Căng thẳng Mỹ-Trung: Nhật Bản, Hàn Quốc toan tính thế nào?
Theo các nhà phân tích, Hàn Quốc sẽ không muốn đối đầu với Trung Quốc khi nghiêng về phía Mỹ, trong khi Nhật Bản có thể tận dụng áp lực từ cuộc đối đầu này.
Vốn là những đối tác thân thiết của Mỹ tại Đông Á, Hàn Quốc và Nhật Bản được Washington kỳ vọng sẽ là lực lượng đứng bên cạnh trong cuộc đối đầu toàn diện với Trung Quốc. Trên thực tế, cả hai nước đều có những tính toán hết sức cẩn trọng.
Tổng thống Hàn Quốc, Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Nhật Bản.
Theo phân tích của các chuyên gia, ít có khả năng Seoul sẽ đi theo chủ trương cứng rắn của Mỹ với Trung Quốc để đối đầu trực diện với Bắc Kinh.
Tờ SCMP nhận định: “Bị kẹt giữa cuộc đối đầu Mỹ và Triều Tiên đã là một vấn đề kéo dài hàng thập niên đối với Hàn Quốc. Giờ đây, họ lại tiếp tục phải ứng phó với cạnh tranh Mỹ – Trung.”
Video đang HOT
Trung Quốc vốn là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc, việc Seoul xuôi theo áp lực của Washington trong cuộc đối đầu với Trung Quốc là khó xảy ra.
Từ trước đến nay, quốc gia này luôn phải đứng giữa trong mối quan hệ giữa Trung Quốc, Nhật Bản, Nga. Trong khi đó, Seoul dường như coi Mỹ là đồng minh hoàn hảo vì khoảng cách ở xa và ít khả năng lấn át Hàn Quốc về vật chất. Dù vậy, nghiêng về Mỹ không có nghĩa là Hàn Quốc muốn ở thế đối đầu với Trung Quốc.
Tháng 4/2020, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Moon Hee-sang nói bảo Hàn Quốc chọn giữa Mỹ và Trung Quốc giống như hỏi một đứa trẻ xem thích bố hay mẹ hơn. “Chúng tôi không thể bỏ kinh tế vì an ninh, không thể bỏ an ninh vì kinh tế.”
Viễn cảnh duy nhất Seoul có thể cho phép Mỹ “khiêu chiến” với Trung Quốc là nếu Mỹ làm điều đó để bảo vệ Hàn Quốc. Ông Moon Hee-sang giải thích rằng người Hàn Quốc sẽ không muốn vướng vào cuộc cạnh tranh “trừ khi sự sống còn của chúng tôi gặp nguy hiểm”.
Trong khi đó, Nhật Bản có thể muốn tận dụng cơ hội trong cuộc cạnh tranh này. Gần như cùng thời điểm khi Mỹ lên án các hành vi “bắt nạt” láng giềng của Trung Quốc, đồng thời bác các yêu sách chủ quyền phi pháp của nước này ở Biển Đông, Nhật Bản cũng ra Sách trắng quốc phòng trong đó phê phán các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc.
Trung Quốc “đang tiếp tục cố gắng thay đổi hiện trạng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông”, Nhật Bản cho biết trong Sách trắng Quốc phòng. Sách trắng mô tả sự xâm nhập “không ngừng” ở vùng biển xung quanh nhóm đảo nhỏ mà hai quốc gia tuyên bố chủ quyền ở Senkaku/Điếu Ngư.
Có vẻ như mục tiêu của chính quyền Trump vừa là cố định chính sách với Trung Quốc, vừa gây ảnh hưởng đến hành vi của Bắc Kinh. Nếu vậy, điều đó có thể tạo ra không gian cho các động thái ngoại giao của Nhật Bản, mặc dù Tokyo sẽ cần cẩn trọng và khéo léo, tờ Japan Times nhận định.
Nhật Bản không thể kỳ vọng vào một cách tiếp cận “người đóng vai ác, người đóng vai thiện” để hưởng mọi lợi ích từ các diễn biến trong khi Mỹ phải đương đầu với hậu quả. Thay vào đó, họ có thể hành động để tối đa hóa áp lực và mang lại sự tích cực từ việc Bắc Kinh thay đổi hành vi, theo các nhà phân tích.
WHO lo ca nCoV châu Âu tăng
Đại diện WHO tại châu Âu lo ngại về sự tái bùng phát nCoV trong khu vực, cảnh báo các nước nên siết hạn chế nếu cần.
"Sự tăng trở lại các ca nhiễm nCoV ở một số quốc gia sau khi nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội gần đây gây lo ngại", phát ngôn viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại khu vực châu Âu cho biết hôm nay.
Phát ngôn viên nói thêm, ở những nơi xuất hiện các ổ dịch mới, nên nhanh chóng sử dụng các biện pháp khoanh vùng, truy vết, cách ly và kiểm dịch nghiêm ngặt để kiểm soát tình hình.
Số ca nhiễm nCoV ở châu Âu cùng ngày đã vượt ba triệu, chiếm khoảng 1/5 trong hơn 15 triệu ca nhiễm toàn cầu. Đây vẫn là khu vực ghi nhận số người chết do nCoV cao nhất, với hơn 206.000 ca tử vong trên tổng số hơn 630.000 ca khắp thế giới.
Tuy nhiên, số ca nhiễm mới trên khắp châu Âu được đánh giá vẫn ổn định khi duy trì ở mức khoảng 20.000 ca nhiễm mới hàng ngày từ ngày 20/5, thấp hơn hai lần so với thời kỳ cao điểm hồi đầu tháng 4.
Du khách tại sân bay Adolfo Suarez-Barajas, Madrid, Tây Ban Nha, ngày 21/6. Ảnh: AP.
Anh là vùng dịch chết chóc nhất châu Âu và xếp thứ ba thế giới sau Mỹ, Brazil, với hơn 45.500 ca tử vong trong gần 298.000 ca nhiễm. Những vùng dịch lớn khác trong khu vực là Tây Ban Nha và Italy, ghi nhận lần lượt hơn 317.000 và 245.000 ca nhiễm.
EU cuối tháng trước đã công bố danh sách 15 nước được thực hiện chuyến bay tới khối này với mục đích giải trí hoặc kinh doanh từ ngày 1/7. Danh sách gồm Algeria, Australia, Canada, Georgia, Nhật Bản, Montenegro, Morocco, New Zealand, Rwanda, Serbia, Hàn Quốc, Thái Lan, Tunisia và Uruguay.
Trung Quốc là quốc gia thứ 15 trong danh sách, nhưng việc đi lại chỉ được thông qua nếu chính quyền Bắc Kinh cho phép du khách châu Âu tới nước này. "Có đi có lại" là một điều kiện với các quốc gia thuộc danh sách được EU mở cửa. Danh sách này không có Mỹ, Nga và Brazil, những vùng dịch lớn hiện nay.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 15,6 triệu người nhiễm, hơn 637.000 người chết và hơn 9,5 triệu người hồi phục.
Nhật Bản thảo luận việc khôi phục hoạt động đi lại với Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc Thủ tướng Shinzo Abe ngày 22/7 nói rằng Nhật Bản sẽ khởi động đàm phán việc khôi phục hoạt động đi lại với 10 quốc gia/vùng lãnh thổ, trong đó có Trung Quốc, Hàn Quốc. Một sân bay tại Nhật Bản. Ảnh: Kyodo News Hãng thông tấn Kyodo (Nhật Bản) cho biết trong cuộc họp của lực lượng đặc trách đối phó với...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Trump hé lộ nội dung cuộc điện đàm sắp diễn ra với Tổng thống Nga Putin

