“Căng” với thiết bị dạy học

Theo dõi VGT trên

Từ nay đến hết năm, khoảng 130 tỉ đồng sẽ được đầu tư cho việc thí điểm tự làm thiết bị dạy học của giáo dục mầm nonphổ thông trên cả nước.

Bộ GD-ĐT vừa giao cho 5 địa phương (Hà Nội, Nam Định, Điện Biên, Thừa Thiên – Huế và Lâm Đồng) trong năm học 2011-2012 thực hiện thí điểm đề án phát triển thiết bị dạy học tự làm.

Còn nhiều bất cập

Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, trong điều kiện nguồn cung thiết bị dạy học cũng như kinh phí mua sắm bổ sung và sửa chữa thiết bị bị hạn chế thì giải pháp tự làm, tự sửa chữa, tự cải tiến thiết bị dạy học là rất cần thiết. Thực tế, không ít giáo viên đã sáng tạo cả phần mềm mô phỏng các thí nghiệm hóa học, vật lý, sinh học…, thực hiện được các thí nghiệm khó trong thực tế của điều kiện dạy học. Nhiều địa phương đã phát triển phong trào tự làm thiết bị dạy học, không chỉ tạo thành một hoạt động sư phạm sôi nổi mà còn khơi dậy sự sáng tạo, lòng yêu nghề của đội ngũ giáo viên.

Tuy nhiên, theo Bộ GD-ĐT, hoạt động tự làm thiết bị dạy học chưa được thường xuyên, chưa đồng đều giữa các cấp học, giữa các vùng miền, địa phương. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết ở giáo dục mầm non, hiện vẫn chưa có cơ chế chính sách để hỗ trợ mua nguyên vật liệu, trong khi thu nhập của giáo viên không cao, đặc biệt là những giáo viên mầm non ngoài biên chế, nên nhiều giáo viên không có đủ điều kiện để tự làm thiết bị dạy học.

Căng với thiết bị dạy học - Hình 1

Nếu có đầy đủ thiết bị giảng dạy, các tiết học sẽ sinh động và hiệu quả hơn.

Ở cấp tiểu học, thiết bị dạy học tự làm mới chỉ tập trung ở một số môn học (toán, khoa học, lịch sử, địa lý…) hoặc chỉ tập trung ở một số chương, bài của các môn học. Điều đó cho thấy công tác tự làm thiết bị dạy học chưa được đầu tư nghiên cứu một cách sư phạm, khoa học và đầy đủ. Các trường THCS và THPT tuy có một số lượng lớn thiết bị dạy học nhưng việc quản lý, khai thác, sử dụng số thiết bị này còn nhiều bất cập. Việc quản lý, khai thác sử dụng chỉ đạt hiệu quả cao nếu gắn kết việc cải tiến, sửa chữa các thiết bị dạy học đã được trang bị với các hoạt động tự làm thiết bị.

Video đang HOT

Khó từ nhiều phía

Theo Bộ GD-ĐT, từ nay đến hết năm 2012, kinh phí cho việc thí điểm phát triển thiết bị dạy học tự làm khoảng 130 tỉ đồng. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển chỉ đạo việc sản xuất các thiết bị này phải bảo đảm chất lượng và hiệu quả sử dụng đồng thời giảm ngân sách Nhà nước chi cho mua sắm trực tiếp các thiết bị dạy học khi thiết bị tự làm thay thế được. Ông Hiển cũng cho rằng cần phải coi việc tự làm thiết bị dạy học như là hoạt động thường xuyên, là nhiệm vụ của giáo viên cũng như các cơ quan quản lý trong việc đổi mới phương pháp dạy học.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực tế, việc tự làm thiết bị dạy học gặp không ít khó khăn. Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Nam Định Đỗ Anh Xô đề nghị Bộ GD-ĐT cần có hướng dẫn tiêu chí đánh giá cụ thể để hạn chế sự lúng túng khi tổ chức các cuộc thi thiết bị dạy học tự làm ở cơ sở. Thêm vào đó, định mức chi tối thiểu của tỉnh này chỉ gói gọn trong khoản chi thường xuyên nên cần có sự hỗ trợ ngân sách từ Trung ương.

