Cẩn trọng với quảng cáo vay tiêu dùng lãi suất thấp dịp cuối năm
Theo chuyên gia kinh tế, dịp cuối năm, nhiều ngân hàng thường tung ra những gói vay tiêu dùng ưu đãi với thủ tục dễ dàng để thu hút khách nhưng thật ra có lãi suất “ẩn” phía sau.
Thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội cũng như phương tiện truyền thông liên tục xuất hiện thông tin về những gói vay ưu đãi dành cho tiêu dùng với thủ tục dễ dàng, lãi suất thấp, thậm chí một số quảng cáo còn khẳng lãi suất chỉ 0%.
Theo tìm hiểu của PV, không chỉ các công ty tài chính, mà vào dịp cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại cũng có các chương trình cho vay tiêu dùng với số tiền từ hàng chục triệu đồng đến 100 triệu đồng. Tuy nhiên, những gói cho vay kiểu này thật ra có lãi suất “ẩn” phía sau cao hơn nhiều so với lãi suất thể hiện trên bề mặt nhưng khách hàng không phải ai cũng để ý.
Chuyên gia cảnh báo khách hàng nên tính kỹ khi vay tiêu dùng. (Ảnh: Thoibaonganhang)
Theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng, hiện nay rất nhiều tổ chức tín dụng, trong đó có các công ty tài chính đưa ra những lãi suất trên bề mặt rất thấp, nhưng họ tính các loại phí cao khiến lãi suất thực cũng đẩy lên rất cao.
“Khách hàng khi đi vay ở chỗ nào thì cần phải tính toán lãi suất cả năm, cộng với các loại phí, sau đó chia cho tiền gốc mới biết được lãi suất thực của mình ra sao”, ông Hiếu chia sẻ.
Ông Hiếu cho biết, một gói vay lãi suất không quá 20%/năm được xem là ổn định. Từ 20% đến 30% được xem là lãi suất cao, từ 30% – 50% là rất cao, từ 50% – 100% thuộc lãi suất cắt cổ, từ 200% trở lên thuộc tín dụng đen.
Thị trường cho vay tiêu dùng hiện nay có lãi suất cao hơn hẳn so với gói vay dành cho các doanh nghiệp. Vì vậy, việc các ngân hàng cho vay những món nhỏ với lãi suất cao là đang tìm đến những người tiêu thụ tiềm năng, đây là hoạt động cho vay có lãi lớn mà nhiều ngân hàng đang hướng tới.
Video đang HOT
“Theo quy định, một gói vay lãi suất không quá 20%/năm, ngoại trừ có sự thỏa thuận, thương lượng giữa khách hàng và ngân hàng. Nên nhiều ngân hàng dựa vào thương lượng này để có thể cho vay cao hơn”, ông Hiếu cho biết.
Cũng theo ông Hiếu, vào dịp cuối năm, các ngân hàng thường cho vay ra nhiều hơn so với các tháng trong năm nên họ cũng cần vốn vào để cân bằng.
Ngoài ra, sang đầu năm 2019, thực hiện Thông tư 16/2018/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36 (20/11/2014), tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tại các TCTD sẽ giảm từ 45% xuống 40%.
Việc này đòi hỏi các ngân hàng cần phải huy động để tăng lãi suất nguồn vốn trung và dài hạn. Chính vì vậy, các ngân hàng thường sẽ tăng lãi suất tiền gửi vào thời điểm cuối năm 2018 để huy động vốn.
Ngoài cho vay tiêu dùng, nhiều ngân hàng cũng đang tăng lãi suất để huy động vốn.
Nhận định về tình hình hoạt động của các công ty tài chính hiện nay, ông Hiếu cho rằng, những doanh nghiệp này có quá nhiều rủi ro. “Khi cho vay, họ chấp nhận những đối tác có độ rủi ro rất cao, đến lúc họ có mất vốn là chuyện dễ hiểu.
Nhiều công ty tài chính là công ty con của ngân hàng thương mại và chỉ thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn.
