Cần vận động tự nguyện tiêm vắc xin Covid-19

Theo dõi VGT trên

Các địa phương đang tăng tốc tiêm mũi 3, mũi 4 vắc xin Covid-19; đồng thời một số nơi yêu cầu người dân không đồng ý tiêm phải ký giấy cam kết và chịu trách nhiệm nếu để lây lan dịch bệnh.

“Cam kết vì yêu cầu chống dịch”

Về yêu cầu ký cam kết nếu không tiêm vắc xin Covid-19, tại họp báo về tiêm chủng vắc xin Covid-19 chiều 27.6 do Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội, đại diện Bộ Y tế đã có giải thích. Cụ thể, GS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho rằng do yêu cầu phòng, chống dịch nên người dân cần tiêm đúng lịch, đúng liều. “Ký cam kết là yêu cầu hai bên về trách nhiệm, trong thực hiện nghĩa vụ của mình, là yêu cầu cần thiết trong phòng chống dịch”. Về trách nhiệm của Bộ Y tế với trường hợp người tiêm vắc xin gặp sự cố hoặc vẫn bị nhiễm bệnh, GS Lân cho hay, trên lãnh thổ VN, mỗi người dân khi tiêm vắc xin nếu không may bị các tai biến hoặc tử vong được xác định do vắc xin đều nhận được trách nhiệm của nhà nước trong bồi thường theo Nghị định 104 năm 2016.

Trong khi đó, trao đổi với Thanh Niên bên lề họp báo, một chuyên gia cho hay, “yêu cầu người dân ký cam kết là không đúng; cần xem có văn bản nào quy định như vậy? Chúng ta không thể “ép” người dân phải tiêm; hiện vắc xin Covid-19 không phải là vắc xin bắt buộc tiêm chủng. Lúc này nên làm là vận động người dân, đẩy mạnh truyền thông, cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh, để người dân tự nguyện tiêm chủng, bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng”.

Cần vận động tự nguyện tiêm vắc xin Covid-19 - Hình 1

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh Trường THCS Trần Quốc Toản (TP. Hạ Long, Quảng Ninh). Ảnh LÃ NGHĨA HIẾU

Vi rút biến đổi khôn lường

Về biến thể mới có thể “né” vắc xin và hiệu quả vắc xin, GS Lân cho rằng bản thân vi rút luôn tiến hóa và tiến hóa khôn lường trong 2 năm qua. “Với các vụ dịch, thông thường là tăng dần miễn dịch và giảm dần xu thế dịch; sau đó dịch biến mất hoặc thành bệnh lưu hành. Tuy nhiên, SARS-CoV-2 là vi rút liên tục xuất hiện các chủng mới”, GS Lân nói và cho hay, hiện biến chủng Omicron có tới 5 biến thể phụ, cho thấy biến đổi của SARS-CoV-2 gần như không lường được”. Trước Omicron, khi chủng Delta lây lan nhanh, một số ý kiến từng cho rằng đây sẽ là chủng lưu hành. Nhưng sau đó lại xuất hiện chủng Omicron. Hiện biến thể Omicron 4 và 5 đang lây lan nhanh hơn.

“Với chúng ta, nếu ta tiêm chủng đạt tỷ lệ thấp, vùng kháng thể chưa đảm bảo thì nguy cơ lây nhiễm bùng phát luôn tiềm ẩn”, GS Lân lo ngại. Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, các đánh giá vừa qua với các biến thể cho thấy vắc xin dù đáp ứng hiệu quả khác nhau nhưng được khẳng định là giảm được ca nặng và tử vong do Covid-19. Còn chống lây nhiễm thì vắc xin có hiệu quả khác nhau với từng loại, từng chủng. Nhưng chắc chắn, người đã tiêm, người đã mắc và đã tiêm thì kháng thể cao, bảo vệ tốt hơn trước vi rút gây bệnh. Ông Lân cho hay nếu biến thể mới có đột biến thì vẫn áp dụng các biện pháp y tế và vắc xin như hiện nay. Nếu biến thể mới lây nhanh, kháng vắc xin thì cần biện pháp tổng thể về hành chính, y tế… để kiểm soát.