Thiếu cả nhân lực Theo ông Trương Đình Chiến, Trưởng Phòng Giáo dục Phổ thông của Sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng, các trường THCS và THPT của tỉnh có một lượng lớn thiết bị dạy học được trang bị đại trà theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu nhưng việc quản lý, khai thác, sử dụng còn nhiều bất cập, như thiếu kho chứa, thiếu phòng thực hành, thí nghiệm, đặc biệt là thiếu cán bộ chuyên trách. Nguồn nhân lực hạn chế nên việc triển khai tự làm thiết bị dạy học không hề dễ dàng. Bên cạnh khó khăn về kinh phí, thiếu nguồn lực cũng là vấn đề quan trọng cần được giải quyết. Các trường học hiện nay đều thiếu biên chế giáo viên làm công tác thiết bị dạy học nên nhà trường thường phải bố trí giáo viên kiêm nhiệm nhưng lại không được hưởng phụ cấp ưu đãi. Bản thân các giáo viên kiêm nhiệm cũng không có chuyên môn nên hiệu quả sử dụng còn hạn chế.

Theo Yến Anh

Người Lao Động

Đại học "thèm" tiến sĩ

Tình trạng "khát" giảng viên hiện nay không còn nóng với nhiều trường đại học nữa mà vấn đề "nóng" hiện nay là tìm giảng viên trình độ cao bởi việc tuyển vô cùng khó khăn vì không có nguồn.

Trường ngoài công lập "lao đao" tìm tiến sĩ

Bộ GD-ĐT vừa đình chỉ tuyển sinh 3 trường ĐH và 14 ngành đào tạo của 4 trường ĐH do không đủ điều kiện như cơ sở vật chất và giảng viên. Đây có lẽ là "cú đấm mạnh" vào nhiều trường đại học không cam kết thực hiện như đã "hứa" khi thành lập trường. Kỷ luật đảm bảo chất lượng giáo dục không còn giơ cao đánh khẽ như trước nữa. Lãnh đạo Bộ cho biết, năm học tới, Bộ tiếp tục kiểm tra và sẽ "thẳng tay" ra quyết định đình chỉ.

Về vấn đề giảng viên yếu về chất lượng và thiếu về số lượng, các nhà quản lý giáo dục đã cảnh báo từ nhiều năm nay nhưng tình trạng này khắc phục chưa nhiều. Tại một cuộc họp về Dự thảo Luật giáo dục, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết: "Hiện nay, tính bình quân tỷ lệ giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ trở lên chiếm 14%; trình độ thạc sĩ là 35%". Như vậy, trình độ đại học dạy đại học còn khá nhiều. Với quy định của Bộ GD-ĐT, khi mở ngành phải có ít nhất 1 tiến sĩ và 3 thạc sĩ. Do vậy, nhiều trường chưa đáp ứng điều kiện này đang chạy đua tuyển chọn giảng viên trình độ cao nhất là các trường ngoài công lập.

Ông Vũ Văn Hóa, phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội, cho biết: "Chúng tôi hiện nay còn tồn đọng khá nhiều hồ sơ tuyển giảng viên nhưng trường không tuyển được bởi vì đó không phải là đối tượng trường cần tuyển. Hiện nay, trường cần tuyển giảng viên trình độ thạc sỹ, tiến sĩ".

Ông Hóa cho hay, do khó khăn nguồn tuyển nên trường tự tạo nguồn là tuyển những sinh viên đã tốt nghiệp loại khá, giỏi và nhà trường đầu tư cho đi học thạc sĩ.

Ông Hoàng Hữu Nguyên, phó hiệu trưởng Trường ĐH Thành Tây cho hay, hiện trường chỉ muốn tuyển giảng viên trình độ tiến sĩ trẻ khoảng 10 người để phụ trách trưởng và phó bộ môn. Bởi hiện nay đội ngũ giảng viên cơ hữu thì đã lớn tuổi và đội ngũ trẻ thì ít.

