Cẩn trọng chôn vốn khi “ôm đất” chờ quy hoạch đường Vành đai 4
Thông tin về đường Vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội sẽ triển khai khiến nhiều nhà đầu tư khấp khởi mừng thầm.
Bởi trước khi thông tin này được trình Quốc hội, dọc tuyến đường Vành đai 4 đi qua, các nhà đầu tư đã săn hàng và “ôm sẵn đất”. Thế nhưng, trong tương lai, kịch bản vỡ mộng hoàn toàn có thể xảy ra với một bộ phận nhà đầu tư nếu như đưa ra quyết định sai lầm.
“Ôm đất” sẵn chờ quy hoạch đường Vành đai 4
Năm 2020, dù đúng vào thời điểm dịch bệnh nhưng anh Nhật (Hà Nội) và đội nhóm đã bắt đầu cho kế hoạch săn đất tại các vùng mà đường Vành đai 4 sẽ đi qua. Theo thông tin mà anh Nhật tìm hiểu, Vành đai 4 đi qua 7 huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín và Hà Đông. Tuy nhiên, nhà đầu tư này và đội nhóm tập trung “săn đất” tại khu vực Hà Đông. Trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến nay, anh Nhật tiết lộ, đội nhóm chỉ “ôm đất” mà chưa có bất kỳ kế hoạch nào bán ra.
Mặc dù từ giá bất động sản khu vực Hà Đông hiện tại, nơi đường Vành đai 4 đi qua tăng đến 50% so với năm 2020, nhưng đội nhóm anh Nhật vẫn tiêu chí “gom hàng”. Tại khu vực Đồng Mai (Hà Đông, Hà Nội), một lô đất trong ngõ có mức giá 600-800 triệu đồng/lô 30-35m2. Lô đất có ô tô đi qua có giá khoảng 900 triệu đồng – 1,2 tỷ đồng/lô 30-35m2. Mức giá này khảo sát trong thời điểm năm 2020. Nhưng đến năm 2022, nhà đầu tư phải bỏ ra khoảng 1 tỷ cho lô đất trong ngõ và 1,5 tỷ cho lô đất có ô tô đi qua, thậm chí có thể tăng hơn tuỳ vị trí, diện tích.
Video đang HOT
Nhà đầu tư gom hàng “ăn theo” đường Vành đai 4. (Ảnh minh hoạ)
Dù chấp nhận mức giá tăng hơn so năm 2020, nhưng theo anh Nhật, hàng đã không còn nhiều, nhất là hàng đẹp. Nếu xác định đúng vị trí đường Vành đai 4 đi qua, tìm được lô đất đẹp thì 5 năm sau, mức giá chắc chắn sẽ rất khả quan, có thể tăng gấp 3.
Theo khảo sát, tại khu vực Sóc Sơn (Hà Nội), lượng nhà đầu tư đổ về nơi đất săn đất rất nhiều. Tình trạng này đã diễn ra cách đây hơn 1 năm trước. Đáng chú ý, các nhà đầu tư khoanh vùng tất cả các xã mà đường Vành đai 4 sẽ đi qua và xuống tiền. Tại xã Minh Trí, Bắc Sơn, Nam Sơn, giá đất dao động từ 6-7 triệu đồng/m2 (bao gồm cả đất thổ cư và đất nông nghiệp). Trước đó, mức giá đất tại các xã này chỉ dao động 2-4 triệu đồng/m2. Những lô đất nằm vị trí đẹp, sát đường lớn có mức giá từ trung bình từ 20-30 triệu đồng.
Theo môi giới khu vực này tiết lộ, có lô đất tăng gấp 5 lần trong một năm nhờ vị trí đẹp, dự tính sát đường Vành đai 4 đi qua. Lượng nhà đầu tư đổ về Sóc Sơn săn đất vẫn lớn.
Cẩn trọng không “vỡ mộng”
“Không phải tất cả lô đất nằm ở địa phận mà đường Vành đai 4 đi qua thì chắc chắn sẽ tăng giá” – đó là nhận định của anh Ngọc, nhà đầu tư bất động sản lâu năm đến từ Hà Nội.
Anh Ngọc nhắc lại câu chuyện ôm đất Đông Anh, Long Biên cách đây không lâu khi thông tin quy hoạch đô thị bên bờ sông Hồng được công bố. Lúc đó, giá đất của Đông Anh, Long Biên tăng đột biến, gấp 2, 3 lần chỉ trong thời gian ngắn. Nhưng giá đất tăng nóng chỉ trong khoảng thời gian ngắn, ngay sau đó là tình trạng đóng băng. Nhiều nhà đầu tư không thể thoát hàng.
Anh Ngọc cho biết, chỉ biết thông tin về quy hoạch mà không biết rằng khu vực nào, vị trí nào phân bổ cho mục đích gì, làm dự án hay hạng mục nào khác thì rủi ro rất lớn. Nếu quy hoạch chi tiết được công bố, nhà đầu tư có thể gặp hai trường hợp. Một là mua phải đất nằm trong diện thu hồi vì rõ ràng, quy hoạch cụ thể từng khu vực chưa công bố. Hai là mua phải đất không nằm sát quy hoạch được công bố, quá xa điểm dự án thì đất cũng chẳng thể tăng giá.
Liên quan đến hiện tượng “đua nhau” ôm đất ven đường Vành đai 4, nhà đầu tư Ngọc chia sẻ, chắc chắn cũng sẽ xuất hiện cảnh “chôn vốn” vì mua nhầm đất. Đã rất nhiều người trắng tay vì lao vào mua đất “ăn theo” quy hoạch, chẳng biết quy hoạch ở chỗ nào, vị trí đâu.
Ví dụ như ở đường Vành đai 4, mọi thông tin mới là chủ trương đầu tư. Nhưng nhà đầu tư ôm đất tất cả các khu vực mà có thông tin đường sẽ đi qua, không cần biết vị trí đó cách xa hay gần đường, hay có nằm trên con đường đã đi qua hay không?