Trước thực tế vừa qua có các tỉnh, thành tiêm chậm, nguy cơ tồn đọng vắc xin, PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư (NIHE – Bộ Y tế), cho hay Bộ Y tế, NIHE đang phân bổ vắc xin cho các tuyến. Trong triển khai tiêm chủng thì ưu tiên sử dụng vắc xin ngắn hạn trước. “Vắc xin Covid-19 có hạn dùng 9 tháng, các nhà sản xuất đang tiếp tục bảo vệ minh chứng với cơ quan quản lý về tăng hạn sử dụng vắc xin”, bà Hồng nói.

Vắc xin gần đây có hạn 30.6, là vắc xin Bộ Y tế đã phân bổ từ giữa tháng 5. Những tuần gần đây, y tế các tuyến đã nỗ lực huy động, vận động người dân đi tiêm; có nơi tiêm 24/7. Do đó, cơ bản không có vắc xin tồn kho. Trong khi đó, các nước hay các tổ chức quốc tế cũng có tỷ lệ tiêu hủy hoặc hao hụt vắc xin, khoảng 10%.

Theo PGS Hồng, hiện trong kho dự trữ còn 15 triệu liều vắc xin hạn đến tháng 8, tháng 9, tháng 10, ngành y tế vẫn nỗ lực để sử dụng hiệu quả vắc xin nhưng cũng tha thiết mong người dân vì sức khỏe bản thân và cộng đồng, đi tiêm mũi 3, mũi 4 khi đến lịch.

Cần vận động tự nguyện tiêm vắc xin Covid-19 - Hình 2

Hậu Covid-19 có thể kéo dài, tiêm đầy đủ vắc xin Covid-19 giúp giảm ca bệnh nặng. Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT

Video đang HOT

Tiêm vắc xin vẫn là quan trọng số 1

Chia sẻ tại họp báo chiều 27.6, bà Socorro Escanlante, quyền Trưởng đại diện WHO tại VN, chúc mừng Chính phủ VN đi đầu trong các quốc gia về tiêm chủng vắc xin Covid-19. WHO vẫn tiếp tục thúc đẩy các nước nỗ lực tiêm vắc xin, đặc biệt là liều tăng cường; ưu tiên cho đối tượng có nguy cơ cao như nhân viên y tế, người có bệnh nền…

Vắc xin ngăn nguy cơ trẻ bị hội chứng viêm đa hệ thống

Số tử vong do Covid-19 ở trẻ em tuy thấp, chỉ chiếm 0,59% trên tổng số tử vong chung của cả nước nhưng bệnh nhi Covid-19 có nguy cơ mắc Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C), là hội chứng với diễn biến bệnh cảnh rất nặng, tổn thương từ 2 cơ quan trở lên như: da niêm mạc, tiêu hóa, tim mạch, thận, hô hấp, huyết học, thần kinh…

Nghiên cứu của Đan Mạch với gần 600.000 trẻ em và thanh thiếu niên bị nhiễm Covid-19 cho thấy vắc xin có hiệu quả làm giảm nguy cơ mắc MIS-C ở nhóm đã tiêm, với tỷ lệ cứ 1 triệu trẻ mắc Covid-19 chỉ có 3 trẻ mắc MIS-C; thấp hơn 15 lần so với nhóm chưa tiêm. Hiệu quả bảo vệ của vắc xin để ngăn ngừa hội chứng MIS-C ở trẻ em nhiễm Covid-19 lên tới trên 90%.

Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM trong gần 1 năm qua đã tiếp nhận và điều trị 153 ca; trong đó số chưa được tiêm vắc xin phòng Covid-19 là 149 ca, chiếm tới 97,4%. Tại Bệnh viện Nhi T.Ư (Hà Nội), đến nay cũng đã tiếp nhận và điều trị 369 trẻ em bị MIS-C, hầu hết trong số này là những trẻ chưa được tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