Nếu công ty con làm ăn thua lỗ, phá sản thì ngân hàng mẹ chỉ mất phần vốn bỏ vào công ty con, chứ không phải chịu trách nhiệm liên đới đến số vốn đó. Việc phá sản của những công ty này cũng không ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của ngân hàng”, ông Hiếu chia sẻ.
Theo ông Hiếu, để đảm bảo những doanh nghiệp tài chính hoạt động lành mạnh, các ngân hàng phải luôn theo dõi hoạt động của những công ty này. “Nếu lơ là các công ty con của ngân hàng có thể dễ sa đà vào những tín dụng rủi ro dẫn đến mất vốn”, ông Hiếu cho biết.
Tân Nguyên
Theo vtc.vn
Đòi nợ kiểu 'tra tấn' khách hàng
Đòi nợ bất kể thời gian, lãi suất cao, nhiều loại phí... vẫn là cách thức hoạt động của các công ty tài chính khiến khách hàng kêu trời.
Khách mua hàng trả góp qua công ty tài chính dễ bị "tra tấn" vì nhắc nợ
ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT
Trả rồi vẫn bị truy sát
Anh Sơn (ngụ Quảng Ngãi) mới đây đã chia sẻ trên trang cá nhân rằng cách nay vài tháng, khi điện thoại đột ngột bị hư đúng lúc kẹt tiền nên anh chọn hình thức mua trả góp chiếc điện thoại trị giá 5,7 triệu đồng, trả trước 1,7 triệu đồng và số tiền còn lại trả góp với lãi suất 0% trong vòng 6 tháng, tương đương số tiền trả mỗi tháng là 760.000 đồng.
Tổng cộng sau 6 tháng, anh Sơn sẽ phải trả 6,26 triệu đồng, cao hơn giá trị gốc 560.000 đồng. Đây là mức phí hồ sơ gồm phí bảo hiểm, phí thu hộ... Đáng nói, anh Sơn mua điện thoại ngày 15 nhưng lúc làm hợp đồng đã bị nhân viên ghi lùi lại là ngày 12. Anh Sơn thắc mắc và nhận được câu trả lời: "Không sao, đến ngày 15 hằng tháng anh đóng cũng được".
Nhưng cứ đến ngày 8 mỗi tháng là bắt đầu những cuộc điện thoại liên tục nhắc anh đóng tiền. "Tôi đã lên trực tiếp báo là cứ đúng ngày ký hợp đồng sẽ đóng và không cần nhắc. Nhưng hiện tượng điện thoại liên tục vẫn diễn ra. Kiểu kinh doanh của công ty như vậy làm khách hàng quá mệt mỏi. Chưa thiếu hào nào đã bị tróc nã kinh hoàng", anh Sơn nói với Thanh Niên.
Trong khi đó, anh Cường tại TP.HCM mua trả góp máy tính cho em trai. Sau 2 tháng thấy phiền phức do nhân viên nhắc nợ gọi liên tục, gọi bất kể thời gian, anh Cường đã thanh toán đủ luôn trước hạn. Thế nhưng, 6 tháng sau đó, nhân viên của công ty tài chính đó vẫn gọi điện đòi nợ. "Tôi bực quá chửi cho một trận. Hôm sau lại có người gọi điện đòi. Tôi gọi lên tổng đài phản ánh và nghe xin lỗi. Đành rằng công ty sai nhân viên đôn đốc khách hàng nhưng cái kiểu gọi điện nhắc thế này rất phiền. Nên chăng công ty có thể thông báo nhắc nợ bằng tin nhắn?!", anh Cường bức xúc.
Không chỉ bản thân người đi vay nợ bị nhắc liên tục mà nhiều trường hợp ngay cả người thân cũng bị vạ lây. Thậm chí người không vay nợ cũng bị đòi nợ.
