Cảnh báo bệnh tay chân miệng gia tăng nhanh ở ĐBSCL

Theo dõi VGT trên

Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ, thời gian gần đây, bệnh nhân ở Đồng bằng sông Cửu Long bị bệnh tay chân miệng, phải nhập viện điều trị có xu hướng gia tăng nhanh và diễn tiến khác với mọi năm.

Cảnh báo bệnh tay chân miệng gia tăng nhanh ở ĐBSCL - Hình 1

Bác sĩ Chuyên khoa II Huỳnh Hùng Dũng – Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ thăm khám cho một bệnh nhi bị bệnh tay chân miệng.

Trong quý I/2021, bệnh viện tiếp nhận 629 ca điều trị nội trú và 2.990 ca ngoại trú, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhiều chủng virus gây bệnh mới khiến một số trường hợp không xuất hiện các triệu chứng phổ biến của bệnh, nên người nhà chủ quan, dẫn đến bệnh diễn tiến nặng, gây khó khăn cho quá trình điều trị.

Chị Nguyễn Thị Kim Loan, ngụ tại Hậu Giang cho biết, con trai chị (sinh năm 2017) ban đầu chỉ ho nhẹ, kéo dài trong khoảng 1 tuần. Do đó, chị chỉ cho bé uống siro ho bình thường nhưng tình trạng ho không đỡ. Hai ngày trước khi nhập viện, bé đột ngột sốt cao kèm giật mình khi ngủ. Nhận thấy đây là các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng nên chị đưa bé nhập viện. Sau 4 ngày điều trị, sức khỏe bé đã ổn định, được bác sĩ cho xuất viện.

Điều đáng lưu ý, cháu bé được xác định lây bệnh tại lớp học. Nguyên nhân là do có bạn cùng lớp bị bệnh tay chân miệng nhưng dấu hiệu bệnh không rõ ràng nên phụ huynh không biết con bị bệnh, vẫn cho trẻ đi học bình thường.

Thông qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo người nhà bệnh nhân không chủ quan trước một số dấu hiệu bệnh dù khá mơ hồ, như đau họng, ho, sốt nhẹ, bỏ ăn…

Đặc biệt ở trẻ nhỏ, chưa biết mô tả đúng cơn đau của bản thân, phụ huynh phải quan sát cẩn thận, để đưa trẻ đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Không đưa trẻ đến trường hoặc các nơi vui chơi công cộng trong thời gian nghi trẻ bị bệnh, tránh lây nhiễm ra cộng đồng.

Phụ huynh bệnh nhi 26 tháng tuổi, ngụ tại Trà Vinh cho biết, con chị chỉ xuất hiện duy nhất một bóng nước ở môi, ăn uống kém, không có triệu chứng sốt hay nổi bóng nước ở tay và chân. Do đó, người nhà chỉ nghĩ bé bị nhiệt miệng và cho bé ăn uống các thực phẩm làm mát.

Tuy nhiên, ngày hôm sau bé xuất hiện tình trạng giật mình trong khi ngủ nên gia đình đưa bé nhập viện Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bé bị bệnh tay chân miệng, thể mụn nước ẩn dưới da thay vì nổi trên bề mặt da, thể này được giới y khoa đánh giá nặng hơn.

Video đang HOT

Bác sĩ Chuyên khoa II Huỳnh Hùng Dũng – Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ, cho biết bố mẹ thường lo lắng khi trẻ nổi nhiều mụn nước nhưng điều này cho thấy tình trạng bệnh nhẹ hơn so với nổi các mụn nước ẩn dưới da. Cách điều trị sai lầm mà hầu hết các bậc phụ huynh thường hay mắc phải chính là bôi thuốc màu lên các mụn bỏng nước, làm che khuất hình dạng, gây ra nhiều khó khăn khi bác sĩ thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh.

Theo Bác sĩ Huỳnh Hùng Dũng, bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ. Điều nguy hiểm ở căn bệnh này là hiện chưa có vaccine ngừa bệnh, cũng như không có thuốc điều trị đặc hiệu. Một số trường hợp, bệnh có thể diễn tiến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Hơn nữa, bệnh lây nhiễm khá nhanh và có khả năng gây thành dịch lớn.