“Nhà đầu tư cũng có thể mua nhầm phải đất nằm trong diện thu hồi vì thực tế đã có thông tin chính xác về đường nằm ở đâu? Hay nhà đầu tư mua lô đất cách quá xa đường Vành đai 4. Cần phải nhắc lại, đường Vành đai 4 là loại hình cao tốc. Như vậy sẽ có nút giao lớn, và có những đoạn phải làm đường gom. Đất ở các khu vực sát đường gom, bị ngăn sông cách chợ với khu vực khác thì liệu giá đất có tăng? Đất sát ở khu vực nút giao cũng có sẽ tăng? Đó là điều nhà đầu tư cũng phải lưu ý để cẩn trọng không bị chôn vốn”.
Thiết kế chính sách phát triển nhà ở xã hội dựa trên lợi ích và nhu cầu
Nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân cần xem xét lại theo hướng phải phù hợp với thực tế đời sống công nhân, cần đặt lợi ích và nhu cầu của công nhân lên hàng đầu khi thiết kế chính sách.
Theo Bộ Xây dựng, đến hết năm 2021, cả nước đã hoàn thành 266 dự án nhà ở xã hội, quy mô 142.000 căn hộ, tổng diện tích hơn 7,1 triệu m2 sàn, mới đạt 56,8% so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia. Thực tế, việc phát triển nhà ở xã hội nhìn chung vẫn chậm, hiệu quả chưa cao, do một số vướng mắc cả về thể chế chính sách và tổ chức thực hiện.
Thực tế nhu cầu rất lớn nhưng dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân luôn khan hiếm. Ông Trương Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Quân cho biết sẽ cùng cộng đồng doanh nghiệp hoàn thành nhiều dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.
"Nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân trên thực tế hiện nay chiếm tới khoảng 70% nhu cầu về ở thực. Trên thực tế, những khó khăn đã có giải pháp tháo gỡ. Tuy vậy, cần có sự đồng hành nhiều hơn giữa các bộ ngành và địa phương để giải quyết các vướng mắc lớn như: vấn đề bù vốn giá rẻ cần cần được xem xét để cho người dân có thể tiếp cận được; nhà ở cho công nhân cần xác định cơ chế đặc thù hơn, để công nhân có thể thuê ở các khu công nghiệp; có quỹ đất sạch và sự đồng hành của chính chính quyền địa phương cùng các doanh nghiệp phát triển dự án ở các khu công nghiệp".
(Ảnh minh họa)
Đại diện một số doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế nêu thực tế về những vướng mắc lớn hiện nay cần tháo gỡ như đất sạch cho phát triển các dự án, giảm thủ tục đầu tư để tiết kiệm thời gian, chi phí, có chính sách đồng nhất thuận lợi trong việc hỗ trợ thuế... để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Cơ chế, chính sách phải rõ và phải sát thực tế để đáp ứng nhu cầu nhà ở công nhân, đặc biệt là nhà ở công nhân ở các thành phố lớn như TP.HCM, Bình Dương...
Chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh phân tích: "Tôi cho rằng, nhà ở xã hội, nhất là chính sách nhà ở cho công nhân cần xem xét lại theo hướng, phải phù hợp với thực tế đời sống công nhân nước ta. Đó là thói quen như thế nào, nhu cầu di chuyển giữa các khu công nghiệp ra sao, để xây cho thuê thay vì mua. Tóm lại cần đặt lợi ích và nhu cầu của công nhân lên hàng đầu khi thiết kế chính sách".
Ông Bùi Hồng Minh - Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, tới đây, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, doanh nghiệp bất động sản cần thể hiện mạnh mẽ hơn trong chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia, cùng đồng hành cũng các chương trình phát triển nhà ở xã hội.
Thứ trưởng Bùi Hồng Minh đề nghị: "Hiệp hội cần có chương trình hành động gắn với hoạt động phát triển nhà ở xã hội. Hiệp hội cần bám sát kế hoạch phát triển nhà ở, các chương trình nhà ở xã hội, xây dựng triển khai kế hoạch này một cách phù hợp với thực tế và mang tính khả thi".
Thị trường bất động sản thiếu "vốn dữ liệu" Đất đai, nhà ở nếu được đăng ký dữ liệu đầy đủ sẽ tạo giá trị chính thức, góp phần vốn hóa thị trường bất động sản (BĐS) và góp phần loại bỏ "vốn chết" trong xã hội. Kinh nghiệm Hàn Quốc cho thấy, Hiệp hội BĐS Thành phố Xơun đã có hệ thống cơ sở dữ liệu về đất đai, nhà ở...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện hàng chục tấn nội tạng bốc mùi chuẩn bị lên bàn ăn ở Hà Nội