Tương tự, Trường ĐH Hòa Bình hiện có 35,9 SV/GV, trường cũng khá vất vả trong việc tuyển giảng viên trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Ông Nguyễn Đình Dân, trưởng phòng hành chính, tổng hợp cho biết: "Hàng năm trường tuyển khoảng 10 -15% giảng viên nhưng do thiếu nguồn tuyển ở trình độ cao nên trường đành phải tuyển sinh viên sau đó cử đi học cao học".

Cũng theo ông Dân, trường ngoài công lập tuyển giảng viên hàng năm còn phụ thuộc vào chỉ tiêu tuyển sinh nên tuyển nhiều giảng viên cũng không ổn.

Đại học thèm tiến sĩ - Hình 1

Vấn đề "nóng" hiện nay với nhiều trường đại học là tìm giảng viên trình độ cao bởi việc tuyển vô cùng khó khăn vì không có nguồn.

Công lập cũng khó giữ chân tiến sĩ

Tại Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, số lượng sinh viên trên giảng viên cũng khá đông 66,2 SV/GV, hàng năm trường thông báo tuyển trên 100 giảng viên, nguồn tuyển của trường chủ yếu là giảng viên thỉnh giảng, sinh viên khá, giỏi và nghiên cứu sinh nước ngoài.

Trao đổi với Dân trí, lãnh đạo trường ĐH Công nghiệp, than thở: "Khó khăn nhất trong việc tuyển giảng viên của trường là tiến sĩ. Mặc dù có tuyển được sau một thời gian cũng khó giữ chân họ bởi mức lương thấp, họ đi ra ngoài làm doanh nghiệp mức lương cao hơn. Hiện trong trường, tiến sĩ hợp đồng thì nhiều nhưng tiến sĩ giảng viên cơ hữu được vài chục người. Trường đã gửi hơn 80 người đi học tiến sĩ ở trong và ngoài nước".

Ông Nguyễn Quang Dong, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, cho biết: "Năm nào trường cũng phải đối mặt với hiện tượng giảng viên nhảy việc bởi nhiều giảng viên giỏi của trường bị các doanh nghiệp hút hết.

Nhà nước rất quan tâm đến việc tạo nguồn giảng viên có chất lượng cho các trường ĐH. Tuy nhiên, cả nguồn đưa giảng viên ra nước ngoài đào tạo tiến sĩ và đào tạo trong nước đều gặp khó: giảng viên đủ điều kiện cử đi đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài hàng năm rất ít, còn đào tạo trong nước thì ít người đăng ký".

Trao đổi với báo chí, lãnh đạo của nhiều trường đại học cho hay, việc tuyển giảng viên trình độ cao ở các trường đại học là bài toán nan giải. Nguyên nhân chính vẫn là mức lương làm việc quá thấp.

Trong quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục giai đoạn từ 2011- 2020 vừa được Bộ GD-ĐT ban hành đến năm học 2019-2020, bậc CĐ nhu cầu GV có trình độ thạc sĩ khoảng 27.000 người (60%), trình độ tiến sĩ khoảng 3.500 người (8%); bậc ĐH nhu cầu GV có trình độ thạc sĩ khoảng 58.000 người (70%), trình độ tiến sĩ khoảng 29.000 người (30%). Để thực hiện được mục tiêu đề ra trên xem ra cũng là bài toán nan giải và sự nỗ lực cố gắng đối với các nhà quản lý.

