Cảnh báo xung đột khiến tỉ lệ nghèo đói tại Mỹ Latinh tăng vọt
Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (CEPAL) ngày 6/6 cảnh báo những tác động của xung đột ở Ukraine, đặc biệt là giá năng lượng và lương thực leo thang, sẽ đẩy tỉ lệ nghèo đói ở khu vực lên 33,7%, tăng 1,6% so với năm 2021, và tỉ lệ nghèo cùng cực lên 14,9%, tăng 1,1% so với năm ngoái.
Người vô gia cư tới các khu lều tạm để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Guatemala City, Guatemala, ngày 1/4/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Báo cáo mới của cơ quan trực thuộc Liên hiệp quốc ước tính xung đột sẽ đẩy 7,8 triệu người vào tình trạng nghèo cùng cực và mất an ninh lương thực ở khu vực vốn đã ghi nhận 86,4 triệu người phải sống trong hoàn cảnh nói trên. CEPAL nhấn mạnh những con số này cao hơn đáng kể so với mức trước đại dịch và làm suy giảm khả năng phục hồi nhanh chóng của khu vực.
Báo cáo của CEPAL cho biết lạm phát đã bắt đầu gia tăng ở Mỹ Latinh từ giữa năm 2021, chủ yếu do các khoản trợ cấp trong đại dịch và tiêu dùng gia tăng. Nếu như đến hết năm 2021, tỉ lệ lạm phát của khu vực ở mức 6,6%, trong tháng 4/2022 lạm phát đã tăng vọt lên 8,1% và hầu hết các ngân hàng trung ương đều dự đoán lạm phát sẽ tiếp tục neo ở mức cao đến hết năm nay. CEPAL cảnh báo tác động của giá cả leo thang và tăng trưởng chững lại đối với người nghèo ở mỗi quốc gia là khác nhau. Đáng chú ý, lạm phát cao không chỉ tác động đến dân số nghèo cùng cực, mà cả những hộ gia đình có mức thu nhập trung bình và trung bình thấp. Khi thu nhập giảm, nhóm dân số này bắt buộc phải tăng tỉ lệ chi tiêu cho lương thực thực phẩm. Trước tình trạng đó, CEPAL kêu gọi không hạn chế thương mại quốc tế đối với các mặt hàng lương thực và phân bón, duy trì hoặc tăng trợ cấp lương thực, xóa bỏ thuế nhập khẩu ngũ cốc và các sản phẩm cơ bản khác.
Video đang HOT
Bên cạnh lạm phát, CEPAL cho biết bối cảnh quốc tế bất ổn và hoạt động kinh tế thương mại khu vực chững lại cũng là nguyên nhân khiến tỉ lệ nghèo đói ở Mỹ Latinh và Caribe tăng cao. Trước đó, cơ quan này dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực chỉ đạt trung bình 1,8% trong năm nay, sau khi phục hồi ở mức 6,3% trong năm 2021. Như vật, Mỹ Latinh có xu hướng quay trở lại mô hình tăng trưởng trì trệ trong giai đoạn 2014-2018, khi GDP bình quân chỉ tăng 0,3%/năm.
CEPAL cũng nhận định giá nguyên vật liệu tăng cao, chi phí vận chuyển “trên trời” và gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ tác động đến xuất khẩu hàng hóa của khu vực. Tháng 12/2021, cơ quan này dự báo kim ngạch xuất khẩu của Mỹ Latinh sẽ tăng 10% và nhập khẩu tăng 9% trong năm nay. Tuy nhiên, những biến động gần đây khiến CEPAL nâng dự báo tăng trưởng cả xuất khẩu và nhập khẩu của khu vực lên 23%.
Thư kí điều hành lâm thời của CEPAL Mario Cimoli khẳng định cần xem xét những ảnh hưởng của tình hình hiện nay trong mối liên kết với những tác động phát sinh từ hơn một thập kỉ tích lũy khủng hoảng, từ cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, căng thẳng kinh tế giữa các siêu cường và đại dịch COVID-19. Ông Cimoli kêu gọi mở rộng không gian tài chính và tăng thu nhập đồng thời tăng đầu tư, cũng như tăng cường vai trò của liên kết khu vực trong ứng phó với khủng hoảng. Quan chức CEPAL kết luận, để thúc đẩy hội nhập khu vực, các quốc gia cần nhận thức được rằng Mỹ Latinh và Caribe sẽ “đoàn kết thì thắng, chia rẽ thì bại” trong lĩnh vực lương thực và năng lượng.
Đằng sau chuyến thăm Nga của Thủ tướng Áo
Áo có khả năng đóng vai trò hòa giải trong cuộc xung đột Nga-Ukraine vì nước này là một thành viên của EU nhưng không phải là một quốc gia NATO.
Thủ tướng Áo Karl Nehammer. Ảnh: AFP
Thủ tướng Áo Karl Nehammer mới đây đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moskva, đánh dấu cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của ông Putin với một nhà lãnh đạo EU kể từ khi xung đột với Ukraine nổ ra.
"Áo tuân theo cách tiếp cận cân bằng hơn thậm chí so với Đức, thể hiện vai trò của một nhà hòa giải toàn cầu và mở ra một cơ hội đàm phán. Đây là lý do tại sao, mặc dù là thành viên EU, họ từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine", nhà khoa học chính trị, Phó Giáo sư Đại học Nhân văn quốc gia Nga Vadim Trukhachev nhận định.
Đồng quan điểm trên, Trưởng khoa Nghiên cứu Chính trị và Xã hội tại Viện Hàn lâm Khoa học Nga về châu Âu Vladimir Schweitzer nhấn mạnh, Áo có khả năng đóng vai trò hòa giải tích cực vì đây là một quốc gia trung lập.
Theo ông Schweitzer, giới lãnh đạo Áo đã nhiều lần nhấn mạnh rằng họ không thuộc bất kỳ bên nào và phản đối các nỗ lực giải quyết các vấn đề bằng biện pháp quân sự.
"Rõ ràng, Áo thực hiện một số chính sách nhất định do EU đề ra. Đối với EU, vai trò của Áo lúc này là rất quan trọng vì nếu nhà lãnh đạo của một quốc gia EU không phải là thành viên NATO đến thăm Nga, điều đó không làm phức tạp thêm tình hình", chuyên gia Schweitzer chia sẻ.
Ngoài ra, Áo cũng phản đối lệnh cấm vận dầu khí đối với Moskva. "Vienna phụ thuộc rất nhiều vào Nga về mặt năng lượng. Áo từng là nước ủng hộ lớn cho dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2). Và giờ đây, họ tiếp tục nhấn mạnh rằng mặc dù ủng hộ các lệnh trừng phạt của EU, nhưng lợi ích quốc gia của họ sẽ không bị ảnh hưởng. Những lợi ích đó đặc biệt bao gồm nguồn cung khí đốt từ Nga", ông Schweitzer kết luận.
Thế giới trong 'vòng xoáy' giá năng lượng tăng cao - Bài 1: Câu chuyện không của riêng ai Giá dầu tăng mạnh trong những ngày qua đang làm dấy lên lo ngại về nguy cơ thế giới đối mặt với cú sốc năng lượng lớn nhất trong lịch sử. Giá khí đốt, giá nhiên liệu nhanh chóng tăng lên mức cao chưa từng có, trong khi giá lương thực và chi phí các nguyên vật liệu tăng vọt. Cuộc khủng hoảng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Indonesia ban hành cảnh báo hàng không mức cao nhất do núi lửa phun trào