2 người tử vong sau cú va chạm trên cầu ở Hà Nội

Cục điều tra VKSND tối cao đến tận nhà làm việc với mẹ nữ sinh ở Vĩnh Long

Nam thanh niên nghi 'ngáo đá' chém nhiều người nhập viện ở Hà Nội

Vườn Quốc gia Tràm Chim chủ động phòng, chống cháy rừng mùa khô

Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án khách sạn Mường Thanh - Buôn Ma Thuột

Công an tạm giữ xe đạp điện để điều tra sau khi làm việc với mẹ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Hủy quyết định không khởi tố, vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long sẽ được lật lại ra sao?

Toàn cảnh vụ tai nạn khiến nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Tài xế ô tô tử vong khi lao vào đuôi xe tải đang lùi trên quốc lộ

Xe tang bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Bộ Nội vụ lên tiếng về thông tin 'liệt sĩ 6 tuổi'
Có thể bạn quan tâm

Hé lộ mới của ông Trump về nhiều vấn đề
Thế giới
17:54:18 06/05/2025
Hình ảnh 23 năm trước của NSND Tạ Minh Tâm có gì mà gây xôn xao?
Sao việt
17:52:13 06/05/2025
"Bẫy" huê online trực chờ...!
Pháp luật
17:47:22 06/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 35: Tự ý mở cửa, bố Chính bất ngờ nhìn thấy cảnh nhạy cảm của Tuệ Minh
Phim việt
17:28:47 06/05/2025
Vụ Quang Linh - Hằng Du Mục: Viện VKSND hé lộ 1 tin cực căng, đưa lên Quốc hội
Netizen
17:20:08 06/05/2025
Miss Grand vừa đăng quang đã dính thị phi, ông Nawat loại từ "vòng gửi xe"?
Sao âu mỹ
17:11:19 06/05/2025
Khung hình khó hiểu của Jennie - Lisa (BLACKPINK) tại Met Gala 2025: Chuyện gì xảy ra thế này?
Sao châu á
16:58:54 06/05/2025
Lisa (BLACKPINK) và dàn mỹ nhân Hollywood diện thời trang "không quần" dự Met Gala, lý do đằng sau gây bất ngờ
Phong cách sao
16:55:24 06/05/2025
Clip Võ Hạ Trâm hát bản hit 4 tỷ lượt xem trong quá khứ gây sốt trở lại
Nhạc việt
16:51:42 06/05/2025
"Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" thắng lớn nhưng nữ chính IU gây tiếc nuối
Hậu trường phim
16:49:47 06/05/2025