Theo đại diện WHO, liều tăng cường nên tiêm 4 – 6 tháng sau liều cơ bản. VN đang đi đúng lộ trình này với việc tiêm vắc xin cho các nhóm đối tượng và tiêm các liều tăng cường cho đối tượng nguy cơ như: nhân viên y tế, người có bệnh nền… và tiếp tục tiêm cho những đối tượng khác, trẻ em. Bà Escanlante cho hay: “Biến chủng mới đã xuất hiện và có thể lan đến nhiều quốc gia. Tuần trước, toàn cầu có hơn 3 triệu ca mới và 7.000 ca tử vong. Dù xu hướng mắc và tử vong giảm nhưng lưu ý thận trọng khi đánh giá về xu hướng giảm này. Không nên coi Covid-19 là nhẹ, ngay cả người khỏe vẫn có thể mắc Covid-19 và có thể biến cố”, đại điện WHO khuyến cáo và cho biết thêm, biến chủng mới ngày càng gia tăng và có thể nhân rộng tại nhiều quốc gia. VN đã mở cửa giao thương trở lại, biến chủng có thể gia tăng, mới đây nhất là biến chủng BA.4 và BA.5. Sự gia tăng chủng này ngẫu nhiên gia tăng ca mắc tại các vùng, một số quốc gia, do chủng mới này đã gây ra tỷ lệ nhập viện và ca cấp cứu nhiều hơn.

Tuy nhiên, đại diện WHO cho rằng VN cũng đang gặp thách thức như người dân còn ngần ngại chưa đưa con đi tiêm vắc xin thêm. “WHO khẳng định hiệu quả và độ an toàn của vắc xin đã được cấp phép khẩn cấp. Chúng tôi cam kết hỗ trợ VN đảm bảo cung ứng và triển khai tiêm vắc xin phòng, chống dịch Covid-19. Con đường nhanh nhất để chiến thắng và ngăn chặn được dịch bệnh đó là tiêm vắc xin đầy đủ. Rất mong chúng ta cùng nhau đảm bảo con trẻ được đến trường khỏe mạnh, an toàn; và hãy đưa người thân đến điểm tiêm chủng”, quyền Trưởng đại diện WHO tại VN nhấn mạnh.

Trao đổi với báo chí tại họp báo, PGS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, lưu ý Covid-19 đang rất khó dự báo. Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng, cần phải có sự giám sát và đánh giá nguy cơ. “Nếu đánh giá nguy cơ đúng thì mới giám sát đúng, tránh hiện tượng đánh giá nguy cơ không đúng, dẫn tới không phòng, chống được dịch. Nhưng nếu đánh giá nguy cơ thái quá, dẫn đến toàn bộ lệnh cấm đoán lại khiến cho người dân không thể làm ăn kinh tế, an sinh xã hội bị ảnh hưởng”.

Cần vận động tự nguyện tiêm vắc xin Covid-19 - Hình 3

Ông Phu nhấn mạnh Nghị quyết 128 về việc thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả kiểm soát, phòng chống dịch hiệu quả vẫn là đúng trong giai đoạn hiện nay. Có nhiều ý kiến cho rằng, đưa Covid-19 thành bệnh đặc hữu, nhưng theo quan điểm của chuyên gia này: “Chúng ta nới lỏng nhưng không buông trôi, thả lỏng. Nới lỏng để làm ăn kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội của người dân. VN cũng không thể thực hiện “zero Covid-19″, chúng ta phải nới lỏng đồng bộ, nhưng cũng phải dự phòng đồng bộ. Chúng ta mở cửa hết, có nhập cảnh mới có du lịch, có du lịch mới có khách sạn, nhiều ngành nghề khác phát triển được”.

Theo ông Phu, trước đây để phòng chống dịch, VN cái gì cũng cấm, còn bây giờ không cấm nhưng phải chuyển sang kiểm soát rủi ro, cho các cháu đi học, rủi ro ở lớp nào quản lý lớp đó, không phải vì một nhà có Covid-19 mà phong tỏa cả khu phố.

Chuyên gia y tế này nhấn mạnh dự phòng cá nhân và vắc xin vẫn là quan trọng nhất. Trong môi trường kín rất cần đeo khẩu trang hay việc đeo khẩu trang với người có triệu chứng hô hấp là rất cần thiết. Tuy nhiên, đi ra đường tập thể dục vẫn phải bắt đeo khẩu trang, chúng ta cũng nên thay vì sử dụng khẩu trang y tế có thể sử dụng khẩu trang vải; đồng thời cũng nên sửa văn bản linh hoạt để các cấp chính quyền thực hiện tốt, một số quy định bắt buộc đeo khẩu trang cho phù hợp.