Nga phóng số lượng UAV nhiều kỷ lục vào Ukraine

Cháy nhà tại Ấn Độ làm ít nhất 17 người tử vong

Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump đe dọa nguồn thu lớn của Đại học Columbia

Bot AI thao túng thị trường: Mối đe dọa mới với tài chính toàn cầu

Xu hướng của một số đồng tiền châu Á chủ chốt sau đợt tăng giá so với USD

Hamas đề nghị trao trả một nửa số con tin còn sống

ASEAN lên kế hoạch thành lập quỹ tiền tệ riêng

Syria sáp nhập các nhóm vũ trang vào Bộ Quốc phòng

Ngoại trưởng Mỹ: Washington phản đối "đàm phán vô tận" về Ukraine

ASEAN tìm cách mở rộng tư cách thành viên trong RCEP và CPTPP

Tổng thống Mỹ yêu cầu Walmart 'gánh chịu thuế quan' thay vì tăng giá
Có thể bạn quan tâm

Thanh Huế: 'Có người nói mặt tôi chỉ hợp đóng vai hư hỏng, ăn chơi'
Sao việt
22:49:00 18/05/2025
Cẩm Ly bật khóc khi nhìn ảnh một ca sĩ qua đời năm 41 tuổi vì đột quỵ
Tv show
22:45:36 18/05/2025
Justin Bieber bị nghi gia nhập giáo phái gây tranh cãi
Sao âu mỹ
22:41:12 18/05/2025
Lộ thông tin gây tranh cãi về cuộc "hẹn hò" bí mật của IU và nam thần V (BTS)
Sao châu á
22:26:34 18/05/2025
Khoảnh khắc MIN ôm chầm "trai lạ" mãi không buông, liên tục cúi đầu gây khó hiểu
Nhạc việt
22:10:24 18/05/2025
TP.HCM truy vết thuốc giả, siết toàn bộ chuỗi cung ứng y tế
Tin nổi bật
22:05:10 18/05/2025
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Honda Click 125 2025: Siêu tiết kiệm xăng, giá từ 37,5 triệu đồng
Xe máy
21:45:03 18/05/2025
LIKE JENNIE là MV Kpop được xem nhiều nhất năm 2025 trên YouTube
Nhạc quốc tế
21:42:00 18/05/2025
Tạm giữ hình sự tài xế dừng xe rút tiền gây tai nạn chết người
Pháp luật
21:30:02 18/05/2025
Bố chồng nằng nặc đòi cho cháu trai đích tôn thừa kế ngôi nhà 3 tầng, dù cháu mới 11 tuổi, khiến vợ chồng tôi chấn động
Góc tâm tình
21:27:00 18/05/2025