Cảnh giác với những dịch bệnh vào mùa
Bạch hầu , uốn ván , sốt xuất huyết , tay chân miệng … là những dịch bệnh nguy hiểm đã và đang vào mùa tại TP HCM với nguy cơ lây lan cao, đe dọa sức khỏe cộng đồng
Sau 1 tháng hôn mê sâu , phải thở máy tại Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM, có những lúc tưởng chừng không qua khỏi, song nhờ kỹ thuật cao và sự tận tụy của các y – bác sĩ mà một thầy giáo trẻ quê ở Phú Yên đã qua được cơn nguy kịch, trong sự vui mừng khôn xiết của gia đình.
Cứng hàm vì vết xước nhỏ
Thầy giáo trẻ này là T.T.T (39 tuổi) được chuyển cấp cứu từ miền Trung vào TP HCM trong tình trạng suy hô hấp, toàn thân tím tái, co giật liên tục. Trước đó, anh T. có vết thương vùng bàn chân phải do giẫm phải gai nhọn (chỉ là vết xước nhỏ). Do chủ quan, nghĩ vết thương không có gì nghiêm trọng nên anh T. chỉ rửa sơ vết thương và để cho tự lành. Tuy nhiên, 5 ngày sau, anh T. bị sốt, sưng nề, mưng mủ vùng vết thương, cứng hàm tăng dần. Một tuần sau thì không há được miệng, gồng cứng toàn thân, co giật từng cơn, suy hô hấp, phải nhập viện cấp cứu.
TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM, cho biết uốn ván (còn gọi là phong đòn gánh) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn uốn ván , có tên khoa học là Clostridium tetani. Nha bào uốn ván ngoài môi trường sẽ xâm nhập cơ thể qua các vết thương sâu bị nhiễm bẩn, các vết rách, vết bỏng, một số trường hợp do tiêm chích không an toàn. Trẻ sơ sinh có thể bị uốn ván sơ sinh do nha bào uốn ván xâm nhập qua dây rốn trong khi sinh đẻ vì cắt rốn bằng dụng cụ bẩn hoặc không được chăm sóc rốn đúng cách. Bệnh thường xảy ra ở trẻ bị đẻ rơi, đẻ tại nhà do “bà đỡ vườn” theo phong tục tập quán còn lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
Sau khi nha bào vi khuẩn xâm nhập cơ thể, vi khuẩn sẽ phóng thích các độc tố uốn ván, các độc tố này xâm nhập các sợi trục thần kinh rồi di chuyển ngược dòng từ hệ thần kinh ngoại vi vào trung ương, gây tình trạng tăng trương lực cơ hay co cứng cơ gây đau, thường khởi đầu với cứng cơ nhai, sau đó cứng cơ cổ, lưng, bụng và toàn thân. Uốn ván có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người cao tuổi nếu chưa được tiêm ngừa uốn ván đầy đủ và không biết cách chăm sóc, xử trí đúng khi có vết thương.
Thời gian gần đây, số ca uốn ván người lớn nhập viện điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đang có xu hướng gia tăng. Nếu năm 2005 tổng số ca mắc là 176 ca thì đến năm 2015 là 278 ca. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2020, nơi đây đã tiếp nhận 186 ca uốn ván, tăng 21 ca so với cùng kỳ năm 2019 (165 ca).
“Uốn ván là một bệnh có thể phòng ngừa bằng việc tiêm ngừa vắc-xin đầy đủ, trong đó quan trọng nhất là tiêm ngừa chủ động, trước khi bị vết thương. Người dân cần chủ động phòng tránh, vì nếu để mắc bệnh uốn ván thì chi phí điều trị rất cao” – BS Vĩnh Châu khuyến cáo.
Video đang HOT
Tiêm vắc-xin là giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa những dịch bệnh nguy hiểm
Cao điểm sốt xuất huyết và tay chân miệng
Trong khi ở Tây Nguyên dịch bạch hầu hoành hành thì ở TP HCM cũng đang vào mùa nhiều dịch bệnh nguy hiểm. ThS-BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM, cho biết trong 6 tháng đầu năm 2020, số trường hợp bệnh sốt xuất huyết (SXH) và tay chân miệng (TCM) hằng tuần luôn thấp hơn khoảng 2/3 so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, trong tuần đầu tháng 7, số người đến khám và nhập viện vì 2 bệnh này đều tăng. Dự đoán mùa cao điểm của SXH và TCM đã quay lại.
