Cẩn trọng khi trẻ nhỏ bị côn trùng, rắn cắn
Theo thông tin Bệnh Viện Sản-Nhi Cà Mau, đơn vị vừa qua tiếp nhận trường hợp bệnh nhân N.N.C 6 tuổi nhập viện trong tình trạng sưng nề lan đến vùng cánh tay, ngón tay giữa đau nhiều hơn.
Tại đây, các bác sĩ đã xét nghiệm máu cho cháu bé nhận thấy máu bất thường cộng với tình trạng lâm sàng diễn tiến nhanh chỉ trong vài giờ.
Thực hiện các xét nghiệm tiếp theo cho thấy cháu bé có rối loạn đông máu nặng, tiểu cầu giảm nhiều phù hợp với nhận định ban đầu. Các bác sĩ đã nhanh chóng truyền 4 lọ huyết thanh kháng nọc rắn lục cho bé và theo dõi sát dấu hiệu lâm sàng.
Cẩn trọng khi trẻ nhỏ bị côn trùng, rắn cắn. Ảnh BVCC
Sau hơn 24 tiếng theo dõi, tay của C không sưng nề thêm, không xuất huyết nhưng tình trạng rối loạn đông máu chưa cải thiện, bé đã được truyền thêm 4 lọ huyết thanh kháng nọc rắn lục. Kết quả cho thấy sau 6 tiếng truyền huyết thanh lần 2, các xét nghiệm về đông cầm máu của bé dần trở về bình thường, không xuất huyết da niêm, ăn uống khá hơn.
Theo gia đình cháu bé cho biết, khi đang ngủ cháu bé giật mình tỉnh dậy kêu đau. Qua kiểm tra người nhà thấy bé vết trầy nhẹ và sưng nề ở đốt 2 của ngón giữa bàn tay phải nghĩ không nghiêm trọng sau 7 giờ theo dõi tại nhà vết cắn đã sưng nề, lan rộng cả bàn tay lên đến cẳng tay, bé được đưa đến điều trị tại cơ sở y tế tư nhân vết thương chỉ bớt đau, bớt sưng tạm thời.
Đến chiều 9/4/2021, khi đưa bé tới viện tay bé đã sưng nề lan đến vùng cánh tay, ngón tay giữa đau nhiều hơn.
Video đang HOT
Cách nhận biết và sơ cứu khi bị côn trùng, rắn cắn:
Đối với Côn trùng đốt ( cắn) : Nhận biết nhẹ thường đau nhức tại chỗ cắn, vết đốt và sưng lên xung quanh vết cắn. Nếu nặng sẽ nổi mề đay toàn thân, khó thở, sốc phản vệ, tay chân lạnh, mạch nhẹ khó bắt, tiểu máu, tiểu ít, suy thận thường xảy ra ở những ngày đầu.
Cách sơ cứu:
- Hầu hết ong đốt đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da nạn nhân, ngoại trừ ong vò vẽ. Tốt nhất là lấy vòi chích ra bằng cách khều nhẹ, dùng nhíp lấy ra, tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra.
- Rửa sạch vùng bị chích bằng xà bông và nước ấm
- Đắp băng lạnh lên vết cắn để giảm đau và giảm sưng
- Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế nếu: Nổi mề đay; Nạn nhân than mệt, tay chân lạnh; Tiểu đỏ, tiểu ít. Bị ong vò vẽ đốt trên 10 vết.
Đối với rắn cắn: Nhận biết cần quan sát nhanh vết cắn, các dấu hiệu sau chứng tỏ đã bị rắn độc cắn sưng nhiều, đau nhức nhiều ở chỗ bị cắn. Vết cắn có 2 dấu răng nọc có thể là rắn họ lục dấu hiệu tại chỗ như sưng, bầm, hoại tử và da phồng rộp chứa đầy dịch; rối loạn đông máu: Xuất huyết da, niêm. Đối với rắn họ hổ dấu hiệu tại chỗ ít dấu hiệu toàn thân chóng mặt, buồn nôn, khó thở, yếu liệt chi.
Cách sơ cứu: Khi bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành đều cần theo dõi sát sao như là một trường hợp bị rắn độc cắn, ít nhất là trong 6 giờ đầu. Đặc biệt, khi bị rắn độc cắn hoặc nghi ngờ bị rắn độc cắn, cần thực hiện các biện pháp sơ cứu ngay và nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế.
Sơ cứu bằng cách cho nạn nhân nằm yên, dặt nơi bị cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc. Rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước. Phủ lên vết cắn bằng gạc mát để giảm đau, sưng. Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế để nơi đây xác định loại rắn cắn và chích huyết thanh kháng nọc phù hợp.
Ngón tay sưng to sau khi bị rắn cắn
Bệnh nhi qua cơn nguy kịch sau khi được truyền 8 lọ huyết thanh kháng nọc độc rắn lục.
Theo Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, bệnh nhân là bé T.N.C. (6 tuổi, trú tại Cà Mau) nhập viện chiều 9/4 do sưng nề ngón tay giữa và cánh tay bên phải.
Trước đó, khoảng 1h ngày 7/4, bé C. giật mình tỉnh dậy và kêu đau ngón giữa bàn tay phải. Bệnh nhi có vết trầy nhẹ và sưng nề đốt 2 của ngón tay này. Sau khi kiểm tra xung quanh, gia đình không phát hiện con vật lạ gần giường. Tuy nhiên, do nhà lá, nền đất, gia đình có nghe thông tin về rắn lục sống xung quanh khu vực này.
Sau 7 giờ theo dõi tại nhà, tình trạng sưng nề lan rộng ra bàn tay và cẳng tay. Bệnh nhi được đưa tới điều trị tại cơ sở y tế tư nhân. Ngày 9/4, tay bé C. sưng nề lan đến vùng cánh tay, ngón tay giữa đau nhiều hơn khiến gia đình phải đưa con tới khám tại Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau.
Ngón tay bệnh nhi bị sưng nề do rắn cắn. Ảnh: BVCC.
Kết quả xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cho thấy bệnh nhi có các bóng nước quanh đốt 2 của ngón 3 bàn tay phải, rối loạn đông máu nặng, tiểu cầu giảm. Kết hợp thông tin về môi trường xung quanh, các bác sĩ nhanh chóng truyền cho C. 4 lọ huyết thanh kháng nọc rắn lục.
Sau hơn 24 giờ theo dõi, tay phải của C. không sưng nề thêm, không xuất huyết nhưng tình trạng rối loạn đông máu chưa cải thiện. Các bác sĩ truyền thêm cho bệnh nhi 4 lọ huyết thanh.
Sau 6 giờ truyền huyết thanh lần 2, các xét nghiệm về đông máu của bệnh nhi trở về bình thường, không xuất huyết, ăn uống tốt.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Trần Thiên Lý, Trưởng phòng Quản lý chất lượng, phụ trách khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Nhi, bệnh viện thời gian qua cũng ghi nhận nhiều trường hợp bị rắn cắn. Số ca bệnh tăng lên vào mùa mưa và mùa rắn sinh sản.
"Đa số trường hợp trẻ bị rắn cắn khi chơi ngoài sân vườn, đang ngủ, tay, chân thò ra khỏi giường. Một số trường hợp rắn chui vào tận trong màn để cắn nạn nhân", bác sĩ Lý cho hay.
Do đó, để phòng ngừa bị rắn cắn, vị chuyên gia này khuyến cáo người dân cần kiểm tra nhà cửa, các dụng cụ, vật dụng có thể là nơi lẩn trốn của rắn; dọn sạch cỏ, bụi cây thấp để rắn không trốn sát nhà; đi giày, ủng khi di chuyển trong đêm, không đưa tay vào hang, lỗ; tránh đe dọa, tấn công hay tìm cách bắt rắn; trẻ em không nên ngủ dưới đất, đồng thời mắc màn kỹ dưới chiếu.
Nếu không may bị rắn cắn, người dân không nên sử dụng các biện pháp dân gian như đắp lá, chích rạch da lấy nọc rắn..., do có thể làm chậm việc dùng huyết thanh, gây nhiễm trùng vết thương. Lúc này, mọi người nên trấn an nạn nhân, bất động chi bị cắn và đưa tới cơ sở y tế gần nhất.
Cần làm gì khi trẻ bị rắn cắn Nếu bạn hoặc con bạn trở thành nạn nhân của vết rắn cắn, hãy nhớ gọi 115 ngay lập tức ngay cả khi bạn không nghĩ rằng con rắn có nọc độc. Trong những tháng ấm hơn, rắn thường hoạt động mạnh nhất vào buổi sáng và buổi tối. Bác sĩ khuyến cáo Cần làm gì khi trẻ bị rắn cắn Thông tin...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông tin về 'ghế' Chủ tịch Fed