Từ tháng 1 - 6 năm nay, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) đã nhận được rất nhiều phản ánh khiếu nại về dịch vụ của các công ty cho vay tiêu dùng. Đáng chú ý, một số lượng lớn khách hàng khiếu nại dù họ không vay tiền nhưng vẫn liên tục bị gọi điện, nhắn tin đòi nợ hoặc giục trả nợ cho người thân, đồng nghiệp, bạn bè đã vay tiêu dùng từ các công ty này. Trong đó, một số cá nhân đã gọi điện, nhắn tin với lời lẽ xúc phạm người tiêu dùng, thậm chí cử người đến tận nhà đe dọa, gây áp lực...
Ma trận lãi suất và phí
Ngoài việc hành xử chưa văn minh với khách, các công ty tài chính bị khiếu nại nhiều như cung cấp thông tin không chính xác, không đầy đủ và đặc biệt nhiều khách hàng rất dễ bị nhầm lẫn khi lạc vào "ma trận" lãi suất và phí của các công ty này.
Từ tháng 5, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng cũng cảnh báo rằng, trong khi lãi suất cho vay mua hàng trả góp của các ngân hàng thương mại trung bình từ 20 - 25%/năm thì mức lãi suất của các công ty tài chính lên đến 55 - trên 84%/năm. Thậm chí nhân viên tư vấn cam kết mức lãi suất chỉ từ 1 - 2%/tháng nhưng thực tế lãi suất trên hợp đồng lên đến hơn 6%/tháng... Riêng vấn đề đòi nợ, chỉ trong vòng 4 tháng của năm nay, Ngân hàng Nhà nước đã có 3 lần ra văn bản yêu cầu tăng cường kiểm tra nhằm chấn chỉnh hoạt động của các công ty này.
TS Bùi Quang Tín, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, nhận định hoạt động thu hồi nợ của nhiều công ty tài chính đang cực kỳ lộng hành, không khác gì kiểu đòi nợ của tín dụng đen. Để chấn chỉnh hoạt động này, việc chỉ nhắc nhở chung chung sẽ không có hiệu quả. Do đó cần có biện pháp xử phạt mạnh hơn khi có khiếu kiện từ người tiêu dùng. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng phải thanh tra giám sát chặt chẽ và khi phát hiện sai phạm thì xử phạt nghiêm khắc
Mai Phương
Theo thanhnien.vn
Đề xuất chế độ tài chính đối với chương trình, dự án tài chính vi mô Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư hướng dẫn về chế độ tài chính đối với chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ. Ảnh minh họa Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, chưa có quy định về chế độ tài chính đối với...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Lee Min Ho và Jisoo (BLACKPINK) bị chê như "tượng đá ngàn năm", bom tấn mới phá nát nguyên tác gây thất vọng
Phim châu á
23:50:57 12/05/2025
Ca sĩ Anh Tú nói thẳng trước hàng nghìn khán giả: "Anh cung thich Lyly"
Sao việt
23:47:47 12/05/2025
Liên hoan phim Cannes cấm các sao diện trang phục hở bạo
Hậu trường phim
23:33:43 12/05/2025
Chồng Từ Hy Viên lộ diện, thân hình gầy gò khó nhận ra
Sao châu á
23:31:07 12/05/2025
Miley Cyrus lên tiếng về tin đồn bất hòa với cha mẹ
Sao âu mỹ
23:28:45 12/05/2025
Vì sao Thanh Hằng trở lại show thực tế về người mẫu sau 9 năm?
Tv show
23:19:14 12/05/2025
Con gái nuôi hát 'Giấc mơ cánh cò', nghẹn ngào nhắc kỷ niệm với Phi Nhung
Nhạc việt
22:56:40 12/05/2025
Bí ẩn 'lời kêu cứu' của vũ trụ, 'mâu thuẫn' giữa các hành tinh, khoa học giải mã
Thế giới
22:49:20 12/05/2025
Từ sân khấu đáng quên Oscar 2025: Sẽ ra sao nếu Lisa "nhập vai" Bond Girl thế hệ mới?
Nhạc quốc tế
22:41:49 12/05/2025
Người đàn ông cầm dao đuổi đánh công nhân khai thác khoáng sản
Pháp luật
22:14:50 12/05/2025