Theo BS Lê Hồng Nga, Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM, trong tuần cuối tháng 6, số phường – xã có trường hợp bệnh SXH là 114 thì sang tuần đầu của tháng 7 con số này là 144, tăng thêm 30 phường xã. Còn với bệnh TCM, trong tuần cuối tháng 6, số phường – xã có ca TCM là 72 thì sang tuần đầu của tháng 7 con số này là 97, tăng 25 phường – xã. Dự báo 2 bệnh SXH và TCM sẽ tiếp tục tăng trong những tuần sắp tới và đạt đỉnh dịch vào khoảng tháng 10, 11.
Trước nguy cơ bệnh SXH và TCM đang gia tăng, cùng bệnh bạch hầu đang bùng phát ở Tây Nguyên và cả Covid-19, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM đã xây dựng nhiều giải pháp phù hợp trong toàn cảnh dịch bệnh hiện nay và khả thi đối với hệ thống phòng chống dịch bệnh. Cụ thể, giám sát dịch bệnh bằng phần mềm GIS, tổ chức tập huấn cho các đội phản ứng nhanh của TP và quận – huyện nhằm nâng cao khả năng xử lý, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được kích hoạt.
BS Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM, cho biết bệnh uốn ván tại TP đang có xu hướng gia tăng, hiện tỉ lệ tiêm ngừa uốn ván tại TP chậm 15% so với tiến độ cần đạt (hằng năm trên 95%). Để khắc phục tình trạng này, trung tâm đã và đang tổ chức tiêm bù cho đối tượng chưa được tiêm ngừa đầy đủ vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Bệnh bạch hầu lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác qua giọt bắn từ các dịch tiết đường hô hấp hoặc gián tiếp qua đồ chơi, vật dụng có dính dịch tiết của người bệnh. Bệnh có thể để lại các biến chứng nặng nề và lây lan thành dịch. Tiêm ngừa vắc-xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh bạch hầu.
Tránh lơ là trong phòng bệnh truyền nhiễm
Những tuần gần đây, tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó có Hà Nội đã ghi nhận số ca mắc các bệnh truyền nhiễm, như: Tay chân miệng, bạch hầu, viêm não, sốt xuất huyết... gia tăng.
Điều đáng nói, có những bệnh có thể hạn chế được bằng vắc xin, nhưng người dân vẫn lơ là việc tiêm phòng. Do đó, dịch bệnh dễ bùng phát ở "vùng lõm" tiêm chủng. Nâng cao ý thức của mỗi người dân trong phòng bệnh cũng như tham gia tiêm phòng là yêu cầu cấp bách để phòng, chống dịch bệnh.
Tiêm chủng cho trẻ tại Trạm Y tế phường Phúc La, quận Hà Đông. Ảnh: Xuân Lộc
Tỷ lệ tiêm thấp, dịch bệnh gia tăng
Quanh giường bệnh của bé T.T.M. (10 tuổi, ở tỉnh Hà Nam) là chằng chịt dịch truyền, ống thở. Bé T.T.M. nhập viện với chẩn đoán bị viêm não Nhật Bản. Dù được điều trị tích cực, song bệnh nhi vẫn hôn mê sâu, phải thở máy. Nằm cùng Khoa Điều trị tích cực (Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi trung ương) với bé T.T.M., còn có hơn 50 trường hợp khác bị viêm não Nhật Bản, viêm màng não mủ và viêm não khác.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi trung ương), khoảng 2-3 tuần gần đây, lượng bệnh nhân mắc viêm não gia tăng, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận từ 10 đến 12 ca. Riêng ở Hà Nội, từ đầu năm đến nay, có 5 ca bệnh nhi viêm não Nhật Bản nhập viện. Đặc điểm chung của các ca bệnh là đều chưa được tiêm phòng hoặc tiêm chưa đủ số mũi vắc xin theo quy định.
Không chỉ viêm não, tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi trung ương), từ đầu năm 2020 đến nay, đã tiếp nhận hơn 300 ca tay chân miệng. Điều đáng nói, chỉ trong tháng 6 và 7-2020, số lượng bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh này đã tăng gấp 5-6 lần so với cùng kỳ năm 2019. Tương tự, trong 3 tuần gần đây, Khoa Nội nhi tổng hợp (Bệnh viện E) cũng tiếp nhận mỗi ngày từ 10 đến 15 trường hợp đến khám và điều trị bệnh tay chân miệng, trong đó chủ yếu bệnh nhân ở Hà Nội.