Bảng giá điện thoại Vivo tháng 5/2025: Thêm 2 sản phẩm 'hàng hot'

Việt Nam phát triển internet vệ tinh: Khó khăn ở khâu nào?

Nghiên cứu chỉ ra rằng, tắt internet trên điện thoại, não bạn có thể trẻ lại 10 năm

Đừng chỉ ăn ruột, vỏ loại quả này rất tốt cho sức khỏe, nhiều người tiếc hùi hụi vì chưa biết

Vì sao tẩy nhiều lần vẫn không hết giun kim?

Bệnh trầm cảm: Nhận biết sớm để can thiệp sớm

5 loại thực phẩm tuyệt đối không cho trẻ ăn khi đói

Đi bộ hay tập thể dục khi đói gây hại gì?

Bất ngờ với 5 loại thực phẩm giúp kiểm soát cholesterol hiệu quả

Tác động của sơn móng tay đến sức khỏe

Bị chó hoang cắn, bé trai 3 tuổi không qua khỏi
Có thể bạn quan tâm

Cô giáo tử vong bất thường bên lề đường
Pháp luật
18:46:27 05/05/2025
Cơn đau đầu của HLV Tuchel
Sao thể thao
18:46:10 05/05/2025
Doanh nghiệp Mỹ điều chỉnh kế hoạch đầu tư theo chiến lược 'Nước Mỹ trước tiên'
Thế giới
18:45:39 05/05/2025
Samsung chuẩn bị tung One UI 8 Beta vào tháng 6
Thế giới số
18:38:30 05/05/2025
Xu hướng quần jeans đẹp nhất mùa này
Thời trang
18:36:14 05/05/2025
Chủ quán cà phê 15 năm chưa yêu ai chinh phục được cô giáo xinh đẹp
Tv show
18:29:21 05/05/2025
Siêu thảm đỏ Baeksang 2025: Song Hye Kyo xuống tóc lên đồ "chặt chém" lấn át cả IU - Suzy, Hyun Bin - Byeon Woo Seok hóa hoàng tử dẫn đầu dàn nam thần
Sao châu á
18:03:43 05/05/2025
Hòa Minzy nói gì khi Võ Hạ Trâm hát ở đại lễ diễu binh 30/4?
Sao việt
17:58:47 05/05/2025
Truy tìm Võ Thị Diễm My - cô gái liên quan vụ án "Tịnh thất Bồng Lai" mất tích bí ẩn suốt 5 năm
Netizen
17:42:40 05/05/2025
Tài xế ô tô tử vong khi lao vào đuôi xe tải đang lùi trên quốc lộ
Tin nổi bật
17:13:40 05/05/2025