Phương pháp điều trị bệnh tay chân miệng hiện nay đều chỉ tập trung nâng đỡ thể trạng bệnh nhân, giảm đau ở các vết lở do bóng nước, hạ sốt, giảm thiểu và ngăn chặn những biến chứng nặng của bệnh. Sau khoảng 7-10 ngày, virus sẽ tự già và chết, đồng nghĩa với bệnh sẽ khỏi.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Bệnh dễ lây cho trẻ liên quan đến hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không đảm bảo, đặc biệt kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên. Bệnh tay chân miệng tại Việt Nam là bệnh xuất hiện quanh năm và gặp ở hầu hết 63 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, thường ghi nhận số mắc cao vào khoảng thời gian từ tháng 3-5 và 9-11, tại các vùng công tác y tế cộng đồng chưa cao…

Bệnh tay chân miệng lây truyền qua đường ăn uống, tiếp xúc và chất thải. Do đó, để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng, các bác sĩ khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; ăn chín, uống chín; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng; thường xuyên khử khuẩn các bề mặt, dụng cụ trẻ tiếp xúc hàng ngày; giữ vệ sinh khu nhà tiêu…

Đồng thời, khi trẻ bị bệnh, chế độ ăn hằng ngày cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, bù nước kịp thời đề phòng trẻ bị mất nước, hạ đường huyết. Đối với trẻ bú mẹ cần tăng cường cho bé bú thành nhiều lần trong ngày. Với trẻ lớn hơn cần kiêng các loại thức ăn khiến trẻ đau rát, tổn thương miệng như thức ăn nóng, đặc.

Thay vào đó, bố mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn loãng, nguội, dễ tiêu hóa như cháo loãng, sữa, sữa hạt, chè đỗ… Nếu bé từ chối ăn mẹ không nên cưỡng ép mà hãy cho bé uống sữa hoặc ăn sữa chua để thay thế. Hoa quả trái cây giàu vitamin, khoáng chất cũng là thực phẩm cần thiết cho trẻ trong khi điều trị bệnh tay chân miệng.

Phụ huynh, người chăm sóc trẻ cũng cần nhận biết những quan niệm dân gian không còn phù hợp trong chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng. Đó là, kiêng không tắm cho trẻ trong suốt thời gian trẻ mắc bệnh, trẻ mắc bệnh 1 lần rồi sẽ không mắc lại nữa…

Hiện nay, các quan niệm này đều được các bác sĩ khuyến cáo sẽ tạo bất lợi cho bệnh nhân, khiến bệnh trầm trọng hơn. Việc kiêng tắm sẽ khiến trẻ bị bội nhiễm vết thương. Sau khi khỏi bệnh, cơ thể trẻ sẽ miễn dịch với chủng virus gây bệnh, nhưng theo kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ có thể mắc tay chân miệng nhiều lần và lần bị bệnh sau là do những chủng virus khác với lần trước gây ra…

Báo động dịch bệnh tay chân miệng

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 1,8 ngàn trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng gần 1,5 ngàn trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái. TP.Biên Hòa là địa phương có số ca mắc cao nhất với 725 ca, tiếp đó là H.Trảng Bom với 352 ca.

Báo động dịch bệnh tay chân miệng - Hình 1

Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai khám cho một trẻ mắc bệnh tay chân miệng. Ảnh: Hạnh Dung

Các bác sĩ dự báo dịch bệnh tay chân miệng có nguy cơ bùng phát rất mạnh trong thời gian tới. Do chưa có vaccine phòng bệnh này nên người dân cần nâng cao ý thức và thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch cho trẻ nhỏ.

* Nhiều nguồn lây

Khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai hiện đang điều trị cho 23 bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng. Đang chăm sóc con tại bệnh viện, chị Phạm Thị Quỳnh Nga (ngụ xã Thanh Sơn, H.Định Quán) cho hay, mấy ngày trước, con chị biếng ăn kèm theo sốt, ngủ hay giật mình. Chị Nga đưa con đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán bị bệnh tay chân miệng, cần phải nhập viện điều trị.

Khi được hỏi có biết nguồn lây bệnh cho con từ đâu, chị Nga cho rằng, bé có thói quen ngậm đồ chơi trong miệng nên có lẽ bệnh lây qua đường này.

Còn bà Phùng Thị Bảy (ngụ xã Bình Lợi, H.Vĩnh Cửu) cho biết, bà có 2 cháu nhỏ, thường chơi chung với nhau. Cách đây khoảng hơn 1 tuần, đứa cháu đầu tiên bị sốt, biếng ăn, miệng hơi đỏ, đưa đến bệnh viện thì được chẩn đoán bị bệnh tay chân miệng, cần nhập viện để điều trị. 2 ngày sau đó, cháu thứ 2 cũng có những biểu hiện tương tự và hiện bà đang chăm 2 cháu tại bệnh viện.