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, nếu đầu tháng 6-2020, trên địa bàn thành phố chỉ ghi nhận khoảng 5-7 ca tay chân miệng/tuần và từ 40 đến 50 ca sốt xuất huyết/tuần, thì đến tháng 7-2020, số ca mắc tay chân miệng tăng lên 290-295 ca/tuần và sốt xuất huyết tăng lên 110-115 ca/tuần.
Không chỉ Hà Nội, tại một số tỉnh, thành phố, như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Trị, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Nghệ An, Bắc Ninh, Thừa Thiên - Huế, Bến Tre... cũng ghi nhận số ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết gia tăng trong thời gian gần đây. Đặc biệt, ở 4 tỉnh Tây Nguyên đã ghi nhận 100 ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu và chưa có dấu hiệu dừng lại, trong đó đã có 3 trường hợp tử vong. Các ổ dịch, ca bệnh xuất hiện ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh, dịch bạch hầu có nguy cơ thấp đối với Hà Nội, bởi đây là dịch bệnh đã có vắc xin phòng và thường xảy ra ở những địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm chủng bạch hầu của Hà Nội là hơn 97%, vượt chỉ tiêu của quốc gia đặt ra là hơn 95%.
Thực hiện tiêm phòng, tuân thủ "3 sạch"
Chăm sóc cho bệnh nhi mắc viêm não tại Khoa Điều trị tích cực (Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi trung ương). Ảnh: Xuân Lộc
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Đặng Quang Tấn cho rằng, các địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng cần triển khai mạnh mẽ hơn nữa việc diệt lăng quăng, bọ gậy và duy trì hoạt động này từ 1 đến 2 tuần/lần tại các khu vực có nguy cơ cao. Ngoài ra, ngành Y tế các địa phương cần xử lý triệt để ổ dịch sốt xuất huyết, bảo đảm phun hóa chất diệt muỗi đúng kỹ thuật. Đối với bệnh tay chân miệng, hiện chưa có vắc xin phòng và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên người dân cần thực hiện "3 sạch": Ăn, uống, ở sạch; bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch.
Theo Tiến sĩ Đặng Thanh Huyền, Phó Trưởng Văn phòng Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, trong các bệnh truyền nhiễm thường gặp vào mùa hè, chỉ viêm não Nhật Bản và bạch hầu là có vắc xin tiêm phòng. Do đó, các phụ huynh cần kiểm tra sổ tiêm chủng và so sánh với lịch tiêm chủng quốc gia để đưa trẻ đi tiêm các mũi còn sót, các mũi chưa tiêm. Đối với những bệnh chưa có vắc xin phòng, người dân cần giữ vệ sinh cá nhân, môi trường, nơi ở. Đặc biệt, khi ngủ nên nằm trong màn, hạn chế muỗi đốt để phòng các bệnh do muỗi truyền bệnh. Ngoài ra, các gia đình cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng, phòng, chống các bệnh truyền nhiễm nói chung.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết, Sở đã giao nhiệm vụ cho Bệnh viện Đa khoa Đống Đa - đơn vị đầu ngành của thành phố về bệnh truyền nhiễm xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn và cập nhật cho các đơn vị về công tác phát hiện, chẩn đoán, điều trị các bệnh tay chân miệng, bạch hầu, sốt xuất huyết. Từ đó, từng đơn vị thực hiện tốt việc khám, phát hiện sớm, phân loại người bệnh, cách ly và chỉ định điều trị nội trú đúng quy định. Đồng thời, các đơn vị phải đáp ứng đầy đủ nhân lực, thuốc men, trang thiết bị, kịp thời điều trị cho người bệnh, hạn chế tối đa tử vong do dịch bệnh.
Duy trì tiêm chủng thường xuyên để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh Sau thời gian tạm hoãn để phòng, chống dịch Covid-19, từ ngày 23-4, việc tiêm chủng thường xuyên được tổ chức trở lại. Các tỉnh, thành phố bám sát diễn biến dịch Covid-19, triển khai tiêm chủng giúp trẻ trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ và không để xảy ra các bệnh dễ gây ra dịch. Nhiều địa phương đã triển...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chiến lược 'hồi sinh' các mẫu ô tô phân khúc Sedan cỡ C?