Elon Musk rút lui, DOGE vẫn quyết liệt cải tổ chính phủ Mỹ

Tiết lộ chi phí khổng lồ cho châu Âu khi thay thế sự hỗ trợ quân sự của Mỹ

Ngoại trưởng Nga, Mỹ điện đàm về Ukraine và quan hệ song phương

Giám đốc tình báo Ukraine tiết lộ thời điểm trao đổi 2.000 tù nhân với Nga

Cơ hội 90 ngày, Trung Quốc làm gì để lật ngược thế cờ trong cuộc đấu thuế quan?

Xung đột Hamas-Israel: Nối lại đàm phán ngừng bắn tại Gaza

Reuters: Nga đặt điều kiện để tiến hành ngừng bắn với Ukraine

Mỹ: Bão kèm lốc xoáy, ít nhất 16 người thiệt mạng

Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng về cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin

Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông

Đàm phán Nga - Ukraine thất bại, ông Trump nói Kiev không có lá bài nào
Có thể bạn quan tâm

Ruộng bậc thang xanh mướt mùa lúa non 'đốn tim' du khách
Du lịch
09:35:43 18/05/2025
Thanh niên 20 tuổi bỏ lại xe máy, gieo mình xuống sông Vàm Cỏ Đông
Tin nổi bật
09:22:15 18/05/2025
Đề nghị truy tố Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng 41 bị can
Pháp luật
09:19:38 18/05/2025
Sau 3 tháng về chung nhà, chồng H'Hen Niê chính thức khoe tin vui đặc biệt
Sao việt
09:08:43 18/05/2025
Thảm đỏ Cannes ngày 5: Châu Dã đọ sắc "chị đại" Chompoo Araya, nữ diễn viên Trung Quốc bị tóm khoảnh khắc đáng xấu hổ
Sao âu mỹ
09:06:04 18/05/2025
Bị điều tra khẩn khi đang nô nức dự Cannes 2025, sao nữ hạng A Cbiz hiện ra sao?
Sao châu á
08:41:58 18/05/2025
Mỹ nhân đẹp chấn động thế gian náo loạn thảm đỏ Cannes, bước xuống cầu thang cũng đẹp như cổ tích thần tiên
Hậu trường phim
08:27:37 18/05/2025
Cha đẻ của Genshin Impact lộ kế hoạch tới năm 2030, sẽ không còn "chỉ làm game" như trước
Mọt game
08:15:43 18/05/2025
6 cách bảo vệ làn da khi ở trong phòng điều hòa
Làm đẹp
08:06:16 18/05/2025
3 không khi dùng mật ong
Sức khỏe
08:00:07 18/05/2025