Theo BS Nguyễn Thanh Quyền, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, hầu hết các ca bệnh đang điều trị tại khoa là những ca bệnh nhẹ, chưa ghi nhận trường hợp bệnh phức tạp. Những trường hợp nào nghi ngờ bệnh nặng, bác sĩ sẽ cho tiến hành xét nghiệm để xác định xem đó là tuýp virus nào.

BS Quyền cho hay, bệnh tay chân miệng diễn tiến nặng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong. Do đó, việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng.

Lý giải nguyên nhân vì sao từ đầu năm 2021 đến nay, số ca bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh tăng mạnh, BS Phan Văn Phúc, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh nói: "Bệnh tay chân miệng mang tính chu kỳ.

Trong vòng 4-5 năm sẽ có khoảng thời gian tăng lập đỉnh, sau đó giảm dần và tăng lên lại. Qua giám sát của toàn khu vực phía Nam và của tỉnh, giai đoạn này, số ca mắc bệnh tay chân miệng tăng khoảng 4-5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Nguy cơ bùng phát dịch bệnh tay chân miệng trong thời gian tới rất cao".

Ngoài nguyên nhân mang tính chu kỳ, số ca mắc bệnh tay chân miệng cao còn liên quan đến số lượng trẻ trong độ tuổi. Theo thống kê, số lượng trẻ sinh năm 2019 trong toàn tỉnh lớn hơn so với những năm khác. Năm 2021 là thời điểm những trẻ sinh năm 2019 bắt đầu đi học ở các trường mầm non, tiếp xúc nhiều. Do chưa được chăm sóc và bảo vệ đúng cách nên có nhiều trẻ mắc bệnh.

* Phòng bệnh không khó

BS Nguyễn Thanh Quyền nhấn mạnh, bệnh tay chân miệng tăng cao trong khoảng tháng 3, 5 hoặc từ tháng 9, 12. Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa hoặc do tiếp xúc trực tiếp giữa người với người qua dịch tiết đường hô hấp, hạt nước bọt.

Để phòng bệnh tay chân miệng, trước tiên những gia đình có con nhỏ, đặc biệt trong độ tuổi mẫu giáo, mầm non cần lưu ý thực hiện tốt 3 sạch: ăn (uống) sạch; ở sạch; bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Thực hiện tốt ăn chín, uống chín. Vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng qua nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như chén, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

Hằng ngày, phụ huynh và các giáo viên, nhân viên nhà trường cần lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc của trẻ như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Không cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và xử lý hợp vệ sinh.

"Nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng như sốt cao, da có mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối, trẻ đau miệng, bỏ ăn, nôn, tăng tiết nước bọt, tiêu chảy, mệt mỏi, quấy khóc... cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám, điều trị. Nếu trẻ điều trị tại nhà, cần chú ý hạ sốt cho trẻ, lau mát tắm rửa bình thường, nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm dễ tiêu, mát để trẻ dễ tiêu hóa" - BS Phan Văn Phúc cảnh báo.

Kết quả phân lập tuýp virus gây bệnh tay chân miệng của các bệnh nhân trong tỉnh thời gian qua cho thấy, có khoảng 40% là tuýp EV71. Đây là chủng virus có độc lực cao, có thể gây tử vong cho người bệnh nếu không được điều trị đúng và kịp thời.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bỏ qua 2 triệu chứng không đau, người đàn ông phát hiện ung thư khi đã muộnBỏ qua 2 triệu chứng không đau, người đàn ông phát hiện ung thư khi đã muộn
08:40:34 01/05/2025
Ăn muối hay mì chính gây hại sức khỏe hơn?Ăn muối hay mì chính gây hại sức khỏe hơn?
08:39:48 02/05/2025
5 loại rau lành mạnh nhất bạn nên ăn hằng ngày5 loại rau lành mạnh nhất bạn nên ăn hằng ngày
17:58:42 02/05/2025
Điều gì xảy ra với cơ thể khi uống trà xanh sai thời điểm?Điều gì xảy ra với cơ thể khi uống trà xanh sai thời điểm?
09:07:43 01/05/2025
"Siêu robot" hỗ trợ 120 loại phẫu thuật khó có mặt tại TPHCM"Siêu robot" hỗ trợ 120 loại phẫu thuật khó có mặt tại TPHCM
07:24:37 02/05/2025
Cô gái 28 tuổi nguy kịch trong lúc phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi ở TPHCMCô gái 28 tuổi nguy kịch trong lúc phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi ở TPHCM
10:27:37 02/05/2025
Thực đơn phục hồi gan sau nhiều ngày uống bia rượuThực đơn phục hồi gan sau nhiều ngày uống bia rượu
19:20:56 02/05/2025
Ai nên tầm soát nhồi máu cơ tim?Ai nên tầm soát nhồi máu cơ tim?
08:43:37 01/05/2025