6 dấu hiệu cảnh báo biến chứng thận do tiểu đường

Những điều cần biết về virus RSV

Nhận diện loài muỗi gây bệnh sốt xuất huyết

Ho, đau rát họng là bệnh gì và cách chữa hiệu quả

Người mắc tiểu đường, suy thận, gout nên ăn uống như thế nào?

Thoát vị đĩa đệm khi nào cần mổ?

Vòng tay ôm sứa biển trong suốt, bé gái bị bỏng rát chằng chịt 2 cẳng tay

Tại sao phải lấy cao răng?

6 loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin C hơn cam

Hiểm họa từ ủ tắm trắng: Bác sĩ cũng sợ nhưng nhiều chị em bất chấp

5 thay đổi chế độ ăn uống để có giấc ngủ ngon
Có thể bạn quan tâm

Nghe tin mẹ chồng cũ bệnh nặng, tôi đến thăm thì tình cờ gặp 3 người phụ nữ, chuyện xảy ra sau đó khiến tôi suốt đời không quên
Góc tâm tình
08:42:08 26/05/2025
Google chính thức tích hợp trợ lý AI Gemini vào xe ô tô
Thế giới số
08:39:06 26/05/2025
Đông Nhi - Ông Cao Thắng: 16 năm ngọt ngào, có 2 con vẫn như "lúc mới yêu"
Sao việt
08:35:35 26/05/2025
Sang tháng 5 Âm lịch, 4 con giáp này "vận đỏ như son", gặp nhiều may mắn, không bon chen vẫn bùng nổ tài lộc
Trắc nghiệm
08:03:26 26/05/2025
Siêu xe Mercedes-Benz SLR Stirling Moss trở lại với dáng vẻ hiện đại
Ôtô
07:40:50 26/05/2025
5 tựa phim Hàn Quốc đáng xem nhất mùa hè: Bộ số 4 chắc chắn sẽ khiến bạn khóc sưng mắt
Phim châu á
07:25:36 26/05/2025
Mỹ nhân hạng A bị tẩy chay khắp MXH vì "hội tụ đủ tính xấu": Tiếc cho nhan sắc đẹp hàng đầu Cbiz
Hậu trường phim
07:22:38 26/05/2025
"Bài diss khổ nhất thế giới": HIEUTHUHAI "ối dồi ôi" 1 lần mà bị chế meme khắp cõi mạng, không hổ danh rapper tạo trend
Nhạc việt
07:19:51 26/05/2025
Căng đét: Con trai cả nhà Beckham tuyên bố luôn chọn vợ, bất chấp nỗ lực hàn gắn rạn nứt của David và Victoria
Sao thể thao
07:10:40 26/05/2025
"Cô bé hoàng gia có chính kiến": Hé lộ tính cách thật của Công chúa Charlotte qua 7 từ ngắn gọn
Netizen
07:07:01 26/05/2025