hà Nội FC ở nước ngoài, bữa sáng thượng lưu gây chú ý

MC Thúy Hằng giúp nhân vật PV nhí 'gỡ rối' dịp 30/4, lộ profile gây chú ý

Nàng Mơ tái xuất, "phục thù" thành công còn thi Next Top Model, bỏ xa Lọ Lem?

Vợ Văn Hậu 'xả vai' tiểu thư, bật mode 'chiến' bênh chồng bị 'mỉa', kết câu sốc?

Hai khung cảnh trái ngược tại khu vui chơi trong TTTM ngày lễ: Ranh giới giữa bận rộn và vô tâm mong manh lắm!

Cảnh sống chung với mẹ chồng lẫn mẹ đẻ của một hot TikToker khiến dân mạng ngỡ ngàng: Con dâu vừa giỏi vừa giàu thì mẹ chồng nào dám chê?!

Tin nhắn mẹ gửi lúc 4h sáng khiến cô gái không thể chợp mắt: Hàng loạt câu chuyện thật được kể ra

Cô gái bỏng 95%, bỏ 9 ngón tay sống kỳ diệu, vừa đính hôn với người đặc biệt

Vợ Mark Zuckerberg chê quà tặng của chồng

Quán cà phê tặng nước miễn phí cho người trả lại drone
Có thể bạn quan tâm

Hoãn đàm phán hạt nhân Mỹ - Iran - Tổng thống D. Trump đưa ra thông điệp cứng rắn
Thế giới
20:32:40 02/05/2025
Ra mắt huyền thoại 2025 Honda Super Cub C125, giá từ 81,5 triệu đồng
Xe máy
20:16:20 02/05/2025
Vụ cô giáo bị tát, bắt đứng dưới mưa: Phụ huynh xin lỗi, mong được tha thứ
Pháp luật
20:06:04 02/05/2025
Nữ ca sĩ đáng sợ nhất showbiz bất ngờ có 1 hành động khiến piano bùng lửa, gây lo ngại cháy nổ trên sân khấu
Nhạc quốc tế
20:02:19 02/05/2025
Người thắng đậm nhờ bản remix 45 giây và tinh thần yêu nước của người trẻ dịp lễ 30/4
Nhạc việt
19:58:16 02/05/2025
Nữ NSND đầu tiên hát Bài ca thống nhất lịch sử, đứng ra bảo vệ Long Nhật vì một điều
Sao việt
19:51:25 02/05/2025
Hoa hậu nắm trong tay 7.000 tỷ, có cuộc sống bí ẩn nhất showbiz là ai?
Sao châu á
19:42:37 02/05/2025
Báo chí thế giới ngả mũ trước Lamine Yamal
Sao thể thao
19:36:37 02/05/2025
Thực đơn phục hồi gan sau nhiều ngày uống bia rượu
Sức khỏe
19:20:56 02/05/2025
Vì sao chó nghe và hiểu khi chủ nhân gọi tên?
Lạ vui
18:39:44 02/05/2025