Tin đang nóng

7 tháng đi khiếu nại của người cha vụ nữ sinh tử vong bị VKSND tỉnh bác đơn7 tháng đi khiếu nại của người cha vụ nữ sinh tử vong bị VKSND tỉnh bác đơn
22:26:30 02/05/2025
Vụ Tịnh thất Bồng Lai: Chuẩn bị xét xử Lê Tùng Vân về tội loạn luânVụ Tịnh thất Bồng Lai: Chuẩn bị xét xử Lê Tùng Vân về tội loạn luân
18:24:06 02/05/2025
Quang Linh bị bắt, team châu Phi tan rã, Công Giáp rời nhóm tự lập kênh?Quang Linh bị bắt, team châu Phi tan rã, Công Giáp rời nhóm tự lập kênh?
19:40:31 02/05/2025
Vụ phụ nữ Vĩnh Phúc bị hại: Nghi phạm chọn chết, lộ quan hệ khó ngờ với nạn nhânVụ phụ nữ Vĩnh Phúc bị hại: Nghi phạm chọn chết, lộ quan hệ khó ngờ với nạn nhân
22:27:41 02/05/2025
Vụ cô giáo bị tát, bắt đứng dưới mưa: Phụ huynh xin lỗi, mong được tha thứVụ cô giáo bị tát, bắt đứng dưới mưa: Phụ huynh xin lỗi, mong được tha thứ
20:06:04 02/05/2025
Xử phạt tiểu thương bán áo in bản đồ Việt Nam thiếu Hoàng Sa, Trường SaXử phạt tiểu thương bán áo in bản đồ Việt Nam thiếu Hoàng Sa, Trường Sa
22:34:45 02/05/2025
MC Thúy Hằng giúp nhân vật PV nhí 'gỡ rối' dịp 30/4, lộ profile gây chú ýMC Thúy Hằng giúp nhân vật PV nhí 'gỡ rối' dịp 30/4, lộ profile gây chú ý
18:14:51 02/05/2025
Bé gái 7 tuổi đi lạc trong rừng 2 ngày được tìm thấy như thế nào ?Bé gái 7 tuổi đi lạc trong rừng 2 ngày được tìm thấy như thế nào ?
17:53:12 02/05/2025

Tin mới nhất

Thời điểm uống nước chè xanh tốt nhất

Thời điểm uống nước chè xanh tốt nhất

08:28:49 02/05/2025
Chè nên được dùng trong ngày, không uống chè để qua đêm hoặc pha lại nhiều lần vì dễ nhiễm khuẩn, sinh độc tố. Đặc biệt, không nên thêm quá nhiều đường, sữa hoặc đá lạnh vì sẽ làm mất tác dụng điều hòa khí huyết của chè.
Ăn trứng gà mỗi ngày, điều gì xảy ra?

Ăn trứng gà mỗi ngày, điều gì xảy ra?

08:23:28 02/05/2025
Trứng là nguồn cung cấp đạm quen thuộc và giá rẻ, nhưng từng nhiều lần gây tranh cãi về mặt dinh dưỡng. Loại thực phẩm này trước đây bị cho là không tốt cho mỡ máu do chứa nhiềucholesterol.
Uống trà xanh mỗi ngày, cơ thể bạn có những thay đổi đáng kinh ngạc này

Uống trà xanh mỗi ngày, cơ thể bạn có những thay đổi đáng kinh ngạc này

08:18:50 02/05/2025
Các hợp chất trong trà xanh có khả năng giảm cholesterol xấu (LDL) và triglyceride, đồng thời tăng cholesterol tốt (HDL). Điều này giúp cải thiện lưu thông máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ...
Top 5 loại thực phẩm nên hạn chế ăn khi đi du lịch

Top 5 loại thực phẩm nên hạn chế ăn khi đi du lịch

08:14:49 02/05/2025
Khi đi du lịch, mọi người sẽ tiếp xúc với các nguồn thực phẩm mới, các quy trình xử lý thực phẩm tại địa phương và cả tiêu chuẩn, điều kiện vệ sinh khác nhau.
Điểm danh những tác dụng không ngờ của rau diếp cá bạn nên biết

Điểm danh những tác dụng không ngờ của rau diếp cá bạn nên biết

08:06:08 02/05/2025
Tất cả các bộ phận của rau diếp cá đều chứa tinh dầu. Thành phần các chất có trong tinh dầu chủ yếu là nhóm aldehyd, dẫn xuất ceton và 3-oxododecanal với tác dụng giống kháng sinh kháng khuẩn.
Thú cưng giúp ích gì cho bệnh nhân ung thư?