Lấy dẫn chứng từ 2 đợt dịch, bằng giờ năm ngoái, số ca mắc và tử vong rất cao, nhập viện rất nhiều, nhưng vừa qua không có tình trạng đó, ông Phu khẳng định: “Tiêm vắc xin vẫn hữu hiệu. Vấn đề quan trọng số 1 của tiêm vắc xin để người bệnh không nặng, không quá tải bệnh viện và không tử vong. Chúng ta phải xác định tiêm vắc xin cho đối tượng nào, thời gian nào, đặc biệt là vẫn phải lưu ý tiêm cho đối tượng có nguy cơ như: người già, người có bệnh nền”.

Theo ông Phu, trẻ em cũng rất cần tiêm vắc xin, nếu không sẽ là nguồn lây bệnh cho người già, người có bệnh nền trong gia đình. Các địa phương cần cố gắng đẩy nhanh các mũi theo quy định, tiêm cho những người chưa tiêm mũi cơ bản và những đối tượng cần tiêm bổ sung.

Sáng 6/6: F0 nặng đang điều trị bằng 1/100 giai đoạn cao điểm; Cấp độ dịch COVID-19 mới nhất thế nào?

Bộ Y tế cho biết, đến nay số ca COVID mới, ca nặng đều thấp nhất so với nhiều tháng qua, trong đó F0 nặng chỉ bằng 1/100 giai đoạn cao điểm; Bộ Y tế đề nghị quyết liệt đẩy nhanh tiêm chủng, không chủ quan với hậu COVID-19; Cấp độ dịch mới nhất thế nào?

Số địa phương có ca COVID-19 mới đang thu hẹp dần

Bản tin ngày 5/6 của Bộ Y tế cho biết ghi nhận 685 ca COVID-19 mới trong ngày (giảm 196 ca so với ngày trước đó) tại 36 tỉnh, thành phố, có 505 ca trong cộng đồng. Đây là ngày có số mắc mới thấp nhất tính từ cuối tháng 6/2021.

Hà Nội vẫn là địa phương ghi nhận số ca mắc nhiều nhất với 207 F0, 35 tỉnh, thành còn lại số ca COVID-19 từ 1- 79 ca, trong đó 22 tỉnh, thành chỉ ghi nhận từ 1- 10 ca/ ngày.

Trước đây, có thời điểm cả nước đều ghi nhận bệnh nhân COVID-19 trong ngày, liên tục thời gian gần đây, nhiều địa phương đã nhiều ngày không có ca COVID-19.

Sáng 6/6: F0 nặng đang điều trị bằng 1/100 giai đoạn cao điểm; Cấp độ dịch COVID-19 mới nhất thế nào? - Hình 1

Theo Bộ Y tế, các địa phương, bệnh viện cần hướng dẫn người dân chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19; không chủ quan sau khi mắc bệnh.

Lần đầu tiên sau nhiều tháng, trung bình số ca COVID-19 mới trong nước ghi nhận 7 ngày qua: 981 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.725.239 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.337 ca nhiễm).

Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.717.481 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.601.623), TP. Hồ Chí Minh (609.506), Nghệ An (484.803), Bắc Giang (387.587), Bình Dương (383.781).

Những chỉ số tích cực về phòng chống dịch COVID-19 đã làm cho bản đồ dịch tễ cấp độ dịch uy mô xã, phường trên cả nước cũng có sự thay đổi theo chiều hướng vùng xanh, vùng vàng gần như bao phủ toàn quốc.

Cập nhật cấp độ dịch mới nhất của Bộ Y tế cho biết trong số 10.604 xã phường cả nước, có đến hơn 98% xã, phường được xếp nhóm vùng xanh (nguy cơ thấp) và vùng vàng (nguy cơ trung bình). Con số này tăng so với vài ngày trước đó. Tính chung toàn quốc, số xã phường "vùng xanh" hiện chiếm gần 90%.

Hiện cả nước chỉ còn 7 xã phường (dưới 0,1%) là vùng đỏ (nguy cơ cao); Số xã phường thuộc vùng cam của cả nước hiện chỉ còn khoảng dưới 2%.

Không chủ quan với hậu COVID-19

Tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta đến nay là: 9.504.955 ca. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.177.204 trường hợp, trong đó có 35 trường hợp nặng đang điều trị, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 29; Thở ô xy dòng cao HFNC: 3; Thở máy không xâm lấn: 1; Thở máy xâm lấn: 2.

Hơn 31 triệu hộ chiếu vaccine của Việt Nam đến nay, được bao nhiêu nước công nhận?