Hồng Hạnh

Theo dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cô ruột nữ sinh Vĩnh Long tung tin nhắn của em trai, tài xế nói câu vô cảm?Cô ruột nữ sinh Vĩnh Long tung tin nhắn của em trai, tài xế nói câu vô cảm?
06:58:16 09/05/2025
Nam Hoàng lộ tình hình Quang Linh trong tù, oan ức thay em, liên quan Mr Pips?Nam Hoàng lộ tình hình Quang Linh trong tù, oan ức thay em, liên quan Mr Pips?
10:24:43 09/05/2025
Võ Tấn Phát đến viếng mẹ ruột Đại Nghĩa, nam MC tỏ thái độ sốcVõ Tấn Phát đến viếng mẹ ruột Đại Nghĩa, nam MC tỏ thái độ sốc
10:12:42 09/05/2025
"Thuyền" ChyChy và chiến sĩ khối Đặc nhiệm dù Thanh Hiếu diễn biến khác lạ"Thuyền" ChyChy và chiến sĩ khối Đặc nhiệm dù Thanh Hiếu diễn biến khác lạ
09:19:27 09/05/2025
Xôn xao Hoa hậu Thuỳ Tiên gửi tin nhắn vỏn vẹn 7 chữ lộ tình hình hiện tại?Xôn xao Hoa hậu Thuỳ Tiên gửi tin nhắn vỏn vẹn 7 chữ lộ tình hình hiện tại?
06:28:07 09/05/2025
Lynda Trang Đài tái xuất hậu ồn ào bị bắt, "chung mâm" kẻ thù Đàm Vĩnh HưngLynda Trang Đài tái xuất hậu ồn ào bị bắt, "chung mâm" kẻ thù Đàm Vĩnh Hưng
07:10:40 09/05/2025
MC Đại Nghĩa chia sẻ nghẹn ngào sau lễ tang mẹ, xúc động vì hành động của 1 nhân vật đặc biệtMC Đại Nghĩa chia sẻ nghẹn ngào sau lễ tang mẹ, xúc động vì hành động của 1 nhân vật đặc biệt
09:06:41 09/05/2025
Toàn cảnh căn phòng đặt 'trái tim bất diệt' của Bồ tát Thích Quảng ĐứcToàn cảnh căn phòng đặt 'trái tim bất diệt' của Bồ tát Thích Quảng Đức
09:17:39 09/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đại học Văn Lang đưa ra quyết định cuối cùng với nam sinh vô lễ với Cựu chiến binh

Đại học Văn Lang đưa ra quyết định cuối cùng với nam sinh vô lễ với Cựu chiến binh

Netizen

11:47:22 09/05/2025
Trường Đại học Văn Lang vừa chính thức lên tiếng về vụ việc sinh viên có hành vi thiếu chuẩn mực với cựu chiến binh, khẳng định quan điểm xử lý trên tinh thần giáo dục và đồng hành cùng người học.
Thuỳ Tiên lộ tin nhắn nói vỏn vẹn 7 chữ, chờ đợi 1 điều trước khi tái xuất?

Thuỳ Tiên lộ tin nhắn nói vỏn vẹn 7 chữ, chờ đợi 1 điều trước khi tái xuất?

Sao việt

11:47:17 09/05/2025
Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên là cái tên nhận được sự quan tâm đặc biệt trong thời gian qua. Sau thời gian im hơi lặng tiếng vì dính lùm xùm kẹo rau củ, động thái mới nhất được cho là của nàng hoa hậu khiến CĐM xôn xao.
Lee Byung-hun bị tung ảnh quá khứ 'sốc' ở Baeksang, 'hướng nội' hết đời còn lại

Lee Byung-hun bị tung ảnh quá khứ 'sốc' ở Baeksang, 'hướng nội' hết đời còn lại

Sao châu á

11:45:16 09/05/2025
Do sự kiện diễn ra vào đúng ngày Lễ thiếu nhi của Hàn Quốc, BTC Baeksang đã mang đến 1 tiết mục độc lạ chưa từng có dành cho khán giả, đó chính là nhìn ảnh thời thơ ấu đoán danh tính nghệ sĩ được điểm danh giữa màn hình lớn lễ trao giải...
Antony chói sáng ở Conference League: MU bỏ rơi thành viên ngọc Betis

