Cảnh báo bột ngũ cốc nhập khẩu dành cho trẻ ăn dặm có chứa nhựa
Cục An toàn thực phẩm , Bộ Y tế cho hay Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm của Anh (FSA) thông báo Công ty Nutricia tại Anh đang thu hồi Bột ngũ cốc Aptamil Multigrain Banana and Berry Cereal cho trẻ từ 7 tháng tuổi vì có chứa mẩu nhựa nhỏ.
Ảnh minh họa: Internet
Theo thông tin của Cục An toàn thực phẩm, Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm của Anh (FSA) thông báo Công ty Nutricia tại Anh đang thu hồi Bột ngũ cốc Aptamil Multigrain Banana and Berry Cereal cho trẻ từ 7 tháng tuổi (Aptamil Multigrain Banana and Berry Cereal 7 months) vì có chứa những mẩu nhựa nhỏ màu xanh lam.
Sự có mặt của mẩu nhựa trong sản phẩm này sẽ gây mất an toàn cho trẻ nhỏ. Cơ quan FSA đã ban hành Thông tin thu hồi về sản phẩm này.
Video đang HOT
Chi tiết về sản phẩm bị cảnh báo và thu hồi:
Tên sản phẩm: Aptamil Multigrain Banana and Berry Cereal 7 months
Bao gói: 200g
Hạn sử dụng trước ngày 07/07/2021
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không mua và sử dụng sản phẩm nêu trên và thông báo với cơ quan chức năng gần nhất nếu phát hiện có sản phẩm này để được xử lý và thu hồi kịp thời.
Trước đó, Cục An toàn thực phẩm cũng đã từng thông tin đến cộng đồng sản phẩm dinh dưỡng công thức tại Hồng Kông có chứa tạp chất gây ung thư.
Hong Kong nói gì về 15 sản phẩm sữa công thức nghi chứa chất gây ung thư và suy thận?
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa có thông báo về thư trả lời từ cơ quan chức năng Hong Kong xung quanh 15 sản phẩm sữa công thức cho trẻ em nghi chứa chất gây ung thư và suy thận.
Ảnh minh họa
Theo Cục An toàn thực phẩm, ngày 17-8 Hội đồng người tiêu dùng Hong Kong công bố kết quả nghiên cứu về an toàn và chất lượng dinh dưỡng trong các sản phẩm dinh dưỡng công thức trên trang thông tin điện tử của hội đồng. Theo đó, phát hiện 15 mẫu sản phẩm dinh dưỡng công thức có chứa 3-Monochloropropane-1,2-diol (3-MCPD), 9 mẫu có chứa glycidyl este (GE).
Trong số các loại sản phẩm dinh dưỡng công thức kiểm nghiệm có nhiều thương hiệu nổi tiếng như Wyeth, Mead Johnson, Abbott, Meiji...
Trước tình hình này, Cục An toàn thực phẩm đã liên lạc với đầu mối Hệ thống các cơ quan an toàn thực phẩm quốc tế (INFOSAN) của Hong Kong và đã được cung cấp thông tin. Cụ thể, phía Hong Kong cho biết 3-MCPD và GE được tìm thấy trong 15 sản phẩm dinh dưỡng công thức là những chất sinh ra trong quá trình chế biến thực phẩm, hoặc có thể có trong một số thực phẩm.
Hiện tại, Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex) và các quốc gia như Mỹ, Canada, Úc, New Zealand, Singapore và châu Âu (EU) chưa đưa ra tiêu chuẩn về 3-MCPD trong các sản phẩm dinh dưỡng công thức.
Theo quy định về Lượng ăn vào hàng tuần tạm thời chịu đựng được (PTWI), do Ủy ban hỗn hợp các chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới, Tổ chức Nông lương thế giới về phụ gia thực phẩm xây dựng đối với 3-MCPD, thì lượng 3-MCPD được phát hiện trong nghiên cứu của Hội đồng người tiêu dùng Hong Kong đều thấp hơn PTWI khi sử dụng sản phẩm theo hướng dẫn trên nhãn.
Về quy định đối với GE, Codex, Mỹ, Canada, Úc, New Zealand và Singapore cũng không đặt ra tiêu chuẩn về GE trong các sản phẩm dinh dưỡng công thức. Riêng EU có quy định giới hạn tối đa đối với GE trong sản phẩm dinh dưỡng công thức, và tất cả GE được phát hiện trong các sản phẩm dinh dưỡng công thức trong báo cáo của Hội đồng người tiêu dùng Hong Kong đều đạt tiêu chuẩn của EU.
Cục An toàn thực phẩm cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan quản lý của Hong Kong, các tổ chức quốc tế và các cơ quan quản lý của các quốc gia khác để cập nhật những thông tin mới nhất về các quy định đối với 3-MCPD và GE, thông báo tới người tiêu dùng được biết để lựa chọn sản phẩm cho phù hợp.
Việt Nam gửi thư cho Hong Kong hỏi về chất gây ung thư trong sữa cho trẻ em Liên quan thông tin 15 loại sữa công thức cho trẻ em bán tại thị trường Hong Kong có chứa chất có thể gây suy giảm chức năng thận, khả năng sinh sản, ung thư, Cục An toàn thực phẩm có thư chính thức gửi cơ quan chức năng Hong Kong. Ảnh minh họa Trao đổi với Tuổi Trẻ online , đại diện...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sản phụ mang song thai có một thai đột biến gene ASXL1 ít gặp