Tăng cường kiểm tra nhằm ngăn chặn việc cấp giấy khám sức khỏe cho lái xe giả, cấp khống

Nhận thêm 2 triệu liều vaccine phòng COVID-19 Moderna tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi

Hết thời hạn yêu cầu phải hoàn thành, vẫn còn 28 triệu mũi tiêm vaccine COVID-19 chưa được 'làm sạch'

Đây cũng là thời điểm số ca COVID-19 nặng thấp nhất trong nhiều tháng qua, chỉ bằng 1/100 so với giai đoạn cao điểm cuối tháng 2, đầu tháng 3 của dịch COVID-19.

Bộ Y tế tiếp tục nhấn mạnh, vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch, tập trung truyền thông về đẩy mạnh tiêm chủng; Đồng thời chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng cho người dân nâng cao sức khỏe; cảnh báo với các biến chủng mới; hướng dẫn người dân chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19; không chủ quan sau khi mắc bệnh.

Tổ chức Y tế thế giới và Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) đã tổng kết trên 200 dấu hiệu của người sau mắc COVID-19.

Nổi bật là các dấu hiệu cảnh báo cần sự trợ giúp y tế khẩn cấp từ nhân viên y tế, tổn thương tại phổi như khó thở; mệt mỏi, căng thẳng, lo âu, trầm cảm và rối loạn giấc ngủ, các dấu hiệu về giọng nói sau đặt nội khí quản...

Tổng số ca mắc trên thế giới vượt 535,2 triệu ca, trên 6,3 triệu ca tử vong.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hơn 2/3 dân số thế giới có thể đã có lượng kháng thể COVID-19 đáng kể, có nghĩa là đã từng mắc bệnh hoặc đã được tiêm chủng. Trong một bản tổng hợp các nghiên cứu từ khắp thế giới, WHO cho biết tỷ lệ dân số có lượng kháng thể COVID-19 đáng kể đã tăng từ mức 16% vào tháng 2/2021 lên mức 67% vào tháng 10/2021. Với sự xuất hiện của biến thể Omicron có tốc độ lan truyền nhanh, tỷ lệ này hiện nay có thể thậm chí còn cao hơn.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Sydney (Australia) đã tiến hành nghiên cứu, qua đó chỉ ra cách đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi các loại virus thường gây bệnh trong mùa Đông ở nước này, đồng thời có thể dẫn đến sự xuất hiện của các biến thể virus "trái mùa" độc đáo khác.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications ngày 31/5 cho thấy mô hình của virus hợp bào hô hấp (RSV) - một loại virus phổ biến vào mùa Đông - đã bị gián đoạn trong đại dịch COVID-19 do các lệnh phong tỏa và đóng cửa biên giới. RSV giống như một loại virus gây cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, RSV có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới phổi của bệnh nhi, ví dụ như bệnh viêm phổi

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Sóng 5G có gây hại sức khỏe?Sóng 5G có gây hại sức khỏe?
08:10:14 30/04/2025
Nắng nóng có nên dùng nước dừa thay nước lọc?Nắng nóng có nên dùng nước dừa thay nước lọc?
15:09:47 30/04/2025
Bỏ qua 2 triệu chứng không đau, người đàn ông phát hiện ung thư khi đã muộnBỏ qua 2 triệu chứng không đau, người đàn ông phát hiện ung thư khi đã muộn
08:40:34 01/05/2025
Trẻ nhỏ đi chơi xa, những loại thuốc cha mẹ nên chuẩn bịTrẻ nhỏ đi chơi xa, những loại thuốc cha mẹ nên chuẩn bị
11:18:33 30/04/2025
Người mắc bệnh về gan chớ dại ăn những thực phẩm này kẻo 'mang thêm họa'Người mắc bệnh về gan chớ dại ăn những thực phẩm này kẻo 'mang thêm họa'
15:07:13 30/04/2025
Loại củ bùi béo cực nhiều ở Việt Nam, ăn vào vừa khỏe người vừa đẹp dángLoại củ bùi béo cực nhiều ở Việt Nam, ăn vào vừa khỏe người vừa đẹp dáng
12:15:31 30/04/2025
6 lợi ích khi ăn bơ thường xuyên6 lợi ích khi ăn bơ thường xuyên
12:19:52 30/04/2025
10 bí quyết duy trì chế độ ăn lành mạnh trong kỳ nghỉ lễ tránh tăng cân10 bí quyết duy trì chế độ ăn lành mạnh trong kỳ nghỉ lễ tránh tăng cân
15:19:13 30/04/2025