Thú cưng giúp ích gì cho bệnh nhân ung thư?

08:03:27 02/05/2025
Thú cưng có thể làm giảm cảm giác cô đơn, thúc đẩy cảm giác khỏe mạnh và thậm chí giảm nhu cầu dùng thuốc giảm đau.
3 món nên ăn trong bữa nhậu để giảm tác hại rượu bia

3 món nên ăn trong bữa nhậu để giảm tác hại rượu bia

07:15:48 02/05/2025
Trong những cuộc vui khó tránh khỏi rượu bia, việc chọn đúng món ăn không chỉ giúp bạn đỡ mệt sau tiệc mà còn là cách thiết thực để giảm gánh nặng cho gan - nhà máy giải độc của cơ thể.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân

Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân

10:03:28 01/05/2025
Vì vậy, việc tăng cường bảo vệ quyền cá nhân của người dân, như quyền kiểm soát dữ liệu cá nhân, hạn chế chuyển dữ liệu cá nhân xuyên biên giới sẽ góp phần tránh nguy cơ rò rỉ thông tin dữ liệu, giảm thiểu tình trạng lừa đảo.
Nỗ lực bao phủ vaccine sởi, tạo miễn dịch cộng đồng

Nỗ lực bao phủ vaccine sởi, tạo miễn dịch cộng đồng

09:42:09 01/05/2025
Để đạt được mục tiêu tiêm phòng, chống bệnh sởi đợt 3 năm 2025 theo kế hoạch, đợt này, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã cấp 4.800 liều vaccine phòng bệnh sởi cho 12 Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh tổ chức tiê...
Báo động vi nhựa làm 356.000 người tử vong mỗi năm do bệnh tim

Báo động vi nhựa làm 356.000 người tử vong mỗi năm do bệnh tim

09:34:38 01/05/2025
Các nhà khoa học lý giải rằng sự bùng nổ công nghiệp sản xuất nhựa cùng với các quy định quản lý còn hạn chế ở những khu vực này có thể là nguyên nhân dẫn đến mức độ phơi nhiễm cao hơn.
5 món ăn vặt lý tưởng bà bầu nên mang theo khi đi du lịch

5 món ăn vặt lý tưởng bà bầu nên mang theo khi đi du lịch

09:24:28 01/05/2025
Nên chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chế biến và bảo quản theo đúng tiêu chuẩn. Loại bỏ các loại hạt có biểu hiện nhiễm nấm mốc hay biến chất dễ nhiễm độc tố aflatoxin gây ngộ độc.
Trị phồng rộp da do cháy nắng

Trị phồng rộp da do cháy nắng

09:05:06 01/05/2025
Các vết phồng rộp da do ánh nắng mặt trời thường gây đau và ngứa và có thể rỉ dịch khi vỡ ra. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, hầu hết các vết phồng rộp do ánh nắng mặt trời có thể được điều trị tại nhà và lành trong vòng vài tuần.

Có thể bạn quan tâm

Clip hot: Phú bà Vbiz bị chồng bắt ghen trước cả trăm người, nguồn cơn chỉ vì một câu nói

Clip hot: Phú bà Vbiz bị chồng bắt ghen trước cả trăm người, nguồn cơn chỉ vì một câu nói

Hậu trường phim

23:43:20 02/05/2025
Hành động vội vàng của đạo diễn Victor Vũ, cách Đinh Ngọc Diệp bật cười trước biểu cảm của chồng khiến cư dân mạng phát cuồng với mối quan hệ của cặp đôi quyền lực này.
Mỹ nhân đầu tiên mặc bikini lên màn ảnh, tiền cột thành bó, đi hát 20 người theo sau

Mỹ nhân đầu tiên mặc bikini lên màn ảnh, tiền cột thành bó, đi hát 20 người theo sau