Antony chói sáng ở Conference League: MU bỏ rơi thành viên ngọc Betis

Sao thể thao

11:42:12 09/05/2025
Antony trở thành viên ngọc đưa Betis vào chung kết Conference League. Anh tìm thấy niềm hạnh phúc trên sân cỏ và cuộc sống khi rời MU.
Top 3 chòm sao may mắn, tài vận hanh thông ngày 10/5: Lộc đến bất ngờ, tiền vào như nước

Top 3 chòm sao may mắn, tài vận hanh thông ngày 10/5: Lộc đến bất ngờ, tiền vào như nước

Trắc nghiệm

11:41:00 09/05/2025
Tử vi ngày mới tiết lộ 3 chòm sao này gặt hái được nhiều thành công. 2026 là năm đổi vận của 4 con giáp này: Sự nghiệp thăng hoa, tiền tài vượng phát, cuộc sống lên hương ngoạn mục Chậm mà chắc,
Triệt phá đường dây ma tuý liên tỉnh, thu giữ 38 bánh heroin

Triệt phá đường dây ma tuý liên tỉnh, thu giữ 38 bánh heroin

Pháp luật

11:34:05 09/05/2025
Hiện, Công an tỉnh Quảng Ninh đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án, làm rõ vai trò của các đối tượng liên quan, kiên quyết triệt xóa đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy liên tỉnh.
Thông tin về vụ ngộ độc thực phẩm tại trường Tuệ Đức

Thông tin về vụ ngộ độc thực phẩm tại trường Tuệ Đức

Tin nổi bật

11:31:15 09/05/2025
Nhấn mạnh công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, nhất là trong trường học có nhiều rủi ro, Sở An toàn thực phẩm Thành phố đề nghị có sự chung tay, phối hợp của các đơn vị.
Áo sơ mi 'lên ngôi' trong tủ đồ hiện đại

Áo sơ mi 'lên ngôi' trong tủ đồ hiện đại

Thời trang

11:03:56 09/05/2025
Xu hướng này đặc biệt được yêu thích trong các sự kiện semi-formal hoặc những buổi hẹn hò cuối tuần. Đừng quên hoàn thiện bản phối bằng một đôi ankle boots hoặc giày mules để thêm phần sang trọng.
Xe bán tải đâm vào cột điện, 3 người trong một gia đình tử vong thương tâm

Xe bán tải đâm vào cột điện, 3 người trong một gia đình tử vong thương tâm

Thế giới

10:50:47 09/05/2025
Tài xế, Nattawut Phansomboon, 29 tuổi, được phát hiện đã tử vong trên ghế lái. Bên cạnh là vợ anh, Suphansa Odthon, người cũng tử vong trong vụ tai nạn. Trong vòng tay cô là cô con gái 1 tuổi bị thương nặng, Haru.
Sony ra mắt Xperia 1 VII lúc 9 giờ sáng 13/5, liệu ai còn quan tâm?

Sony ra mắt Xperia 1 VII lúc 9 giờ sáng 13/5, liệu ai còn quan tâm?

Đồ 2-tek

10:47:25 09/05/2025
Mặc dù không đạt được nhiều tiến triển trên thị trường smartphone toàn cầu trong những năm qua nhưng Sony vẫn kiên quyết không từ bỏ, và Xperia 1 VII là nỗ lực sắp tới của hãng.
MU 'bán rẻ' danh tiếng, nới lỏng tiêu chí, BTC lộ động cơ sốc với dàn thí sinh?

MU 'bán rẻ' danh tiếng, nới lỏng tiêu chí, BTC lộ động cơ sốc với dàn thí sinh?

Người đẹp

10:45:58 09/05/2025
Nhiều cuộc thi nhan sắc dù mới hay cũ đều gấp rút tìm hướng đổi mới, nhằm thoát tình cảnh chìm sâu giữa thị trường bão hòa. Trong đó, nới lỏng tiêu chí và bỏ qua khâu sàng lọc thí sinh là phương pháp điển hình được nhiều sân chơi áp dụn...