Tin đang nóng

1 chi tiết đặc biệt trong bức ảnh của Hà Tăng và chồng doanh nhân khi xem diễu binh, diễu hành 30/4 gây sốt1 chi tiết đặc biệt trong bức ảnh của Hà Tăng và chồng doanh nhân khi xem diễu binh, diễu hành 30/4 gây sốt
06:25:00 01/05/2025
Nghịch tử sát hại mẹ ruộtNghịch tử sát hại mẹ ruột
05:58:45 01/05/2025
HOT: Cindy Lư chính thức được Đạt G cầu hôn!HOT: Cindy Lư chính thức được Đạt G cầu hôn!
06:00:42 01/05/2025
Bố bạn trai nói sẽ đặt 500 triệu vào tráp cưới nhưng nghe điều kiện bác ấy đưa ra, tôi quyết định hủy hôn ngay lập tứcBố bạn trai nói sẽ đặt 500 triệu vào tráp cưới nhưng nghe điều kiện bác ấy đưa ra, tôi quyết định hủy hôn ngay lập tức
08:22:42 01/05/2025
Dàn nhóc tỳ Vbiz cực đáng yêu, hòa mình vào không khí hào hùng mừng Đại lễ 30/4Dàn nhóc tỳ Vbiz cực đáng yêu, hòa mình vào không khí hào hùng mừng Đại lễ 30/4
05:57:14 01/05/2025
Lễ 30/4 tôi muốn về chăm mẹ ốm, chồng không hài lòng nói một câu như dao cứa vào timLễ 30/4 tôi muốn về chăm mẹ ốm, chồng không hài lòng nói một câu như dao cứa vào tim
07:36:52 01/05/2025
Tổng đạo diễn Ký Ức Vui Vẻ: "Tôi không hiểu mình làm gì sai để anh Tự Long phải lớn tiếng như vậy"Tổng đạo diễn Ký Ức Vui Vẻ: "Tôi không hiểu mình làm gì sai để anh Tự Long phải lớn tiếng như vậy"
06:30:00 01/05/2025
Dàn sao check-in tưng bừng xem pháo hoa dịp lễ 30/4: Tăng Thanh Hà có view xịn, Châu Bùi xuống đường hưởng ứng không khíDàn sao check-in tưng bừng xem pháo hoa dịp lễ 30/4: Tăng Thanh Hà có view xịn, Châu Bùi xuống đường hưởng ứng không khí
07:06:18 01/05/2025

Tin mới nhất

Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân

Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân

10:03:28 01/05/2025
Vì vậy, việc tăng cường bảo vệ quyền cá nhân của người dân, như quyền kiểm soát dữ liệu cá nhân, hạn chế chuyển dữ liệu cá nhân xuyên biên giới sẽ góp phần tránh nguy cơ rò rỉ thông tin dữ liệu, giảm thiểu tình trạng lừa đảo.
Nỗ lực bao phủ vaccine sởi, tạo miễn dịch cộng đồng

Nỗ lực bao phủ vaccine sởi, tạo miễn dịch cộng đồng

09:42:09 01/05/2025
Để đạt được mục tiêu tiêm phòng, chống bệnh sởi đợt 3 năm 2025 theo kế hoạch, đợt này, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã cấp 4.800 liều vaccine phòng bệnh sởi cho 12 Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh tổ chức tiê...
Báo động vi nhựa làm 356.000 người tử vong mỗi năm do bệnh tim

Báo động vi nhựa làm 356.000 người tử vong mỗi năm do bệnh tim

09:34:38 01/05/2025
Các nhà khoa học lý giải rằng sự bùng nổ công nghiệp sản xuất nhựa cùng với các quy định quản lý còn hạn chế ở những khu vực này có thể là nguyên nhân dẫn đến mức độ phơi nhiễm cao hơn.
5 món ăn vặt lý tưởng bà bầu nên mang theo khi đi du lịch

5 món ăn vặt lý tưởng bà bầu nên mang theo khi đi du lịch

09:24:28 01/05/2025
Nên chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chế biến và bảo quản theo đúng tiêu chuẩn. Loại bỏ các loại hạt có biểu hiện nhiễm nấm mốc hay biến chất dễ nhiễm độc tố aflatoxin gây ngộ độc.
Điều gì xảy ra với cơ thể khi uống trà xanh sai thời điểm?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi uống trà xanh sai thời điểm?