Sao việt

23:37:01 02/05/2025
Nhờ kinh doanh thành đạt nên cuộc sống của Kim Vui dần trở nên khá giả và giàu có, khiến bà không còn thiết tha với nghiệp diễn, hát.
Người gom phế liệu nhặt được nhẫn vàng gắn đá quý trong túi rác

Người gom phế liệu nhặt được nhẫn vàng gắn đá quý trong túi rác

Tin nổi bật

23:21:01 02/05/2025
Đi nhặt phế liệu, anh Lợi phát hiện trong túi rác có nhẫn vàng lớn. Người đàn ông này đã đến trụ sở công an nhờ tìm chủ nhân chiếc nhẫn.
Cưới bằng được hot girl xinh đẹp, tôi không ngờ có ngày phải "trả giá đắt"

Cưới bằng được hot girl xinh đẹp, tôi không ngờ có ngày phải "trả giá đắt"

Góc tâm tình

23:18:20 02/05/2025
Tôi chưa bao giờ tin vào tình yêu sét đánh cho đến khi gặp Giang. Giang hơn tôi một tuổi nhưng nhìn trẻ trung hơn tôi nhiều. Vẻ đẹp của em vừa hiện đại, vừa nữ tính khiến tôi choáng ngợp.
Bruno Fernandes đi vào lịch sử Europa League

Bruno Fernandes đi vào lịch sử Europa League

Sao thể thao

23:15:24 02/05/2025
Bruno Fernandes sắm vai người hùng trong trận bán kết lượt đi Europa League giữa Manchester United và Athletic Bilbao vào rạng sáng 2/5.
243 bị cáo nộp lại 30.300 tỷ đồng trong các vụ án kinh tế, tham nhũng

243 bị cáo nộp lại 30.300 tỷ đồng trong các vụ án kinh tế, tham nhũng

Pháp luật

23:14:24 02/05/2025
Trong 6 tháng, các tòa án đã tuyên thu hồi tiền, tài sản liên quan 71 vụ án kinh tế, tham nhũng với số tiền và tài sản trên 32399 tỷ đồng; có 243 bị cáo đã nộp lại trên 30.321 tỷ đồng.
'Weak Hero Class 2' vượt phần 1 lập kỷ lục mới

'Weak Hero Class 2' vượt phần 1 lập kỷ lục mới

Phim châu á

23:04:32 02/05/2025
Weak Hero Class 2 khởi đầu với sự chú ý gấp ba lần so với phần 1, đứng thứ 2 trong BXH truyền hình, trở thành một trong những phim Hàn hot nhất của Netflix.
AI khiến bằng đại học trở nên lỗi thời trong mắt gen Z?

AI khiến bằng đại học trở nên lỗi thời trong mắt gen Z?

Thế giới

22:37:41 02/05/2025
AI trỗi dậy khiến bằng đại học bị nghi ngờ. Gen Z, millennials lo kỹ năng lỗi thời, nợ nần và đặt ra không ít câu hỏi.
Park Bo Gum: Nam thần ấm áp của màn ảnh Hàn Quốc

Park Bo Gum: Nam thần ấm áp của màn ảnh Hàn Quốc

Sao châu á

22:30:45 02/05/2025
Park Bo Gum không phải là mẫu nghệ sĩ theo đuổi sự hào nhoáng hay chiêu trò để nổi tiếng. Anh chọn cho mình một con đường ít ồn ào hơn - nơi sự chăm chỉ, nhân cách và lòng biết ơn là kim chỉ nam dẫn đường.
Thần Tài chỉ đích danh sau ngày mai (3/5/2025), 3 con giáp có lộc kinh doanh, công việc suôn sẻ trăm đường, tiền bạc tíu tít rủ nhau về túi

Thần Tài chỉ đích danh sau ngày mai (3/5/2025), 3 con giáp có lộc kinh doanh, công việc suôn sẻ trăm đường, tiền bạc tíu tít rủ nhau về túi

Trắc nghiệm

22:18:26 02/05/2025
Thần Tài chỉ đích danh 3 con giáp có lộc kinh doanh, công việc suôn sẻ trăm đường, tiền bạc tíu tít rủ nhau về túi.
Nam sinh Hải Dương gây thú vị vì vừa học bài vừa "hóng" đại lễ

Nam sinh Hải Dương gây thú vị vì vừa học bài vừa "hóng" đại lễ

Netizen

22:06:21 02/05/2025
Câu chuyện về cậu học trò Hải Dương vừa chạy đua với kỳ thi, vừa không bỏ lỡ khoảnh khắc thiêng liêng của dân tộc đang lan tỏa mạnh mẽ trên mạng xã hội.