Vòng khóa siết ngón tay bé trai, gia đình cưa cửa mang đến viện

Nhiều bệnh nhân mắc ung thư, phổi tắc nghẽn mạn tính, tim mạch... do nghiện thuốc lá

Trí tuệ nhân tạo, kỳ vọng mới trong xạ trị ung thư đầu cổ

Tay chân miệng ở TP.HCM tăng nhanh, cảnh báo nguy cơ thành dịch

Muốn từ bỏ thuốc lá thành công, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn

Thói quen đơn giản buổi tối giúp ổn định huyết áp

Các tác nhân phổ biến gây bệnh gout

Cảnh báo 5 thói quen ăn uống phổ biến gây ra bệnh tật

57 viên chức được tập huấn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm ở trẻ em

Liên tiếp các ca cấp cứu do thủng nội tạng vì xương cá

Rối loạn trương lực cơ cổ: Bệnh lý hiếm gặp nhưng không thể xem nhẹ
Có thể bạn quan tâm

"Xương sống" của Internet vệ tinh Starlink
Thế giới
09:21:14 23/05/2025
Vẻ đẹp hoang sơ trên cung đường ven biển Hà Tĩnh
Du lịch
09:20:33 23/05/2025
Google Chrome sẽ tự động thay đổi mật khẩu khi phát hiện xâm phạm
Thế giới số
09:19:07 23/05/2025
Tình cờ đọc được tin nhắn của chồng với tình cũ: "Nếu không phải vì cô ấy có bầu, anh đã chẳng phụ lòng em"
Góc tâm tình
09:18:51 23/05/2025
Siêu phẩm thế giới mở hay nhất mọi thời đại giảm giá 90% trên Steam, khó có cơ hội thứ hai cho game thủ
Mọt game
09:10:57 23/05/2025
Sedan Nhật Bản thắng thế trước Hàn Quốc trên đường đua doanh số
Ôtô
09:09:34 23/05/2025
5 MV đạt 200 triệu view nhanh nhất Việt Nam: Hoà Minzy được "quốc dân độ" vươn lên Top 1, Sơn Tùng xếp sau nhân tố tranh cãi
Nhạc việt
09:04:38 23/05/2025
Sao Việt 23/5: Diệp Lâm Anh đi chơi cùng bạn trai kém 11 tuổi
Sao việt
08:54:27 23/05/2025
Cuối cùng "kẻ thù số 1" đã xả ảnh Han So Hee tại Cannes, sao lại trông thế này?
Sao châu á
08:49:15 23/05/2025
Giá xe điện JVC tại đại lý cuối tháng 5/2025, giảm cả vài triệu đồng
Xe máy
08:46:48 23/05/2025