09:07:43 01/05/2025
Với người đang sử dụng thuốc chống đông máu, bác sĩ Vũ khuyên không nên dùng trà xanh, bởi trong lá trà chứa vitamin K hoạt chất có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.
Trị phồng rộp da do cháy nắng

Trị phồng rộp da do cháy nắng

09:05:06 01/05/2025
Các vết phồng rộp da do ánh nắng mặt trời thường gây đau và ngứa và có thể rỉ dịch khi vỡ ra. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, hầu hết các vết phồng rộp do ánh nắng mặt trời có thể được điều trị tại nhà và lành trong vòng vài tuần.
3 loại trà tốt cho người tăng huyết áp

3 loại trà tốt cho người tăng huyết áp

08:59:43 01/05/2025
Ngược lại, nếu cơ cấu chế độ ăn uống không hợp lý và thường xuyên ăn các bữa ăn nhiều calo, nhiều chất béo, nhiều muối có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp.
Loại cây được ví như 'thần dược' cho sức khỏe, người Việt lại chỉ trồng làm cảnh

Loại cây được ví như 'thần dược' cho sức khỏe, người Việt lại chỉ trồng làm cảnh

08:53:36 01/05/2025
Một số nghiên cứu cho thấy gel nha đam có thể có lợi cho sức khỏe răng miệng. Khả năng kháng khuẩn và kháng viêm của nha đam có thể giúp giảm viêm nướu, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng và hôi miệng.
9 loại rau giàu tinh bột tốt cho sức khỏe toàn diện

9 loại rau giàu tinh bột tốt cho sức khỏe toàn diện

08:51:38 01/05/2025
Rau giàu tinh bột là rau có hàm lượng carbohydrate và calo cao hơn so với các loại rau khác. Dưới đây là danh sách 9 loại rau giàu tinh bột mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Dấu hiệu ảnh báo bạn đang bị loãng xương

Dấu hiệu ảnh báo bạn đang bị loãng xương

08:46:00 01/05/2025
Theo thống kê toàn cầu, có khoảng 1/3 phụ nữ và 1/8 nam giới mắc loãng xương. Tuy nhiên, bệnh vẫn còn bị xem nhẹ, đặc biệt ở nam giới, khi họ ít có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ hay đo mật độ xương.
Ai nên tầm soát nhồi máu cơ tim?

Ai nên tầm soát nhồi máu cơ tim?

08:43:37 01/05/2025
Mặc dù nhồi máu cơ tim có thể đến đột ngột và đầy đau đớn, nhưng thực tế, quá trình hẹp nghẽn mạch máu đã âm thầm diễn ra trong nhiều năm mà chúng ta không hề hay biết.
Cảnh giác tình trạng say nắng, say nóng ở trẻ nhỏ khi tham dự lễ diễu binh

Cảnh giác tình trạng say nắng, say nóng ở trẻ nhỏ khi tham dự lễ diễu binh

15:01:47 30/04/2025
Việc vui chơi ngoài trời quá lâu, đứng xem sự kiện giữa đám đông hay đơn giản là di chuyển dưới nắng, đều có thể khiến trẻ rơi vào tình trạng say nắng say nóng mà người lớn không kịp nhận ra.

Có thể bạn quan tâm

TP.HCM sẽ không trình diễn 10.500 thiết bị bay không người lái vào tối 1-5

TP.HCM sẽ không trình diễn 10.500 thiết bị bay không người lái vào tối 1-5

Tin nổi bật

11:07:48 01/05/2025
Sự kiện đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo người dân và du khách. Đây là phần trình diễn drone lớn nhất từ trước đến nay tại TP.HCM.
Phong cách thủy thủ: trẻ trung khi đi biển, thanh lịch trong thành phố

Phong cách thủy thủ: trẻ trung khi đi biển, thanh lịch trong thành phố

Thời trang

11:03:10 01/05/2025
Những chiếc áo thun kẻ sọc năm nay khoác lên mình một hơi thở đương đại: phom oversized phóng khoáng, tay lỡ cá tính, chất liệu thoáng mát và đường may tối giản.
Cha đẻ ca khúc 2,2 tỷ view hot nhất dịp 30/4 bất ngờ xin lỗi

Cha đẻ ca khúc 2,2 tỷ view hot nhất dịp 30/4 bất ngờ xin lỗi

Nhạc việt

10:55:35 01/05/2025
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung khẳng định ca khúc Viết Tiếp Câu Chuyện Hòa Bình được ra đời là nhờ sự gợi ý hợp tác của ca sĩ Nguyễn Duyên Quỳnh
"Người đàn ông sến nhất Kpop" gây tranh cãi khi ngồi ghế nóng show nhảy cực hot, netizen thắc mắc "trình đến đâu?"

"Người đàn ông sến nhất Kpop" gây tranh cãi khi ngồi ghế nóng show nhảy cực hot, netizen thắc mắc "trình đến đâu?"

Nhạc quốc tế

10:47:29 01/05/2025
Nam nghệ sĩ này đang tạo nên luồng ý kiến trái chiều khi nhận lời mời làm giám khảo Street Woman Fighter mùa mới.
Trang trí ban công: Cách 'hô biến' không gian nhỏ thành thiên đường

Trang trí ban công: Cách 'hô biến' không gian nhỏ thành thiên đường

Sáng tạo

10:46:47 01/05/2025
Trang trí ban công vừa là cách nâng cao giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà, vừa là để gia chủ hâm nóng không khí gia đình. Hãy cùng bài viết dưới đây biến ban công của mình trở thành một không gian sống ấm cúng và đẹp mắt.
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 1/5 - tử vi 12 chòm sao hôm nay chi tiết

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 1/5 - tử vi 12 chòm sao hôm nay chi tiết

Trắc nghiệm

10:40:18 01/05/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 1/5 sẽ có những điều bất ngờ gì? Tham khảo tử vi vui về cuộc sống, sự nghiệp và tình yêu của 12 chòm sao ngày mới
Nên mua iPhone 16 Pro, Galaxy S25 hay Pixel 9 Pro?

Nên mua iPhone 16 Pro, Galaxy S25 hay Pixel 9 Pro?

Đồ 2-tek

10:39:23 01/05/2025
iPhone 16 Pro, Galaxy S25 và Pixel 9 Pro được biết đến là 3 mẫu điện thoại nhỏ gọn cao cấp, đáng đồng tiền bát gạo nhất thời điểm hiện tại trên thị trường.
Công bố ảnh Mặt Trời sắc nét nhất từ trước đến nay

Công bố ảnh Mặt Trời sắc nét nhất từ trước đến nay

Lạ vui

10:31:49 01/05/2025
Các nhà khoa học Mỹ mới đây công bố bức ảnh Mặt Trời có độ phân giải cao chụp từ kính viễn vọng Mặt Trời lớn nhất thế giới Daniel K. Inouye (DKIST), CNN đưa tin ngày 30/4.
Cách AI được huấn luyện để 'làm luật'

Cách AI được huấn luyện để 'làm luật'

Thế giới số

10:28:14 01/05/2025
Ví dụ vào năm 2022, AI đề xuất sửa đổi nhầm một điều khoản về bảo hiểm y tế. Trên cơ sở lưu ý của con người, hệ thống được điều chỉnh để hiểu rõ hơn ngữ cảnh về y tế công.
3 tỉnh miền Tây sáp nhập, trở thành điểm đến sông nước lý tưởng

3 tỉnh miền Tây sáp nhập, trở thành điểm đến sông nước lý tưởng

Du lịch

10:08:47 01/05/2025
Du khách sẽ có cơ hội đắm mình trong không gian sông nước hữu tình, len lỏi qua những cánh đồng xanh mướt, tham quan những làng nghề ven sông mộc mạc.
Cô gái bị bỏng 95% cơ thể tiết lộ điều trùng hợp đặc biệt với chồng sắp cưới

Cô gái bị bỏng 95% cơ thể tiết lộ điều trùng hợp đặc biệt với chồng sắp cưới

Netizen

10:05:41 01/05/2025
Cô gái 25 tuổi từng bị bỏng 95% cơ thể đã tìm được hạnh phúc với người bạn trai sinh cùng ngày, cùng tháng, cùng năm.